Bạn đang xem bài viết Tác Dụng Phụ Của Hoa Nhài, Không Dùng Làm Trà Cho Các Mẹ Bầu được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Zlmn.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Cây hoa nhài ta là cây hoa trang trí được rất nhiều gia đình trồng trong sân vườn thậm chí là trồng trong nhà. Không chỉ có tác dụng trang trí, cây hoa nhài ta còn có nhiều tác dụng khác như dùng để làm thuốc trong y học cổ truyền, dùng làm trà hoa nhài và hương hoa nhài cũng có tác dụng giúp an thần, giảm căng thẳng mệt mỏi. Nhưng không phải hoa nhài không có tác hại, nếu bạn không chú ý thì hoa nhài cũng gây ra một số tác dụng phụ cho bạn và những người xung quanh. Trong bài viết này, Nông nghiệp Online (NNO) sẽ giúp các bạn hiểu hơn về tác dụng phụ của hoa nhài để các bạn không gặp phải những tác dụng không mong muốn này.
Tác dụng phụ của hoa nhài1. Dùng trà hoa nhài gây co thắt tử cung
Trà hoa nhài là loại trà đang được rất nhiều bạn trẻ yêu thích vì nó có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, các mẹ bầu không nên uống trà hoa nhài vì trong hoa nhài có các chất gây co thắt tử cung ảnh hưởng không tốt tới thai nhi. Tất nhiên, khả năng gây co thắt tử cung không lớn nhưng các mẹ bầu tốt nhất không nên uống trà hoa nhài trong giai đoạn thai kỳ.
2. Trà hoa nhài ảnh hưởng tới phụ nữ đang cho con bú
Nhiều bạn uống trà hoa nhài thấy tinh thần thoải mái thì nghĩ rằng mùi hương hoa nhài có tác dụng an thần nên có tác dụng như vậy. Thực ra trong hoa nhài có chứa một lượng nhỏ hàm lượng cafein. Khi uống nhiều trà hoa nhài bạn sẽ có cảm giác tỉnh táo không chỉ vì mùi hương của hoa nhài mà còn vì có cả cafein nữa. Lượng cafein này không cao nhưng đối với phụ nữ đang cho con bú thì sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến trẻ sơ sinh. Vì thế, không chỉ trong giai đoạn thai kỳ mà trong giai đoạn đang cho con bú các mẹ cũng không nên uống trà hoa nhài.
3. Hoa nhài gây ra các triệu chứng khó thở
Hoa nhài có mùi thơm khá nồng nàn và rất đặc trưng. Nhiều người cho rằng hương hoa nhài có tác dụng an thần nên đặt một chậu hoa nhài trong phòng ngủ sẽ rất tốt. Thực ra không hẳn như vậy vì phòng ngủ khi đóng kín cửa sẽ khiến mùi hương hoa nhài giữ lại trong phòng lâu hơn. Đến một mức độ nào đó, mùi hương này quá nồng có thể khiến bạn có các triệu chứng khó thở. Các triệu chứng khó thở xuất hiện trong khi ngủ đôi khi rất nguy hiểm và bạn không nên trồng hoa nhài trong nhà nhất là trong phòng ngủ.
4. Hoa nhài gây dị ứng
Hoa nhài cũng là một loại hoa thông dụng và rất ít người dị ứng với hoa nhài. Thế nhưng vẫn có một số ít người bị dị ứng với loại hoa này nên cũng cần chú ý. Nếu thấy có biểu hiện dị ứng với hoa nhài thì bạn nên kiểm tra xem có phải do hoa nhài hay không và uống thuốc chống dị ứng để tránh tình trạng dị ứng thêm nặng.
5. Trà hoa nhài làm giảm hiệu quả của thuốc
Cây hoa nhài cũng là một cây thuốc trong y học cổ truyền. Hoa của cây hoa nhài cũng có tác dụng dược lý nhất định giúp chữa bệnh rất tốt. Tuy nhiên, nếu bạn dùng trà hoa nhài với các loại thuốc khác thì dược tính của hoa nhài có thể khiến các loại thuốc khác bị giảm hiệu quả. Do đó, khi uống thuốc hoặc điều trị với thuốc thì nên chú ý hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng trà hoa nhài.
6. Hoa nhài khô tiềm ẩn nguy cơ ngộ độc thực phẩm
Như các bạn cũng biết, cây hoa nhài được trồng khá nhiều để lấy hoa và việc bón phân để giúp cây phát triển tốt hơn là chuyện bình thường. Tuy nhiên, nếu thời điểm bón phân mà lại là các loại phân hóa học gần khi cây ra hoa thì hoa đó sẽ vẫn có dư lượng phân hóa học bên trong. Khi sử dụng hoa nhài đó để làm trà thì không tốt cho sức khỏe. Nếu bạn sử dụng những loại hoa nhài khô bán trên thị trường để làm trà nhưng loại hoa đó không ghi rõ là trà hoa nhài thì rất có thể trà đó tiềm ẩn nguy cơ ngộ độc thực phẩm.
Với những thông tin trên, có thể thấy rằng các tác dụng phụ của hoa nhài thực ra không nhiều nhưng cũng rất đáng lưu tâm. Nếu bạn là người yêu thích trà hoa nhài thì bạn nên mua hoa nhài tại các cơ sở bán trà hoa uy tín. Hoặc bạn có thể trồng vài cây nhài tại nhà sau đó tự làm trà để uống cũng rất tốt mà lại an toàn.
Tác Dụng Phụ Của Trà Xanh Có Thể Bạn Chưa Biết
Tác dụng của trà xanh với sức khỏe và sắc đẹp vốn được rất nhiều chuyên gia khằng định. Tuy nhiên, bên cạnh đó, bạn cũng nên lưu ý những tác dụng phụ của trà xanh khi sử dụng.
1. Gây ra phản ứng phụ với người bệnh và thai phụ
Uống quá 200mg caffeine hằng ngày có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của thai nhi cũng như trẻ nhỏ. Lượng caffeine trong 1 ly trà xanh đã là 200mg. Nếu đang trong quá trình điều trị bệnh và phải dùng thuốc, bạn không nên uống trà xanh, bởi một số thành phần trong thuốc phản ứng với một số hợp chất trong trà xanh, từ đó gây chóng mặt, tăng huyết áp, tăng nhịp tim.
Khi bạn nghe thấy caffeine, hình ảnh bạn nghĩ đến chắc hẳn là cà phê. Hầu hết mọi người nghĩ rằng caffeine chỉ được tìm thấy trong cà phê và cố gắng tránh nó. Nhưng điều này không đúng hoàn toàn. Trà xanh cũng có chứa caffeine, nhưng ít hơn về số lượng so với cà phê. Nếu bạn uống quá nhiều trà xanh, nhiều hơn 3-5 ly/ một ngày, bạn có thể gặp các vấn đề sức khỏe khác nhau, như mất ngủ, tiêu chảy, đau bụng, buồn nôn, ù tai, tim đập không đều, chóng mặt và có xu hướng đi tiểu thường xuyên. Vì vậy, nếu bạn đang uống quá nhiều trà xanh và gặp phải các triệu chứng như trên, hãy cân nhắc đến việc giảm mức tiêu thụ trà xanh lại.
2. Không uống trà xanh khi đói
Khi bạn đang đói, ăn kiêng hay ăn chay, bạn không nên uống trà xanh vì nó có thể gây độc cho cơ thể của bạn. Nó có thể gây độc tính khác nhau lên thận, gan và nhiễm độc đường tiêu hóa. Các bài kiểm tra về sự độc hại của trà xanh khi bụng rỗng đã được thực hiện nhiều trên động vật và cho đến nay con người cũng được cho là sẽ gặp phải các triệu chứng tương tự.
3. Kháng thuốc
Trà xanh là thức uống khá phổ biến vì khả năng chữa bệnh của nó, trong đó có khả năng ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư. Nhưng trớ trêu thay, nó được cho là để ngăn chặn hiệu quả của các loại thuốc được dùng để chống lại ung thư gọi là bortezomib.
Không chỉ có vậy, một số loại thuốc mà bạn đang dùng cũng có thể tương tác với trà xanh và gây ra các vấn đề sức khỏe khác nhau. Vì vậy, nếu bạn có thói quen uống trà xanh, bạn phải tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng bất cứ loại thuốc nào. Ví dụ như khi bạn dùng thuốc chống đông máu như warfarin, bạn phải tránh uống trà xanh vì nó làm cho các loại thuốc này kém hiệu quả.
4. Thiếu sắt
Nếu bạn có thói quen uống quá nhiều trà xanh, cơ thể bạn sẽ bị thiếu sắt. Điều này là do sự hiện diện của tannin trong trà xanh, ngăn chặn cơ thể hấp thu sắt từ thức ăn.
Để khắc phục điều này, các bác sĩ lời khuyên bạn nên dùng thêm các thực phẩm rất giàu chất sắt như thịt đỏ, thịt và các loại thực phẩm giàu vitamin C như cam và chanh nếu có thói quen uống nhiều trà xanh để cân bằng dưỡng chất.
5. Trà xanh không phải là lựa chọn tốt cho những phụ nữ mang thai hoặc cho con bú
Uống nhiều trà xanh có thể làm tăng nguy cơ sẩy thai và gây ra một số vấn đề sức khỏe khác. Vì vậy, các bà mẹ mang thai được khuyên không nên uống nhiều hơn 2 tách trà xanh mỗi ngày.
Phụ nữ đang cho con bú cũng được khuyên nên giảm lượng tiêu thụ trà xanh vì caffeine có thể truyền qua sữa mẹ và sau đó đi vào cơ thể của trẻ sơ sinh, ảnh hưởng đến em bé.
6. Tăng nguy cơ loãng xương
Một tác dụng phụ của trà xanh nữa là nó có thể gây ra bệnh loãng xương. Khi bạn uống quá nhiều trà xanh, quá trình hấp thụ của canxi cũng có thể bị cản trở bới những hợp chất có trong trà xanh. Điều này rất dễ khiến bạn đối mặt với nguy cơ loãng xương.
Qua đó, có thể thấy rằng, tuy có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng sử dụng quá nhiều cũng sẽ gây ra một số vấn đề sức khỏe. Vì vậy, tốt nhất bạn nên uống trà xanh với lượng vừa phải và tận hưởng những lợi ích của nó.
Đăng bởi: Diễm Nguyễn Thị Kiều
Từ khoá: Tác dụng phụ của trà xanh có thể bạn chưa biết
Vitamin A Là Gì? Tác Dụng, Cách Dùng, Tác Dụng Phụ
Vitamin A là gì?
Vitamin A là một chất dinh dưỡng thiết yếu cho con người. Mặc dù chúng ta thường coi nó là một chất đơn lẻ, nhưng thực tế vitamin A là tên của một nhóm các hợp chất hòa tan trong chất béo, bao gồm retinol, retinal và retinyl este.
Vitamin A có ở trong nhiều loại thức ăn, ở các loại thực phẩm có nguồn gốc động vậtvitamin A tồn tại dưới dạng retinol và retinyl este, còn trong thực vật nó tồn tại dưới dạng caroten (tiền vitamin A). Gan động vật, lòng đỏ trứng, rau cải xanh, cà rốt, bí đỏ,… là những thực phẩm có chứa nhiều vitamin A.
Để sử dụng chúng, cơ thể bạn phải chuyển đổi các dạng vitamin trong thực phẩm thành các dạng hoạt động của vitamin A là axit retinal và axit retinoic.
Vitamin A là vitamin tan trong dầu, nó được lưu trữ trong mô cơ thể để sử dụng. Hầu hết vitamin A trong cơ thể bạn được giữ trong gan dưới dạng retinyl este.
Vtamin A tốt cho mắt và ngừa thoái hóa điểm vàngVitamin A tốt cho mắt
Vitamin A rất cần thiết cho thị lựcvà sức khỏe của mắt. Retinal, dạng hoạt động của vitamin A, kết hợp với protein opsin để tạo thành rhodopsin, một phân tử cần thiết cho khả năng nhìn màu và nhìn trong bóng tối.
Nó cũng giúpbảo vệ và duy trì giác mạc – lớp ngoài cùng của mắt và kết mạc – một lớp màng mỏng bao phủ bề mặt mắt và bên trong mí mắt của bạn
Chế độ ăn uống đầy đủ vitamin Agiúp bảo vệ và chống lại một số bệnh về mắt, chẳng hạn như thoái hóa điểm vàng do tuổi tác. Các nghiên cứu cho thấy rằng nồng độ beta-carotene, alpha-carotene và beta-cryptoxanthin trong máu cao hơn có thể làm giảm nguy cơ thoái hóa điểm vàng lên đến 25%.
Theo WHO, thiếu vitamin A là nguyên nhân hàng đầu gây mù lòa ở trẻ em trên toàn thế giới.
Vitamin A tốt cho daVitamin AAtoots cho da
Da là cơ quan phản ứng với retinoid (một dạng của vitamin A) và có thể dễ dàng hấp thụ vitamin A khi bôi tại chỗ.
Vitamin A kích thích sản sinh tế bào da mới. Thiếu vitamin A có thể gây khô da, nứt nẻ da.
Theo nghiên cứu về retinoid trong điều trị lão hóa da, sự thiếu hụt retinol cũng có thể gây tăng sừng nang lông, và gây ra các sẩn nổi lên trên da. [1]
Các nghiên cứu được báo cáo trong nghiên cứu độc chất cũng chỉ ra rằng retinol có hiệu quả trong việckích thích sản xuất collagen và giảm nếp nhăn khi sử dụng tại chỗ. [2]
Vitamin A có thể bảo vệ khỏi một số bệnh ung thưVitamin A giúp chống ung thư
Do đặc tính chống oxy hóa của carotenoid (tiền chất của vitamin A) có thể giúp bảo vệ và chống lại một số loại ung thư.
Ví dụ, một nghiên cứu trên 10.000 người trưởng thành đã xác định rằng những người hút thuốc có nồng độ alpha-carotene và beta-cryptoxanthin trong máu cao nhất có nguy cơ tử vong do ung thư phổi thấp hơn 46% và 61% so với những người không hút thuốc với lượng tiêu thụ thấp nhất trong số các chất dinh dưỡng này. [3]
Hơn nữa, các nghiên cứu trong ống nghiệm chứng minh rằng retinoid có thể ức chế sự phát triển của một số tế bào ung thư, chẳng hạn như ung thư bàng quang, ung thư vú và ung thư buồng trứng. [4].
Vitamin A quan trọng cho khả năng sinh sản và sự phát triển của thai nhiVitamin A quan trọng cho sự phát triển của thai nhi
Vitamin A cần thiếtcho quá trình sinh sản của cả nam và nữ vì nó có vai trò trong sự phát triển của tinh trùng và trứng.
Nó cũng rất quan trọng đối với sức khỏe của nhau thai, sự phát triển và duy trì mô của thai nhi, cũng nhưsự phát triển của thai nhi.
Vì vậy, vitamin A không thể thiếu đối với sức khỏe của bà mẹ và thai nhi và những người đang trong giai đoạn sinh sản.
Vitamin A giúp tăng cường hệ thống miễn dịchVitamin A giúp tăng cường hệ miễn dịch
Caroten tiền chất của vitamin Alà chất chống oxy hóa mạnh giúp chống lại các gốc tự do gây hại cho tế bào cơ thể, kích thích các phản ứng bảo vệ cơ thể khỏi vi khuẩn và các yếu tố gây hại.
Vitamin A tham gia vào việc tạo ra các tế bào nhất định, bao gồm cả tế bào B và tế bào T, là những thành phần đóng vai trò trung tâm trong các phản ứng miễn dịch bảo vệ chống lại bệnh tật.
Liều lượng vitamin A
Liều khuyến nghị hàng ngàycủa vitamin A đối vớingười bình thường là 900 mcg cho nam và 700 mcg cho nữ và có thể được bổ sung đầy đủ quachế độ ăn uống hàng ngày.
Với những trường hợp thiếu vitamin A và cần nhu cầu vitamin A cao hơn chúng ta có thể bổ sung thêm vitamin A bằng đường uống theo sự chỉ dẫn của bác sĩ. Tuy nhiên, điều quan trọng là không được vượt quá giới hạn là 10.000 IU (3.000 mcg) đối với người lớn để ngăn ngừa độc tính do vitamin A mang lại.
Quá liều vitamin A
Vì vitamin A hòa tan trong chất béo, nó được lưu trữ trong cơ thể và có thể đạt đến mức không tốt cho sức khỏe nếu dùng quá liều khuyến nghị hàng ngày trong thời gian dài.
Uống quá nhiều vitamin A có thể dẫn đến các tác dụng phụ nghiêm trọng và thậm chí có thể gây tử vong nếu sử dụng với liều lượng cực cao.
Độc tính cấp tính của vitamin A xảy ra trong một khoảng thời gian ngắn khi tiêu thụ một liều vitamin A quá cao. Mặc dù ít phổ biến hơn ngộ độc vitamin A mãn tính, ngộ độc vitamin A cấp tính
Advertisement
triệu chứng nghiêm trọng hơn, bao gồm tổn thương gan, tăng áp lực sọ não và thậm chí tử vong.
Ngộ độc mãn tính vitamin A xảy ra khi liều cao hơn 10 lần liều khuyến nghị hàng ngày và dùng trong một khoảng thời gian dài. Các tác dụng phụ phổ biến nhất của ngộ độc vitamin A mãn tính bao gồm:
– Rối loạn thị lực
– Đau xương khớp
– Chán ăn, buồn nôn và ói mửa
– Nhạy cảm với ánh sáng mặt trời
– Rụng tóc
– Đau đầu
– Da khô, vàng da, ngứa da
– Tổn thương gan
– Chậm phát triển
Thực phẩm giàu vitamin A
Vitamin A có trong nhiều loại thực phẩm. Cơ thể chúng ta có thể được bổ sung đầy đủ vitamin A qua chế độ ăn hàng ngày.
Những loại thực phẩm có nguồn gốc động vật chứa nhiều vitamin A như gan động vật, lòng đỏ trứng, dầu gan cá,…
Đối với những thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật, vitamin A thường có nhiều trong các loại rau củ có màu vàng, đỏ, hoặc màu xanh đậmnhư cà rốt, cà chua, bông cải xanh, ớt chuông,…
Nguồn: Healthline
Nguồn tham khảo
Retinoids in the treatment of skin aging: an overview of clinical efficacy and safety
Safety Evaluation and Anti-wrinkle Effects of Retinoids on Skin
Serum carotenoid levels and risk of lung cancer death in US adults
Vitamin A, Cancer Treatment and Prevention: The New Role of Cellular Retinol Binding Proteins
Thuốc Flagyl 250Mg: Công Dụng, Liều Dùng, Tác Dụng Phụ
1. Công dụng thuốc Flagyl 250mg là gì?
Thuốc Flagyl 250 mg có thành phần hoạt chất chính là metronidazol 250mg. Đây là thuốc có tác dụng kháng khuẩn, chống ký sinh trùng nhóm nitro-5- imidazol.
Thuốc có tác dụng tiêu diệt đối với các nhóm vi khuẩn và ký sinh trùng bao gồm:
Diệt vi khuẩn HP (helicobacter pylori).
Diệt vi khuẩn kỵ khí như: Bacteroides fragilis, Bifidobacterium, Biophilia, Clostridium, Clostridium difficile, Clostridium perfringens, Eubacterium, Fusobacterium, Peptostreptococcus, Prevotella, Porphyromonas, Veillonella.
Ký sinh trùng amip, trùng roi, giardia…
Sau khi sử dụng đường uống thì thuốc được hấp thu nhanh qua đường tiêu hoá. Nồng độ thuốc trong huyết tương tương đương với đường tiêm tĩnh mạch cùng liều. Vào cơ thể thuốc được phân bổ nhanh và khắp nơi, với nồng độ gần bằng nồng độ trong huyết thanh, ở phổi, thận, gan, da, mật, dịch não tủy, nước bọt, tinh dịch và cả dịch tiết âm đạo. Thuốc đi qua được nhau thai và được tiết vào sữa mẹ. Thời gian bán hủy trong huyết tương là 8 đến 10 giờ, được chuyển hóa chủ yếu ở gan và thải qua thận dưới dạng metronidazol hay sản phẩm chuyển hoá của nó.
2. Chỉ định và chống chỉ định của thuốc Flagyl 250mgThuốc Flagyl 250mg được chỉ định trong các trường hợp:
Nhiễm Trichomonas vaginalis đường tiết niệu, sinh dục ở nam và nữ.
Nhiễm Giardia lambia và nhiễm amib.
Viêm loét miệng lưỡi.
Phòng ngừa trong các trường hợp nhiễm khuẩn do vi khuẩn kỵ khí.
Phòng ngừa nhiễm khuẩn sau phẫu thuật đường tiêu hóa và phẫu thuật phụ khoa.
Các trường hợp chống chỉ định:
Bệnh nhân có tiền sử dị ứng với metronidazol hoặc các thành phần tá dược có trong thuốc.
Bệnh nhân dị ứng với các thuốc khác của nhóm nitro 5-imidazol.
Không dùng cho phụ nữ mang thai 3 tháng đầu. Đối với phụ nữ mang thai 3 tháng giữa và cuối, phụ nữ cho con bú nên thận trọng khi sử dụng.
3. Liều dùng thuốc Flagyl 250mg
Nhiễm amip:
Người lớn: uống 6 viên Flagyl 250mg trên ngày chia làm 3 lần uống.
Trẻ em: uống liều 30 đến 40 mg/kg/ngày chia làm 3 lần uống.
Trường hợp nhiễm áp xe gan do amip, dẫn lưu hoặc bơm mủ thực hiện kết hợp với điều trị metronidazol. Thời gian điều trị thông thường là 7 ngày liên tiếp.
Nhiễm Trichomonas:
Phụ nữ (viêm niệu đạo và âm đạo do Trichomonas): Uống 2 viên trên ngày chia làm hai lần uống. Phải đồng thời điều trị cho bạn tình, dù có hoặc không có bất cứ dấu hiệu lâm sàng chứng tỏ có nhiễm Trichomonas vaginalis, kể cả cận lâm sàng cho kết quả âm tính. Điều trị liên tục trong 10 ngày kết hợp với các biện pháp khác.
Nam giới (viêm niệu đạo do Trichomonas): Uống 2 viên trên ngày chia làm hai lần trong 10 ngày
Nhiễm Giardia: Thời gian điều trị là uống 5 ngày liên tiếp.
Người lớn và trẻ em trên 15 tuổi: uống 0.750g đến 1g/ngày chia 2 lần.
Trẻ từ 6 đến 10 tuổi: 375mg/ngày, uống chia 2 lần.
Trẻ từ 10 đến 15 tuổi: uống 2 viên /ngày, chia 2 lần.
Viêm âm đạo không đặc hiệu: Uống 4 viên trên ngày chia làm hai lần, uống trong 7 ngày và phải đồng thời điều trị cho bạn tình.
Nhiễm vi khuẩn kỵ khí còn nhạy cảm với kháng sinh metronidazol.
Người lớn: uống 4 đến 6 viên trên ngày, chia 2 đến 3 lần.
Trẻ em: uống 20 đến 30mg/kg/ngày.
4. Tác dụng không mong muốnKhi dùng thuốc Flagyl 250mg có thể xảy ra một số tác dụng không mong muốn sau đây:
Rối loạn dạ dày – ruột: Gây triệu chứng đau thượng vị, buồn nôn, nôn, tiêu chảy. Viêm niêm mạc miệng, thay đổi vị giác, đắng miệng, chán ăn. Một số rất hiếm trường hợp có thể gây ra viêm tụy nhưng có thể điều trị được. Thay đổi màu sắc của lưỡi.
Rối loạn hệ miễn dịch: Đây là phản ứng hiếm gặp gây ra phù mạch, sốc phản vệ. Gây ra các triệu chứng như đau quặn bụng, khó thở, nhịp nhanh, huyết áp hạ… cần phải được xử lý cấp cứu.
Rối loạn hệ thần kinh: Gây ra bệnh lý thần kinh như rối loạn cảm giác, nhức đầu, co giật, chóng mặt. Có một số báo cáo bệnh não (chẳng hạn như lú lẫn), bệnh tiểu não bán cấp mà có thể được giải quyết bằng việc ngưng dùng thuốc. Viêm màng não vô trùng.
Rối loạn tâm thần: Triệu chứng loạn thần do thuốc này gây ra bao gồm lú lẫn và ảo giác, trầm cảm.
Rối loạn thị giác: Rối loạn thị giác thoáng qua, viêm dây thần kinh thị giác.
Ảnh hưởng tới tế bào máu: Một số rất hiếm trường hợp bị mất bạch cầu hạt, giảm số lượng bạch cầu đa nhân trung tính và giảm tiểu cầu.
Ảnh hưởng tới chức năng gan mật: Một số trường hợp tăng men gan, viêm gan tắc mật và tổn thương tế bào gan, vàng da. Một số trường hợp suy gan cần phải tiến hành ghép gan đã được báo cáo ở bệnh nhân điều trị bằng metronidazol kết hợp với một số thuốc kháng sinh khác.
Biểu hiện ở da và mô dưới da: Phát ban, ngứa, đỏ mặt, nổi mề đay; mụn mủ; hội chứng Stevens Johnson.
5. Một số lưu ý khi sử dụng thuốc Flagyl 250mgKhi sử dụng thuốc Flagyl 250mg, để đảm bảo an toán người dùng cần lưu ý như sau:
Cần sử dụng thuốc đúng theo liều và thời gian được khuyến cáo. Không tự ý tăng liều, giảm liều và tự ý ngừng dùng thuốc khi thấy các triệu chứng của bệnh thuyên giảm khi chưa được sự đồng ý của bác sĩ điều trị.
Nếu xảy ra những tác dụng phụ nguy hiểm cần ngừng thuốc và thông báo hay tới ngay các cơ sở y tế gần nhất.
Nếu có lý do mà người bệnh phải dùng metronidazol lâu hơn thời gian điều trị được khuyến nghị. Người bệnh nên thường xuyên làm xét nghiệm huyết học, đặc biệt là số lượng bạch cầu. Ngoài ra bệnh nhân cần được theo dõi các phản ứng phụ về thần kinh ngoại biên hoặc trung ương như dị cảm, mất phối hợp vận động, chóng mặt, co giật.
Không được uống rượu trong thời gian điều trị và ít nhất 24 giờ sau khi kết thúc điều trị vì khả năng có thể xảy ra phản ứng giống disulfiram bao gồm các dấu hiệu đỏ da, đỏ mặt, nôn và nhịp tim nhanh.
Trường hợp có bệnh hệ thần kinh trung ương hoặc ngoại biên nặng đang hoạt động hoặc mạn tính thì nên thận trọng khi dùng thuốc này vì có nguy cơ tăng nặng triệu chứng thần kinh.
Nước tiểu màu nâu đỏ có thể xuất hiện trong thời gian điều trị nhưng không gây hậu quả và sẽ hết khi ngừng thuốc.
Chú y tương tác thuốc: Một số loại thuốc có thể tương tác với thuốc Flagyl 250mg làm tăng nguy cơ gây độc bao gồm thuốc disulfiram, thuốc chống đông, lithium, Cyclosporin, busulfan…
Lưu ý khi vận hành các phương tiện đi lại hoặc máy móc: Vì nguy cơ thuốc có thể dẫn tới lú lẫn, chóng mặt, gây ảo giác, co giật hoặc rối loạn thị giác thoáng qua nên khuyên bệnh nhân không được lái xe hoặc điều khiển các thiết bị máy móc nếu xảy ra những triệu chứng này.
Quá liều có thể xảy ra khi dùng một liều đơn lên đến 12g: Thuốc metronidazol đã được ghi nhận trong các trường hợp tự tử hoặc trong các tai nạn quá liều. Các triệu chứng có thể gặp bao gồm: nôn mửa, mất phối hợp động tác, mất định hướng nhẹ, khô miệng, xu hướng muốn ngất, nổi mẩn trên da, đau đầu, trầm cảm nhẹ, giảm cảm giác vị giác và buồn nôn. Xử trí: Không có thuốc giải độc cho loại thuốc này một cách đặc hiệu. Trong trường hợp quá liều, nên tiến hành rửa dạ dày và điều trị các triệu chứng.
Phụ nữ mang thai: Với phụ nữ mang thai thì người ta nhận thấy thuốc qua được nhau thai, cho nên khuyến cáo không dùng cho phụ nữ mang thai 3 tháng đầu. Với các tháng tiếp theo chỉ dùng khi thực sự cần thiết và luôn cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ.
Phụ nữ cho con bú: Thuốc được bài tiết qua sữa mẹ, gây ra vị đắng cho sữa khiến trẻ khó bú mẹ. Ngoài ra, nó có thể gây những tác dụng không tốt với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Cho nên nếu mẹ phải dùng thuốc nên ngưng việc cho trẻ uống sữa sau ít nhất 12 giờ sau uống mỗi liều đơn.
Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số (phím 0 để gọi Vinmec) hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!
Tác Dụng Của Nước Dừa Với Bà Bầu Trong Giai Đoạn Thai Kỳ Mẹ Nên Biết
Nước dừa giúp cho mẹ bầu duy trì và ổn định huyết áp – Ảnh Internet
Nước dừa chứa rất nhiều vitamin C, chất xơ giúp mẹ bầu tránh bị táo bón, ợ hơi. Đặc biệt, ở thời kỳ giai đoạn cuối của thai nhi các mẹ bầu rất hay bị táo bón. Chính vì vậy, bổ sung nước dừa sẽ phần nào làm giảm triệu chứng này.
Trong nước dừa có chứa chất béo no bão hòa giúp mẹ bầu chống lại các bệnh về tim và xơ vữa động mạch, cải thiện cân nặng cho các mẹ bầu. Ngoài ra nước dừa còn chứa các chất oxy hóa chống lại các ung thư lão hóa da, tăng thị lực và giúp cho răng, tóc chắc khỏe.
2. Khi nào bà bầu không nên uống nước dừaNước dừa có thể làm tình trạng ốm nghén ở 3 tháng đầu trở nên nặng nề hơn – Ảnh Internet
Trong giai đoạn thai kỳ 3 tháng đầu, bà bầu không nên uống nước dừa bởi vì trong giai đoạn này các mẹ bầu ốm nghén và khó chịu với tất cả các loại mùi hay đồ ăn. Việc uống nước dừa giai đoạn đầu của thai sẽ làm cho các mẹ bầu đầy bụng, thậm chí có thể bị ốm nghén nặng hơn.
Hàm lượng đường có trong nước dừa nhiều không đáng kể, mỗi ly nước dừa khoảng tầm 6g đường nhưng cũng vì thế mà không nên chủ quan. Mẹ bầu nên uống dừa mức độ vừa phải để không bị mắc bệnh tiểu đường thai kỳ.
Mẹ bầu cũng lưu ý khi đi nắng về, mồ hôi vã nhiều và cơ thể mệt mỏi không nên uống nhiều nước dừa vì sẽ gây ra những tác dụng phụ. Ngoài ra, lượng chất dinh dưỡng trong nước dừa rất nhiều nếu cung cấp nhiều nước dừa sẽ khiến cân nặng của thai vượt quá mức cần thiết ở giai đoạn đầu của thai nhi.
Chọn những quả dừa tươi để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé – Ảnh Internet
Hiện nay, có rất nhiều loại dừa được bày bán bị ngâm hóa chất làm trắng, chính vì vậy khi mua dừa các mẹ bầu nên chọn những quả dừa còn tại buồng. Không nên để nước dừa qua đêm, khi thấy nước dừa có mùi chua thì nên bỏ và không nên tiếp tục uống nữa.
Nước dừa có một đặc điểm rất lợi tiểu, kháng viêm đường tiết niệu. vào buổi tối, các mẹ bầu nên hạn chế uống nước dừa để không phải đi tiểu nhiều lần ảnh hưởng đến giấc ngủ.
Tác dụng của nước dừa với bà bầu mang lại nhiều lợi ích rất lớn. Tuy nhiên, các mẹ cũng nên lưu ý không nên uống nước dừa trong 3 tháng đầu thai kỳ để hạn chế những rủi ro có thể xảy ra. Nếu muốn con yêu hấp thụ nhiều chất dinh dưỡng hơn, mẹ bầu nên uống nước dừa vào 3 tháng giữa và 3 tháng cuối. Mẹ cũng cần lưu ý không nên lạm dụng nước dừa, mà chỉ nên uống lượng vừa phải để vừa phát huy lợi ích của nước dừa, vừa bảo vệ sức khỏe thai kỳ.
Ái Quê tổng hợp
Bà Bầu Uống Nước Mía Được Không? 13 Tác Dụng Của Nước Mía Với Bà Bầu
Thành phần dinh dưỡng của nước mía
Nước mía là một loại thức uống thơm ngon và mát lạnh, được sản xuất bằng cách xay ép các cọng mía để thu được nước ngọt. Đây là một loại đồ uống phổ biến tại các nước Châu Á, Đông Nam Á và Châu Mỹ Latinh.
Nước mía tươi là nguồn cung cấp dồi dào các khoáng chất (như: Photpho, kali, canxi, sắt và magie), cũng như vitamin A, vitamin B, vitamin C và vitamin E. Với 100 ml nước mía thì chứa khoảng 39 calo và 9 gam carbohydrate.
Giá trị dinh dưỡng của nước mía
Uống nước mía được cho là có lợi cho sức khỏe của phụ nữ mang thai. Nước mía chứa nhiều chất dinh dưỡng như magie, canxi, sắt, vitamin A, vitamin B1, vitamin B2, C…
Các chất này rất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi và sức khỏe của sản phụ. Nước mía được coi là một nguồn dinh dưỡng tự nhiên và là một lựa chọn tốt cho phụ nữ mang thai để bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
Uống nước mía khi mang thai có an toàn không?
3 tháng đầu: Trong giai đoạn này, một phương pháp tốt để chữa ốm nghén cho mẹ bầu là sử dụng 150ml nước mía pha thêm 5ml nước cốt gừng, và uống 2-3 lần mỗi tuần. Ngoài ra, mẹ bầu có thể uống 150ml nước mía mỗi ngày để bổ sung vitamin và khoáng chất.
3 tháng giữa: Trong giai đoạn này, mẹ bầu nên hạn chế uống nước mía và chỉ nên dùng 2-3 lần mỗi tuần để tránh lượng đường tăng cao dễ dẫn đến đái tháo đường thai kỳ
3 tháng cuối: Để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cao của thai nhi trong giai đoạn cuối thai kỳ, mẹ bầu có thể uống 200ml nước mía/ngày, và sử dụng 2 lần mỗi tuần.
Từ tháng mấy thai kỳ, các mẹ bầu có thể uống nước mía?
Bạn nên uống nước mía sau bữa ăn khoảng 1 – 2 giờ để tối ưu hóa quá trình hấp thu dinh dưỡng của cơ thể. Tránh uống nước mía trước khi ăn vì đường trong nước mía dễ làm mẹ bầu cảm thấy no sớm, dẫn đến tình trạng biếng ăn vì vậy thai nhi sẽ bị mất dinh dưỡng
Sau 1 – 2 giờ là thời điểm thích hợp để bà bầu uống nước mía
Giảm tình trạng ốm nghénNghén là một trong những vấn đề khó chịu nhất của các bà mẹ mang thai. Nước mía pha với gừng là một giải pháp tự nhiên giúp giảm đau và giảm khó chịu ở dạ dày và họng.
Nước mía có tác dụng giảm tình trạng ốm nghén
Giảm mệt mỏiNếu bạn đang cảm thấy mệt mỏi và cần được cung cấp năng lượng nhanh chóng. Một ly nước mía có thể giúp bạn vì hàm lượng sucrose của nó cung cấp lượng đường đã mất giúp nâng cao mức năng lượng, bù nước, vitamin và khoáng chất cho cơ thể.
Nước mía có tác dụng giảm mệt mỏi
Giảm táo bónTrong nước mía chứa nhiều kali – một loại khoáng chất cần thiết cho cơ thể con người. Kali giúp điều tiết độ ẩmvà pH trong ruột, hỗ trợ quá trình trao đổi chất, ngăn ngừa tình trạng táo bón và khó tiêu. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu gặp phải tình trạng táo bón kéo dài, cần tìm đến chuyên gia y tế để kiểm tra và điều trị kịp thời.
Nước mía có tác dụng giảm táo bón
Tăng cường hệ thống miễn dịchChất chống oxy hóa trong nước mía – là một hợp chất bảo vệ các tế bào của bạn khỏi bị hư hại, giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của bạn và giúp chống nhiễm trùng, cảm cúm và cảm lạnh khi mang thai. Nước mía cũng giúp duy trì nồng độ bilirubin và bảo vệ gan.
Nước mía có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch
Chống nhiễm trùng đường tiết niệuNhiễm trùng đường tiết niệu là một vấn đề phổ biến trong thai kỳ và gây ra các triệu chứng rát và khó chịu vì vậy uống nước mía có thể giúp bạn chống lại nhiễm trùng đường tiết niệu trong thai kỳ nhờ vào nguồn khoáng chất và những chất chống oxy hoá trong nước mía.
Nước mía có tác dụng chống nhiễm trùng đường tiết niệu
Chữa cảm lạnhNước mía đã được chứng minh là có tác dụng giảm đau giúp khỏi bệnh cảm lạnh và viêm họng. Việc uống nhiều thuốc sẽ gây các tác dụng phụ lên cơ thể, vì vậy uống nước mía là một phương pháp cực kỳ có lợi. [1]
Nước mía có tác dụng chữa cảm lạnh
Ổn định đường huyếtMía có chỉ số đường huyết tương đối thấp. Vì vậy việc uống nước mía giúp phụ nữ mắc bệnh lý tiểu đường thai kỳ cân bằng được năng lượng của cơ thể. Tuy nhiên, vẫn nên cân nhắc không nên uống quá nhiều nước mía trong suốt quá trình thai kỳ.
Nước mía có tác dụng giúp ổn định đường huyết
Ngăn ngừa bệnh vàng da ở trẻ khi bé chào đờiLượng bilirubin phù hợp là điều cần thiết để gan hoạt động tốt hơn, vì vậy uống nước mía hàng ngày giúp kiểm soát nồng độ bilirubin. Nhờ vậy mà thai nhi sẽ giảm thiểu được nguy cơ mắc bệnh vàng da khi vừa mới chào đời.
Nước mía có tác dụng giúp cân bằng bilirubin
Tốt cho thai nhiNước mía là một nguồn cung cấp đạm và axit folic cực kỳ tốt cho sức khỏe của mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi. Axit folic là một loại vitamin B đặc biệt quan trọng trong việc giảm thiểu các khuyết tật bẩm sinh cho trẻ
Advertisement
Nước mía có tác dụng tốt cho thai nhi
Hỗ trợ làm đẹp daMụn trứng cá là một vấn đề khó chịu cho các mẹ bầu và estrogen cao trong thời kỳ mang thai có thể làm tình trạng này trầm trọng hơn. Axit glycolic – một hoạt chất có trong nước mía tự nhiên giúp làm giảm mụn trứng cá. Vậy nên việc uống nước mía một cách điều độ sẽ giúp cho các mẹ bầu giảm bớt nỗi lo về mụn trứng cá.
Nước mía có tác dụng hỗ trợ làm đẹp da
Cung cấp vitamin – khoáng chấtNước mía là một nguồn cung cấp dinh dưỡng quan trọng cho bà bầu, bởi vì nó giàu sắt, magie, canxi, và các vitamin như A, B1, B2, vitamin B3, vitamin B5, vitamin B6 và C. Ngoài ra, nước mía còn chứa nhiều chất xơ hòa tan, chất chống oxy hóa và các chất dinh dưỡng thực vật khác, giúp cung cấp thêm năng lượng và dinh dưỡng cho mẹ và thai nhi.
Vitamin và khoáng chất rất cần thiết cho mẹ bầu
Ngăn ngừa vấn đề răng miệngMang thai có thể khiến bạn dễ mắc các vấn đề về răng miệng như sâu răng, mòn răng, u nướu thai nghén,… Nước mía có chứa canxi và magie rất tốt cho sức khỏe răng miệng khi mang thai và sẽ ngăn ngừa các vấn đề về răng miệng.
Nước mía có tác dụng ngăn ngừa vấn đề răng miệng
Kiểm soát cân nặngMột trong những mối quan tâm phổ biến nhất của phụ nữ mang thai là tăng cân . Mía chứa một lượng nhỏ polyphenol hỗ trợ tăng tốc độ trao đổi chất giúp kiểm soát việc tăng cân.
Nước mía có tác dụng kiểm soát cân nặng
Bạn nên uống nước mía vừa phải vì nước mía có hàm lượng đường cao và có thể gây ra các biến chứng sức khỏe khác nhau nếu tiêu thụ quá nhiều.
Hàm lượng đường trong nước mía làm tăng lượng đường trong máu vì vậy phụ nữ mang thai mắc bệnh tiểu đường thai kỳ nên có sự hướng dẫn và đồng ý của bác sĩ chuyên môn..
Để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và thai nhi, bạn nên uống khoảng 100 – 200ml nước mía, tối đa 400ml nước mía mỗi ngày trong 3 tháng đầu thai kỳ và không nên uống quá thường xuyên. Tốt nhất nên uống 1 – 2 lần/tuần để tránh tình trạng đường huyết cao.
Không nên để nước mía trong tủ lạnh, nên uống khi vừa ép ngay.
Mặc dù có nhiều lợi ích khi sử dụng nước mía với mẹ bầu, tuy nhiên không nên lạm dụng.
Phụ nữ mang thai có thể uống trà xanh không?
20 cách nhận biết có thai chính xác bạn nữ không nên bỏ qua
Bà bầu mấy tháng uống được nước dừa? Nên uống bao nhiêu là đủ
Bên cạnh nước mía, phụ nữ mang thai cần bổ sung đa dạng chất dinh dưỡng từ nhiều nguồn thực phẩm khác nhau. Nhà thuốc An Khang mong rằng bài viết trên đã cung cấp đầy đủ thông tin hữu ích cho mẹ và bé.
Nguồn: Momjunction, Parenting.firstcry, Beingtheparent, Webmd
Nguồn tham khảo
Cold And Flu During Pregnancy
Cold And Flu During Pregnancy
Cập nhật thông tin chi tiết về Tác Dụng Phụ Của Hoa Nhài, Không Dùng Làm Trà Cho Các Mẹ Bầu trên website Zlmn.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!