Xu Hướng 10/2023 # Viêm Dạ Dày Kiêng Ăn Gì? # Top 16 Xem Nhiều | Zlmn.edu.vn

Xu Hướng 10/2023 # Viêm Dạ Dày Kiêng Ăn Gì? # Top 16 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Viêm Dạ Dày Kiêng Ăn Gì? được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Zlmn.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Bị nhiễm vi khuẩn, virus

Nguyên nhân phổ biến nhất khiến con người dễ bị viêm dạ dày đó chính là bị nhiễm khuẩn HP. Vi khuẩn HP (Helicobacter pylori) có khả năng tồn tại trong niêm mạc dạ dày. Vi khuẩn HP khi xâm nhập vào cơ thể sẽ gây ra nhiều tình trạng bênh lý cho hệ tiêu hóa. Trong đó phổ biến là viêm dạ dày tá tràng.

Sử dụng thuốc sai chỉ định

Sử dụng thuốc để điều trị bệnh nhưng sai chỉ định có thể dẫn đến vấn đề tiêu hóa. Ví dụ như bệnh viêm loét dạ dày do bị kích ứng.

Chế độ ăn uống không hợp lý

Dạ dày của trẻ em yếu hơn người lớn. Niêm mạc dạ dày của trẻ cũng dễ bị kích ứng hơn. Khi ăn các thực phẩm có tính chua, cay hoặc có ga trong thời gian dài, vùng niêm mạc dạ dày sẽ dễ bị kích ứng hơn. Từ đó vùng này có thể sẽ bị viêm, dẫn đến bệnh viêm dạ dày.

Căng thẳng, stress kéo dài

Stress, căng thẳng cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra các bệnh về đường tiêu hóa. Stress, căng thẳng do áp lực công việc, gia đình sẽ khiến cho con người dễ rơi vào trạng thái lo âu, thậm chí trầm cảm. Từ đó sẽ gây ra viêm dạ dày.

Sữa và các sản phẩm từ sữa

Sữa tươi và các chế phẩm từ sữa như pho mai đều không được khuyến cáo sử dụng trong chế độ ăn của người bị viêm dạ dày. Chúng sẽ gây cảm giác khó tiêu, chướng bụng và làm cơn đau dạ dày nặng hơn.

Thực phẩm chiên xào

Thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ và chất béo như đồ chiên xào sẽ khiến cho việc tiêu hóa thức ăn ở dạ dày khó khăn hơn rất nhiều. Đồng thời, nếu sử dụng nhóm thực phẩm này thường xuyên cũng ảnh hưởng không tốt đến tim mạch. Thậm chí có thể làm giảm lưu lượng máu tuần hoàn đến dạ dày.

Cho dù bạn có một cơ thể khỏe mạnh thì thức ăn chiên xào cũng không tốt cho sức khỏe. Nhóm thực phẩm này sẽ khiến cơn đau dạ dày vốn đã khó chịu nay càng nặng hơn. Đồng thời, bạn có thể phải gặp phải nhiều triệu chứng khác như chướng bụng, ăn khó tiêu, tiêu chảy…

Viêm dạ dày nên kiêng đồ ăn cay

Việc sử dụng các thức ăn chứa nhiều gia vị cay có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày, làm các cơ trơn trong ruột co thắt mạnh hơn. Từ đó làm cơn đau dạ dày nặng hơn, cũng như cảm giác nóng rát, khó chịu trong bụng.

Bên cạnh đó, đồ ăn cay cũng khiến cho vết loét trong dạ dày tiến triển nặng hơn. Từ đó, nguy cơ đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm như thủng dạ dày, xuất huyết dạ dày…

Thức ăn sống không tốt cho người bị viêm dạ dày

Những loại thực phẩm sống như rau sống, thịt tái, gỏi hay nem chua là những thức ăn nghiêm cấm trong chế độ ăn của người bị viêm dạ dày. Bởi vì chúng chưa được xử lý qua nhiệt độ nên có thể chứa nhiều vi khuẩn và ký sinh trùng gây hại cho dạ dày.

Sử dụng các thực phẩm sống không chỉ gây tiêu chảy, đau bụng mà còn làm viêm dạ dày nặng hơn.

Đường

Nếu sử dụng thức ăn chứa nhiều đường thường xuyên trong quá trình mắc bệnh viêm dạ dày có thể gây tiêu chảy. Ngoài ra, thức ăn chứa nhiều đường cũng kích thích sản xuất nhiều axit trong dịch vị. Từ đó sẽ khiến cơn đau dạ dày càng trở nên tồi tệ hơn.

Viêm dạ dày là căn bệnh khá phổ biến ở đường tiêu hóa. Nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này chủ yếu là do chế độ ăn uống không hợp lý. Vì vậy, duy trì chế độ ăn uống khoa học sẽ mang lại hiệu quả trong quá trình điều trị. Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên quan tâm đến vấn đề viêm dạ dày kiêng ăn gì để đảm bảo cho sức khỏe.

Trào Ngược Dạ Dày Nên Ăn Gì? Quy Tắc Ăn Uống Khi Bị Trào Ngược Dạ Dày

Theo Bác sĩ chuyên khoa I Đồng Xuân Hà – Khoa khám bệnh và Nội khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long, trào ngược dạ dày có tên khoa học là gastroesophageal deflux disease là tình trạng dịch dạ dày bao gồm thức ăn, men tiêu hóa, hơi trào ngược lên thực quản.

Nói một cách thông thường thì khi chúng ta ăn uống thì thức ăn đưa từ miệng xuống thực quản, cơ vòng thực quản dưới mở ra cho phép thức ăn xuống dưới dạ dày rồi tự động đóng dạ dày đóng kín lại để ngăn không cho thức ăn và dịch vị trào ngược trở lại.

Còn bệnh trào ngược dạ dày xảy ra khi dịch dạ dày trào ngược lên gây tổn thương các cơ quan thực quản, thanh quản, miệng,…

Với những người bị bệnh trào ngược dạ dày thì thường có những dấu hiệu sau:

Ợ hơi, ợ nóng, ợ chua là dấu hiệu thường thấy của bệnh trào ngược dạ dày. Các triệu chứng trên thường xuất hiện khi ăn no, khi đầy bụng khó tiêu, nằm ngủ, nhất là vào ban đêm.

Buồn nôn, nôn là sự trào ngược của axit vào họng hoặc miệng, kích thích họng miệng gây cảm giác buồn nôn. Dấu hiệu này thường xuất hiện nhiều nhất vào ban đêm.

Khó nuốt là do việc trào ngược dạ dày thực quản với tần suất lớn gây phù nề, sưng tấy, làm thu hẹp đường kính thực quản. Vì thế người bệnh có cảm giác khó nuốt, vướng ở cổ.

Khàn giọng và ho là do dây thanh quản bị tổn thương khi tiếp xúc với axit dạ dày. Người bệnh trào ngược dạ dày sẽ bị khàn giọng do dây thanh phù nề, khó nói.

Miệng tiết nhiều nước bọt là cơ chế tự bảo vệ của cơ thể ở vùng miệng nhằm trung hòa bớt lượng axit trào lên.

Lý do gây ra bệnh trào ngược dạ dày thường do hai cơ chế sau: Sự suy yếu của cơ thắt thực quản dưới và sự dư thừa axit hay sự quá tải bên trong dạ dày

Những nguyên nhân dẫn đến sự suy yếu của cơ thắt thực quản dưới:

Tác dụng phụ của thuốc tây

Có thói quen dùng các chất kích thích như rượu, thuốc lá,…

Các bệnh lý gây tổn thương hệ thần kinh phó giao cảm thực quản, bệnh lý nhiễm trùng ở thực quản gây xơ,…

Những nguyên nhân dẫn đến tình trạng dư thừa acid hay sự quá tải bên trong dạ dày:

Do các bệnh lý về dạ dày như viêm loét dạ dày, trợt niêm mạc dạ dày, ung thư dạ dày hay hẹp hang môn vị dạ dày…

Thói quen ăn uống không điều độ vì ăn quá no, ăn nhiều thực phẩm khó tiêu

Một số nguyên nhân khác dẫn đến trào ngược dạ dày thực quản như: Thừa cân béo phì gây tăng áp lực lên vùng bụng, stress,….

Các loại trái cây ít hoặc không chứa axit

Đối với những người mắc bệnh trào ngược dạ dày thì bạn nên hạn chế những loại trái cây có tính axit. Thế nên, bạn nên dùng chọn những loại trái cây như:

Táo: chất xơ trong táo giúp hòa tan chất béo trong ruột. Từ đó, hạ thấp được lượng cholesterol xấu trong cơ thể và giúp hệ tiêu hóa làm việc trơn tru hơn

Chuối có khả năng bổ sung kali, một chất điện giải rất tốt cho hệ tiêu hóa.

Gừng

Trong gừng có tính chống viêm và thường dùng để chữa trị các triệu chứng ợ nóng. Do đó, bạn có thể thêm vài lát gừng vào các món ăn hoặc các loại thức uống.

Yến mạch

Yến mạch là món ăn có thể chế biến nhanh gọn, nhiều chất xơ. Đồng thời, yến mạch giúp bạn hấp thụ axit và làm giảm triệu chứng trào ngược dạ dày.

Do đó, bạn có thể thêm yến mạch vào các món ăn như sữa chua hoặc kết hợp với các loại trái cây mà bạn yêu thích.

Rau, củ

Rau, củ thường không chứa chất béo, ít đường mà còn giúp giảm axit dạ dày nên có thể giúp bạn chữa trào ngược dạ dày rất tốt. Bạn có thể tham khảo một số loại rau củ sau:

Khoai tây có hàm lượng kiềm cao nên có thể giúp bạn giảm nồng độ axit trong cơ thể và giảm các triệu chứng trào ngược dạ dày.

Măng tây cung cấp chất xơ, giúp nhuận tràng, tránh đầy hơi, táo bón và giảm mức cholesterol.

Thịt nạc

Các loại thịt nạc giúp bạn giảm triệu chứng trào ngược dạ dày và không làm hệ tiêu hóa của bạn quá tải, gây khó tiêu và ợ nóng mà còn giúp bạn tăng cơ và khỏe mạnh hơn

Đồng thời, khi chế biến các loại thịt nạc, bạn nên bỏ phần da và tránh chiên rán thực phẩm.

Các loại chất béo tốt

Các loại chất béo tốt có thể kể đến là chất béo bão hòa, omega-3 và omega-6.

Một số nguồn chất béo lành mạnh bạn có thể bổ sung vào chế độ ăn uống cho người trào ngược dạ dày là trái bơ, hạt lanh,…

Sữa chua

Sữa chua là một trong những loại thực phẩm dành cho người bị trào ngược dạ dày. Trong sữa chua không những có nhiều protein tốt cho hệ tiêu hóa mà còn chứa probiotic, một lợi khuẩn hỗ trợ tiêu hóa và cải thiện sức đề kháng.

Lòng trắng trứng

Lòng trắng trứng cũng là một nguồn protein lành mạnh nên có trong chế độ ăn của người trào ngược dạ dày. Tuy nhiên, bạn hãy tránh xa lòng đỏ trứng vì phần này có nhiều chất béo và có thể gây ra các triệu chứng trào ngược dạ dày.

Các loại cá

Thực phẩm chứa nhiều axit

Đối với những người bệnh cần kiêng sử dụng một số loại thực phẩm chứa nhiều axit như chanh, xoài,…Bởi những loại thực phẩm này có khả năng kích thích quá trình tăng tiết acid dịch vị của dạ dày. Từ đó làm nặng hơn tình trạng trào ngược dạ dày và các triệu chứng.

Thực phẩm cay nóng

Những loại thực phẩm chứa nhiều gia vị cay nóng như ớt, tiêu có khả năng làm nặng thêm tình trạng viêm loét dạ dày và đau dạ dày. Từ đó, làm cản trở quá trình điều trị trào ngược dạ dày và tăng mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng ợ nóng, ợ hơi, buồn nôn, nóng rát thượng vị,…

Rượu bia và nước ngọt

Việc tiêu thụ nhiều rượu bia và nước ngọt sẽ làm tăng áp lực lên dạ dày, cản trở quá trình tiêu hóa thức ăn và gây chứng trào ngược dạ dày thực quản.

Thực phẩm chứa nhiều chất béo

Với những thực phẩm chứa nhiều chất béo, người bệnh thường bị khó tiêu kèm theo cảm giác buồn nôn, ợ chua, ợ nóng, đầy bụng và khó chịu ở thượng vị. Thế nên, chúng có khả năng kích thích quá trình tiết acid dịch vị dẫn đến dư thừa, khó tiêu và trào ngược lên thực quản.

Thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh

Với những thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh sẽ gây kích ứng đường tiêu hóa, làm tăng tiết acid dịch vị. Từ đó gây mất tính ổn định trong dạ dày và làm nặng hơn bệnh trào ngược dạ dày thực quản.

Advertisement

Bạn nên chia nhiều bữa ăn nhỏ trong một ngày.

Cần lựa chọn các thực phẩm có tính kiềm và có khả năng trung hòa axit hay các đạm dễ tiêu.

Bạn nên hạn chế thực phẩm kích thích tăng tiết axit hay kích thích cơ thắt dưới thực quản như trái cây có hàm lượng axit cao.

Giảm sử dụng các thực phẩm giàu chất béo; thực phẩm chua cay.

Bạn không nên hút thuốc, uống rượu, không sử dụng các chất kích thích.

Bạn cần giữ cân nặng hợp lý và nên thư giãn để hạn chế tình trạng stress để giảm thiểu triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản một cách rõ ràng.

Nguồn: Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec

Thắc Mắc: Bệnh Nhân Có Triệu Chứng Đau Dạ Dày Có Ăn Cá Được Không?

Đau dạ dày có ăn được cá không?

Như các bạn cũng đã biết thì thông thường đau dạ dày (đau bao tử) nguyên nhân chính là do ăn uống không khoa học, và rất nhiều người mắc bệnh đau dạ dày rất lo lắng và muốn biết đau dạ dày có ăn cá được không hay ăn những loại thực phẩm nào giúp bệnh dạ dày tốt hơn. Và theo các bác sĩ chữa bệnh dạ dày cho rằng:

Để nói về chất dinh dưỡng thì cá có đứng xếp hạng là 1- 10 thực phẩm có nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể nhất. Đối với cá thì hoàn toàn tốt cho hệ tiêu hóa chính vì vậy khi người đau dạ dày ăn cá thì không có việc gì cả và thậm chí là người bệnh đau dạ dày nên bổ sung cá để giúp cho hoạt động tiêu hóa được hoạt động tích cực và trơn tru hơn.

Liệu người bệnh đau dạ dày có ăn cá được không

Top 3 loại cá người đau dạ dày nên ăn Cá thu

Cá thu là một loại cá sinh sống ở biển, có giá trị dinh dưỡng cao, có chứa các chất: chất sắt, phốt pho, canxi, kẽm… chữa trị được rất nhiều căn bệnh. Dùng cho mọi trường hợp suy nhược cơ thể, đau dạ dày, khí hư, huyết hư, mệt mỏi, lao bỏng nặng, suy kiệt ăn kém, gầy yếu sút cân, đau đầu chóng mặt, mỏi mắt…

Cá thu có chế độ dinh dưỡng cao bạn nên bổ sung khi bị đau dạ dày

Cá ngừ

Cá ngừ có rất nhiều dưỡng chất trong đó có rất giàu Omega-3, sắt, DHA,..chính vì thế việc ăn chúng đặc biệt tốt cho những ai đang mang trong mình những căn bệnh khó chữa như đau dạ dày, đau đại tràng. Ngoài ra, lượng Omega-3 có trong cá ngừ còn ngăn chặn mắt khỏi tình trạng thoái hóa điểm vàng, giảm nguy cơ rối loạn mắt.

Cá hồi

Chắc các bạn không biết rằng cá hồi có khả năng kháng viêm cho cơ thể, bên cạnh đó giúp cải thiện và làm lành vết thương trong dạ dày nhờ chứa nhiều omega 3. Đối với loại cá hồi này cũng cung cấp nhiều chất đạm dễ tiêu hóa, giúp xây dựng lên các tế bào mới thay thế cho các mô bị bệnh ở niêm mạc dạ dày.

Cá hồi có chức năng làm lành các vết thương nhờ chứa omega 3

Ngoài những kiến thức về bệnh đau dạ dày được Siêu Thị Y Tế chia sẻ ở trên thì bạn nên dùng kèm theo các thuốc dạ dày nhất nhất được bác sĩ khuyên dùng đây là thuốc bậc nhất dùng để chữa trị bệnh dạ dày và cũng được nhiều người quan tâm và dùng thử và đã đạt được kết quả tốt khi sử dụng, để quá trình điều trị diễn ra nhanh hơn.

15 Cách Giảm Đau Dạ Dày Tại Nhà Đơn Giản, Hiệu Quả

Đau dạ dày là bệnh gì?

Đau dạ dày là tình trạng xuất hiện một cơn đau ở vùng bụng do sự tổn thương tại niêm mạc dạ dày.

Các triệu chứng điển hình của đau dạ dày bao gồm đau vùng thượng vị, chán ăn, buồn nôn, ợ hơi, và chảy máu tiêu hóa. Nếu không chữa trị kịp thời, đau dạ dày có thể dẫn đến viêm loét dạ dày.

Cơ thể con người cần nước để có thể hấp thu và tiêu hóa các chất dinh dưỡng từ đồ ăn và thức uống. Cơ thể bị thiếu nước sẽ làm cho quá trình tiêu hóa trở nên khó khăn và có nguy cơ dẫn tới cơn đau dạ dày. Bên cạnh đó, uống nước còn giúp giảm ợ nóng.

Vì vậy, đảm bảo cơ thể đủ nước sẽ giúp bạn tiêu hóa tốt hơn và giảm sự xuất hiện của cơn đau dạ dày.

Khoảng 20% nước cơ thể hấp thu sẽ đến từ đồ ăn và lượng còn lại thì đến từ thức uống. Đối với hầu hết mọi người, số cốc nước lý tưởng nên uống mỗi ngày là trên 8 cốc. Trẻ em sẽ cần ít nước hơn người lớn:

Trẻ từ 1 đến 3 tuổi: 4 cốc nước mỗi ngày.

Trẻ từ 4 đến 8 tuổi: 5 cốc nước mỗi ngày

Trẻ trên 8 tuổi: 7 – 8 cốc nước mỗi ngày.

Đối với những người có vấn đề đường tiêu hóa, việc giữ cho cơ thể đủ nước là rất quan trọng. Nôn và tiêu chảy có thể nhanh chóng khiến cơ thể bạn mất nước. Vì vậy, nếu mắc phải các triệu chứng như đau thượng vị, chán ăn, buồn nôn, ợ hơi do cơn đau dạ dày, bạn nên uống thêm nước.

Đảm bảo cơ thể đủ nước sẽ giúp bạn tiêu hóa tốt hơn và giảm sự xuất hiện của cơn đau dạ dày

Nằm xuống ngay sau khi ăn hoặc khi đau dạ dày có thể làm bạn tiêu hóa kém hơn và làm tình trạng các cơn đau dạ dày tệ hơn. Nguyên nhân là vì khi bạn nằm xuống, acid trong dạ dày sẽ di chuyển theo chiều ngang, làm bạn đau hơn và có nguy cơ gây nên ợ nóng. Vì vậy, người bệnh bị đau dạ dày nên tránh nằm xuống ngay khi đau.

Người bệnh bị đau dạ dày nên tránh nằm xuống ngay khi đau

Buồn nôn và nôn là một trong những triệu chứng thường gặp của người bị đau dạ dày. Nếu bạn cảm thấy buồn nôn và nôn, gừng là một giải pháp tốt để giúp bạn giảm ngay sự khó chịu này.

Bạn có thể phối hợp gừng trong bữa ăn của mình hoặc đơn giản là uống một ly trà gừng.

Nếu bạn cảm thấy buồn nôn và nôn, gừng là một giải pháp tốt

Khi cơn đau dạ dày diễn tiến tới tiêu chảy, các bác sĩ có thể gợi ý bạn nên phối hợp theo chế độ ăn BRAT. BRAT là viết tắt của Bananas (chuối), Rice (cơm), Applesauce (sốt táo), và Toast (bánh mì). Đây là những loại thực phẩm có thể giúp bạn giảm tiêu chảy.

Nguyên nhân là vì chúng không chứa những hợp chất gây kích ứng dạ dày, cổ họng hoặc ruột. Bên cạnh đó, chúng còn giàu kali và magie giúp bổ sung vitamin và chất khoáng cho cơ thể.

Tuy nhiên, bạn nên lưu ý rằng chế độ ăn này không thích hợp để sử dụng lâu dài vì có thể gây thiếu chất dinh dưỡng.

Chế độ ăn BRAT sẽ giúp bạn giảm tiêu chảy

Hút thuốc và uống đồ uống có cồn có thể gây kích ứng đường tiêu hóa, đau dạ dày và các vấn đề khác về đường tiêu hóa như bệnh trào ngược dạ dày (GERD).

Tuy việc cai hút thuốc và uống đồ uống có cồn có thể khó khăn, việc từ bỏ chúng sẽ cải thiện sức khỏe đường tiêu hóa của bạn đáng kể và tăng chất lượng cuộc sống của bạn.

Hút thuốc và uống đồ uống có cồn có thể gây kích ứng đường tiêu hóa

Một số loại thực phẩm sau đây có thể gây nên cơn đau dạ dày hoặc khiến tình trạng sức khỏe tiêu hóa của bạn ngày càng tệ hơn:

Thực phẩm nhiều acid và dầu mỡ.

Thực phẩm làm từ lúa mì.

Thức ăn cay nóng.

Bạn nên tránh ăn các loại thức ăn này. Điều đó có thể giúp làm dịu dạ dày và giảm bớt sự khó chịu và đau đớn.

Một số loại thực phẩm có thể gây nên cơn đau dạ dày

Bạn có thể pha nước cốt chanh với baking soda có thể làm giảm chứng ợ nóng và khó tiêu và những cơn đau dạ dày. Tuy nhiên, mùi vị của chúng không dễ chịu nên việc bạn chú ý liều lượng phù hợp để pha sẽ giúp dễ uống hơn.

Pha nước cốt chanh với baking soda có thể làm giảm chứng ợ nóng và khó tiêu

Quả sung có chứa các hoạt chất đặc biệt giúp nhuận tràng, giảm táo bón và hỗ trợ nhu động ruột hoạt động khỏe mạnh hơn. Ngoài ra, chúng cung có các hợp chất giúp giảm chứng khó tiêu.

Bạn có thể bổ sung quả sung vào bữa ăn của mình để làm giảm cơn đau dạ dày.

Bạn có thể bổ sung quả sung vào bữa ăn của mình để làm giảm cơn đau dạ dày

Nha đam có công dụng giảm các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích và viêm đại tràng. Việc uống nước ép lô hội còn giúp giảm đầy hơi, buồn nôn, ói mửa.

Vì vậy, uống nước ép lô hội có thể là một lựa chọn tốt để giảm đau dạ dày. Lưu ý việc sử dụng nha đam nhiều có thể gây tiêu chảy.

Uống nước ép lô hội có thể là một lựa chọn tốt để giảm cơn đau dạ dày

Advertisement

Húng quế có chứa hàm lượng acid linoleic cao, giúp chống viêm, giảm đầy hơi và các cơn đau dạ dày. Bạn có thể kết hợp húng quế với các món ăn hàng ngày để bổ sung chất xơ đồng thời cải thiện tình trạng đau dạ dày.

Húng quế giúp làm giảm đau dạ dày

Các sản phẩm có chứa rễ cam thảo có thể giúp làm giảm các cơn đau và khó chịu ở vùng tiêu hóa. Người bị đau dạ dày có thể thử uống trà rễ cam thảo nhiều lần trong ngày cho đến khi các triệu chứng của họ được cải thiện.

Tuy nhiên, người bị tăng huyết áp hoặc bệnh thận, bệnh tim không nên uống trà cam thảo vì chúng có nguy cơ gây tăng huyết áp và giảm nồng độ kali.

Các sản phẩm có chứa rễ cam thảo có thể giúp làm giảm các cơn đau và khó chịu ở vùng tiêu hóa

Gạo tẻ rất có lợi cho đường tiêu hóa vì chúng có nhiều dưỡng chất hữu ích, cũng như giúp no lâu mà không gây kích ứng đường tiêu hóa. Gạo tẻ cũng là một phần của chế độ ăn kiêng BRAT. Vì vậy, nếu bạn thường xuyên bị đau dạ dày, hãy ăn cơm từ gạo tẻ.

Gạo tẻ rất có lợi cho đường tiêu hóa

Trà hoa cúc có chứa nhiều chất giảm viêm, giúp cơ bụng thư giãn và làm dịu cơn đau ở vùng bụng khá hiệu quả. Một tách trà hoa cúc ấm có thể giúp bạn xoa dịu ngay cơn đau dạ dày của mình.

Một tách trà hoa cúc nóng có thể giúp bạn xoa dịu ngay cơn đau dạ dày của mình

Bạc hà được biết đến rộng rãi nhờ tác dụng hữu ích trong việc giảm nôn, buồn nôn và làm dịu đau dạ dày nhờ hợp chất menthol. Hợp chất này còn được gọi là chất giảm đau tự nhiên.

Khi đau dạ dày, bạn có thể thử sử dụng bạc hà bằng các cách sau để giảm ngay cơn đau của mình:

Uống trà bạc hà.

Hít tinh dầu bạc hà.

Ăn kẹo bạc hà.

Nhai lá bạc hà.

Menthol trong bạc hà là một chất giảm đau tự nhiên

Acid trong giấm táo là một thành phần hiệu quả để làm giảm quá trình tiêu hóa và phân hủy tinh bột. Từ đó, giúp cho tinh bột đi trực tiếp vào ruột và giữ cho vi khuẩn đường ruột khỏe mạnh.

Vì vậy, nếu thường xuyên đau dạ dày, bạn có thể thử thêm giấm táo vào chế độ ăn của mình để cân bằng lại hệ vi khuẩn đường ruột cho việc tiêu hóa hiệu quả hơn.

Giấm táo giúp tiêu hóa hiệu quả hơn

Khi có một trong các triệu chứng của bệnh đau dạ dày bạn nên đến thăm khám bác sĩ sớm nhất để có thể thực hiện các bài test chẩn đoán bệnh đau dạ dày.

Các xét nghiệm bệnh đau dạ dày

Chụp X-quang nuốt Bari: xét nghiệm này dùng chất cản quang để đánh giá vùng hầu họng và thực quản.

Nội soi (EGD): xét nghiệm EGD giúp kiểm tra niêm mạc của thực quản, dạ dày và phần đầu tiên của ruột non (tá tràng).

Sinh thiết nội soi: sinh thiết được sử dụng để lấy mẫu tế bào hoặc mô trong dạ dày để kiểm tra các tổn thương bên trong dạ dày.

Xét nghiệm giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác tình trạng đau dạ dày của bệnh nhân

Tham khảo địa chỉ khám và điều trị bệnh đau dạ dày

Nếu có nhu cầu đến bệnh viện để làm các xét nghiệm về bệnh đau dạ dày, bạn nên tham khảo các bệnh viện lớn chuyên khoa dạ dày như:

Tại TP. Hồ Chí Minh: Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, Trung tâm Nội soi và Chẩn đoán bệnh lý Tiêu hóa Doctor Check, Phòng khám Đa khoa Saigon Healthcare,…

Tại Hà Nội: Bệnh viện đại học Y Hà Nội, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Thanh Nhàn, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, Bệnh viện E đa khoa Hà Nội,…

Ăn nghệ tươi có giúp giảm đau dạ dày?

Bồ công anh có thể trị đau dạ dày không?

Có thể sử dụng cam thảo để điều trị đau dạ dày không?

Nguồn: Healthline, Medical News Today

Thuốc Dạ Dày Tuệ Tĩnh: Giá, Liều Dùng Và Cách Dùng Hiệu Quả

Thuốc dạ dày Tuệ Tĩnh giúp hỗ trợ giảm axit dịch vị, giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày thêm vào đó là hỗ trợ giảm nguy cơ viêm loét dạ dày tá tràng. Các thành phần trong viên thuốc bao gồm:

Bột cao Hậu Phác:……….80mg

Bột cao Chỉ thực:…………80 mg

Bột cao Bạch linh:……….100mg

Bột cao Cam thảo:……….20mg

Phụ liệu:…………………….vừa đủ 1 viên.

Công dụng Hậu Phác

Hậu phác có hoạt chất chính là Magnolol. Chất này có tác dụng điều trị ngứa loét dạ dày, ức chế Histamin gây co thắt tá tràng.

Công dụng Chỉ Thực

Chỉ Thực có công dụng ức chế cơ trơn ruột.

Tăng nhịp co bóp của ruột và dạ dày, điều chỉnh sự rối loạn chức năng của dạ dày.

Cân bằng nồng độ axit ổn định trong dạ dày.

Công dụng Bạch Linh

Polysacharid của bạch linh có tác dụng nâng cao hệ miễn dịch, cải thiện chức năng dạ dày, tăng sức đề kháng và phòng bệnh tái phát.

Ngoài ra, dược liệu này còn được dùng để chống viêm, nhiễm trùng.

Công dụng Cam Thảo

Cam thảo có tác dụng hạ nhiệt an thần.

Các giai đoạn của thuốc dạ dày Tuệ Tĩnh:

Giai đoạn 1: Kháng viêm

Giảm dư thừa axit cải thiện môi trường bên trong dạ dày, giúp giảm các triệu chứng, ức chế các vi khuẩn có hại phát triển.

Những tác nhân này là nguyên nhân chính gây bệnh dạ dày và ung thư dạ dày.

Tăng cường tiết dịch để bảo vệ lớp niêm mạc của dạ dày.

Kháng viêm và đào thải màng viêm ra ngoài theo đường tiêu hóa.

Giai đoạn 2: Giúp làm lành

Các tinh chất Magnolol và Flavonoid được thẩm thấu vào thành dạ dày, làm lành ổ viêm, liền các vết loét. Vào lúc này nồng độ axit đã được cân bằng và ổn định.

Tăng cường khả năng tiết dịch nhầy bảo vệ lớp niêm mạc.

Giai đoạn 3: Phục hồi và hạn chế nguy cơ tái phát

Phục hồi và tái tạo lại lớp niêm mạc, dạ dày khỏe mạnh và hoạt động ổn định trở lại.

Hỗ trợ giải độc gan mật.

Ngoài ra giúp ăn ngon, ngủ tốt, bồi bổ cơ thể.

Tăng sức đề kháng và giảm nguy cơ tái phát bệnh.

Những tác dụng của thuốc dạ dày Tuệ Tĩnh:

Hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày, trào ngược, giảm tiết axit làm ức chế các vi khuẩn có hại.

Tái tạo nhanh chóng lớp niêm mạc, làm lành các ổ loét.

Xử lý viêm loét dạ dày, hành tá tràng.

Cải thiện tình trạng trào ngược dạ dày thực quản, ợ chua, ợ hơi, đầy bụng khó tiêu, phân lỏng.

Bên cạnh đó, thuốc này dùng được cho người tiểu đường, tim mạch và huyết áp cao.

Ngoài ra, do sản phẩm được bào chế từ các nguyên liệu tự nhiên nên sẽ không gây ra nhiều tác dụng phụ tới sức khỏe người dùng.

Hiện nay, thuốc có giá khoảng 290.000 VNĐ đến 350.000 VNĐ/ hộp (30 viên).

Lưu ý: Mức giá chỉ mang tính chất tham khảo. Có thể thay đổi tuỳ thời điểm và phụ thuộc vào nhà cung cấp.

Nên uống thuốc trước bữa ăn 60 phút.

Mỗi đợt sử dụng nên dùng liên tục kéo dài 2 tháng để đạt hiệu quả tốt nhất.

Đối với các trường hợp bệnh nặng thì nên kéo dài khoảng 2 – 3 tháng.

Trong quá trình sử dụng cần lưu ý các vấn đề sau:

Thuốc dạ dày Tuệ Tĩnh không phải là thuốc đặc trị nên không thể thay thế sản phẩm thuốc chuyên điều trị khác.

Sản phẩm được bào chế từ dược liệu nên cần có thời gian để thuốc phát huy công dụng

Hiệu quả của thuốc còn phụ thuộc và các yếu tố như: Tình trạng bệnh, cơ địa, khả năng hấp thu thuốc.

Không nên tự ý thay đổi liều dùng thuốc.

Trước khi sử dụng thuốc, cần đọc kỹ thành phần của thuốc để xem có từng bị dị ứng với thành phần nào. Nếu có, không được sử dụng thuốc.

Trong thời gian sử dụng thuốc không nên sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá….

Nếu trong quá trình sử dụng xuất hiện các biểu hiện như buồn nôn, phát ban, nổi mề đay cần báo ngay cho bác sĩ

Người lớn: 2 – 3 viên/ lần, ngày 2 lần.

Trẻ em: 3 viên/ ngày, chia đều sáng trưa chiều.

Liều duy trì thường 4 viên/ ngày, mỗi lần uống 2 viên.

Cho đến nay, vẫn chưa thấy có báo cáo về quá liều thuốc dạ dày Tuệ Tĩnh.

Nếu xảy ra trường hợp quá liều, cần liên lạc ngay với bác sĩ và hỗ trợ điều trị triệu chứng hỗ trợ.

Giữ thuốc trong hộp đựng và để xa tầm tay trẻ em.

Bảo quản nơi khô ráo nhiệt độ từ 15 – 30 °C và tránh ánh sáng trực tiếp.

Tránh để thuốc ở nơi ẩm ướt.

Không được dùng thuốc đã hết hạn và phải tuân theo các quy trình xử lý những thuốc này trước khi đưa ra ngoài môi trường.

Người Bệnh Đại Tràng Nên Ăn Và Kiêng Ăn Gì?

Chính vì vậy người bệnh đại tràng mãn tính khó chữa trị cần có một chế độ ăn đầy đủ và hợp lí vừa hỗ trợ điều trị bệnh vừa tránh bớt được các triệu chứng đầy bụng, đau bụng quặn thắt hay đại tiện bất thường.

Người bệnh đại tràng nên ăn gì? Bơ

Sử dụng bơ giúp người bệnh tiêu háo tốt hơn

Ở hiện tại có đến 85% người mắc bệnh đại tràng có dấu hiệu suy dinh dưỡng vì chế độ ăn kiêng uống ít của họ chính vì điều đó người bệnh nên ăn bơ mỗi ngày để cải thiện bệnh đại tràng một cách nhanh chóng và hiệu quả tại nhà, vì trong bơ có chứa các chất béo không bão hòa, cung cấp dinh dưỡng và năng lượng cho cơ thể và khi người bệnh đại tràng dùng bơ sẽ giúp tiêu hóa thức ăn tốt

Chuối chín

Quả chuối có chứa nhiều chất xơ pectin giúp tăng nhu động ruột, viêm đại tràng hiệu quả

Ăn chuối thường xuyên cũng là cách chữa viêm đại tràng an toàn và hiệu quả. Vì trong quả chuối có chứa nhiều chất xơ pectin giúp tăng nhu động ruột, giảm táo bón do viêm đại tràng hiệu quả. Bên cạnh đó, chất xơ có trong chuối giúp tăng khả năng sinh lợi khuẩn làm tăng miễn dịch và chống lại các vi khuẩn gây ảnh hưởng tới đại tràng. Vitamin C và B6 giúp chống lại các acid tự nhiên trong cơ thể làm giảm hiện tượng ợ hơi, đầy hơi, chướng khí. Kali có trong chuối giúp người bệnh cải thiện tình trạng trầm cảm, cảm giác khó chịu do bệnh gây ra.

Bí đao

Bí đao chữa bệnh đại tràng hiệu quả và nhanh chóng

Nho

Nho giúp người bệnh đại tràng giảm tình trạng chảy máu và viêm loét đại trạng

Người bệnh đại tràng nên dùng quả nho vì trong quả nho có các thành phần resveratrol và đóng vai trò như một chất oxi hóa giúp người bệnh đại tràng giảm tình trạng chảy máu và viêm loét đại trạng , Chính vì vậy khuyến khích người bệnh nên sử dụng cho để kích thích hệ tiêu hóa tốt hơn.

Đu đủ

Đu đủ sẽ giúp điều hòa được hoạt động tiêu hóa, giảm hàm lượng axit thừa

Chất enzyme papain làm giảm các triệu chứng về đại tràng như như khó tiêu, ợ chua, chướng bụng, đầy hơi, thúc đẩy tiêu hóa gluten protein để kích thích cảm giác thèm ăn, ăn ngon miệng hơn.

Ngoài ra quả đu đủ chín còn cung cấp cho cơ thể một lượng lớn chất xơ, vitamin, khoáng chất và những chất chống oxy hóa. Mỗi tuần bạn chỉ cần ăn từ 2 – 3 quả đu đủ sẽ giúp điều hòa được hoạt động tiêu hóa, giảm hàm lượng axit thừa trong cơ thể, tăng cường miễn dịch và cải thiện sức khỏe tốt hơn

Sữa chua

Sữa chua có chứa nhiều vi khuẩn probiotic giúp đường ruột luôn khỏe mạnh

Sữa chua là loại chế phẩm lên men tự nhiên từ sữa tươi. Trong sữa chua có chứa nhiều vi khuẩn probiotic. Đây là những vi khuẩn có lợi cho đường ruột, giúp đường ruột luôn khỏe mạnh, tham gia vào các hoạt động chuyển hóa thức ăn, giúp ruột hấp thụ chất dinh dưỡng tốt

Đối với người bệnh đại tràng, sữa chua giúp bổ sung lợi khuẩn probiotic cho đường ruột, giúp đường ruột luôn khỏe mạnh, tăng cường hệ miễn dịch cho người bị bệnh đại tràng.

Quả lựu

Lựu chứa các chất dinh dưỡng làm lành tổn thương ở đại tràng

Lựu là loại trái cây mà người viêm đại tràng nên ăn vì nó chứa các chất dinh dưỡng làm lành tổn thương ở đại tràng. Trong lựu có natri, niacin, vitamin B2, vitamin C, canxi, phospho,…

Trứng

Trứng giúp cơ thể dung nạp protein cực tốt ngay cả khi bệnh viêm loét đại tràng bùng phát

Người bệnh trong tình trạng bị viêm loét dạ dày chảy máu và gặp khó khăn trong việc lựa chọn thực phẩm thì hãy nghĩ ngay đến trứng. Trứng giúp cơ thể dung nạp protein cực tốt ngay cả khi bệnh viêm loét đại tràng bùng phát. Trong thành phần của trứng chứa nhiều vitamin nhóm B, có khả năng chuyển hoá thực phẩm thành năng lượng.

Bệnh đại tràng nên kiêng ăn gì ? Chất kích thích

Người bệnh tuyệt đối không nên dùng chất kích thích

Người bị bệnh đại tràng tuyệt đối không nên dùng chất kích thích như là ( rượu, bia, đồ uống có ga , thuốc lá, trà, cà phê …) vì khi người dùng chất kích thích sẽ làm lớp nhầy bảo vệ niêm mạc mất tác dụng, làm rối loạn cân bằng của hệ vi khuẩn đường ruột, làm thay đổi quá trình sinh háo tái hấp thu và đào thải ở bệnh dạ dày, gây tiêu chảy, đầy hơi, sình bụng.

Ăn đồ tanh sống

Ăn chín uống sôi mà người bệnh đại tràng nên áp dụng nhiều hơn so với các đồ ăn tanh sống

Người bệnh đại tràng nên hạn chế ăn tanh, ăn sống như là (nem chua, rau sống, tiết canh,…) vì khi dùng các loại thực phẩm sẽ không có các vi khuẩn có lợi cho sức khỏe, làm vi sinh vật phát triển mạnh, giảm số lượng lợi khuẩn gây mất cân bằng hệ vi sinh vật và gây ra các triệu chứng như là đầy hơi, tiêu chảy, đau bụng,.. chính vì thế ăn chín uống sôi là nguyên tắc cơ bản mà người bệnh đại tràng nên áp dụng nhiều hơn so với các đồ ăn tanh sống.

Thực phẩm dầu mỡ

Dầu mỡ thì sẽ gây áp lực cho đường ruột tiêu hóa ảnh hưởng đến sức khỏe

Thực phẩm dầu mỡ cực kì gây hại sức khỏe cho người bệnh đại tràng vì khi sử dụng dầu mỡ thì sẽ gây áp lực cho đường ruột tiêu hóa, bởi trong các thực phẩm dầu mỡ chứa cacbonhydrates, protein và chất béo làm chậm quá trình tiêu hóa, và nó cần lượng enzim và dịch tiêu hóa để cân bằng hệ vi sinh vật.

Thực phẩm khô cứng

Thực phẩm khô có nhiều chất xơ làm tăng nhu động ruột và đầy hơi

Thực phẩm khô cứng như là các loại hạt : hạt diều, đậu phộng, óc chó, hạnh nhân có nhiều chất xơ làm tăng nhu động ruột và đầy hơi không tốt cho người bệnh đại tràng nên người bệnh phải kiêng ăn những thực phẩm khô cứng này trong pữa ăn hàng ngày.

Đồ ăn cay

Người bệnh đại tràng hạn chế ăn đồ ăn cay nóng

Đồ ăn cay sẽ làm cho người bệnh đại tràng viêm loét đại tràng, thức ăn nóng và cay sẽ làm cho đại tràng viêm cấp mãng tính và bệnh tái phát rất nhanh. Chính vì vậy người bệnh hạn chế tối đa sử dụng đồ ăn cay nóng.

Đồ ăn nhiều đường

Bệnh đại tràng hạn chế tối đa ăn đường

Ăn đường quá nhiều sẽ làm cho người bệnh đại tràng bị tiêu chảy, kích thích đại tràng đầy hơi và khó tiêu. Người bệnh cần hạn chế các loại thức ăn có đường như là bánh ngọt, kẹo, nước ngọt,…

– Top 6 loại thuốc trị bệnh đại tràng hiệu quả

Cập nhật thông tin chi tiết về Viêm Dạ Dày Kiêng Ăn Gì? trên website Zlmn.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!