Bạn đang xem bài viết Sài Hồ Nam: Cây Thuốc Thông Dụng Chữa Cảm, Sốt được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Zlmn.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Sài hồ nam làm một cây thuốc thông dụng, quen thuộc ở Việt Nam. Nó thường được dùng thay cho Sài hồ bắc trong trị cảm sốt. Bài viết sau đây sẽ giới thiệu đến bạn đọc về cây Sài hồ nam, cách nhận biết và sử dụng trong trị bệnh
Sài hồ nam có tên khác là Lức, Hài Sài. Nó có tên khoa học Pluchea pteropoda Hemsl thuộc họ Cúc (Asteraceae).
Nhận diện cây thuốcCây thân thảo, sống lâu năm, cao 40 – 60 cm. Thân hình trụ nhẵn, phân nhiều cành ở gần ngọn, vỏ ngoài màu đỏ nâu. Lá mọc so le, hình bầu dục hoặc hình trứng ngược, dài 3 – 4 cm, rộng 1 – 2cm. Mép là có răng cưa, phiến dày. Lá có mùi thơm hắc.
Cụm hoa mọc ở kẽ lá hoặc đầu cành, có màu đỏ nhạt hơi tím. Quả 10 cạnh, có lông. Mùa hoa quả vào tháng 5 – 7.
Nơi phân bố và sinh tháiSài hồ nam phân bố chủ yếu ở vùng ven biển nhiệt đới chây Á, từ phía nam Trung Quốc đến Việt Nam, Campuchia, Thái Lan, … Ở nước ta, cây cũng chỉ thấy ở các tỉnh vùng ven biển, nhiều nhất ở khu vực miền trung và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Gặp ở các tỉnh như Quảng Ngãi, Bình Định, Khánh Hòa, Phú Yên.
Loài cây này thích nghi đặc biệt với các vùng nước lợ, đồng thời cây vẫn có thể sinh trưởng tốt ở vùng nước ngọt hoặc nhiễm mặn. Do đó nơi sống của nó chủ yếu thuộc khu vực các cửa sông, trên bờ các kênh rạch, ven đường đi, bờ ruộng cao ở khu vực ven biển.
Đây là loài cây ưa sáng, thường mọc thành từng khóm riêng lẻ. Cây ra hoa quả nhiều hằng năm. Hạt phát tán nhờ gió hoặc theo các dòng nước. Những cây đã trưởng thành có thể chịu được ngập úng vài ngày trong mùa mưa. Nó có thể được trồng dễ dàng bằng cành.
Bộ phận dùngBộ phận dùng của sài hồ nam là rễ là lá. Người ta thường thu hái rễ quanh năm. Sau khi đào về cắt bỏ rễ con rồi rửa sạch, phơi hay sấy khô. Có thể tẩm rượu hoặc mật ong sao thơm.
Cành mang lá non cũng thu hái quanh năm, dùng tươi, phơi khô hay nấu thành cao.
Thành phần hóa họcThành phần chủ yếu trong cây là tinh dầu. Phần trên mặt đất của cây chứa các chất triterpenoid như taraxasteryl acetat. Còn chiết từ rễ thu được Hop ‐ 17 (21) ‐en ‐ 3β ‐ yl acetate, 2- (pent-1,3-diynyl) -5- (3,4-dihidroxybut-1- ynyl) -tiophene.
Người ta nghiên cứu thấy các hoạt chất trong Sài hồ nam có tác dụng ức chế 1 số loại vi khuẩn thường gây bệnh ở người như Escherichia coli, Staphylococcus aureus, Proteus mirabilis và Proteus vulgaris.
Tính vị, công năng theo Y học cổ truyền của Sài hồ namTheo Y học cổ truyền, cây có vị đắng, tính hơi lạnh. Có công năng phát tán phong nhiệt, giải uất, lợi tiểu, điều kinh. Tức tác dụng với trường hợp cảm nắng, cảm do nhiệt nóng. Khi cơ thể thường cáu gắt tức giận là khí huyết vận hành không thông. Hoặc hoạt động các tạng phủ không điều hòa, ức chế lẫn nhau. Giải uất chính là điều trị các tình huống này.
Rễ thường được dùng chữa cảm phong nhiệt, phát nóng, nhức đầu, khát nước, tức ngực, khó chịu. Lá làm toát mồ hôi.
Ngày dùng 8 – 20g rễ, dạng thuốc sắc hay hoàn tán. Sài hồ nam thường dùng thay Sài hồ bắc để chữa sốt, cảm, cúm. Thường phối hợp các vị thuốc khác như Mạn kinh tử, Cam thảo đất, Kinh giới, Tía tô, Kim ngân hoa.
Lá có hương thơm, thường dùng để xông. Người ta còn giã nát là và cành non, thêm ít rượu xào cho nóng, đắp lên nơi đau 2 bên thắt lưng chữa đau nhức.
Chữa sốt cao kèm nhức đầu, khát nướcRễ Sài hồ nam 20g, Lá tre 12g, Cam thảo dây 12g, Ngũ gia bì 20g, Rau má 16g, Bán hạ 12g sao vàng, Gừng tươi 6g. Phơi khô rồi sắc với 400ml nước còn 100ml. Chia 2 lần uống trong ngày trước bữa ăn.
Viên cảm cúm của Viện Y học dân tộc TP. Hồ Chí MinhMỗi viên có bột lá sài hồ nam 150mg, bột Trần bì 24mg, bột Cam thảo nam 16mg, bột lá Bạc hà 24mg, bột mịn Phèn phi 20mg. Ngày uống 2 – 4 viên, chia thành 2 lần.
Một công thức Viên giải cảm khácBột lá Sài hồ nam 6,25g, bột Cam thảo 0,3g, bột Bạc hà 6,25g, tá dược vừa đủ 100 viên. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 5 viên. Trẻ em uống nửa liều người lớn
Chè giải cảmDùng cây khô, chặt nhỏ, đóng gói, dùng pha nước uống.
Hoặc phối hợp theo công thức Lá Sài hồ nam 4 phần, Nhân trần 1 phần, Bạc hà 1 phần, Cam thảo nam 1 phần. Hãm uống như trà.
Người âm hư và can dương vượng kiêng dùng.
Phụ nữ có thai không tự ý sử dụng.
Tóm lại, Sài hồ nam hay Lức là cây thuốc nam thông dụng ở nước ta. Nó được sử dụng trong điều trị cảm sốt, và có tác dụng tương tự Sài hồ bắc như giải uất, điều kinh, lợi tiểu. Chưa có nhiều nghiên cứu khoa học về cây này, hiện tại ta thấy nó có tác dụng kháng khuẩn
Quế Chi: Vị Thuốc Quen Thuộc Chữa Cảm Cúm
Quế chi xuất hiện ở nhiều nơi trên thế giới, sản lượng lớn nhất được xuất khẩu là từ Srilanca. Ở Việt Nam, quế được trồng ở dọc dãy Trường Sơn từ Thanh Hóa đến Quãng Ngãi và một số tỉnh lẻ khác, trong đó nổi tiếng là quế Thanh Hóa.
Hiện nay, vị thuốc Quế chi được cung cấp từ trong nước. Không những thế, Quế nhục và bột quế làm gia vị cũng được sản xuất từ trong nước.
Quế chi (Ramalus Cinnamomi) được lấy từ cành con hoặc vỏ cây quế bóc ở cành nhỏ. Thường được dùng chữa cảm lạnh, làm ấm cơ thể. Quế không chỉ là vị thuốc trong Đông y mà còn là gia vị gần gũi với mọi nhà. Thuộc họ Long não Laureacea.
Bộ phận dùng: cành non của cây quế hoặc vỏ cây quế bóc ở cành nhỏ..
Thu hái: thường thu hoạch vào tháng 4 – 5 và tháng 9 – 10 cùng với nhục quế.
Chế biến: chặt cành quế thành những phiến mỏng, đem phơi.
Bảo quản nơi khô ráo thoáng mát.
Quế chi vị ấm, cay, ngọt. Đi vào kinh Tâm, Phế, Bàng Quang.
Thuộc nhóm phát tán phong hàn.
Liều dùng: 03 – 10g
Tác dụng: làm cho ra mồ hôi, làm ấm và lưu thông kinh mạch, trợ dương hóa khí, hỗ trợ hoạt động cơ thể tốt hơn.
Quế chi so với Ma hoàng đều thuộc nhóm phát tán phong hàn, làm cho ra mồ hôi. Tuy nhiên Quế chi làm cho ra mồ hôi chậm và đều. Có khả năng làm lưu thông bế tắc, kinh mạch, bổ tim. Còn Ma hoàng có tác dụng làm cho ra mồ hôi qua lỗ chân lông rất mạnh, cho ra mồ hôi nhiều. Ngoài ra Ma hoàng còn có khả năng tác dụng vào phổi, giảm được cơn suyễn và lợi tiểu.
Thành phần hóa học trong vỏ quế: các hợp chất diterpenoid, phenyl glycosid, chất nhầy, các hợp chất flavonoid, tanin, coumarin. Tinh dầu chiếm 1 – 5%, trong đó chứa 65 – 95% là andehit cinnamic αD, acetat cinamyl, acetat propyl phenyl, eugenol. Trong tinh dầu quế Trung Quốc người ta không thấy eugenol. Tinh dầu dễ tan trong ethanol 70% và acid acetic khan.
Tác dụng dược lý: Nước sắc Quế chi có tác dụng ức chế tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus), tụ cầu trắng (Staphylococcus albus), trực khuẩn thương hàn (Salmonella typhi), một số trực khuẩn ngoài da.
Tinh dầu Quế gây giảm co thắt đường tiêu hóa, lợi tiểu, giảm đau, trấn tĩnh, chống co giật.
Chủ trị biểu thực phong hàn (cảm lạnh) với triệu chứng: sốt, không ra mồ hôi thường phối hợp với Ma hoàng. (Như bài Ma hoàng thang).
Chứng biểu hư phong hàn (cảm lạnh) với triệu chứng: sốt, ra mồ hôi thì điều trị thường kết hợp với Bạch thược. (Như bài Quế chi thang).
Với chứng Tâm mạch ứ trệ gây đau tức ngực khi điều trị thường phối hợp với Bạch thược, Giới bạch. (Như bài Chỉ thực giới bạch quế chi thang).
Điều trị chứng trung tiêu hư hàn (bệnh tiêu hóa) với biểu hiện đau bụng, lạnh làm đau tăng. Khi điều trị phối hợp với Bạch thược, Di đường. (Như bài Tiểu kiến trung thang).
Chứng huyết hàn ứ trệ trong bệnh phụ khoa gây đau bụng kinh, không có kinh. Điều trị thường phối hợp với Đương Quy, Ngô thù du. (Như bài Ôn kinh thang).
Nếu do phong hàn thấp tý gây đau vai, lưng (đau do thời tiết) thường phối hợp với Phụ tử. (Như bài Quế chi phụ tử thang).
Những người ngoại cảm nhiệt bệnh, âm hư hỏa vượng, huyết nhiệt vong hành… (bệnh nhiệt chứng) không được dùng. Do quế chi có tính ấm, cay dễ gây tác động đến huyết dịch và tổn thương phần âm.
Thận trọng khi dùng cho phụ nữ có thai hoặc đang trong kỳ kinh mà kinh nguyệt ra nhiều.
6.1. Ma hoàng thangMa hoàng 12g, Quế chi 8g, Hạnh nhân 12g, Chích thảo 4g. Sắc uống ngày 3 lần, chú ý uống khi còn nóng. Dùng thuốc cho tới khi ra mồ hôi là được, không cần uống tiếp. Trong bài thuốc, Quế chi có tác dụng làm cho ra mồ hôi, làm ấm và lưu thông kinh mạch. Giúp hỗ trợ thêm tác dụng của vị thuốc chủ dược Ma hoàng.
6.2. Quế chi thangQuế chi 12g, Bạch thược 12g, Sinh khương 12g, Đại táo 4 quả, Chích cam thảo 6g. Ngày sắc uống 3 lần, chú ý uống khi còn nóng. Uống xong chùm chăn cho ra mồ hôi vừa phải, mùa đông nên ăn cháo nóng sau khi uống thuốc. Quế chi là chủ dược, có tác dụng giải cơ biểu, làm ấm, lưu thông kinh mạch.
6.3. Tiểu kiến trung thangBạch thược 12g, Quế chi 6g, Sinh khương 8g, Đại táo 4 quả, Chích cam thảo 4g, Đường phèn 20g. Sắc nước bỏ bã, cho đường phèn vào uống cùng. Quế chi và đường phèn làm chủ dược, Quế chi có tác dụng làm ấm trung tiêu (về phần tiêu hóa, tỳ, dạ dày…), tán khí lạnh ở trung tiêu.
6.4. Ôn kinh thangNgô thù du 12g, Xuyên khung 6 – 12g, Xích thược 8 – 12g, A giao 8 – 12g, Sinh khương 8 – 12g, Bán hạ chế 6 – 12g, Đương quy 12g, Đảng sâm 12g, Quế chi 4 – 12g, Đơn bì 8 – 12g, Mạch môn 12g, Chích thảo 4g.
Sắc nước chia 2 lần, uống trong ngày. Trong bài thuốc, vị Quế chi có tác dụng làm ấm kinh mạch, phát tán hàn lạnh để cho huyết dễ lưu thông. Từ đó giúp cho triệu chứng đau bụng kinh giảm, kinh nguyệt được lưu thông không bị tắc, mất kinh.
Đinh hương: công dụng trị nấc lâu đời
Đại hồi hương: ngôi sao hương liệu trong y học
Tiểu hồi: Vị thuốc giúp cho đường tiêu hóa
Cây Mật Nhân: Vị Thuốc Đắng Chữa Bá Bệnh
1. Mô tả đặc điểm cây thuốc
Hoa thuộc dạng lưỡng tính, thường mọc thành cụm nhỏ hình chùy ở nách lá. Hoa có màu đỏ nâu, Cánh hoa rất mềm và nhỏ. Hoa và bao hoa phủ đầy lông.
Mật nhân ra hoa vào khoảng tháng 3 – 4, có quả vào tháng 5 – 6.
Thân cây Mật nhân khá mảnh, thường mọc dưới tán những cây lớn khác
2. Phân bố
Cây Mật nhân được tìm thấy lần đầu tiên của Malaysia và Indonesia, sau đó cây được thấy thêm ở nam Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ, Lào và cả Việt Nam.
3. Bộ phận dùng, thu hái, chế biến của cây Mật nhân
Bộ phận dùng: Ngoại trừ hoa, tất cả các bộ phận từ lá, quả, thân cây, vỏ cây, rễ đều được dùng để làm thuốc. Trong đó rễ là bộ phận được sử dụng nhiều nhất.
Thu hái, chế biến: Các dược liệu lá, quả có thể thu hái bất cứ thời điểm nào trong năm. Còn phần thân, rễ thu hái ở cây đã trưởng thành. Quả và lá khi lấy về đem rửa sạch, phơi khô. Còn rễ, thân, vỏ cây thì nên đem chặt thành từng đoạn nhỏ rồi mới phơi sấy khô.
Lá và rễ Mật nhân đều có công dụng chữa bệnh
4. Thành phần hóa học, tác dụng dược lý của vị thuốc
4.1. Thành phần hóa học
Người ta nghiên cứu và thấy được rằng trong Mật nhân có những hợp chất sau:
Thành phần làm nên chất đắng trong vỏ cây: Eurycomalacton, 2. 6 dimethoxybenzoquinon
Ngoài ra còn một số thành phần khác như: β – sitosterol, eurycoinanol, campestrol, glucopyranosid,…
4.2. Tác dụng dược lý
Thử nghiệm invitro cho thấy cao Mật nhân có khả năng chống ký sinh trùng sốt rét
Mật nhân có khả năng làm chậm quá trình hấp thu đường từ ruột vào máu, làm tăng tính nhạy cảm của insulin cũng như hoạt tính để ngăn chặn việc tăng đường huyết tốt hơn. Đồng thời kích thích tế bào beta tuyến tụy tăng sản xuất insulin.
Rễ Mật nhân có thể chữa Gout
5. Công dụng của Mật nhân
Mật nhân có vị đắng, tính mát, được biết đến với một số công dụng nổi bật sau:
Hỗ trợ điều trị các bệnh gan mật
Hỗ trợ điều trị bệnh Gout
Điều trị đái tháo đường
Giúp kích thích tiêu hóa
Chữa ghẻ lở, chàm ngứa ở trẻ em
Chữa lỵ, tiêu chảy
6. Các cách sử dụng Mật nhân
Để dùng Mật nhân, người ta có nhiều cách: ngâm rượu, ngâm sáp mật ong, sắc nước uống, tán bột hay nấu cao Mật nhân.
7. Một số bài thuốc sử dụng Mật nhân
7.1. Bài thuốc cải thiện chức năng sinh lý ở đàn ông
Dùng 400gr cây mật nhân, 50gr Nhân sâm và 50gr linh chi. Đem những nguyên liệu trên tán thành bột mịn rồi hoàn thành viên nang và sử dụng.
7.2. Bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường
7.3. Bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh Gout
Dùng một ít Mật nhân sắc cùng với 500 ml nước, sắc cho đến khi nước cô đặc lại còn khoảng 200 ml là được. Chia thành 2 – 3 lần trong ngày. Kiên trì trì sử dụng mỗi ngày để cải thiện chứng đau nhức do bệnh gout gây ra.
8. Một số lưu ý khi sử dụng Mật nhân
Phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú và trẻ em không được dùng Mật nhân.
Những người cơ thể suy yếu nên cẩn trọng khi dùng Mật nhân.
4 Cây Thuốc Dân Gian Chữa Viêm Họng Hiệu Quả Nhất Được Lưu Truyền
Những cây thuốc dân gian chữa viêm họng hiệu quả
Là húng chanh
Lá húng chanh chữa viêm họng hiệu quả
Theo đông y, là uống chanh có tính ấm, vị cay, thơm, hơi chua, thơm mùi chanh và có tác dụng lợi phế, trừ đơn, giải cảm hiệu quả. Húng chanh có chứa các loại tinh dầu hợp chất phenol và sắc tố đỏ colein có tính kháng sinh mạnh. Đây là cây thuốc dân gian thường được sử dụng để chữa các bệnh về đường hô hấp như: ho, viêm họng, hen suyễn,…
Để chữa viêm họng bằng lá húng chanh, bạn có thể tham khảo bài thuốc:
Bạn dùng khoảng 30 gam lá húng chanh, ngâm với nước muối trong 10 phút sau đó rửa lại với nước và để ráo. Bạn có thể cho là hùng chanh vào chày thêm muối hạt và giã lấy nước ngậm
Hoặc bạn cũng có thể lấy 10 lá húng chanh, thêm một ít mật ong nguyên chất, rửa sạch sau đó giã nhuyễn rồi cho lên nồi hấp cách thủy khoảng 10 phút. Bạn lấy nước để uống. Tùy từng độ tuổi mà bạn dùng nhiều hoặc dùng ít, ngày nên dùng ba lần, bài thuốc này chữa viêm họng rất hiệu quả.
Cây hồng bì chữa viêm họng hiệu quả
Quả hồng bì chữa ho viêm họng
Quả hồng bì là một loại quả quen thuộc đối với người Việt Nam. Nó thường được sử dụng để điều trị chứng ho gió, sốt, cảm lạnh, chướng bụng. Đặc biệt nó có tác dụng hỗ trợ chữa viêm họng do virút gây ra. Áp dụng những bài thuốc chữa viêm họng bằng quả hồng bì nó sẽ giúp bạn làm giảm chứng ho có đờm và đau rát cổ họng rất hiệu quả trong một thời gian ngắn.
Bạn có thể dùng hai hoặc 2-3 quả hồng bì, ngâm cùng với một ít muối hạt để làm dịu đi cổ họng và làm dịu đi các cơn đau rát. Bạn thực hiện khoảng 3 lần một ngày cho đến khi nào thấy tình trạng bệnh thuyên giảm
Bạn lấy quả hồng bì bỏ hạt, trộn với một lượng đường phèn vừa đủ, cho vào bát hấp chín hoặc đồ cách thủy đến khi nào chín rồi để ăn trong ngày, ăn hai đến ba lần và mỗi lần một ít.
Lá hẹ
Lá hẹ theo đông y có vị cay, tính ấm, có tác dụng giải độc, tiêu đờm hiệu quả. Bên cạnh đó nó còn chứa vitamin A, vitamin C, canxi và chất xơ, nó có tác dụng như một chất kháng sinh chống lại các chủng vi khuẩn. Bạn có thể tham khảo bài thuốc chữa viêm họng bằng lá hẹ như sau:
Lấy một vài lá hẹ tươi, đem rửa sạch với nước, sau đó giã nát để đắp lên vùng cổ bị viêm họng. Sau đó bạn sẽ cuốn băng để giữ thật chặt phần lá, đặt trong khoảng 30 phút rồi gỡ ra rửa sạch cổ bằng nước
Ngoài ra, bạn cũng có thể hấp cách thủy hỗn hợp lá hẹ giã nhuyễn cùng với hai thìa mật ong nguyên chất. Bạn chắt lấy phần nước cốt ra uống khi còn ấm. Bã lá hẹ bạn có thể dùng để ngâm trong miệng, sẽ làm dịu đi cơn đau rát họng rất hiệu quả
Hoa đu đủ đực
Hoa đu đủ đực có tác dụng chữa viêm họng
Hoa đu đủ đực cũng là một trong những cây thuốc dân gian chữa viêm học mà được lưu truyền từ xưa đến nay, bởi vì nó được sử dụng rất phổ biến và cho lại hiệu quả cao. Loại hoa này có tính đẳng, có tác dụng tiêu viêm, bổ phế, làm dịu đi các cơn đau và tổn thương ở họng nên được sử dụng để trị ho. Bạn có thể tham khảo cách sử dụng hoa đu đủ đực để chữa viêm họng:
Bạn chuẩn bị khoảng 20 gam hoa đu đủ đực cùng với hai thìa mật ong nguyên chất, rửa sạch hoa đu đủ sau đó trộn với mật ong, hấp cách thủy trong vòng 10 phút. Sau khi hấp xong thì lấy ra nghiền nhỏ, sử dụng bằng cách nhai và nút từ từ cho đến hết. Dùng hai lần một ngày, liên tiếp trong ba ngày sẽ thấy hiệu quả
Ngoài ra, bạn có thể chuẩn bị 10 gam hoa đu đủ đực, 10 gam lá hẹ cùng với hạt chanh. Rửa sạch sau đó nghiền nát những nguyên liệu đã chuẩn bị, hòa cùng với 20ml nước ấm, thêm một muỗng cà phê mật ong, chia làm những phần nhỏ và uống ba lần một ngày.
Topcachlam
Đăng bởi: Huỳnh Quyên
Từ khoá: 4 cây thuốc dân gian chữa viêm họng hiệu quả nhất được lưu truyền
Đặc Điểm Cây Bần Và Những Công Dụng Chữa Bệnh Tuyệt Vời Bất Ngờ
Giới thiệu về cây bần
Cây bần hay còn được gọi là Bần sẻ, Bần chua, thuộc họ Bần (Sonneratiaceae), có tên khoa học là Sonneratia caseolaris.
Cây bần có nguồn gốc từ các nước Đông Nam Á và Nam Á, nhưng hiện nay đã được di thực ở nhiều khu vực trên Thế Giới như Châu Đại Dương, Châu Phi và Châu Á. Ở Việt Nam, cây bần thường xuất hiện ở các tỉnh bến biển từ Hải Phòng đến Cà Mau, nhưng nhiều nhất là ở khu vực Tây Nam Bộ.
Cây Bần là một loài thực vật thân gỗ, có chiều cao trung bình từ 10-15m. Một số cây có thể cao đến 25m nếu phát triển trong điều kiện lý tưởng. Thân cây được chia thành nhiều cành, cành non thường được phân thành nhiều đốt phình to và có màu đỏ. Chất gỗ của cây bần rất bở và xốp nên hầu như không được sử dụng để sinh hoạt.
Rễ của cây bần khá phát triển, mọc sâu xuống dưới bùn đất, mọc từ thân rễ thành từng khóm quanh gốc rất đặc trưng. Lá mọc đối xứng, có hình trái xoan hoặc bầu dục, dày nhưng khá giòn. Lá bần dài từ, 5-10cm, rộng 35-45mm, cuống lá có gân giữa nổi rõ.
Hoa của cây bần thường mọc thành cụm ở đầu cành, cuống dài từ 0.5-1.5cm, cụm hoa dài 5cm và chứa từ 2-3 bông nhỏ. Đài hoa xòe mặt ngoài màu lục, mặt trong màu tím hồng. Mỗi hoa có 6 cánh, thuôn ở 2 đầu, màu trắng lục.
Quả cây bần cao khoảng 2-3cm, đường kính 5-10cm, bên trong chứa rất nhiều hạt.
Công dụng của cây bần trong đời sốngTrong ẩm thực quả bần chín được làm chất chua để nấu canh chua hoặc lẩu chua. Quả bần non (bần chát) và bần giá (bần chua) thường được cắt mỏng để làm rau ghém.
Cây bần còn có tác dụng làm bột giấy, gỗ cây bần có thể dùng để chế biến để làm giấy kraft. Được biết ở Philippines sản lượng khai thác trắng cây bần qua luân kỳ 10 năm được 157 tấn chất khô/ha, trong đó gỗ bần chiếm 74.4 tấn/ha và sản lượng bột giấy được thu hồi là 30 tấn/ha.
Việt Nam chúng ta nên chú tâm đến việc khai thác và thâm canh gỗ bần làm bột giấy để giúp công nghiệp phát triển giấy nước ta ngày một phát triển hơn.
Công dụng của cây bần chua trong y họcTheo báo Phụ Nữ, được biết các thành phần hoá học trong cây bần bao gồm: Vỏ cây chứa 10-20% tannin, archinin, archin, chất màu. Gỗ bần chứa 17,6% pentosan có màu nâu và 8.5% lignin. Quả bần chứa chất màu, archicin, archin, 11% pectin và 2 chất flavonoid có tác dụng tiêu viêm và giảm đau, trị bong gân và chảy máu do vết thương hở rất hiệu quả.
Các bài thuốc chữa bệnh từ các bộ phận của câyBài thuốc chữa bí tiểu tiện: Bạn cần phải có cơm quả bần và lá bần, đem đi giã nát rồi đắp vào bụng dưới, bài thuốc này chữa bí tiểu tiện rất hiệu quả.
Bài thuốc trị viêm tấy và bong gân: Bạn lấy quả bần non đem đi rửa sạch rồi giã nát đắp lên các vùng bị sưng tấy, có thể dùng băng cố định thay 1 lần/ ngày.
Những lưu ý khi sử dụng các bộ phận của cây bần trong điều trị bệnh
Vì quả bần có vị chua nên tránh ăn khi bụng đói và những trường hợp bị viêm loét dạ dày cần phải cân nhắc trước khi sử dụng.
Tham khảo: Cây an xoa và tác dụng chữa bệnh của cây an xoa
Nguồn: báo Phụ Nữ
Thương Nhĩ Tử: Vị Thuốc Chữa Bệnh Viêm Xoang
Thương nhĩ tử còn có tên thường gọi khác là Ké đầu ngựa. Trong Đông Y, Thương nhĩ tử được dùng với tác dụng điều trị các bệnh đau đầu, chảy nước mũi, viêm mũi, đau nhức xương khớp. Đặc biệt, vị thuốc này được dùng phổ biến để điều trị viêm xoang. Bài viết này trình bày cụ thể về Thương nhĩ tử và công dụng của nó.
Thương nhĩ tử còn có tên gọi khác là Ké đầu ngựa, Phắt ma, Thương nhĩ, Mác nháng (Tày). Tên khoa học là Xanthium strumarium L. Thuộc họ Cúc (Asteraceae)
Phân bốCây Thương nhĩ thử hay ké đầu ngựa là một cây nhỏ, cao độ 2m, thân có khía răng. Lá cây mọc so le. Phiến lá hình 3 cạnh, mép có răng cưa có chỗ khía hơi sâu thành 3-5 thùy, có lông ngắn cứng. Cụm hoa hình đầu có loại lưỡng tính ở phía trên, có loại chỉ gồm có hai hoa cái nằm trong hai lá bắc dày và có gai. Quả là quả giả hình thoi, có móc, có thể móc vào lông động vật.
Loại cây này được phân bố rộng rãi trên khắp thế giới, bao gồm Nga, Iran, Ấn Độ, Triều Tiên và Nhật Bản. Nó thường mọc ở đồng bằng, đồi, núi và các bãi hoang ven đường. Cây ké này mọc hoang ở khắp nơi trong nước ta.
Thu hoach vào mùa thu, khi quả già chín, lúc trời khô ráo, hái lấy quả, loại bỏ tạp chất và cuống lá, phơi hoặc sấy nhẹ ở 40 °C đến 45 °C cho đến khô.
Vị thuốc Thương nhĩ tửDược liệu Thương nhĩ tử là phần quả, hình trứng hay hình thoi. Mặt ngoài màu xám vàng hay xám nâu, có nhiều gai hình móc câu. Đầu dưới có sẹo của cuống quả. Vỏ quả giả rất cứng và dai. Cắt ngang quả giả thấy có hai ngăn, mỗi ngăn chứa một quả thật (quen gọi là hạt). Phần quả thật hình thoi có lớp vỏ rất mỏng, màu xám xanh rất dễ bong khi bóc phần vỏ quả giả. Hạt hình thoi, nhọn hai đầu, vỏ hạt màu xám nhạt có nhiều nếp nhăn dọc.
Thành phần hóa họcCho đến nay, nhiều nghiên cứu hóa thực vật của Thương nhĩ tử đã được tiến hành. Hơn 170 hợp chất đã được phân lập và xác định từ loài cây này. Trong số đó, sesquiterpenes và phenylpropanoids là những thành phần có hoạt tính sinh học chính và phong phú nhất trong Thương nhĩ tử. Đây được coi là những thành phần đặc trưng của loài cây này.
Sesquiterpene lactones thể hiện các hoạt động mạnh mẽ với tác dụng chống vi khuẩn, kháng vi rút, chống khối u và chống viêm. Các axit phenolic, chủ yếu là axit chlorogenic, được coi là hoạt chất chống viêm, giảm đau chính.
Đây là một loại thuốc cổ truyền được sử dụng rộng rãi trong điều trị các bệnh về mũi, đặc biệt là trị viêm mũi dị ứng. Điều này đã được chứng minh bằng Y học hiện đại qua nhiều nghiên cứu khác nhau.
Tác dụng chống khối u cũng được coi là đặc tính dược lý chính của chúng. Vị thuốc này đã được nghiên cứu rộng rãi trong ung thư phổi, ung thư vú, ung thư cổ tử cung, ung thư ruột kết, ung thư gan, u màng não và bệnh bạch cầu.
Chúng có tác dụng kháng viêm, hạ sốt và giảm đau đáng kể.
Tác dụng kháng khuẩn và kháng nấm cũng đã được chứng minh có mặt trên Thương nhĩ tử.
Uống dược liệu này có thể chống đái tháo đường thông qua việc làm hẹn chế tăng đường huyết và giảm các biến chứng của bệnh.
Ngoài ra, Thương nhĩ tử là một chất chống ô xy hoá mạnh
Theo Y học cổ truyền, Thương nhĩ tử có tác dụng trị đau khớp, chân tay tê dại co rút, mụn nhọt, mẩn ngứa. Ngoài ra chúng thể hiện tác dụng đặc hiệu trị viêm mũi, viêm xoang.
Liều dùng của dược liệu này là 6 g đến 12 g/ ngày, dạng thuốc sắc, hoặc làm thành viên. Thường dùng phối hợp với các vị thuốc khác.
Trong sách cổ nói dùng Thương nhĩ tử phải kiêng thịt lợn. Vì vậy nếu dùng thịt lợn cùng khi uống chúng thì khắp mình sẻ nổi quầng đỏ.
Thương nhĩ tử tánBài thuốc Thương nhĩ tử tán, hay còn gọi là Thương nhĩ tán, có nguồn gốc từ sách thuốc cổ Tế sinh phương do y gia Nghiêm Dụng Hoà biên soạn. Gồm: Thương nhĩ tử 7g, Tân di 15g, Bạch chỉ 30g, Bạc hà 1,5g. Tất cả sấy hoặc phơi khô, tán thành bột mịn, uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 6g. Theo người xưa, nếu dùng nước sắc củ hành và lá trà tươi để uống bột thuốc là tốt nhất.
Bài thuốc này có công dụng làm thông mũi, chống đau đầu, thường được dùng để trị các chứng bệnh về mũi xoang như chảy nước mũi trong và hắt hơi nhiều, ngạt mũi, chảy nước mũi tanh hôi kéo dài… Y học hiện đại là các bệnh như viêm mũi dị ứng, viêm mũi cấp và mạn tính, viêm xoang cấp và mạn tính…
Trị chứng mũi chảy nước trong, đặcQuả Thương nhĩ tử sao vàng tán bột. Ngày uống 4-8g.
Trị đau răngSắc nước quả Thương nhĩ tử, ngậm lâu lại nhổ. Ngậm nhiều lần.
Tóm lại, đây là vị thuốc có công dụng trị đau khớp, chân tay tê dại co rút, mụn nhọt, mẩn ngứa, đặc biệt là trị viêm mũi, viêm xoang. Bài thuốc nổi tiếng nhất là Thương nhĩ tử tán, trị các bệnh viêm mũi dị ứng, viêm xoang cấp và mạn tính,… Những thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Nếu muốn sử dụng chúng để chữa bệnh, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa.
Cập nhật thông tin chi tiết về Sài Hồ Nam: Cây Thuốc Thông Dụng Chữa Cảm, Sốt trên website Zlmn.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!