Bạn đang xem bài viết Sivananda Yoga – Yoga Của Hạnh Phúc Và Bình An được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Zlmn.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Sivananda yoga là một trong những phong cách yoga nhẹ nhàng nhất với nhịp điệu chậm, tập trung nhiều vào hơi thở, tâm linh và thiền.
Sivananda yoga là gì?Sivananda yoga là trường phái yoga lớn nhất phương Tây được thừa hưởng từ Hatha yoga truyền thống. Đây là loại hình yoga nhẹ nhàng, có nhịp điệu chậm, mỗi động tác đều mang hơi hướng tâm linh, tập trung chủ yếu vào thiền và hơi thở.
Sivananda yoga là loại hình yoga độc đáo, mục tiêu cuối cùng mà sivananda yoga hướng đến đó là sự bình yên trong tâm hồn. Để đạt được điều này, các động tác của sivananda yoga sẽ xoay quanh 6 điểm chính
Tư thế (Asana)
Hơi thở (Pranayama)
Sự thư giãn (Savasana)
Ăn uống đúng cách (vegetarianism)
Tư duy tích cực (Vedanta)
Thiền định (Dhyana)
Cụ thể, các tư thế sẽ luôn cân bằng với hơi thở và sự thư giãn nhằm gián tiếp kiểm soát tâm trí. Cùng với đó là chế độ ăn chay lành mạnh hỗ trợ việc tập luyện. Và cuối cùng, thiền với suy nghĩ tích cực sẽ có tác dụng trực tiếp lên tâm trí.
Sivananda yoga được giới thiệu đến cộng đồng lần đầu tiên vào năm 1957 bởi Swami Vishnudevananda. Ngày nay, loại hình yoga này ngày càng trở nên phổ biến ở các nước phương tây như Anh, Mỹ, Tây Phi bởi cách tập đơn giản nhưng hiệu quả.
Sivananda yoga được thực hành như thế nào?Thực hành sivananda yoga sẽ là sự kết hợp của các chuyển động chậm với các bài tập thở, thư giãn. Một buổi tập sivananda yoga trung bình kéo dài khoảng 90 phút với một vài phút nghỉ ngơi giữa các tư thế.
Việc luyện tập thường bắt đầu bằng việc thư giãn, nghỉ ngơi, sau đó là bài tập thở Prayanama. Cụ thể, sau khi thư giãn, bạn sẽ thực hiện các bài tập thở Kapalbharti và thở luân phiên Anulom Violom. Tiếp đó, bạn sẽ thực hiện các tư thế như:
Tư thế ngồi gập người về phía trước (Paschimothanasana)
Tư thế cánh cung (Dhanurasana)
Tư thế đứng gập người về phía trước (Pada Hasthasana)
Năm nguyên tắc “vàng” của sivananda yoga Asana – Thực hiện tư thế đúng cáchSivananda yoga là loại hình yoga nhẹ nhàng, có nhịp điệu chậm
Pranayama – Thở đúng cáchMặc dù thở là một hành động không tự chủ nhưng bạn hoàn toàn có thể kiểm soát nhịp thở của mình thông qua các bài tập Pranayama. Kiểm soát hơi thở đúng cách sẽ có tác dụng tăng lượng oxy lưu thông lên não, đồng thời thúc đẩy sự thư giãn của tâm trí và cơ thể.
Savasana – Thư giãnSavasana là một kỹ thuật thư giãn được thực hiện trong phần cuối của buổi tập. Kỹ thuật này sẽ giúp bạn nạp năng lượng và phục hồi cơ thể.
Bhojan – Dinh dưỡng và ăn uống đúng cáchChế độ ăn Bhojan là một phần quan trọng. Trong quá trình thực hành, bạn sẽ duy trì một chế độ ăn chay với các thực phẩm từ thiên nhiên (Upeksa), tránh thực phẩm chế biến sẵn nhằm thúc đẩy quá trình chữa lành cơ thể từ trong ra ngoài.
Vedanta và Dhyana – Suy nghĩ tích cực và thiềnSuy nghĩ tích cực là nền tảng cho những điều tốt đẹp mà bạn sẽ làm trong các hoạt động hàng ngày . Còn thiền sẽ giúp bạn nhận thức sâu sắc hơn về bản thân.
Lợi ích của sivananda yogaSivananda yoga đề cao đến khía cạnh tâm linh và suy nghĩ tích cực, đó là lý do tại sao loại hình yoga này có hiệu quả trong việc giảm căng thẳng
Mục tiêu của Sivananda Yoga là tăng sức mạnh và làm săn chắc các nhóm cơ của cơ thể. Thực hành thường xuyên sẽ giúp cơ thể tràn đầy sức sống, giảm khả năng mắc bệnh bằng cách “nuôi dưỡng” cơ thể một cách tự nhiên. Nếu bạn là người quan tâm nhiều đến triết học Ấn Độ thì chắc chắn bạn sẽ cực kỳ thích loại hình yoga này:
Tăng cường sự dẻo dai của cơ, khớp, dây chằng và gân
Kích thích tuần hoàn
Tăng sức mạnh và sự linh hoạt của cột sống
Giúp cơ bắp khỏe mạnh và linh hoạt hơn
Nâng cao sức khỏe cho hệ tiêu hóa, hệ thần kinh
Giảm mỡ bụng, hỗ trợ giảm cân
Kích thích tuyến giáp, bộ phận đóng vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất, dinh dưỡng và tăng trưởng của cơ thể.
Tập luyện loại hình yoga này còn đặc biệt có lợi trong việc điều trị các chứng rối loạn hô hấp. Các bài tập thở và thư giãn có kiểm soát sẽ giúp cải thiện việc nuôi dưỡng các cơ và tăng khả năng hấp thụ oxy.
Lưu ý cần nhớ khi thực hành Sivananda YogaMặc dù đây là loại hình yoga an toàn và hiệu quả nhưng nó không được khuyến khích cho:
Phụ nữ mang thai 3 tháng cuối vì các tư thế có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi
Người mắc các bệnh tim mạch
Người cao tuổi
Với tác dụng thư giãn cơ thể, nâng cao nhận thức về bản thân, sivananda yoga có thể tác động tích cực đến cuộc sống của bạn và cải thiện sức khỏe. Một khi đã nhuần nhuyễn năm nguyên tắc của loại hình yoga này, bạn sẽ ý thức sâu sắc hơn về cách bạn tập thể dục, ăn uống và cách nhìn về cuộc sống.
Bạn có tò mò về sivananda yoga? Đừng ngần ngại tải chúng tôi về máy, kết nối với giáo viên dạy yoga chuyên nghiệp và thử thực hành loại hình yoga này ngay hôm nay.
5 Điểm Của Yoga
“Yoga là một cuộc sống tự kỷ luật được xây dựng dựa trên nguyên lý sống đơn giản và suy nghĩ thanh cao. Nếu bạn tuân theo năm điểm của yoga, tạo nên một phương pháp tiếp cận toàn diện thực sự cho toàn bộ hệ thống cơ thể, tâm trí và tâm hồn, bạn sẽ có được sức mạnh và sự cân bằng trong thế giới căng thẳng đầy đòi hỏi khắt khe này. Những trở ngại trở thành bàn đạp để dẫn đến thành công, và cuộc sống là trường học để phát triển nhân cách, lòng trắc ẩn và sự nhận thức về Đấng thiêng liêng” – Swami Vishnudevananda
Bằng cách quan sát chặt chẽ lối sống và nhu cầu của con người trong thế giới hiện đại, Swami Vishnudevananda đã tổng hợp trí tuệ cổ xưa của Yoga thành 5 điểm cơ bản để có thể dễ dàng kết hợp vào lối sống của chính bạn, để mang lại một cuộc sống lâu dài, khỏe mạnh và hạnh phúc.
Năm điểm của Yoga là:
Tập thể dục đúng
Hít thở đúng
Thư giãn đúng
Chế độ ăn uống đúng
Suy nghĩ tích cực và Thiền
Cơ thể là một phương tiện cho linh hồn, và có những yêu cầu cụ thể phải được đáp ứng để nó hoạt động trơn tru và đi được quãng đường dài tối ưu. Một cách ẩn dụ, cơ thể có thể được so sánh với một chiếc xe. Để chiếc xe thực hiện chức năng của mình, nó đòi hỏi năm điều: hệ thống bôi trơn, ắc quy, hệ thống làm mát, nhiên liệu phù hợp, người lái xe đầu óc minh mẫn và có trách nhiệm ngồi sau tay lái.
1. Tập thể dục đúng – Āsana
Các bài tập yoga thể chất được gọi là āsanas, một thuật ngữ có nghĩa là tư thế ổn định. Điều này là do yoga āsana (hoặc tư thế) được giữ trong một thời gian. Vì Yoga coi cơ thể là phương tiện cho linh hồn trên hành trình hướng tới sự liên kết hoàn toàn, āsanas được thiết kế để phát triển không chỉ cơ thể mà còn mở rộng khả năng tinh thần và tâm linh.
Triết lý cơ bản
Cơ thể của chúng ta là để di chuyển và tập thể dục. Nếu lối sống của chúng ta không cung cấp chuyển động tự nhiên của cơ và khớp, thì bệnh tật và sự khó chịu có nhiều cơ hội hơn để phát sinh. Có lẽ hơi trái ngược với những gì chúng ta đã được dạy ở phương Tây trong nhiều năm (Không vấp ngã, không thành công), Yoga là một triết lý dạy chúng ta các nguyên tắc để sống với cuộc sống – bao gồm cả cách chúng ta tập thể dục. Theo Swami Vishnudevananda, tập thể dục đúng thực sự là ý tưởng: “không có đau, không đau”. Bằng cách thực hành các tư thế yoga không chỉ đơn thuần là tập thể hình sử dụng trọng lượng cơ thể, mà với nhận thức về các cơ bắp được sử dụng, hơi thở, thư giãn – tâm trí học cách tách rời khỏi các giác quan từng chút một và cơ thể tăng cường sự cân bằng.
Lợi ích sức khỏe
Cơ thể trẻ trung khi nó linh hoạt. Các bài tập yoga tập trung vào sức khỏe, sức mạnh và sự linh hoạt của cột sống. Trong việc đại tu toàn bộ cơ thể thì không có hệ thống nào có thể được so sánh với hệ thống các bài tập thể dục của yoga. Được thực hiện chậm và có ý thức, các asana vượt xa các lợi ích thể chất đơn thuần, trở thành các bài tập tinh thần trong tập trung và thiền định.
Thực hành hàng ngày
Swami Vishnudevananda, người sáng lập Sivananda Yoga, khuyến khích thực hành 12 asanas cơ bản hàng ngày để có sức khỏe tối ưu. Theo truyền thống, việc thực hành bắt đầu với Sūrya Namaskār – Chào mặt trời và nâng chân trước khi thực hành āsana, và bao gồm thư giãn đúng, hoặc Śavāsana, xuyên suốt và lúc hoàn thành lớp học để chúng ta cảm nhận những lợi ích nhận được trong quá trình thực hành.
2. Hít thở đúng – Prāṇāyāma
Prāṇāyāma, khoa học về kiểm soát hơi thở, bao gồm một loạt các bài tập đặc biệt nhằm giữ cho cơ thể và tâm trí khỏe mạnh.
Giới thiệu
Hơi thở là cuộc sống. Chúng ta có thể sống trong nhiều ngày mà không có thức ăn hoặc nước uống nhưng không cho chúng ta thở, chúng ta sẽ chết trong vài phút. Theo quan điểm này, thật đáng ngạc nhiên rằng trong cuộc sống thường ngày chúng ta ít chú ý đến tầm quan trọng của việc hít thở đúng. Đối với một Yogi, hit thở đúng có hai chức năng chính: mang nhiều oxy hơn cho máu và đến não; và để kiểm soát prāṇa hoặc năng lượng sống, dẫn đến sự kiểm soát của tâm trí.
Có ba loại thở chính: thở bụng (sâu), ngực (giữa) và thở xương đòn (nông). Một hơi thở Yogic đầy đủ kết hợp cả ba, bắt đầu bằng một hơi thở sâu và tiếp tục hít vào thông qua các khu vực liên sườn và xương đòn. Thở bụng sâu là điều cần thiết để làm thông khí cho phần chính của phổi.
Hơi thở toàn phần
1. Thở xương đòn
Vai và xương đòn được nâng lên trong khi bụng bị co lại khi hít vào. Có sự nổ lực tối đa, nhưng lượng không khí thu được thì rất ít. Kỹ thuật này là cách mà phần lớn chúng ta hít thở. Nó là thành phần nông nhất và kém hiệu quả nhất của hơi thở Yogic đầy đủ.
2. Thở ngực
Kỹ thuật này được thực hiện với các cơ xương sườn làm mở rộng khung xương sườn, và là thành phần thứ hai của hơi thở Yogic đầy đủ.
3. Thở bụng sâu
Hơi thở chậm và sâu, và sử dụng đúng cách được thực hiện bằng cơ hoành. Kỹ thuật này là khía cạnh hiệu quả nhất của hơi thở Yogic đầy đủ, vì nó mang không khí đến phần thấp nhất và lớn nhất của phổi.
Thở luân phiên hai mũi
Anuloma Viloma, hay Thở luân phiên hai mũi, là một trong những hình thức chính của Prāṇāyāma, hay kiểm soát hơi thở. Nghĩa đen là “kiểm soát Prāṇa”, Prāṇāyāma bao gồm các kỹ thuật thở cụ thể khuyến khích sự hấp thụ prāṇa vào các kênh năng lượng vi tế của cơ thể (nāḍīs) và các trung tâm năng lượng (chakras), tăng cường sức sống và sức khỏe tổng thể.
Thở luân phiên hai mũi sửa chữa nhiều thói quen thở tiêu cực, cũng như giúp cân bằng cách chúng ta sử dụng hai bên não – não trái logic và não phải sáng tạo. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng có một mối liên hệ giữa điều này và luồng không khí trong mũi của chúng ta: khi mũi phải mở hơn, bán cầu não trái hoạt động nhiều hơn và ngược lại.
Kapalabhati
Nếu thực hành bên ngoài một ashram hoặc không theo sự quan sát hướng dẫn, bạn chỉ nên bắt đầu bài tập này sau khi thực hành Thở luân phiên hai mũi trong một hoặc hai tháng. Bởi vì với nhiều người, phải mất khá nhiều thời gian để cơ hoành di chuyển đúng trong quá trình thở.
Trong tiếng Phạn, kapala có nghĩa là ‘hộp sọ’ và bhati có nghĩa là ‘tỏa sáng’. Do đó, thuật ngữ Kapalabhati có nghĩa là một bài tập thở làm sáng sọ. Nó được coi là bài tập làm sạch cho toàn bộ hệ thống, khi được thực hành một cách thường xuyên, khuôn mặt tỏa sáng rạng rỡ với một sức khỏe tốt.
3. Thư giãn đúng – Śavāsana
Trong thế giới kết nối ngày càng tăng, nhiều người trong chúng ta đang cảm thấy ngày càng khó khăn hơn trong việc thực sự cảm thấy thư giãn một cách tự nhiên. Ngay cả khi lướt web, xem tivi, đọc sách hay giao lưu với bạn bè – nhiều người trong chúng ta vẫn đang sử dụng rất nhiều năng lượng thể chất và tinh thần chỉ đơn giản thông qua sự căng thẳng tiềm ẩn không ngừng – liên tục giữ cho cơ bắp của chúng ta ở một mức độ cảnh báo nào đó.
Để chúng ta điều chỉnh và cân bằng hợp lý công việc của cơ thể và tâm trí, các vị Yogi vĩ đại dạy rằng chúng ta cần học cách tiết kiệm năng lượng do cơ thể tạo ra. Chúng ta sử dụng ba phương pháp để giúp đồng hóa quá trình này: “Thư giãn cơ thể vật lý”, “Thư giãn tinh thần” và “Thư giãn tâm hồn”. Mặc dù mỗi giai đoạn đều rất bổ ích, nhưng các Yogis vĩ đại nói rằng thư giãn không được thực hiện đầy đủ cho đến khi chúng ta trải nghiệm không gian thư giãn tâm linh đó, một trạng thái ngày càng hiện diện với mỗi ngày luyện tập.
Thư giãn thể chất
Trong thực hành āsana, thực hành thư giãn thể chất bắt đầu bằng việc chúng tôi nằm xuống trong tư thế xác chết, với hai cánh tay và chân cách xa nhau khoảng 30 độ so với cơ thể. Chúng ta không cố gắng làm bất cứ điều gì, chúng tôi không cố gắng ở bất cứ nơi nào ngoài nơi chúng ta đang ở đây và cho phép bản thân thư giãn hoàn toàn… Cảm giác trái đất bên dưới chúng ta.. Khi chúng ta bắt đầu trải nghiệm, một cách ý thức chúng ta bắt đầu buông bỏ những căng thẳng. Khi chúng ta tham gia vào quá trình buông bỏ này, người hướng dẫn lớp yoga bắt đầu quá trình tự kỷ ám thị. Chúng ta sử dụng sức mạnh của tâm trí vi tế để giúp trong quá trình thư giãn các cơ bắp bị căng cứng. Sự tự kỷ ám đi qua các cơ từ ngón chân đến đầu. Sau đó, một cách chậm rãi, thông điệp được gửi đến thận, gan và các cơ quan nội tạng khác.
Thư giãn tinh thần
Khi căng thẳng tinh thần, chúng ta nên thở chậm và nhịp nhàng trong vài phút. Chẳng mấy chốc tâm trí sẽ trở nên bình tĩnh. Bạn có thể trải nghiệm một loại cảm giác trôi nổi. Nếu bạn có một câu thần chú cá nhân, hãy nhẹ nhàng bắt đầu lặp lại nó cho chính mình. Nếu không có một câu thần chú cá nhân, bạn có thể lặp lại câu thần chú “Om” khi bạn hình dung ánh sáng đang lóe lên bên trong. Thần chú và hơi thở là nền tảng cơ bản của thư giãn tinh thần.
Thư giãn tâm hồn / tâm linh
Tuy nhiên, rất nhiều chúng ta có thể cố gắng thư giãn tâm trí, tất cả những căng thẳng và lo lắng không thể được loại bỏ hoàn toàn cho đến khi chúng ta đạt được thư giãn tâm hồn. Chừng nào chúng ta vô thức đồng hóa với cơ thể và tâm trí, chúng ta sẽ có những lo lắng, buồn phiền, sợ hãi và tức giận. Những cảm xúc này, lần lượt, sẽ tiếp tục mang lại căng thẳng.
Người thực hành yoga – Yogi biết rằng trừ khi một người có thể thu rút khỏi ý tưởng về cơ thể và tâm trí và tách mình (hoặc chính mình) khỏi ý thức bản ngã, thì không có cách nào để có được sự thư giãn hoàn toàn. Thay vào đó, Yogi đồng nhất với Cái ngã toàn diện, toàn năng, an bình và vui vẻ, hoặc ý thức thuần khiết bên trong. Người Yogi biết rằng nguồn gốc của tất cả sức mạnh, kiến thức, sự yên vui và sức mạnh là ở Bản ngã, và không chỉ trong cơ thể. Chúng ta dần dần điều chỉnh điều này bằng cách rèn luyện suy nghĩ của mình để khẳng định bản chất thực sự của mình, đó là: Tôi là ý thức thuần túy hoặc Chân ngã. Với nhận dạng này với Chân ngã, chúng ta hoàn thành quá trình thư giãn.
4. Chế độ ăn uống đúng
Bên cạnh việc chịu trách nhiệm xây dựng cơ thể vật lý, các loại thực phẩm chúng ta ăn ảnh hưởng sâu sắc đến tâm trí, giác quan, cũng như môi trường. Hôm nay, chúng ta hãy bắt đầu bằng cách làm quen với các nguyên tắc cơ bản.
Chế độ ăn kiểu Yogi
Chế độ ăn kiểu Yogi là một chế độ ăn chay, bao gồm các loại thực phẩm thanh khiết, đơn giản, tự nhiên, dễ tiêu hóa và tăng cường sức khỏe. Bữa ăn đơn giản hỗ trợ tiêu hóa và đồng hóa thức ăn. Về mặt đối lập, thức ăn chế biến, tinh chế và nấu quá chín thường phá hủy nhiều lợi dưỡng. Yêu cầu dinh dưỡng gồm năm loại: protein, carbohydrate, khoáng chất, chất béo và vitamin. Chúng ta nên có kiến thức nhất định về chế độ ăn uống để có chế độ ăn uống cân bằng. Ăn thực phẩm trực tiếp từ thiên nhiên, được trồng trên đất màu mỡ (tốt nhất là hữu cơ, không có hóa chất và thuốc trừ sâu) giúp đảm bảo cung cấp tốt hơn các nhu cầu dinh dưỡng này.
Có lợi về mặt dinh dưỡng
Yoga chỉ ra rằng mặt trời là nguồn năng lượng cho tất cả sự sống trên hành tinh của chúng ta; nó nuôi dưỡng thực vật (đầu chuỗi thức ăn) sau đó được động vật ăn chay ăn (ăn chay), sau đó động vật ăn chay bị ăn bởi động vật khác (động vật ăn thịt). Thực phẩm ở đầu chuỗi thức ăn, được mặt trời trực tiếp nuôi dưỡng, có đặc tính thúc đẩy sự sống lớn nhất. Giá trị thực phẩm của thịt động vật được gọi là nguồn dinh dưỡng thứ cấp, và được coi là kém hơn so với nguồn thực phẩm tự nhiên. Những thực phẩm tự nhiên (trái cây, rau, hạt và ngũ cốc), với số lượng khác nhau, có tỷ lệ khác nhau của các chất dinh dưỡng cần thiết này. Là nguồn protein, chúng dễ dàng bị cơ thể đồng hóa. Tuy nhiên, Yogis chia sẻ rằng các nguồn dinh dưỡng thứ cấp thường khó tiêu hóa hơn và ít có giá trị đối với quá trình trao đổi chất của cơ thể.
Có đủ Protein?
Câu trả lời ngắn gọn là có. Mặc dù mọi người thường lo lắng về việc liệu họ có nhận đủ protein trong lượng hàng ngày hay không, Swami Vishnu dạy rằng chất lượng của protein quan trọng hơn nhiều so với số lượng. Các sản phẩm sữa, các loại đậu, hạt và hạt là một nguồn protein tuyệt vời và cung cấp đầy đủ cho người ăn chay.
Đơn giản, tự nhiên, tươi mát
Một phương châm sống lành mạnh là: Ăn để sống chứ không phải sống để ăn. Tốt nhất nếu chúng ta hiểu rằng mục đích của việc ăn uống là cung cấp cho chúng ta nguồn sinh lực, hay Prāṇa, năng lượng sống. Vì vậy, kế hoạch dinh dưỡng tuyệt vời cho học viên Yoga là chế độ ăn uống đơn giản với thực phẩm tươi tự nhiên.
Ảnh hưởng vi tế
Là Yogis, chúng ta chú ý đến ảnh hưởng vi tế mà thức ăn mang lại cho tâm trí và cơ thể dạng vía của chúng ta. Do đó, chúng ta tránh các thực phẩm kích thích quá mức, chọn những thực phẩm khiến tâm trí bình tĩnh và trí tuệ nhạy bén. Một người nghiêm túc đi theo con đường Yoga cũng sẽ tránh ăn thịt, cá, trứng, hành, tỏi, cà phê, trà (trừ thảo dược), rượu và thuốc.
Tất nhiên bất kỳ thay đổi nào trong chế độ ăn uống nên được thực hiện dần dần. Bắt đầu bằng cách thay thế bằng phần lớn rau, ngũ cốc và hạt cho đến khi cuối cùng tất cả các sản phẩm thịt đã được loại bỏ hoàn toàn khỏi chế độ ăn uống.
Rất nhiều lợi ích
Chế độ ăn kiểu Yogi giúp chúng ta đạt được tiêu chuẩn cao về sức khỏe, trí tuệ sắc sảo và sự thanh thản trong tâm trí. Để thực sự hiểu cách tiếp cận của Yogi đối với chế độ ăn kiêng, chúng ta phải làm quen với khái niệm 3 Guas, hay các phẩm chất của tự nhiên.
5. Suy nghĩ tích cực & Thiền – Vedānta & Dhyāna
Theo Swami Vishnudevananda, Vedānta & Dhyāna (Suy nghĩ tích cực và Thiền) là quan trọng nhất trong tất cả 5 Điểm của Yoga, vì chúng ta trở thành những gì chúng ta nghĩ. Yoga dạy chúng ta một cái nhìn tích cực về cuộc sống có thể được phát triển bằng cách học và thực hành những lời dạy về triết lý của Vedānta; và tâm trí sẽ được kiểm soát hoàn hảo bằng cách thực hành thiền định thường xuyên và sống theo lối sống Yogi.
Suy nghĩ là gì?
Trong khoa học, chúng ta có sóng nhiệt, sóng ánh sáng và sóng điện – trong Yoga chúng ta cũng có sóng suy nghĩ. Suy nghĩ có sức mạnh vô cùng to lớn. Mọi người luôn trải nghiệm sức mạnh của suy nghĩ một cách vô thức ở mức độ ít hơn hoặc nhiều hơn. Mỗi suy nghĩ mà chúng ta gửi đi là một sự rung động không bao giờ mất đi.
Yoga – Sức mạnh biến đổi
Chúng ta phải hết sức thận trọng trong việc nhen nhóm những suy nghĩ không tích cực từ trong trứng nước. Chỉ khi đó, chúng ta mới thực sự hạnh phúc. Một tư tưởng tâm linh có màu vàng. Một ý nghĩ chứa đựng sự tức giận và hận thù có màu đỏ sẫm; một ý nghĩ ích kỷ có màu nâu và vân vân. Mỗi ý nghĩ là một mắt xích trong một chuỗi nguyên nhân và kết quả vô tận, mỗi tác động trở thành một nguyên nhân và mỗi nguyên nhân đã là một hệ quả; và mỗi mắt xích trong chuỗi vô tận được hàn gắn từ ba thành phần: ham muốn, suy nghĩ và hành động. Mong muốn kích thích một ý nghĩ; một ý nghĩ hiện thân như một hành động. Hành động của chúng ta tạo thành mạng lưới vận mệnh.
Yoga – Sống trong hành động
Một lối sống Yogi tích cực sẽ tự động tạo ra những suy nghĩ tích cực. Āsanas giúp di chuyển prāṇa và loại bỏ các tắc nghẽn tinh thần. Prāṇāyāma cân bằng năng lượng và cung cấp năng lượng mới cho cơ thể và tâm trí. Śavāsana loại bỏ căng thẳng. Chế độ ăn uống hợp lý cung cấp năng lượng quan trọng và thiền định sạc lại và thanh lọc suy nghĩ.
7 điểm của Thiền
Ngồi ở tư thế bắt chéo chân ổn định, thoải mái, cột sống và cổ dựng thẳng nhưng không căng.
Trước khi bắt đầu, hãy ra lệnh cho tâm trí im lặng trong một khoảng thời gian cụ thể. Quên đi quá khứ, hiện tại và tương lai.
Hít thở theo nhịp điệu tự nhiên – hít vào trong ba giây và thở ra trong ba giây. Điều hòa hơi thở cũng điều chỉnh dòng chảy của prāṇa, năng lượng quan trọng.
Ban đầu hãy cho phép tâm trí đi lang thang. Nó sẽ nhảy xung quanh, nhưng cuối cùng sẽ trở nên tập trung, cùng với sự tập trung của prāṇa.
Chọn một điểm tập trung mà tâm trí có thể nghỉ ngơi. Đối với những người có bản chất trí tuệ, đây có thể là Luân xa Ājñā, điểm giữa lông mày. Đối với những người giàu cảm xúc hơn, hãy sử dụng Anāhata hoặc Luân xa tim. Không bao giờ thay đổi điểm tập trung này.
Tập trung vào một đối tượng trung tính hoặc nâng cao, giữ hình ảnh ở vị trí tập trung. Nếu sử dụng Mantra, hãy lặp lại nó trong tâm trí và kết hợp việc lặp lại với hơi thở. Nếu bạn không có Mantra riêng, hãy sử dụng Om. Không bao giờ thay đổi Mantra.
Sự đều đặn về thời gian, địa điểm và thực hành là rất quan trọng. Sự thường xuyên tạo điều kiện cho tâm trí chậm các hoạt động của nó với sự chậm trễ tối thiểu.
Thiền Yoga: Cách Ngồi Thiền Yoga Cho Người Mới Bắt Đầu
Thiền yoga là gì?
Thiền theo Phật giáo nguyên thủy là sự rèn luyện tâm trí để đi tìm sự an nhiên trong sâu tâm hồn. Trong Yoga, thiền là một loại hình cổ xưa nhất, hay còn gọi “Dhyana”. Đây một trạng thái được nhắc đến trong 8 triết lý trong tác phẩm yoga kinh điển của Patanjali Maharishi, vào khoảng năm 400 sau Công Nguyên.
Trong bộ kinh này, thì Dhyana là tâm thức của cá nhân con người và ý thức của vũ trụ có sự liên kết ở trạng thái giác ngộ (samadhi). Nói rõ hơn, thiền yoga là sự kết hợp thiền định nguyên thủy kết hợp với các động tác, tư thế trong yoga.
Thiền yoga được tạo ra với mục đích giúp con người buông bỏ được mọi tạp niệm và dục vọng, ham muốn của cá nhân để tìm được bản ngã trong dòng chảy của vũ trụ.
Tác dụng của thiền yoga
Thiền yoga là một hình thức thể thao có lợi cho sức khỏe
Bảo vệ và tăng cường sức mạnh của não bộ
Kiểm soát căng thẳng, giảm stress
Giảm bệnh trầm cảm và các rối loạn tâm thần
Cải thiện giấc ngủ của bạn cũng hệ miễn dịch
Chậm quá trình lão hóa, giúp cơ thể trẻ trung
Khai thác được sức mạnh tinh thần và tâm linh
Thời gian thích hợp để thiền yogaViệc tập thiền yoga ở thời gian nào là tốt nhất là điều mà những ai mới tập lần đầu cũng nên quan tâm đến. Theo các huấn luyện viên yoga thì thiền yoga tốt nhất là tập vào buổi sáng, lúc này tâm hồn con người con tươi mới, chưa bị phiền não quấy nhiễu. Đồng thời, chúng ta có thể ngồi thiền trước lúc đi ngủ để bản thân tịnh tâm sau một ngày hối hả, căng thẳng và áp lực.
Đồng thời, bạn nên sắp xếp cho mình một thời gian biểu để tập yoga thiền sau ăn xong vài tiếng, hoặc ăn nhẹ trước khi ngồi thiền để cảm giác thoải mái. Tránh để bụng đói hay ăn quá no vì điều này làm ảnh hưởng đến sự tập trung của bạn.
Tư thế Yoga ngồi xếp bằngTư thế ngồi xếp bằng là tư thế cơ bản dành cho những ai mới bắt đầu học về thiền yoga. Động tác này chỉ cần ngồi khoanh tròn chân lại, thẳng lưng, nhắm mắt và tay thả lỏng để trên hai đầu gối hoặc đặt tay bắt ấn Tam muội, sau đó thả lỏng cơ thể và không nghĩ bất kỳ điều gì khác.
Khi tập, bạn nhớ giữ lưng thẳng để cột sống không bị chùng xuống và ngã người về phía trước để tránh võng lưng, ảnh hưởng cột sống.
Tư thế Yoga Miến Điện (Burmese Pose)Tư thế Yoga Miến Điện (Burmese Pose) là một tư thế thiền đơn giản và giúp bạn ngồi thiền lâu hơn, bạn chỉ cần xếp chéo chân trên thảm hay sàn thay vì khoanh chân, bàn chân nằm phẳng, bàn tay bạn đặt trên đùi hoặc chắp tay, hai cánh tay thư giãn
Tư thế ngồi thiền Yoga Bán Liên Hoa (Half Lotus Pose)Động tác Bán Liên Hoa là động tác hơi khó xíu, bạn khi ngồi xếp bằng thì gác 1 chân lên bắp đùi còn lại, tư thế này nếu chưa quen thì sẽ khá tê chân nên nhớ hãy khởi động trước, thả lỏng cơ đùi, khớp cổ chân trước khi thiền.
Tư thế Yoga Kiết Già (Full Lotus Pose)Tư thế yoga Kiết Già là một trong những tư thế khó trong thiền yoga, động tác đòi hỏi sự kiên nhẫn và luyện tập nhiều lần.
Cách thực hiện: Ngồi xếp bằng tự nhiên, bạn dùng tay kéo chân phía dưới sâu vô trong, chân còn lại đặt lên đùi chân phía trước, ngồi thẳng lưng, tay bắt ấn đặt lên đầu ngồi, thả lỏng cơ thể và hít thở.
Tư thế Ngồi Kiểu Nhật Bản (Seiza Pose)Tư thế ngồi kiểu Nhật Bản bắt nguồn từ động tác ngồi chầu trước Shogun kết hợp với ngồi thiền Phật giáo, nó còn gọi là tư thế Seiza. Để thực hiện động tác này, bạn nên lót thảm tập yoga hay đệm để bớt đau khi lần đầu tập.
Khi thực hiện, bạn sẽ ngồi theo dáng quỳ gối với hai ngón cái của chân xếp chồng lên nhau, lưng giữ thẳng, hai tay đặt trên đùi, mắt nhìn về phía trước, hít thở và thả lỏng cơ thể.
Advertisement
Tư thế Ngồi Thiền Trên Ghế (Chair Pose)
Ngồi thiền trên ghế là một biến thể khác của thiền yoga để khắc phục tình trạng không có không gian tập. Bạn chỉ cần ngồi nơi yên tĩnh, ít người qua lại, từ từ điều chỉnh hơi thở, thả lỏng cơ thể là được.
Nếu bạn có vấn đề về lưng thì dùng thêm đệm hỗ trợ phần lưng dưới, đặt dưới đầu gối khoảng 90 độ hoặc dùng tấm đệm nâng cao chân bạn.
Bên trên là một số thông tin về thiền yoga cũng như ích lợi của hình thức yoga này. Hy vọng qua bài viết trên các bạn có thêm nhiều điều bổ ích và thú vị.
Nguồn: Chuyên trang elip sport
Tư Thế Bánh Xe – “Nữ Hoàng” Của Các Tư Thế Yoga
Được mệnh danh là nữ hoàng của các tư thế, tư thế bánh xe là tư thế backbend cực kỳ khó đòi hỏi phải tập luyện nhẫn nại và có kỹ thuật phù hợp.
Tư thế bánh xe (Wheel Pose) có tên tiếng Phạn là Urdhva Dhanurasana. Đây là động tác ngả lưng sau mạnh mẽ đòi hỏi nhiều sức mạnh và sự linh hoạt để chinh phục. Đặc biệt, với hình dáng đảo ngược với tư thế ngồi bình thường, tư thế bánh xe có thể giúp mở ngực, vai và hông rất hiệu quả. Thông thường, tư thế bánh xe sẽ thường được thực hiện gần cuối buổi tập. Sau tư thế bánh xe, giáo viên có thể hướng dẫn bạn thực hiện tư thế vặn người hoặc gập người về phía trước.
Lợi ích của tư thế bánh xe trong yogaTư thế bánh xe là động tác rất tốt trong việc tăng sức mạnh và cải thiện độ linh hoạt cho cột sống. Không những vậy tư thế này còn giúp:
Mở rộng lồng ngực, cải thiện khả năng hô hấp
Tăng sức mạnh cho cánh tay, vai và chân.
Tái tạo năng lượng cho cơ thể, nâng cao tâm trạng
Mở rộng hông, vai và ngực
Ngoài ra, do tư thế này đối ngược với tư ngồi thường ngày nên có tác dụng thư giãn cơ lưng sau nhiều tiếng ngồi làm việc. Ngoài ra, nó còn tác dụng lên vùng bụng, giúp cơ phát triển, đốt cháy mỡ thừa và làm tăng độ dẻo dai, rắn chắc.
Hướng dẫn cách thực hiện động tác bánh xeTư thế bánh xe là động tác ngả lưng sau mạnh mẽ đòi hỏi nhiều sức mạnh và sự linh hoạt để chinh phục
Bắt đầu ở tư thế nằm ngửa, sau đó gập đầu gối và đặt lòng bàn chân chạm thảm gần với mông.
Đưa tay về phía bàn chân cho đến khi đầu ngón tay chỉ có thể chạm nhẹ qua gót chân
Hai bàn chân song song và cách nhau khoảng cách bằng hông.
Gập khuỷu tay và đưa hai lòng bàn tay lên trên, đặt dưới vai và các đầu ngón tay hướng về phía chân
Hít vào, ấn lòng bàn tay và bàn chân xuống thảm khi bạn nâng vai và hông lên khỏi sàn
Đặt phần đầu lên thảm, chú ý đừng dồn trọng lực lên cổ. Sử dụng tay và chân để làm đòn bẩy. Tạm dừng một lúc, chú ý giữ khuỷu tay song song và không hướng ra hai bên.
Duỗi thẳng cánh tay khi nâng đầu lên khỏi sàn.
Chú ý giữ hai bàn chân song song và đầu gối thẳng với bàn chân.
Ngả lưng về phía sau và bắt đầu duỗi thẳng chân.
Để ngã hoàn toàn ra sau, hãy hóp cằm vào ngực và từ từ hạ xuống
Giữ tư thế vài nhịp thở rồi trở lại tư thế ban đầu.
Lưu ý khi thực hiện động tácĐể thực hiện tư thế có hiệu quả, bạn cần lưu ý một số điều sau:
Đừng kích hoạt cơ mông (gluteus maximus) quá mức bởi điều này có thể làm nghiêng xương chậu, làm đè nén cột sống và kéo căng phần lưng dưới của bạn.
Không để chân xoay ra bên ngoài (hai bàn chân tách rộng ra 2 bên) bởi có thể chèn ép các dây thần kinh vùng khớp hông, gây đau nhức. Bạn có thể kẹp một khối gạch tập yoga giữa 2 đùi để giữ hai chân song song.
Khởi động thật kỹ, đặc biệt là phần cổ tay bởi nếu không cổ tay có thể có thể bị tổn thương do nén khớp quá nhiều
Biến thể của động tác bánh xeKhi đã thành thạo, bạn có thể tăng độ khó bằng cách duỗi thẳng 1 chân lên trần
Cũng giống như các tư thế yoga, bạn có thể thực hiện tư thế cách theo nhiều cách khác nhau để dễ thực hiện hoặc tăng độ khó:
Nếu thấy vai quá căng, hãy đặt tay rộng hơn vai một chút trước khi nâng người lên. Khoảng trống này có thể giúp bạn duỗi thẳng cánh tay nhiều hơn.
Thực hiện tư thế gần tường. Đặt 2 khối gạch tập yoga gần tường, sau đó đặt mỗi tay vào một khối và thực hiện theo các bước trên. Nếu gặp khó khăn ở cổ tay, bạn có thể đặt các khối dựa vào tường 1 góc 45 độ.
Nhờ giáo viên hoặc bạn tập hỗ trợ. Bạn có thể nằm ngửa trên sàn, giáo viên sẽ đứng sau đầu và đối mặt với bạn. Lúc ngã người ra sau, bạn có thể đặt tay lên mắt chân của bạn tập thay vì chống tay xuống sàn.
Còn nếu đã thành thạo tư thế bánh xe, bạn có thể nâng độ khó bằng cách:
Nâng một chân thẳng lên phía trần nhà
Di chuyển chân về phía bàn tay
Đứng lên từ tư thế bánh xe. Sau đó từ tư thế đứng vào lại tư thế bánh xe. Ở lần đầu tiên thực hiện, bạn nên đặt tay lên tường.
Bạn không nên thực hiện tư thế bánh xe nếu bị chấn thương hoặc có vấn đề với đầu gối, cổ tay, vai, cổ hoặc lưng. Đừng ép cơ thể vào tư thế nếu cơ thể không đủ linh hoạt. Ngoài ra, bạn cũng đừng quên tải chúng mình về máy, kết nối với giáo viên dạy yoga chuyên nghiệp để được hướng dẫn thực hiện động tác đúng kỹ thuật.
Đăng bởi: Xuân Phạm Thị
Từ khoá: Tư thế bánh xe – “Nữ hoàng” của các tư thế yoga
12 Phòng Tập Yoga Uy Tín Và Chất Lượng Nhất Huế
Câu lạc bộ Ananda Yoga Huế
Yoga mang đến cho tất cả chúng ta nhiều lợi ích về sức khỏe cũng như tinh thần, giúp mọi người thoát khỏi phiền não, áp lực trong công việc và cuộc sống. Ananda Yoga luôn tâm niệm rằng yoga không phải là những bài tập thể dục đơn thuần mà yoga là một phương pháp khoa học, là cánh cửa dẫn đến sự hợp nhất giữa thể chất, tinh thần và tâm hồn mỗi con người.
Đến với các khóa học yoga tại Ananda Yoga các học viên sẽ nhận ra mình suy nghĩ tích cực hơn, ngủ ngon hơn và cười nhiều hơn bởi tập luyện yoga đều đặn mang đến dự dẻo dai cho cơ thể, tăng cường sức mạnh và sự cân bằng cho tâm trí. Những kiến thức yoga được chia sẻ của Ananda tự tin sẽ là hành trang cho học viên, mang lại cho học viên không chỉ là sức khỏe, vóc dáng, sự bình an, tĩnh tại,… mà còn là sự thăng hoa trong tư duy, tâm trí và linh hồn.
Câu lạc bộ Ananda Yoga Huế chắc chắn sẽ là một trải nghiệm thú vị cho những ai quan tâm đến nội tâm, sức khỏe cũng như tìm hiểu về yoga.
MỌI THÔNG TIN XIN LIÊN HỆ:
Olympic Fitness CenterCâu lạc bộ Ananda Yoga Huế
Sẽ thật là thiếu sót khi không nhắc đến Olympic Fitness Center trong số những phòng tập yoga chất lượng và uy tín tại Huế. Chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2023, câu lạc bộ Olympic Gym & Fitness trở thành trung tâm thể dục thể hình hiện đại bật nhất thành phố Huế. Ngoài ra, đây còn là phòng tập yoga chất lượng ở Huế có thể đáp ứng tốt mọi nhu cầu của học viên.
Với một không gian rộng rãi, thoáng mát, đầy đủ ánh sáng cho người tập góp phần nâng cao hiệu quả cho các bài tập yoga. Tại phòng tập cũng được trang bị sẵn thảm tập cũng như các dụng cụ đặc biệt khác như dây tập, bóng tập, vòng tập,… để hỗ trợ học viên trong quá trình tập luyện vô cùng tiện lợi.
Không chỉ vậy, Olympic Fitness Center còn có đội ngũ huấn luyện viên nhiều kinh nghiệm, dày dặn chuyên môn, tận tình với học viên. Họ sẽ có nhiều bài tập sáng tạo, giúp học viên đạt được yêu cầu đề ra. Bên cạnh đó, khi học viên đăng kí tập luyện ở trung tâm sẽ được hỗ trợ các dịch vụ đo và phân tích chỉ số cơ thể inbody. Sử dụng dịch vụ xông hơi, phòng tắm nóng lạnh, tủ locked…
Địa chỉ:
29 Nguyễn Thái Học, TP Huế
52 Phan Chu Trinh ,TP Huế
14 Nguyễn Văn Siêu ,TP Huế
Khu đô thị Xuân Phú , TP Huế
92 Mai Thúc Loan, TP Huế.
Hotline: 02346 272 719
Olympic Fitness Center
Yoga An NhiênOlympic Fitness Center
Khi tìm hiểu về các phòng tập yoga tốt nhất ở Huế chắc hẳn không ít lần bạn được người quen giới thiệu đến cái tên Yoga An Nhiên. Yoga An Nhiên là địa chỉ tập yoga uy tín và chất lượng tại Huế, được nhiều học viên tin tưởng và lựa chọn.
Cũng giống như các phòng tập yoga chất lượng khác ở Huế, yoga An Nhiên cũng có không gian tập luyện thoáng mát, thân thiện. Phòng tập của Yoga An Nhiên sạch sẽ, được trang bị sẵn thảm tập cũng như các dụng cụ đặc biệt khác như dây tập, bóng tập, vòng tập,… để hỗ trợ học viên trong quá trình tập luyện hiệu quả hơn. Tại Yoga An Nhiên, học viên được bố trí tập luyện từ bài học đơn giản đến cấp độ nâng cao hơn. Bên cạnh đó, đội ngũ huấn luyện viên của Yoga An Nhiên luôn theo sát, hướng dẫn kĩ càng, chuyên nghiệp. Ngoài ra, mức chi phí tập luyện yoga ở An Nhiên vô cùng hợp lí, có nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn đặc biệt trong các sự kiện lớn.
Thỉnh thoảng, yoga An Nhiên sẽ tổ chức buổi tập ngoài trời tại bãi biển để thay đổi không gian cho các học viên. Hè đến rồi, thật tuyệt nếu có thể tập Yoga tại bãi biển chứ không phải trong căn phòng quen thuộc hằng ngày phải không mọi người. Tiếng sóng biển, cát vàng, ánh nắng ấm áp sẽ làm cho tinh thần chúng ta thoải mái và nhẹ nhàng hơn sau những ngày dài mệt mỏi.
CS1:02 Lê Quý Đôn, P. Phú Hội, Thành phố Huế
CS2: 27 La Sơn Phu Tử (phía trong sân bóng đá Trường Thành)
Tâm An YogaYoga An Nhiên
Không nằm ngoài danh sách này, Tâm An Yoga cũng được biết đến là một trong những phòng tập Yoga uy tín tại Huế hiện nay. Luôn hoạt động theo phương châm hướng tới sức khoẻ và vẻ đẹp của mọi người, Tâm An Yoga mong muốn có thể đáp ứng nhu cầu ngày càng cao trong việc nâng cao thể chất và chăm sóc ngoại hình, để từ đó trở thành một điểm đến lý tưởng cho bất cứ ai quan tâm đến nhu cầu khỏe và đẹp. Với không gian phòng tập thoáng mát, sạch sẽ cùng một đội ngũ HLV chuyên nghiệp, năng động có nhiều năm kinh nghiệm, Tâm An Yoga đã thật sự chiếm trọn niềm tin của tất cả các học viên khi đến đây tập luyện.Hiện nay, Tâm An Yoga liên tục chiêu sinh các học viên. Chính vì thế, nếu bạn đang muốn thử sức với bộ môn này và đang tìm kiếm một địa chỉ tập luyện uy tín tại Huế thì đừng ngần ngại đến với Tâm An Yoga. Tâm An có các khung giờ tập như sau:
Sáng: 05:00 – 06:15; 06:30 – 07:45
Chiều, tối: 17:30 – 18:45; 19:00 – 20:15
Hãy đến với Tâm An Yoga để tận hưởng và chia sẻ những phút giây vui, khỏe, trẻ, đẹp…. và nạp năng lượng cho mình mỗi ngày nha mọi người.
Địa chỉ: 248 Lê Duẩn, TP Huế
Hotline: 0935 585 811 – 0906 268 827
Facebook:
CLB Yoga Âu Cơ
Tâm An Yoga
CLB yoga Âu Cơ cũng là một địa chỉ lí tưởng cho những ai muốn học Yoga ở Huế để có thể tăng cường sức khỏe, lấy lại vóc dáng đẹp. Không gian tập luyện ở CLB Âu Cơ mang đến cảm giác thoải mái, gần gũi cho nhiều học viên khi đến tập.
CLB Yoga Âu Cơ là CLB đầu tiên được tổ chức Tantra Yoga của Ấn Độ công nhận và thành lập tại Huế từ tháng 3 năm 2010, dưới sự đỡ đầu của chuyên gia Yoga Didi Amrita. CLB yoga Âu Cơ do HLV Ngô Bích Uyên đảm nhiệm là người mang bằng cấp HLV Yoga Quốc Gia xếp loại Giỏi đầu tiên tại Huế. Với kinh nghiệm 25 năm trong ngành thể dục, HLV Ngô Bích Uyên sẽ đảm bảo cho học viên có những giáo trình tập luyện đa dạng, động tác đúng khoa học và kiến thức về bộ môn chuyên sâu. Ngoài ra, đội ngũ HLV giảng dạy tại CLB có đầy đủ bằng cấp Yoga sẵn sàng tư vấn, hướng dẫn và giới thiệu về các lớp học phù hợp với từng học viên.
CLB Yoga Âu Cơ có lớp Yoga Kids là một lớp học yoga dành cho các bạn nhỏ:
Giảm lo lắng và làm tăng khả năng để thư giãn
Điều chỉnh tư thế, giúp phòng các bệnh học đường như cong vẹo cột sống, cận thị.
Tăng cường tuần hoàn, hô hấp của trẻ
Cải thiện kỹ năng vận động
Giúp trẻ phát huy sự sáng tạo
Giúp trẻ nâng cao sự tập trung
Lớp học tạo 1 không gian bạn bè gần gũi , hòa đồng với các bạn xung quanh
Giúp trẻ kỷ luật hơn
Giải tỏa căng thẳng
Tăng cường hệ thống miễn dịch
Cải thiện sức mạnh cơ khớp và tính linh hoạt thần kinh
Giúp trẻ hiểu việc tập luyện không cần ganh đua
Giúp gia tăng lòng tự tin ở trẻ .
Cs1: Tầng 2 Trung tâm văn hoá thông tin ( Nhà Hát Lớn ), 43 Hùng Vương
Cs2: Tầng 2 Nhà Văn Hoá Lao Động, 100 Phạm Văn Đồng.
SĐT:
Mrs Uyên: 0914051925
Mrs Ánh: 0942489858
CLB Yoga Âu Cơ
Yoga Thuận HóaCLB Yoga Âu Cơ
Yoga là một món quà vô giá của truyền thống Ấn Độ cổ xưa ra đời cách đây 5.000 năm. Đó là sự tập luyện về thể chất, tinh thần và tâm linh nhằm hợp nhất giữa tâm và thân, giữa suy nghĩ và hành động, giữa chế ngự và viên mãn, giữa sự hài hòa của con người với thiên nhiên. Và đó cũng là phương pháp toàn diện cho sức khỏe và hạnh phúc.
Nhắc đến phòng tập yoga chất lượng ở Huế thì không thể thiếu cái tên Yoga Thuận Hóa được. Yoga Thuận Hóa là một trong những phòng tập yoga có tiếng và có cơ sở tập luyện uy tín ở Huế hiện nay với mức giá vừa tầm. Ngoài mang đến những bài tập yoga bổ ích dành cho nam nữ, trẻ em, Yoga Thuận Hóa còn sở hữu đội ngũ giáo viên lành nghề, dày dặn kinh nghiệm. Nếu bạn muốn tìm một nơi tập yoga bài bản hay trải nghiệm những dịch vụ đầy đủ thì phòng tập Yoga Thuận Hóa sẽ là địa điểm lý tưởng dành cho bạn. Yoga Thuận Hóa hướng đến tập luyện Yoga chuyên nghiệp, trị liệu, chăm sóc sức khỏe học viên bằng cả trái tim.
54 Ngô Quyền, Thành phố Huế
104 Nguyễn Chí Thanh (Trường THPT Gia Hội)
SĐT: 0914351218 – 0978056241 – 0987771357
Mộc YogaMột vài chia sẻ của Mộc Yoga:
Trường Đại học Tài chính Kế toán, Phân hiệu Thừa Thiên Huế, đường 49 Phạm Văn Đồng, Huế
Ủy ban nhân dân phường Phú Bình, 56 Đào Duy Anh
Trường An, 70 Đặng Huy Trứ
SĐT: 091 417 26 78
Mộc Yoga
An YogaNhững kiến thức yoga được chia sẻ của An Yoga sẽ là hành trang cho bạn trên hành trình ấy. Yoga thực sự có thể mang lại cho bạn nhiều điều hơn bạn nghĩ. Không chỉ là sức khỏe, vóc dáng, sự bình an, tĩnh tại,… mà còn là sự thăng hoa trong tư duy, tâm trí và linh hồn. Bạn sẽ tìm thấy cách để hòa nhập với cuộc sống này, cách để mọi thứ trong đời bạn vận hành một cách trôi chảy, và cách mà bạn có thể sống một cuộc sống đầy cảm hứng, đầy thăng hoa.
An Yoga còn có các lớp yoga dành cho các bạn nhỏ để bố mẹ tham khảo. Khóa học này sẽ giúp các bé:
Yoga giúp tăng sự tập trung, linh hoạt cho đôi mắt
Các bài tập phù hợp giúp phòng tránh gù lưng, cong vẹo cột sống
Môi trường học năng động giúp trẻ tự tin, giảm thiểu căng thẳng, cân bằng tâm trí sau những giờ học mệt mỏi
Tăng cường chiều cao hiệu quả
Tăng sức đề kháng , giảm ốm vặt , ngừa béo phì
Linh Kha Yoga Huế
Linh Kha Yoga Huế đảm bảo cho bạn:
Với sự tham gia của nhiều giáo viên của khắp mọi miền đất nước và Ấn Độ.
Với nhiều bài tập với nhiều phong phú
Là nơi gặp gỡ, giao lưu, chia sẻ kiến thức về yoga và niềm đam mê với yoga
Là nơi học hỏi kinh nghiệm từ nhiều giáo viên khắp mọi nơi để có cái nhìn sâu hơn về yoga
Cho dù nhu cầu của bạn đến tập luyện rèn sức khỏe hay tới giảm cân thì đều được đội ngũ HLV của Linh Kha tư vấn, lên bài tập rất nhiệt tình và tận tâm, phù hợp với mục đích tập của mỗi cá nhân. Vậy bạn còn chần chừ gì nữa mà không nhanh tay đăng kí tập luyện tại Linh Kha yoga Huế nào.
Địa chỉ: 38 Trần Cao Vân – Tp huế
SĐT: 0935225959 – 0936888815
CLB Yoga Sức Sống MớiLinh Kha Yoga Huế
Nhắc đến phòng tập yoga chất lượng ở Huế thì không thể thiếu cái tên CLB yoga Sức Sống Mới Huế được. Đây là một trong những phòng tập yoga ở Huế có tiếng từ lâu và có cơ sở tập luyện nhiều nhất hiện nay với mức giá vừa tầm.
CLB Yoga Sức Sống Mới được đánh giá là địa chỉ tập yoga chất lượng nhất tại Huế. CLB Yoga Sức Sống Mới có đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn cao, mang đến những bài tập phù hợp cho mọi lứa tuổi, mọi cấp độ của học viên. Phòng tập của CLB Yoga Sức Sống Mới thoáng mát, sạch sẽ, đặc biệt là không khí tập luyện rất gần gũi, dễ chịu. Các học viên ở đây sau khi hoàn thành xong khóa học đều nhận xét là có ấn tượng với sự quan tâm của các giáo viên đối với những học viên. Các giáo viên của CLB Yoga Sức Sống Mới luôn sát sao, khích lệ tinh thần tập luyện và hướng dẫn vô cùng tận tâm.
CLB Yoga Sức Sống Mới có các lớp Yoga dành cho bà bầu. Các bài tập của khóa học này phù hợp với từng thời kỳ mang thai của mẹ bầu vì vậy các mẹ có thể yên tâm là hoàn toàn không có hại gì cho em bé của bạn. Không những thế đến các lớp Yoga này, mẹ bầu còn được tham gia vào cộng đồng các bà mẹ quan tâm đến sức khỏe mẹ và thai nhi, không chỉ được thư giãn mà còn được học hỏi rất nhiều kinh nghiệm. Nếu không có thời gian và điều kiện mẹ bầu cũng hoàn toàn có thể tập bài tập ở nhà nhưng tốt nhất là đến lớp có sự giảng dạy của các giáo viên và có tư vấn của giáo viên theo từng tình trạng sức khỏe của bà mẹ. Một bản nhạc thiền tịnh tâm sẽ đưa mẹ và bé đến một thế giới thư thái, tĩnh lặng lắng nghe những âm thanh du dương của cuộc sống.
Cơ sở 1: 154 Trần Phú, Thành phố Huế
Cơ sở 2: 127 Nguyễn Trãi, Thành phố Huế
Cơ sở 3: 01 Đường Hà Huy Tập, Thành phố Huế (Mặt sau Nhà thi đấu)
Cơ sở 4: 54 Chi Lăng, Thành phố Huế
Royal Fitness YogaMột vài chia sẻ của khách hàng đã tập ở Royal Fitness Yoga:
Rất hài lòng về phòng tập. Nhân viên tư vấn nhiệt tình, thân thiện,…
Phòng đẹp, tiện nghi đầy đủ, khăn, tủ loke, xông hơi, xông khô, phòng tắm, phòng thay đồ, không gian thoáng sạch sẽ, máy móc đa dạng sang trọng,…
Địa chỉ: 184-186a Đinh Tiên Hoàng, Tp Huế
SĐT: 0234 6293 456
Star Fitness & Yoga Centers HueRoyal Fitness Yoga
Trung tâm Star Fitness & Yoga Centers Hue được thành lập vào tháng 8 năm 2023 với mục đích và tôn chỉ hàng đầu là đem đến cho tất cả mọi người, đặc biệt là người dân trên địa bàn Tp. Huế một phương pháp rèn luyện sức khỏe hiện đại và an toàn. Vào tháng 3 năm 2023, Star Fitness & Yoga đã mở rộng thêm mô hình Fitness của mình tại cơ sở thứ hai 117 Lê Thánh Tôn, Tp. Huế, khẳng định thương hiệu cũng như trách nhiệm của mình đối với sức khỏe – hình thể – tinh thần của các vị khách đã, đang và sẽ là Hội viên của STAR.
Star Fitness & Yoga Centers Hue có tổng diện tích của mỗi cơ sở lên đến 1000m2 gồm các khu tập luyện cardio, khu tập tạ, phòng tập nhóm Group X, Yoga chuyên biệt. Cùng những trang thiết bị, dụng cụ hỗ trợ hiện đại được nhập khẩu châu Âu và gần 10 bộ môn tập luyện trong thể hình đưa vào giảng dạy, chắc chắn Star Fitness & Yoga Centers Hue sẽ đem đến cho hội viên những trải nghiệm thú vị trong quá trình tập luyện của mình.
Star Fitness & Yoga Centers Hue cung cấp tủ đựng đồ miễn phí cho hội viên. Sau những giờ tập mệt nhoài bạn có thể thư giãn cơ thể, xông hơi khô hoặc đơn giản là nhâm nhi một ly thực phẩm bổ sung. Đến với Star Fitness & Yoga Centers Hue, bạn sẽ thấy không khí thể thao và tập luyện tràn ngập trong từng khoảng không gian. Với đội ngũ huấn luyện viên, nhân viên tư vấn chuyên nghiệp, nhiệt tình, được đào tạo bài bản về kiến thức chuyên môn, đồng nhất về phong cách hoạt động, xây dựng nên không khí hưng phấn theo sát từng cử động của hội viên.
Chi Nhánh 1: 10, Hải Triều, An Cựu, Thành phố Huế, Thừa Thiên Huế
Chi Nhánh 2: 117 Lê Thánh Tôn, Thuận Lộc, Thành phố Huế, Thừa Thiên Huế
Chi Nhánh 3: 02 Trần Cao Vân – Tp. Huế (khách sạn Parkview)
SĐT: 0901995976 (Ms Nguyệt)
Email: [email protected]
Đăng bởi: Nguyễn Vũ Thùy
Từ khoá: 12 Phòng tập yoga uy tín và chất lượng nhất Huế
Ashtanga Yoga Là Gì Và Những Điểm Khác Biệt Thú Vị
Ashtanga yoga là gì?
Ashtanga yoga bao gồm 8 nhánh là yama, niyama, asana, pranayama, pratyahara, dharana, dhyana, samadhi. 8 nhánh này của yoga sẽ giúp người tập yoga có cuộc sống kỷ luật hơn.
Thông thường có 6 cấp của ashtanga yoga. Hầu hết người tập ashtanga yoga sẽ gắn bó với cấp cơ bản. Nếu tập luyện ashtanga yoga thường xuyên, bạn sẽ thấy cơ thể bạn tiến bộ và thay đổi rất nhiều.
4 lý do nên bắt đầu tập Ashtanga ngay
1. Ashtanga Yoga giúp cơ bắp trở nên dẻo dai
Lợi ích của Ashtanga yoga là gì ? Đầu tiên phải kể đến khả năng làm ổn định hệ xương sống, giải độc, tăng cường sức khỏe, sự dẻo dai của cơ bắp và khả năng chịu đựng của cơ thể.
Với chuỗi gồm 75 động tác thường mất từ 1 giờ 30 – 2 giờ để thực hiện. Chuỗi này bắt đầu bằng các tư thế Chào mặt trời, tiếp theo là tư thế đứng, ngồi, ngược và gập lưng trước khi giải lao.
2. Toàn bộ cơ thể được luyện tập với Ashtanga Yoga
Ngoài ra, các tư thế Ashtanga Yoga còn có nhiều tác động tới các vùng cơ rất khó tập nhất trên cơ thể như cơ đùi trong, bả vai… Như vậy đã giúp cơ thể có sự khỏe mạnh toàn diện.
3. Ashtanga Yoga giúp tăng cường sức mạnh cốt lõi
Duy trì luyện tập Ashtanga Yoga thường xuyên có tác dụng làm dịu tâm trí, mang tới sự điều hòa và điềm tĩnh cho trí óc, giúp tăng cường tập trung, trí nhớ trong công việc, học tập; giúp ngủ ngon hơn và giữ tinh thẩn sảng khoái.
4. Ashtanga giúp giảm stress, giải tỏa căng thẳng
Đặc biệt, những bài tập Ashtanga Yoga là liều thuốc hiệu nghiệm cho tình trạng stress, căng thẳng, lo âu. Ashtanga Yoga với vô vàn tư thế có tác dụng giúp bạn trút bỏ những lo toan, phiền muộn trong cuộc sống; giảm lo âu, căng thẳng, mệt mỏi tinh thần.
Phân biệt Ashtanga yoga và các loại hình yoga khác
1. Ashtanga yoga và vinyasa yoga
Kỹ thuật của vinyasa yoga là sự liên kết iữa chuyển động và hơi thở tạo thành chuỗi các động tác chuyển tiếp nhẹ nhàng với từng nhịp hít vào, thở ra. Vì vậy, có những điểm tương đồng ở hai loại hình này. Cả hai hình thức tập luyện này đều tạo nên sức nóng và sức mạnh trong cơ thể.
Một trong các tư thế vinyasa yoga
2. Ashtanga yoga và hatha flow yoga
Hatha yoga không cần thiết lúc nào cũng có sự luân chuyển liên kết giữa các tư thế. Vì loại hình này tập trung vào lợi ích của từng động tác cụ thể và đi sâu hơn vào nó.
3. Ashtanga yoga và bikram yoga
Cả ashtanga yoga và bikram yoga đều có một chuỗi các tư thế. Sự khác biệt giữa bikram yoga và ashtanga yoga là bikram được tập luyện trong căn phòng nóng từ 36°C đến 40°C và không bao gồm vinyasa hay chuỗi tư thế chào mặt trời.
4. Ashtanga yoga và yin yoga
Mục đích của yin yoga không phải tạo nhiệt trong cơ thể. Thực tế, bạn có thể tập luyện phong cách này một cách rất ngầu. Yin yoga cực kỳ bị động và thực hiện phần lớn các tư thế trên sàn nhà và giữ tư thế trong khoảng 3 đến 15 phút.
Trong yin yoga, bạn phải tập luyện để nhắm tới các lớp sâu trong cơ thể, các mô và các khớp liên kết. Ở ashtanga yoga, bài tập hướng tới các lớp bề mặt của cơ thể thông qua các tư thế được giữ trong thời gian rất ngắn và các động tác di chuyển nhanh.
5. Ashtanga yoga và kundalini yoga
Năng lượng này được gọi là luân xa, hoạt động dọc cột sống và tới những trung tâm năng lượng trong cơ thể. Ashtanga yoga lại chú trọng hơn vào việc sử dụng hơi thở với chuyển động để tạo và giữ nguồn năng lượng (prana) trong cơ thể.
6. Ashtanga yoga và iyengar yoga
Mục tiêu của iyengar là thực hiện từng tư thế với sự liên kết chính xác. Bạn có thể giữ tư thế trong một thời gian dài hơn để đảm bảo mình thực hiện chính xác. Có rất nhiều công cụ được dùng trong các bài tập iyengar để hỗ trợ sự liên kết các tư thế và cho phép bạn tận dụng tối đa từng tư thế.
What Is Ashtanga Yoga? A Beginners Guide chúng tôi Ngày truy cập: 19/2/2023
Cập nhật thông tin chi tiết về Sivananda Yoga – Yoga Của Hạnh Phúc Và Bình An trên website Zlmn.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!