Xu Hướng 10/2023 # Những Điều Cần Lưu Ý Về Bệnh Viêm Phế Quản Cấp # Top 12 Xem Nhiều | Zlmn.edu.vn

Xu Hướng 10/2023 # Những Điều Cần Lưu Ý Về Bệnh Viêm Phế Quản Cấp # Top 12 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Những Điều Cần Lưu Ý Về Bệnh Viêm Phế Quản Cấp được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Zlmn.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Viêm phế quản cấp là bệnh hô hấp hay gặp vào mùa đông xuân ở cả người lớn và trẻ em. Bệnh thường sẽ tự khỏi nếu được chăm sóc đúng cách mà không cần điều trị. Tuy nhiên, nhiều trường hợp viêm phế quản cấp có triệu chứng không điển hình gây chẩn đoán nhầm với những bệnh nhiễm trùng hô hấp khác.

Phế là phổi, quản là cái ống, phế quản là ống dẫn không khí vào trong phổi. Viêm phế quản cấp là tình trạng viêm dẫn đến tổn thương lớp tế bào bề mặt của lòng ống phế quản do tiếp xúc với các tác nhân gây hại từ môi trường bên ngoài gây phù nề, co thắt cơ trơn lớp tế bào này làm tăng tiết dịch nhiều hơn dẫn tới hiện tượng ho, khò khè, có đờm,…

Lớp niêm mạc phế quản cấu tạo gồm các tế bào chất nhầy, tế bào có lông bình thường có nhiệm vụ bắt giữ các hạt bụi, các chất độc hại,… và vận chuyển chúng ra khỏi cơ thể.

Phần lớn các trường hợp viêm phế quản cấp do virus – các loại virus tương tự gây cảm lạnh hoặc cúm. Ngoài ra cũng có thể là do vi khuẩn song ít xảy ra hơn.

1. Triệu chứng bệnh

Bệnh thường xuất hiện sau một đợt cúm. Triệu chứng điển hình là ho, bên cạnh đó có thể gặp các triệu chứng khác như:·

Tức ngực.

Ho có đàm, dịch đàm trong hoặc có màu như trắng, vàng, xanh.

Khó thở.

Thở khò khè.

Đau nhức mình mẩy.

Sốt nhẹ.

Chảy nước mũi, nghẹt mũi.

2. Các tác nhân gây bệnh viêm phế quản cấp

Sức đề kháng thấp: thường xảy ra ở trẻ dưới 12 tháng tuổi, trẻ nhỏ và người lớn tuổi.

Khói thuốc lá: Người hút thuốc lá hoặc người thường xuyên hít phải khói thuốc lá có nguy cơ mắc bệnh cao.

Tiếp xúc với hóa chất: Người làm những việc phải tiếp xúc thường xuyên với hóa chất hoặc chất gây kích ứng phổi như các bụi vải, hơi hóa chất, …

Trào ngược dạ dày: Các đợt ợ nóng nghiêm trọng gây kích thích cổ họng cũng dễ gây viêm phế quản cấp.

Đa số trường hợp mắc viêm phế quản cấp do siêu vi thường biểu hiện bệnh nhẹ nhàng như sốt, ho, đau đầu, người mệt mỏi, đau rát họng, ho khan hoặc có đờm trắng,…thì chỉ cần điểu trị giảm triệu chứng là chính.

Trường hợp viêm phế quản cấp do virus thì không cần dùng kháng sinh. Người bệnh nên nghỉ ngơi, uống nhiều nước đặc biệt là nước chanh để tăng cường đề kháng; giữ gìn vệ sinh răng miệng, súc miệng bằng nước muối thường xuyên, giữ ấm cơ thể… Hạn chế dùng ngay kháng sinh để tránh dẫn tới lờn thuốc.

Một số bệnh nhiễm trùng hô hấp khác cũng có triệu chứng tương tự như viêm phế quản cấp. Để tránh nhầm lẫn, tất cả những trường hợp có ho, khạc đờm kèm theo một trong các biểu hiện như bệnh kéo dài hơn 5 ngày, có thêm sốt, khó thở, tức ngực hoặc mệt nhiều,…cần đến khám bác sĩ ngay.

Ngoài việc thăm khám lâm sàng, bệnh nhân còn có thể được yêu cầu thực hiện các xét nghiệm để tránh nhầm lẫn với các bệnh khác. Các xét nghiệm bác sĩ có thể chỉ định cho bệnh nhân như:

Xét nghiệm tìm nguyên nhân gây bệnh: ít khi thực hiện, trừ trường hợp bệnh nhân đã được chỉ định điều trị khang sinh nhưng không thấy hiệu quả. Trong trường này bệnh nhân sẽ được cấy mẫu đàm của mình để tìm vi khuẩn gây bệnh. Từ đó làm cơ sở cho bác sĩ kê kháng sinh.

Xét nghiệm máu.

Chỉ sử dụng kháng sinh trong trường hợp viêm phế quản do nhiễm khuẩn.

Bệnh nhân có thể được sử dụng thêm các thuốc điều trị triệu chứng đi kèm như:

Sốt: Thường là acetaminophen (paracetamol) dùng khi sốt cao (từ 38,5 độ trở lên). Với những người bệnh là trẻ em có bệnh lý tim, phổi, thần kinh… cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc hạ sốt. Tuyệt đối không dùng aspirin để hạ sốt cho trẻ em, người bị hen, người bị loét dạ dày – tá tràng.

Ho: Người bệnh nên uống nhiều nước giúp cải thiện việc ho, khạc đờm chú ý không nên dùng thuốc giảm ho.

Sổ mũi, nghẹt mũi:  Nên vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý.

Ho có đờm: Trên thị trường có rất nhiều loại thuốc có tác dụng làm loãng đờm, giảm độ dính của đờm như acetylcystein, bromhexin, carbocystein… Ngoài ra cần khuyên người bệnh uống nhiều nước.

Để phòng tránh được bệnh cần loại bỏ các tác nhân có thể gây kích ứng, yếu tố nguy cơ cho bệnh nhân bằng cách:

Cách ly người bệnh, không tiếp xúc gần những người đang có biểu hiện viêm hô hấp như ho, sốt, sổ mũi,… Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng. Đối với người bệnh khi ho phải ho vào khăn hoặc che miệng bằng vạt áo,

Không hút thuốc lá.

Tránh khói bụi trong, ngoài nhà, môi trường ô nhiễm.

Tăng cường uống nhiều nước, giữ ấm vào mùa lạnh.

Điều trị các nhiễm trùng tai mũi họng, răng hàm mặt, tình trạng suy giảm miễn dịch.

Vệ sinh răng miệng.

Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng.

Bệnh viêm phế quản cấp là một bệnh nhiễm trùng hô hấp khá phổ biến, thường tự khỏi và không để lại di chứng gì. Biết cách phòng tránh có thể giúp hạn chế được nguy cơ mắc bệnh, tự bảo vệ sức khỏe của bản thân và những người xung quanh.

7 Địa Chỉ Khám Và Điều Trị Bệnh Viêm Phế Quản Ở Trẻ Nhỏ Tốt Nhất Tại Hà Nội

Bệnh viện Bạch Mai

Nhắc đến bệnh viện Bạch Mai, người ta thường sẽ nghĩ ngay đến sự chuyên nghiệp và bề dày lịch sử trên 100 năm. Với sự góp sức của những giáo sư, bác sĩ đầu ngành các chuyên khoa, Bạch Mai luôn giữ vững phong độ, trở thành tuyến cuối điều trị cho những ca bệnh khó nhất từ khắp các tỉnh chuyển lên, là địa chỉ thăm khám tin cậy của người dân cả nước.

Cùng với lịch sử phát triển của viện, khoa Nhi cũng đã được thành lập từ năm 1959, Khoa Nhi nằm ở tầng 1 toà nhà P bệnh viện Bạch Mai. Đến nay, khoa đã có phòng khám trực tiếp đặt tại tầng 1 toà nhà P của viện. Gia đình có thể đưa con trực tiếp đến phòng khám của khoa để được các bác sĩ chuyên khoa Nhi thăm khám và chẩn đoán, nếu cần thiết sẽ nhập viện luôn, thay vì phải đến khám tại Khoa Khám Bệnh rồi mới luân chuyển về khoa Nhi.

Điều đặc biệt là từ năm 2010, khoa Nhi Bạch Mai luôn có sự hợp tác chặt chẽ về mặt chuyên môn và đào tạo với viện Mayo Clinic và trường đại học Colorado của Hoa Kỳ, với sự giúp đỡ của các chuyên gia nước ngoài và bề dày kinh nghiệm của mình, người dân hoàn toàn có thể yên tâm khi đưa trẻ đi khâm tại khoa Nhi Bạch Mai.

Điện thoại: 024 3869 3731

Bệnh viện Đa Khoa Quốc tế Vinmec

Bệnh viện Bạch Mai

Những bệnh viện được đề cập bên trên đều là các bệnh viện trung ương công lập thuộc Sở Y Tế Hà Nội, nhưng hiện nay, các bệnh viện tư lập cũng đang ngày càng khẳng định vị thế của mình, cả về chuyên môn điều trị và chất lượng dịch vụ tương ứng với giá cả.

Tiêu biểu là bệnh viện Đa khoa Quốc Tế Vinmec, thuộc tập đoàn Vingroup. Là một trong những bệnh viện đa khoa tư nhân lớn nhất cả nước, Vinmec luôn đầu tư cơ sở vật chất hiện đại nhất, tạo một môi trường bệnh viện khang trang, thoả mãn cả người bệnh đến khám, người bệnh điều trị tại viện, cả các bác sĩ của viện có thể yên tâm phát triển chuyên môn để khám chữa bệnh cho người dân.

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

Địa chỉ: 458 Minh Khai, phường Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

Điện thoại: 024 3974 3556 & 0899 648 761

Email: [email protected]

Bệnh viện Đa Khoa Quốc tế Vinmec

Bệnh viện Việt Pháp Hà Nội

Bệnh viện Đa Khoa Quốc tế Vinmec

Bệnh viện Việt Pháp là bệnh viện tư nhân quốc tế lớn tại Hà Nội. Đến với Việt Pháp, người dân sẽ được tiếp cận với quy trình chăm sóc sức khoẻ chất lượng cao đạt tiêu chuẩn quốc tế. Với 60% bác sĩ là các chuyên gia nước ngoài, 40% các bác sĩ còn lại đều được đào tạo bài bản theo chuẩn quốc tế, bệnh viện Việt Pháp đang dần khẳng định được vị thế và chất lượng của mình, trở thành địa chỉ tin cậy dành cho người dân cả nước nói chung, cộng động người nước ngoài ở Việt Nam nói riêng.

Tại đây, khoa Nhi – Nhi sơ sinh có một điểm đặc biệt là khoa bao gồm khu khám Ngoại Trú và khu điều trị Nội Trú, nhằm tạo ra không gian khám bệnh tách biệt rõ ràng, hạn chế lây nhiễm chéo giữa các đối tượng điều trị khác nhau. Hơn nữa, viện có nhận đăng ký trực tuyến trên trang web chính thức, với trẻ có triệu chứng hô hấp như ho, sổ mũi,… gia đình có thể đặt khám chuyên khoa Nhi – Nhi Sơ Sinh để được hỗ trợ chi tiết, sau đó đến khám tại khu khám ngoại trú của khoa mà không sợ tiếp xúc với các trẻ khác các điều trị các bệnh khác của viện.

Bệnh viện Việt Pháp ngay sát với bệnh viện Bạch Mai nên gia đình lưu ý điều này khi đi khám.

Bệnh viện Nhi Trung ương

Trung tâm hô hấp của bệnh viện Nhi Trung ương tiền đề là Khoa Hô Hấp, được công nhận trở thành Trung Tâm từ năm 2023. Với sự phát triển nhanh chóng, bề dày lịch sử, kinh nghiệm chuyên khoa và cơ sở thiết bị tối tân, gia đình hoàn toàn có thể tin tưởng khi đưa con đến đây khám và điều trị.

Địa chỉ:

Cổng 1: 18/879 La Thành, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, Hà Nội

Cổng 2: 1 ngõ 80 Chùa Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại:

Trung tâm Hô hấp: 024 6273 8675

Phòng chăm sóc khách hàng: 0865 879 879

Email: [email protected]

Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn

Bệnh viện Nhi Trung ương

Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn, hay còn gọi là Saint Paul, là một trong những bệnh viện đầu tiên được thành lập tại Đông Dương từ chế độ thực dân Pháp, đến nay, viện vẫn là một bệnh viện trung ương tuyến cuối của Sở Y Tế Hà Nội, là cơ sở khám chữa bệnh tin cậy của người dân cả nước nói chung, người dân miền Bắc nói riêng.

Viêm phế quản là bệnh lý thường do virus, ảnh hưởng đến đường hô hấp của trẻ. Để điều trị viêm phế quản và các bệnh tương tự, thay vì chỉ có khoa Nhi tổng hợp như một số bệnh viện, viện Xanh Pôn có riêng khoa Hô Hấp Nhi.

Tuy nhiên, gia đình không thể đưa trẻ trực tiếp lên thẳng khoa Hô hấp nhi mà phải đăng ký khám tại khoa Khám Bệnh trước, để các bác sĩ khám, chẩn đoán sơ bộ, làm các xét nghiệm cần thiết, nếu cần thiết mới cho trẻ nhập viện và chuyển lên khoa Hô Hấp Nhi.

Khẩu hiệu của bệnh viện Xanh Pôn chỉ gói gọn trong ba từ : Đổi mới – Niềm tin – Nhân từ, không màu mè nhưng đủ để người dân cảm nhận được sự quan tâm, chăm sóc thật lòng mọi người bệnh trong từng hoạt động của viện.

Khoa Khám Bệnh: 0985 777 608

Tổng đài chăm sóc khách hàng: 1900 6155

Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn

Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn

Trực thuộc Đại học Y Hà Nội – trường đại học y khoa danh tiếng nhất cả nước với bề dày lịch sử hơn 100 năm, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội là cơ sở luôn đi đầu trong việc ứng dụng công nghệ và các phương pháp điều trị hiện đại với các bác sĩ, giáo sư hàng đầu ở các chuyên khoa.

Năm 2023, bệnh viện tổ chức thành công chương trình Khám chữa bệnh từ xa – Telehealth, vẫn đang duy trì hàng tuần và đã hỗ trợ về mặt chuyên khoa cho các bác sĩ của rất nhiều bệnh viện trong cả nước. Chương trình Telehealth được coi là một bước tiến quan trọng trong tiến trình chuyển đổi số của ngành y tế Việt Nam.

Điều đặc biệt của viện Đại học Y Hà Nội là quy trình đặt khám, khám, chẩn đoán của viện rất bài bản và chuyên nghiệp, gia đình chỉ cần gọi điện đặt lịch, nhân viên sẽ ghi nhận triệu chứng và sắp xếp lịch hẹn với bác sĩ chuyên khoa phù hợp, như có triệu chứng ho của viêm phế quản, nhân viên sẽ phân tích và đặt lịch khám với bác sĩ khoa Nhi Hô Hấp. Gia đình cũng có thể đặt lịch khám riêng với các giáo sư, phó giáo sư nếu muốn. Sẽ không còn tình trạng ùn tắc, xếp hàng đợi khám bệnh cả 2 3 tiếng đồng hồ như trước kia tại viện nữa.

Địa chỉ: 1 Tôn Thất Tùng, phường Trung Tự, quận Đống Đa, Hà Nội

Tổng đài: 1900 6422

Hotline: 0982 873 112

Email: [email protected]

Bệnh viện Phổi Trung ương

Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Bệnh viện Phổi Trung ương, như tên gọi, ngay từ ngày đầu thành lập năm 1957, viện đã trở thành cơ sở đầu ngành trong việc chẩn đoán, điều trị 2 lĩnh vực không thể tách rời nhau là: bệnh Lao và bệnh Phổi, cũng là một trong những bệnh viện trung ương tuyến cuối, nhận được sự tin cậy của người dân cả nước.

Giống Xanh Pôn, gia đình không thể đưa trẻ trực tiếp lên khoa Nhi mà phải đăng ký khám tại Khoa Khám Bệnh. Viện có 2 khoa Khám Bệnh là Khoa Khám Bệnh thường – dành cho đối tượng có hoặc không bảo hiểm y tế, và Khoa Khám Bệnh Đa Khoa theo yêu cầu (không cần bảo hiểm y tế). Gia đình lưu ý để đăng ký khám tại khoa phù hợp.

Cổng 1: 463 Hoàng Hoa Thám, phường Vĩnh Phúc, quận Ba Đình, Hà Nội

Cổng 2: 2A Đội Nhân, phường Vĩnh Phúc, quận Ba Đình, Hà Nội

Hotline của viện: 0967 941 616

Khoa Khám Bệnh Đa khoa theo yêu cầu: 0888 916 199

Bệnh viện Phổi Trung ương

Bệnh viện Phổi Trung ương

Đăng bởi: Hoài Phương

Từ khoá: 7 Địa chỉ khám và điều trị bệnh viêm phế quản ở trẻ nhỏ tốt nhất tại Hà Nội

9 Lưu Ý Quan Trọng Nhất Về Bệnh Viêm Màng Phổi

Viêm màng phổi là gì?

Màng phổi là một lớp màng mỏng bao gồm 2 lớp (một lớp lót bên trong của thành ngực và một lớp bao phủ lá phổi). Giữa hai lớp là khoang màng phổi, bên trong có chứa một ít dịch để giúp phổi và thành ngực có thể di chuyển nhẹ nhàng khi hoạt động hít thở.

Viêm màng phổi là tình trạng lớp màng bao quanh phổi bị viêm và gây ra các cơn đau nhói ở ngực với tần suất nhanh cho người bệnh. Cơn đau thường tăng lên khi bệnh nhân hít thở sâu hoặc ho, làm cho hai lá màng phổi vốn bị viêm lại bị cọ xát lên nhau.

Căn cứ vào triệu chứng viêm màng phổi và nguyên nhân gây ra, bệnh viêm màng phổi được phân thành 2 loại là viêm màng phổi nguyên phát và viêm màng phổi thứ phát:

Viêm màng phổi nguyên phát: Hiểu một cách đơn giản, viêm màng phổi nguyên phát là chứng viêm khởi phát tại chính mô của màng phổi do một chứng nhiễm trùng hoặc tổn thương nào đó gây ra;

Viêm màng phổi thứ phát: Là bệnh viêm màng phổi bị gây ra bởi chính bệnh phổi hoặc một bệnh lý nào khác ở ngực như viêm phổi hay khối u gây ra.

Chẩn đoán viêm màng phổi

Viêm màng phổi là gì?

Bác sĩ sẽ bắt đầu bằng cách hỏi về tiền sử bệnh của bạn và khám sức khỏe, bao gồm kiểm tra ngực bằng ống nghe.

Để xác định xem bạn có bị viêm màng phổi hay không và xác định nguyên nhân, bác sĩ có thể đề nghị:

Xét nghiệm máu. Xét nghiệm máu sẽ cho biết bạn có bị nhiễm trùng hay không. Các xét nghiệm máu khác cũng có thể phát hiện rối loạn tự miễn dịch, chẳng hạn như viêm khớp dạng thấp hoặc lupus, trong đó dấu hiệu ban đầu có thể là viêm màng phổi.

Chụp X-quang. Chụp X-quang có thể cho biết lớp dịch giữa hai khoang màng phổi có tăng lên hay không.

Chụp cắt lớp vi tính (CT scan). Đây là xét nghiệm hiển thị hình ảnh phổi của bạn dưới dạng nhiều lát cắt khác nhau, từ đó cho hình ảnh chi tiết hơn so với chụp X-quang. Những hình ảnh chi tiết này có thể cho thấy tình trạng của màng phổi và nếu có các nguyên nhân gây đau khác, chẳng hạn như cục máu đông trong phổi.

Siêu âm. Phương pháp này sử dụng sóng âm thanh tần số cao để tạo ra hình ảnh chính xác của cấu trúc bên trong cơ thể của bạn. Bác sĩ có thể sử dụng siêu âm để xác định xem có tràn dịch màng phổi không.

Điện tâm đồ (ECG hoặc EKG). Bác sĩ có thể kiểm tra theo dõi nhịp tim để loại trừ các vấn đề về tim mạch nào đó có thể gây ra đau ngực.

Sinh thiết. Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ lấy một mẫu mô phổi nhỏ để xác định xem có bị ung thư hoặc bệnh lao hay không.

Chọc hút chất lỏng (chọc dò lồng ngực). Bác sĩ đưa một cây kim nhỏ vào khoang màng phổi và loại bỏ chất lỏng để tìm các dấu hiệu nhiễm trùng hoặc các nguyên nhân khác gây ra bệnh viêm màng phổi

Chẩn đoán viêm màng phổiChẩn đoán viêm màng phổi

Viêm màng phổi có nguy hiểm không?

Chẩn đoán viêm màng phổiChẩn đoán viêm màng phổi

Viêm màng phổi là bệnh lý nguy hiểm, nếu chủ quan để lâu không điều trị hoặc có phương pháp điều trị không đúng cách thì có thể dẫn đến những biến nguy hiểm như:

Vỡ vào phổi

Phế quản gây áp xe phổi – khái mủ

Rò ra thành ngực

Tràn khí thứ phát hay phối hợp

Tràn dịch màng ngoài tim

Nhiễm trùng huyết

Những biến chứng của bệnh viêm màng phổi có thể đe dọa đến tính mạng của người bệnh. Do đó, khi chẩn đoán mắc viêm màng phổi, người bệnh cần phải tiến hành điều trị theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, tuyệt đối không được chủ quan hoặc tự ý mua thuốc về điều trị tại nhà, chỉ khiến bệnh trầm trọng và dể biến chứng nguy hiểm hơn thôi.

Bệnh viêm màng phổi nên ăn gì?

Viêm màng phổi có nguy hiểm không?

Thực phẩm giàu vitamin C: Vitamin C là một chất chống oxy hóa mạnh mẽ có tác dụng hỗ trợ phổi cung cấp oxy đến khắp cơ thể. Bởi thế, nên ăn những thực phẩm giàu vitamin C như cam quýt, chanh, dâu tây, kiwi, cà chua, ớt chuông, xoài, dứa…

Rau cải: Bông cải xanh, súp lơ xanh hay cải bắp đều là những loại rau giàu chất chống oxy hóa, giúp giải phóng độc tố ra khỏi phổi mà còn tăng cường hệ miễn dịch, ngăn ngừa các nguy cơ tiến triển nặng hơn của bệnh.

Tỏi: Trong tỏi có một hàm lượng allicin cao có lợi cho sức khỏe của người bệnh viêm màng phổi,chống nhiễm trùng, giảm viêm trong phổi, giải phóng các gốc tự do ngăn ngừa ung thư phổi.

Nước: Nước là thức uống không thể thiếu đối với người bệnh viêm màng phổi vì nước có khả năng tăng lưu thông máu của phổi, hỗ trợ hiệu quả trong việc loại bỏ các độc tố cơ thể.Nghệ: Hơn một loại gia vị, nghệ còn là bài thuốc có tác dụng ngăn ngừa ung thư phổi, làm giảm các triệu chứng khó chịu của bệnh viêm màng phổi.

Bệnh viêm màng phổi nên ăn gì?

Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm màng phổi

Bệnh viêm màng phổi nên ăn gì?

Viêm màng phổi có thể ảnh hưởng đến những người mắc một số bệnh lý tiềm ẩn, chẳng hạn như nhiễm trùng hoặc bệnh tự miễn dịch. Viêm màng phổi xảy ra ở mọi người ở mọi lứa tuổi, nhưng nó phát triển thường xuyên nhất ở những người trên 65 tuổi. Những người này có nhiều khả năng bị nhiễm trùng ngực.

Những bệnh nhân có bệnh về hệ hô hấp có nguy cơ cao bị viêm màng phổi. Ngoài ra, nguy cơ xuất hiện các biến chứng của viêm màng phổi cũng sẽ tăng theo độ tuổi và sự hiện diện của các bệnh nội khoa khác như tiểu đường, viêm phế quản mạn tính, khí phế thũng, bệnh tim và các bệnh collagen mạch máu.

Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm màng phổi

Triệu chứng của viêm màng phổi

Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm màng phổiNhững yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm màng phổi

Các triệu chứng viêm màng phổi phổ biến là:

Đau ngực nặng hơn khi bạn thở, ho hoặc hắt hơi

Khó thở

Ho, sốt – chỉ trong một số trường hợp

Đau ngực – cơn đau thường xuất hiện ở phía trước hoặc phía sau của lồng ngực, đôi khi bạn có thể có đau lưng hay đau vai.

Viêm màng phổi có thể đi kèm với tràn dịch màng phổi, xẹp phổi hoặc phù nề:

Tràn dịch màng phổi. Trong một số trường hợp viêm màng phổi, chất lỏng tích tụ trong không gian nhỏ giữa hai lớp mô. Đây được gọi là tràn dịch màng phổi. Khi có một lượng dịch tương đối, cơn đau màng phổi sẽ giảm bớt hoặc biến mất do hai lớp màng phổi không còn tiếp xúc và không cọ xát với nhau.

Xẹp phổi. Một lượng lớn chất lỏng trong khoang màng phổi có thể tạo ra áp lực, nén phổi của bạn đến mức xẹp một phần hoặc hoàn toàn (xẹp phổi). Điều này gây khó thở và có thể gây ho.

Phù nề. Chất lỏng thừa cũng có thể bị nhiễm trùng, dẫn đến tích tụ mủ. Đây được gọi là chứng phù thũng. Phù thũng thường đi kèm với sốt.

Nguyên nhân gây viêm màng phổi

Triệu chứng của viêm màng phổiTriệu chứng của viêm màng phổi

Nhiễm virus

Đây có lẽ là nguyên nhân phổ biến nhất của viêm màng phổi. Nhiễm trùng gây ra phản ứng viêm ở một phần màng phổi và gây đau. Nếu bạn bị “viêm màng phổi do virus”, bệnh thường không nặng và có các dấu hiệu như ho, sốt, cảm cúm ở người bệnh. Sau vài ngày, hệ miễn dịch sẽ tiêu diệt sạch virus và tình trạng bệnh sẽ thuyên giảm.

Các nguyên nhân khác: gây viêm màng phổi và đau ngực kiểu màng phổi nhưng ít gặp hơn so với viêm màng phổi do virus. Bất cứ nguyên nhân nào làm cho nhu mô phổi ở sát màng phổi bị tổn thương đều có thể gây ra đau, ví dụ như:

Viêm phổi

Thuyên tắc phổi

Chấn thương ngực

Tràn khí màng phổi

Ung thư phổi

Viêm màng phổi trong một số dạng của viêm khớp

Các bệnh này thường kèm nhiều biểu hiện khác và đau màng phổi chỉ là một phần biểu hiện trong số đó.

Bệnh viêm màng phổi có lây không?

Nguyên nhân gây viêm màng phổiNguyên nhân gây viêm màng phổi

Bệnh viêm màng phổicó lây không là thắc mắc được rất nhiều người quan tâm. Lý giải vấn đề này, các chuyên gia y tế cho rằng, viêm màng phổi là một dạng điển hình của viêm phổi, nguyên nhân chính gây ra bệnh thường là virus, vi khuẩn, nấm hoặc ký sinh trùng. Chính vì thế, những người bị bệnh viêm màng phổi rất có thể lây truyền mầm bệnh sang cho những người xung quanh, thông qua nước bọt bắn ra khi nói chuyện hoặc ho, hắt hơi.

Để hạn chế bị lây bệnh viêm màng phổi từ người này sang người khác, những người không bị bệnh nên tránh tiếp xúc gần với người bệnh theo hình thức mặt đối mặt.

Điều trị viêm màng phổi như thế nào?

Bệnh viêm màng phổi có lây không?Bệnh viêm màng phổi có lây không?

Cách điều trị viêm màng phổi tập trung chủ yếu vào nguyên nhân. Ví dụ như nếu nguyên nhân viêm do vi khuẩn, bác sĩ sẽ sử dụng kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn. Nếu nguyên nhân là nhiễm virus, viêm màng phổi có thể tự khỏi, điều trị chủ yếu là làm giảm nhẹ triệu chứng.

Viêm màng phổi uống thuốc gì? Cơn đau ngực do viêm màng phổi có thể được điều trị bằng một loại thuốc giảm đau được gọi là thuốc kháng viêm không steroid (NSAID). Thông thường, bác sĩ thường chỉ định thuốc ibuprofen. Nếu NSAID không hiệu quả hoặc không phù hợp, bạn có thể được kê thuốc giảm đau khác như paracetamol hoặc codeine.

Hãy thử các tư thế khác nhau khi nghỉ ngơi để xem tư thế nào là thoải mái nhất cho bạn. Nghe có vẻ lạ, nhưng thường xuyên nằm nghiêng về phía ngực bị đau sẽ giúp giảm cơn đau.

Nếu có quá nhiều chất lỏng tích tụ trong khoang màng phổi gây viêm, các bác sĩ loại bỏ không khí, máu hoặc dịch trong khoang màng phổi. Tùy thuộc vào lượng chất cần được dẫn lưu, các bác sĩ sử dụng kim và ống tiêm (lồng ngực) hoặc ống lồng ngực để hút chất lỏng ra khỏi khu vực.

Viêm màng phổi có chữa được không? Hiệu quả điều trị viêm màng phổi phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh. Nếu bệnh gây ra viêm màng phổi được chẩn đoán và điều trị sớm, bạn có thể hồi phục hoàn toàn.

Đăng bởi: Hoạt Đào

Từ khoá: 9 Lưu ý quan trọng nhất về bệnh viêm màng phổi

Phòng Thờ Có Cần Cửa Không? Và Những Điều Cần Lưu Ý

Bạn đang tự đặt câu hỏi: “Phòng thờ có cần cửa không? Và những điều cần lưu ý?” Hãy đọc bài viết để tìm hiểu ý nghĩa và lựa chọn phù hợp cho không gian linh thiêng này.

Phòng thờ là một không gian linh thiêng trong gia đình, nơi mà người ta thể hiện lòng tôn kính đối với tổ tiên và các vị thần linh. Đây là nơi để đặt bàn thờ và các vật phẩm linh thiêng như tượng thần, bát mã, và nến. Phòng thờ không chỉ là nơi cầu nguyện mà còn là nơi để tạo ra sự yên bình và cân bằng trong gia đình.

Có cửa trong phòng thờ mang lại nhiều ý nghĩa quan trọng. Trước tiên, việc có cửa tạo ra sự tôn trọng và trang trọng cho không gian này. Cửa giúp che giấu và bảo vệ các vật phẩm linh thiêng trên bàn thờ khỏi ánh nhìn của người ngoàNgoài ra, cửa cũng ngăn chặn tác động từ môi trường bên ngoài, bảo đảm không gian phòng thờ được giữ trong tình trạng sạch sẽ và tốt nhất để thực hiện nghi lễ.

Khi thiết kế cửa cho phòng thờ, chúng ta cần tuân thủ các nguyên tắc phong thủy để đảm bảo sự hài hòa và cân bằng của không gian. Lựa chọn vật liệu và kiểu dáng cũng rất quan trọng. Vật liệu như gỗ, kim loại và kính thường được sử dụng cho cửa phòng thờ. Kiểu dáng cửa nên phù hợp với kiến trúc và phong cách của ngôi nhà, tạo sự hòa hợp và thống nhất.

Có nhiều quan điểm trái chiều về việc có cửa trong phòng thờ. Một số người cho rằng phòng thờ không cần cửa để tạo sự thoáng đãng và gần gũi với tổ tiên. Tuy nhiên, một số người khác tin rằng việc có cửa trong phòng thờ giúp tạo ra sự trang trọng và tôn kính. Thực tế, việc có cửa trong phòng thờ hay không còn phụ thuộc vào quan điểm và thực tiễn của mỗi gia đình.

Người ta có thể không để cửa trong phòng thờ để tạo sự thoáng đãng và gần gũi với tổ tiên. Họ cho rằng việc không có cửa giúp tạo ra một không gian mở và giao lưu tự nhiên.

Sử dụng rèm thay vì cửa có thể là một lựa chọn phù hợp để giữ không gian phòng thờ thoáng đãng. Rèm cũng có thể tạo ra sự riêng tư và che chắn các vật phẩm linh thiêng.

Việc có cửa trong phòng thờ hay không là một yếu tố linh hoạt và tuỳ thuộc vào quan điểm và sở thích riêng của mỗi gia đình. Quan trọng nhất là tôn trọng và tạo sự linh thiêng cho không gian này.

Phòng thờ là một không gian linh thiêng trong gia đình, nơi mà chúng ta tôn kính tổ tiên và giao tiếp với thế giới tâm linh. Việc có cửa trong phòng thờ mang lại sự trang trọng và bảo vệ các vật phẩm linh thiêng. Tuy nhiên, việc có cửa hay không còn phụ thuộc vào quan điểm và sở thích của mỗi gia đình. Hãy lựa chọn một giải pháp phù hợp với không gian và tạo sự tôn trọng cho phòng thờ của bạn.

Nào Tốt Nhất – Trang review đánh giá sản phẩm dịch vụ tốt nhất.

Có hàng triệu khách hàng Tiềm Năng đang xem bài viết này

Bạn muốn có muốn đưa sản phẩm/dịch vụ thương hiệu của mình lên website của chúng tôi

Liên Hệ Ngay!

Khi Mua Sắm Ở Thái Lan Cần Lưu Ý Những Điều Gì?

Có thể nói mua sắm ở Thái Lan là một hoạt động vô cùng thú vị khi đến du lịch ở đất nước này. Điểm chung của shopping ở đây là có vô số mặt hàng đẹp, chất lượng và giá cả vô cùng rẻ. Hầu hết các điểm mua sắm và chợ đều cung cấp cho du khách đầy đủ dịch vụ cho một ngày mua sắm vui vẻ trọn vẹn. Các quầy đồ ăn, đồ uống luôn sôi nổi và phong phú.

Khi đi mua sắm ở Thái Lan, du khách cần lưu ý:

– Nên có một kế hoạch nhất định cho việc shopping của mình, ghi chép những món đồ cần mua và đọc lời khuyên khi đi mua sắm để tìm được nhanh và đúng mục đích, bởi vì nếu không có kế hoạch cụ thể du khách sẽ lan man và cuối cùng sẽ là không mua được gì cả.

– Khi đi mua sắm không nên mang theo nhiều đồ để được rảnh tay chọn hàng hóa; nên đi giày, dép thấp cho thoải mái đôi chân của mình; mặc đồ tiện dụng nhất để không vướng víu khi vào các khu chợ đông và chật chội.

– Tất cả các cửa hàng, siêu thị chỉ mở cửa từ khoảng 10h hoặc 10h30 sáng (số ít mở từ 9h30), chợ thì mở cửa sớm hơn. Do đó, theo lời khuyên khi đi mua sắm ở Thái Lan là đừng đi quá sớm vì phải đứng ngoài chờ mất thời gian.

– Một lời khuyên nữa cho du khách là nếu có ý định đi sắm đồ tại Thái Lan thì nên đi buổi tối, vì các chợ đêm bắt đầu hợp, các mặt hàng cũng sẽ đa dạng và đẹp hơn lúc du khách đi ban ngày. Điều này cũng rất giống với những chợ đêm ở Việt Nam.

– Cuối tuần là thời gian shopping vô cùng lý tưởng bởi ở Bangkok có những khu chợ bán quần áo, phụ kiện chỉ mở vào cuối tuần.

– Đừng quá đắn đo về giá cả khi đã chọn được món đồ ưng ý, tất cả sản phẩm du khách mua tại Thái Lan đều sẽ rẻ hơn khi du khách mua tại Việt Nam bởi lý do các cửa hàng bán lẻ tại Việt Nam đều sang Bangkok nhập hàng về để bán và đều bán với giá tăng khoảng 20% – 30%.

– Hầu hết ở các cửa hàng và siêu thị đều niêm yết giá sản phẩm, nhưng du khách nên trả giá. Du khách có thể đạt được mức giá để mua thấp hơn từ 10 – 40% so với giá chào ban đầu. Người Thái đánh giá cao tác phong lịch sự và khiếu hài hước. Với sự kiên nhẫn và một nụ cười cởi mở, du khách có thể mua được hàng giá rẻ.

– Người bán hàng ở Thái Lan đều nói tiếng Anh khá tốt. Không khí mua bán ở đây cởi mở, không có tình trạng nài ép, lôi kéo, tranh giành khách. Du khách cứ thoải mái trả giá và chọn lựa cho đến khi ưng ý.

– Tại đất nước này có 2 mùa Sale lớn nhất trong năm diễn ra từ tháng 6 đến tháng 8 và cuối dịp Noel chào đón năm mới. Đặc biệt trong những năm gần đây Thái Lan có nhiều chính sách kích cầu thương mại nên có nhiều chương trình giảm giá rất đậm, thậm chí lên tới 80% trên cả 7 thành phố lớn như: Bangkok, Chiang Mai, Hua Hin và Ko Samui, Phuket, Hat Yai, Pattaya…

– Nếu mua sắm trên 3000 baht, du khách sẽ được các cửa hàng làm cho thẻ mua hàng VIP, được giảm trên 5% trên mỗi hóa đơn mua hàng trong thời gian 2 năm. Du khách là người nước ngoài có thể được hoàn thuế giá trị gia tăng tại các sân bay quốc tế tại Bangkok, Chiangmai, Hat Yai và Phuket khi mua hàng trị giá tối thiểu 5000 baht trong một ngày (tổng số tiền có thể̉ gộp nhiều hóa đơn trong ngày), khách du lịch Thái Lan nên yêu cầu xuất mẫu hóa đơn hoàn thuế VAT khi mua hàng. Nếu ở cửa hàng tổng hợp, khách cần đến quầy xuất hóa đơn VAT để hoàn thuế. Biên nhận phải được tính giảm thuế trong ngày mua hàng. Khi rời Thái Lan du khách cần phải đóng mộc mẫu hoàn thuế tại điểm kiểm tra VAT của hải quan trước khi lên máy bay. Hàng hóa đã kê khai hoàn thuế VAT nhân viên hải quan sẽ xem trước khi nhận mẫu hoàn thuế. Khi đi qua điểm kiểm tra hộ chiếu, du khách sẽ được các viên chức hải quan Thái Lan xử lí mẫu và trả lại tiền hoàn thuế VAT.

Đăng bởi: Mị Ngọc

Từ khoá: Khi mua sắm ở Thái Lan cần lưu ý những điều gì?

Mềm Sụn Thanh Quản Và Những Điều Bạn Cần Biết

Thanh quản nằm phía trước cổ, nối họng với khí quản. Vai trò chủ chốt của thanh quản là bảo vệ đường thở dưới bằng cách đóng lại đột ngột trước các kích thích cơ học. Ngoài ra, thanh quản còn có vai trò tạo ra giọng nói, ho, kiểm soát thông khí…

Cấu tạo của thanh quản bao gồm :

3 sụn lớn, đơn độc: sụn nhẫn, sụn giáp, sụn nắp.

3 cặp sụn nhỏ hơn: sụn phễu, sụn sừng, sụn chêm.

Tình trạng này được cho là do sự chậm trưởng thành của các cấu trúc chống đỡ ở thanh quản. Các sụn thanh quản bị mềm và sa vào thanh quản trong lúc hít vào. Trong đó, thường gặp là sụn nắp hoặc sụn phễu hoặc cả hai. Điều này dẫn tới việc tắc nghẽn đường thở, gây ra một âm thanh ồn ào lúc hít vào.

Trẻ bị mềm sụn thanh quản dễ mắc trào ngược dạ dày thực quản hơn. Nguyên nhân là do trẻ phải tạo ra áp lực âm hơn trong lồng ngực để vượt qua chỗ tắc nghẽn đường thở. Ngược lại, trẻ bị trào ngược có thể có các đặc điểm giống như mềm sụn thanh quản do tác động của dịch trào ngược.

Thông thường, trẻ mắc bất thường này bắt đầu tạo ra những âm thanh khi hít vào trong 2 tháng đầu đời, điển hình bắt đầu ở 4 – 6 tuần tuổi, những cũng có thể muộn lúc 2 – 3 tháng. Âm thanh này tăng khi bé nằm ngửa, trong lúc ngủ, trong lúc ăn…Tuy nhiên, tiếng khóc của bé vẫn bình thường. Đa số trường hợp không ghi nhận khó bú, mặc dù đôi khi có thể sặc hay ho khi bú.

Các triệu chứng đi kèm khác bao gồm:

Khó cho ăn.

Bị sặc khi cho ăn.

Tăng cân kém.

Ngưng thở

.

Kéo vào cổ hay ngực với mỗi nhịp thở.

Tím tái.

Trào ngược dạ dày thực quản: nôn, trớ…

Trong hơn 90% trường hợp, việc điều trị cần thời gian và tổn thương này sẽ dần dần cải thiện. Do đó, hầu hết các âm thanh khi hít vào sẽ biến mất khi trẻ lên 2 tuổi. Trong 6 tháng đầu, âm thanh có vẻ sẽ lớn lên do luồng khí hít vào tăng dần theo tuổi. Sau khoảng thời gian này, tiếng ồn dần biến mất. Đôi khi âm thanh có thể sẽ tái phát khi chơi thể thao hoặc nhiễm trùng đường hô hấp.

Nếu đứa trẻ có tiếng khóc bình thường, tăng cân bình thường và tiếng thở rít tăng ít trong 2 tháng đầu thì không cần làm thêm gì để chẩn đoán. Một số trẻ có kèm biểu hiện giảm oxy máu có thể dẫn tới tăng áp phổi. Trẻ nên được cung cấp oxy ở những trường hợp này.

Giảm oxy máu, cần được cung cấp oxy.

Giảm thông khí phế nang cần phẫu thuật hoặc thông khí áp lực dương.

Ngưng thở.

Tăng nguy cơ trào ngược dạ dày thực quản.

Tăng áp phổi.

Ngưng thở hơn 10 giây.

Môi chuyển sang màu xanh khi trẻ thở ồn ào.

Trẻ kéo cổ vào sau khi bị đổi tư thế hoặc đánh thức.

Ở những trường hợp nặng, mềm sụn thanh quản có thể ảnh hưởng đến hô hấp, gây nên khó khăn trong việc ăn, lớn lên và phát triển của trẻ. Can thiệp phẫu thuật ở những bệnh nhi này là cần thiết.

Như đã nói ở trên, còn 10% bệnh nhi nặng cần phải can thiệp, các nguyên nhân có thể là:

Không bú được.

Tăng CO2 máu hoặc giảm oxy máu đáng kể.

Ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn nặng.

Tăng áp phổi

Bệnh tim phổi.

Bác sĩ Nguyễn Lê Vũ Hoàng

Cập nhật thông tin chi tiết về Những Điều Cần Lưu Ý Về Bệnh Viêm Phế Quản Cấp trên website Zlmn.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!