Xu Hướng 9/2023 # Nhiễm Trùng Vú: Liệu Có Nên Cho Trẻ Tiếp Tục Bú Mẹ Không? # Top 13 Xem Nhiều | Zlmn.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Nhiễm Trùng Vú: Liệu Có Nên Cho Trẻ Tiếp Tục Bú Mẹ Không? # Top 13 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Nhiễm Trùng Vú: Liệu Có Nên Cho Trẻ Tiếp Tục Bú Mẹ Không? được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Zlmn.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Sữa mẹ là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng tốt nhất cho sức khỏe của trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, trong thời gian cho trẻ bú, mẹ có thể gặp phải vài rắc rối với vú như không tiết được sữa hay sữa quá ít không đủ đối với trẻ. Ngoài ra, một vấn đề vẫn thường hay gặp đó là nhiễm trùng vú.

Nhiễm trùng ở vú của mẹ đang cho bú là tình trạng vú bị viêm, thường là do vi khuẩn. Các triệu chứng khi bạn bị nhiễm trùng vú có thể bao gồm:

Đau nhức và sưng đỏ bên vú bị viêm.

Sốt, có thể kèm theo ớn lạnh.

Đau đầu.

Gặp khó khăn khi bạn vắt sữa hoặc sữa không tiết ra lúc trẻ bú.

Những lý do phổ biến nhất khiến vú bị nhiễm trùng:

Vú giảm tiết sữa: Điều này có thể xảy ra nếu khoảng cách giữa các lần cho trẻ bú quá xa hoặc bạn không cho trẻ bú. Nếu trẻ của bạn chỉ bú một bên vú hoặc bú sữa quá ít, sữa có thể ứ đọng lại trong vú của bạn. Ngoài ra, sữa cũng không được tiết từ bên trong vú ra bên ngoài. Đó là do ống dẫn sữa trong vú bị tắc nghẽn hoặc bạn mặc áo ngực quá chặt.

Tổn thương ở vú: Thông thường có nhiều vi khuẩn trên núm vú của mẹ và trong miệng của trẻ. Nếu núm vú bị tổn thương và nứt, vi khuẩn có thể xâm nhập vào ống dẫn sữa trong vú của bạn và gây nhiễm trùng. Núm vú bị tổn thương trong trường hợp trẻ ngậm bắt vú không đúng cách khi bạn cho trẻ bú. Khi đến tuổi mọc răng, trẻ có thể cắn núm vú của bạn. Hơn nữa, sử dụng máy hút sữa với lực hút quá mạnh cũng là nguy cơ làm tổn thương vú của bạn.

Sau khi thăm khám và làm những xét nghiệm cần thiết, Bác sĩ sẽ cân nhắc phương pháp điều trị. Một số trường hợp, bạn cần uống thuốc kháng sinh để điều trị nhiễm trùng. Càng bắt đầu điều trị sớm, bạn sẽ càng cảm thấy cơ thể hồi phục nhanh hơn. Ngoài ra, bạn có thể dùng thêm thuốc giảm đau cho đến khi hết nhiễm trùng.

Nhiễm trùng thường không lây truyền cho trẻ nếu trẻ đang bú sữa mẹ. Tuy nhiên, nếu bạn đang dùng thuốc kháng sinh, trẻ có thể bị ảnh hưởng bởi tác dụng của thuốc. Vì một số thuốc có thể vào trong cơ thể trẻ thông qua sữa mẹ. Thực tế, đó thường không gây ra vấn đề nguy hiểm cho trẻ. Bạn có thể thông báo với Bác sĩ của con bạn nếu bạn lo lắng về điều này.

Những vấn đề khác mà Bác sĩ sẽ kiểm tra như liệu bạn đã cho bú thường xuyên hay tư thế cho bú đã đúng cách chưa. Từ đó, Bác sĩ cung cấp thông tin thêm về hướng dẫn nuôi con bằng sữa mẹ. Ngoài ra, sử dụng máy hút sữa cũng giúp ích trong việc kích thích vú bạn tiếp tục tiết sữa.

3.1 Chế độ sinh hoạt hợp lí

Khi vú bị sưng và đau, bạn sẽ rất khó chịu và dễ bị căng thẳng. Vậy nên, hãy dành thời gian nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt, nhất là trong vòng 24 giờ đầu tiên. Uống nhiều nước, đặc biệt nếu bạn bị sốt. Quan trọng là cần một chế độ ăn uống lành mạnh, đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng.

Ngoài ra, bạn có thể uống thêm thuốc giảm đau và kháng sinh theo chỉ định của Bác sĩ. Chú ý là bạn nên uống đúng giờ và đủ liều để đảm bảo nhiễm trùng đã hết hoàn toàn.

3.2 Tiếp tục cho trẻ bú

Nhiều mẹ nghĩ rằng không nên tiếp tục cho trẻ bú trong thời gian vú đang bị viêm. Một phần là vì bạn sợ đau khi trẻ bú hoặc sẽ lây bệnh cho trẻ. Tuy nhiên, việc cho bú thường xuyên hơn sẽ giúp cho vú của bạn được tiết sữa tốt hơn. Bạn có thể dùng khăn chườm ấm vú của bạn ngay trước khi cho trẻ bú. Điều này không chỉ cải thiện tình trạng viêm mà còn giúp sữa của bạn xuống dễ dàng. 

Bắt đầu cho trẻ ăn bên vú không bị nhiễm trùng trước. Sau đó chuyển trẻ đến vú bị nhiễm trùng sau khi sữa đã chảy ra. Bạn có thể đắp khăn ấm lên vú đang bị nhiễm trùng trong lúc cho trẻ bú bên vú còn lại.

Nếu trẻ bị ốm hoặc sinh non, bạn nên cho trẻ bú sữa ở vú khỏe mạnh. Tạm thời bạn vẫn tiếp tục hút sữa ở vú bị viêm. Nhưng không nên cho trẻ bú sữa này cho đến khi bạn cảm thấy khỏe hoàn toàn. 

Những trường hợp bạn có thể cần sử dụng máy hút sữa:

Vú bị nhiễm trùng không tiết sữa tốt mặc dù bạn đã làm theo các gợi ý ở trên.

Cho trẻ bú bên vú bị nhiễm trùng khiến bạn cảm thấy khó chịu vì đau nhức.

Trẻ của bạn từ chối bú ở bên vú bị nhiễm trùng.

3.3 Tư vấn ý kiến của Bác sĩ

Hãy hỏi Bác sĩ được tư vấn những thông tin sau khi bạn nhiễm trùng vú:

Sẽ mất bao lâu để tình trạng nhiễm trùng vú của bạn hồi phục.

Những hoạt động bạn nên tránh và khi nào bạn có thể trở lại sinh hoạt bình thường.

Cách chăm sóc và vệ sinh vú.

Những triệu chứng hoặc vấn đề bạn nên theo dõi và cách xử trí nếu bạn gặp phải.

Khi nào bạn cần quay lại để Bác sĩ kiểm tra.

Nhiễm trùng vú là bệnh khá phổ biến trong thời gian bạn cho trẻ bú sữa mẹ. Điều quan trọng là bạn vẫn nên tiếp tục cho trẻ bú hoặc hút sữa ở bên vú đang bị viêm. Khi đó, tình trạng nhiễm trùng vú sẽ nhanh chóng hồi phục.

Trẻ Bị Côn Trùng Cắn: Bố Mẹ Nên Xử Trí Thế Nào?

Trẻ bị côn trùng cắn có sao không?

Vết cắn của muỗi, bọ chét và rệp thường gây ngứa, nổi mụn đỏ trên da. Kích thước của vùng da sưng đỏ có thể thay đổi từ một chấm nhỏ đến 1cm. Nhưng kích thước vết đốt lớn hơn không có nghĩa là con bạn có bất thường. Một số trường hợp muỗi đốt gần mắt có thể khiến mắt trẻ sưng to đến 2 ngày.

Dấu hiệu cho thấy vết cắn của muỗi bao gồm ngứa, một chấm đỏ nổi lên ở trung tâm chỗ sưng hay nổi mề đay. Vết cắn trên da thường ở vị trí không được che bởi quần áo và thời điểm thường vào mùa hè. Trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ dễ bị cắn hơn vì các bé không thể tự bảo vệ mình. Một số vết muỗi đốt ở trẻ quá nhạy cảm sẽ tạo thành một vùng cứng kéo dài trong nhiều tháng.

Bọ chét và rệp có xu hướng cắn vùng da dưới quần áo. Bọ chét thường để lại mụn nước nhỏ ở trẻ. 

Nếu trẻ bị côn trùng cắn sưng to và đau, thường đó là vết cắn từ chuồn chuồn, kiến ​​lửa, bọ cánh cứng và rết. Kiến lửa đốt có thể gây mụn nước hoặc mụn nhọt trong vòng vài giờ. 

Tùy thuộc vào phản ứng của từng trẻ, con bạn có thể không nổi mề đay, ngứa hay bất kì dấu hiệu cho thấy trẻ đã bị côn trùng cắn. Nếu trẻ bị côn trùng cắn mà có mang mầm bệnh cắn, trẻ có thể không có triệu chứng.

Xử trí như thế nào khi trẻ bị côn trùng cắn?

Trẻ bị côn trùng cắn gây ngứa

Thoa kem dưỡng da có thành phần bổ sung kẽm hoặc bột baking soda vào vùng da mà trẻ bị cắn. Nếu trẻ ngứa nhiều, bạn có thể thoa kem hydrocortisone 1% 4 lần/ngày.

Một cách khác để giúp trẻ giảm ngứa là đè mạnh, trực tiếp vào vết cắn trong khoảng 10 giây. Khuyến khích con bạn không gãi hay chà mạnh lên những vết cắn. 

Trẻ bị côn trùng cắn gây đau

Ngâm một chiếc khăn nhỏ vào dung dịch baking soda. Sau đó, đặt khăn vào vết cắn trong 20 phút. Điều này sẽ khiến con bạn giảm cơn đau. Nếu không có bột baking soda, bạn cũng có thể áp dụng dùng khăn lạnh đắp lên chỗ sưng trong tối đa 20 phút.

Ngoài ra, bạn có thể cho trẻ uống acetaminophen hoặc ibuprofen để giảm đau.

Cách phòng ngừa trẻ bị côn trùng cắn?

Muỗi

Để tránh muỗi đốt, bạn cần mặc quần áo dài tay cho trẻ. Tránh xa những nơi muỗi thường sinh sản. Bạn có thể sử dụng thuốc chống côn trùng trước khi con bạn ra ngoài trời. Bạn nên nhớ dùng thuốc này cho những trẻ dưới 1 tuổi, vì các bé không thể tự đuổi côn trùng đi.

Loại bỏ bất kỳ vật dụng giữ nước xung quanh nhà của bạn. Cho trẻ ngủ có màn che kể cả ban ngày. Để bảo vệ tối đa, bạn có thể gặp bác sĩ để tư vấn liệu gia đình bạn có cần dùng thuốc phòng ngừa sốt rét hay không hoặc tiêm vắc-xin viêm não Nhật Bản đầy đủ cho trẻ.

Rệp

Vệ sinh sạch sẽ hoàn toàn các khu vực nơi rệp có thể ẩn nấp như: nệm, giường, khung cửa và ván sàn. Dấu hiệu nhận biết là có các đốm đen khô từ phân côn trùng. 

Nếu như quá nhiều rệp, bạn có thể cần phải tìm thợ phun thuốc diệt côn trùng. Trong trường hợp bạn quyết định tự phun thuốc diệt rệp, hãy lựa chọn thuốc diệt côn trùng được dán nhãn an toàn. KHÔNG BAO GIỜ PHUN THUỐC LÊN GIƯỜNG NỆM. Chú ý khoảng thời gian an toàn trước khi cho trẻ tiếp xúc với khu vực đã phun thuốc.

Bọ chét

Thông thường bạn sẽ tìm thấy bọ chét trên chó hoặc mèo nuôi trong nhà. Hãy chăm sóc vật nuôi trong nhà và đảm bảo chúng luôn được sạch sẽ là cách tốt nhất để ngăn bọ chét xuất hiện trong nhà bạn. 

Con bạn nên sử dụng loại thuốc chống côn trùng nào?

Có hai loại thuốc chống côn trùng chính, đó là thuốc được sử dụng cho da và cho quần áo.

Chất chống côn trùng được sử dụng trên da có chứa hợp chất N,N-Diethyl-meta-toluamide (Diethyltoluamide). Thường được viết tắt là DEET.

Thuốc có tác dụng xua đuổi côn trùng khi xịt trên quần áo có thành phần là permethrin.

Cả hai loại đều giúp ngăn ngừa trẻ bị côn trùng cắn. Khi sử dụng thuốc chống côn trùng cho trẻ em, hãy kiểm tra thật kĩ hướng dẫn của nhà sản xuất.

Thuốc chống côn trùng cho da: DEET

Tỷ lệ phần trăm DEET trong sản phẩm cho bạn biết thời gian thuốc có tác dụng. Thuốc với nồng độ 30% DEET có thể bảo vệ trẻ trong 6 giờ. Sử dụng các sản phẩm chứa 10% DEET nếu bạn chỉ cần thuốc tác dụng trong 2 giờ. Tốt nhất là sử dụng theo hướng dẫn của nhà sản xuất để đảm bảo trẻ được bảo vệ tối ưu. Có thể dùng lại sớm hơn nếu con bạn có dấu hiệu bắt đầu bị cắn.

Hiệp hội Nhi khoa Hoa Kỳ đã xác nhận việc sử dụng thuốc chống côn trùng có nồng độ DEET dưới 30% là an toàn với trẻ trên 2 tháng tuổi.

Phụ nữ cho con bú có thể sử dụng sản phẩm có chứa DEET nhưng không nên dùng nhiều hơn một lần mỗi ngày.

Chỉ dùng thuốc chống côn trùng có chứa DEET cho da. Không để thuốc dính vào mắt/miệng. Nhiều trẻ có thói quen mút ngón tay, do đó bạn nên hạn chế để tay trẻ tiếp xúc với thuốc.

Không dùng bất kỳ loại thuốc nào ở vùng da bị cháy nắng hoặc phát ban. Nguyên nhân là thành phần DEET sẽ dễ dàng hấp thụ hơn ở những khu vực này.

Rửa sạch vùng da đã được sử dụng thuốc chống côn trùng bằng xà phòng và nước khi con bạn trở lại trong nhà.

Không để thuốc tiếp xúc với quần áo. Bởi vì thuốc có thể làm hỏng quần áo làm từ sợi tổng hợp và da thuộc. Thuốc có thể được sử dụng trên chất liệu cotton.

Thuốc chống côn trùng có thể phá hủy các vật phẩm có chứa pha lê hoặc nhựa. Vì vậy hãy cẩn thận nếu con bạn đeo đồ trang sức hoặc kính mát.

Thuốc chống côn trùng cho quần áo: Permethrin

Permethrin là thành phần rất tốt để đuổi muỗi và ve chó. Thuốc thường được đóng gói ở dạng xịt. Bạn có thể dùng thuốc ở tay áo sơ mi, ống quần, giày và mũ. Ngoài ra, trên các vật dụng ngoài trời khác, thuốc cũng có tác dụng như màn chống muỗi, lều ngủ. Không dùng thuốc có permethrin lên da vì nó không hoạt động hiệu quả.

Khi nào nên đưa trẻ đi khám?

Đưa trẻ đến khám Bác sĩ nếu con bạn có những dấu hiệu sau:

Vết cắn có thể nhiễm trùng (sưng đỏ, đau, chảy dịch hôi hoặc kèm theo sốt).

Ngứa hoặc đau nhiều hơn dù đã điều trị.

Nếu con bạn có tiền sử các phản ứng dị ứng đe dọa đến tính mạng như sốc phản vệ.

Trẻ khó thở hoặc nôn ói, nhức đầu.

Bạn có câu hỏi hoặc những mối quan tâm khác.

Trẻ có thể không biết rằng đã bị muỗi hay côn trùng khác cắn. Tùy thuộc vào khả năng chịu đựng của cơ thể, trẻ có thể không nổi mề đay hay ngứa hoặc rát da. Do đó, việc phòng tránh trẻ bị côn trùng cắn là một trong những điều quan trọng nhất giúp ngăn ngừa bệnh tật và lây lan các bệnh truyền nhiễm.

Cho Trẻ Ngủ Trưa Liệu Có Làm Tăng Chiều Cao Của Trẻ?

Đối với người lớn, ngủ trưa là điều tuyệt vời giúp cơ thể được nạp năng lượng, giúp giải tỏa mệt mỏi sau những giờ làm việc. Vì thế, nhiều người cho rằng đó cũng là điều nên làm với trẻ con để chúng được phát triển cao lớn.

Tuy nhiên, điều này thực sự chưa đúng bởi việc có nên ngủ trưa hay không lại tùy vào độ tuổi và nhu cầu thể chất của trẻ. Chẳng hạn như trẻ 3 tháng tuổi thì không cần thiết phải ngủ trưa vì hoạt động chủ yếu của chúng trong ngày chỉ bao gồm ăn và ngủ. Còn đối với trẻ 24 tháng tuổi thì cần cho ngủ một giấc ngắn vào ban ngày. Vì thế, tần suất và thời gian ngủ của trẻ sẽ thay đổi khi lớn dần.

Trên thực tế, việc cho trẻ ngủ trưa mỗi ngày không hẳn mang lại lợi ích. Ngược lại, việc ép buộc trẻ ngủ trưa khi trẻ vẫn còn chưa thích nghi lại rất có hại cho thể chất và tinh thần. Điều này không khác gì thực hiện hành phạt, làm cho trẻ có ấn tượng xấu, tâm lý sợ hãi và ghét ngủ trưa. Khi đó, trẻ lại càng muốn giải tỏa cảm xúc của mình và xuất hiện những thói quen xấu như mút tay, sờ bộ phận sinh dục, cắn móng tay,…

Vì nhiều lý do trên mà cha mẹ hay thầy cô không nên ép trẻ ngủ trưa mà phải tùy thuộc vào tình hình thực tế. Hãy quan sát trạng thái ngủ của con mình vào ban đêm, nếu trẻ có một giấc ngủ ngon thì ban ngày không nhất thiết phải ngủ nữa. Còn ở trường, nếu trẻ có trạng thái tinh thần tốt, đầy năng lượng, ăn uống, vận động bình thường thì không cần yêu cầu ngủ trưa.

Đôi khi trẻ sẽ trở nên uể oải, không có chút hào hứng nào với các hoạt động vào buổi chiều vì đã tiêu hao quá nhiều năng lượng vào buổi sáng. Đó mới chính là lúc phù hợp để cho trẻ có một giấc ngủ trưa.

Các bậc cha mẹ không nên bận tâm về vấn đề không cho ngủ trưa thì sẽ hạn chế việc phát triển cao lớn của trẻ. Bởi trên thực tế, chiều cao và giấc ngủ trưa của trẻ không hề có mối liên hệ trực tiếp nào.

Theo nghiên cứu cho thấy, hormone tăng trưởng tiết ra trong khi ngủ chỉ chủ yếu phục vụ cho giấc ngủ ban đêm chứ không phải giấc ngủ trưa. Vì vậy, nếu trẻ có chất lượng ngủ ban đêm tốt thì không cần ngủ trưa cũng sẽ có thể lớn lên và phát triển khỏe mạnh.

Thay vào đó, chiều cao của trẻ em sẽ phụ thuộc vào di truyền, dinh dưỡng và mức độ hoạt động thể chất. Mà giấc ngủ trưa sẽ đóng vai trò là phương tiện giúp trẻ có thể nghỉ ngơi, lấy lại năng lượng cần thiết và có sức khỏe tốt, tăng cường sự phát triển toàn diện.

Advertisement

Đặc biệt cần lưu ý rằng nếu ngủ trưa quá nhiều sẽ khiến trẻ mất ngủ, hay thức giấc vào ban đêm. Khi trẻ em đã quen việc ngủ nhiều vào ban ngày, phụ huynh nên giúp trẻ điều chỉnh lại thời gian ngủ để tránh ảnh hưởng đến giấc ngủ vào ban đêm, gây hại đến sức khỏe.

Livespo Navax Có Tác Dụng Hỗ Trợ Điều Trị Nhiễm Virus Rsv Cho Trẻ

Theo thống kê của Bệnh viện Nhi Trung ương Việt Nam, từ đầu năm 2023, tổng số ca nhiễm virus hợp bào hô hấp (RSV) ghi nhận trong toàn bệnh viện là 1.025 trường hợp. Chỉ tính riêng trong tuần đầu tháng 3 đã có tới hơn 160 trường hợp trẻ nhập viện do nhiễm virus, trong đó nhiều trường hợp nhập viện trong tình trạng suy hô hấp, viêm phổi,…

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trong số những bệnh nhân nhiễm virus RSV, có tới hơn 60% đối tượng là trẻ em, trong số đó hơn 80% là trẻ em dưới 1 tuổi. Bên cạnh đó, yếu tố thời tiết nồm ẩm giai đoạn giao giữa mùa xuân và mùa hè cũng là điều kiện lý tưởng cho virus này phát triển và gây bệnh.

Virus RSV chưa có thuốc đặc hiệu, các biện pháp chủ yếu điều trị triệu chứng. Ảnh: Science Photo Library

Các chuyên gia y tế cho biết, đa số người nhiễm virus RSV không bị đe doạ tới tính mạng. Hầu hết các trường hợp sẽ tự khỏi sau khoảng 1 – 2 tuần tuỳ thuộc vào sức đề kháng của người bệnh. Tuy nhiên, trẻ em sẽ có xu hướng biến chứng thành viêm tiểu phế quản hoặc viêm phổi do hệ miễn dịch còn yếu.

Phương pháp điều trị nhiễm virus RSV

Hiện tại, virus RSV chưa có thuốc đặc hiệu, các biện pháp chủ yếu điều trị triệu chứng để giảm tình trạng khó chịu và bổ sung kháng thể để đào thải virus khỏi cơ thể.

Khi bị nhiễm virus, người bệnh thường dễ bị nghẹt thở. Chính vì thế, phương pháp điều trị nhiễm virus RSV hiệu quả đó là rửa mũi và thường xuyên, hút đờm để giúp thông thoáng đường thở. Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần uống nhiều nước để giúp đờm loãng nhanh hơn.

Trong số các phương án giúp giảm thiểu triệu chứng và phòng ngừa biến chứng bệnh, dung dịch nước muối sinh lý chứa bào tử lợi khuẩn LiveSpo Navax được LiveSpo Pharma nghiên cứu và phát triển có thể là gợi ý hỗ trợ giảm các triệu chứng nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính.

Những ưu điểm của LiveSpo Navax

Sản phẩm bào tử lợi khuẩn LiveSpo Navax chứa lợi khuẩn bacillus clausii, bacillus subtilis, NaCl 0.9% và nước cất. Ảnh: LiveSpo Pharma

Cuối tháng 7/2023, một nghiên cứu về sản phẩm LiveSpo Navax do các nhà khoa học Việt Nam thực hiện đã đăng tải trên tạp chí Nature – Scientific Reports. Kết quả cho thấy, việc xịt probiotic trực tiếp vào mũi có thể làm giảm các bệnh viêm đường hô hấp cấp tính (ARTIs) nhanh hơn.

Nghiên cứu cũng thực hiện trên 146 bệnh nhân nhiễm virus RSV bệnh tại bệnh viện Nhi Trung ương (Hà Nội). Các nhà khoa học cho biết, việc điều trị kết hợp với sử dụng LiveSpo Navax mang lại thời gian phục hồi nhanh hơn một ngày (17%) và cho hiệu quả tốt hơn 10-50% so với nước muối sinh lý.

Yếu tố này được các nhà khoa học nhận định giúp rút ngắn thời gian điều trị từ 1 – 1,5 ngày. Bên cạnh đó, việc bổ sung bào tử lợi khuẩn cho cơ thể cũng góp phần giảm nguy cơ phải sử dụng kháng sinh điều trị bội nhiễm vi khuẩn, giúp tiết kiệm chi phí.

Advertisement

“Trong thời gian tới, chúng tôi kỳ vọng có thể phổ cập phương pháp này nhằm hướng tới tương lai không kháng sinh cho mọi nhà”, ông Hoà Anh nói thêm.

Thanh Hoa

Hotline: 1800 088 808

Tham Khảo Thêm:

 

Thương hiệu Công ty TNHH Allegens của nước nào? Có tốt không?

Mẹ Cho Con Bú Cần Chú Ý Chế Độ Ăn Như Thế Nào?

Chế độ ăn mẹ cho con bú giúp đảm bảo sức khỏe người mẹ và duy trì chất lượng sữa tốt nhất để trẻ phát triển toàn diện. Vậy trong giai đoạn nuôi con bằng sữa mẹ, phụ nữ nên ăn gì? Cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé!

Rau xanh, các loại củ, quả

Rau, củ, quả là nguồn cung cấp lượng lớn chất xơ, bổ sung nước, khoáng chất giúp cơ thể người mẹ nhận được nguồn dinh dưỡng dồi dào. Nhờ vậy sẽ hỗ trợ hệ tiêu hóa của phụ nữ hoạt động một cách hiệu quả, giúp cơ thể hấp thụ chất dinh dưỡng dễ dàng, giúp giải độc gan hiệu quả, lợi tiểu… Dưới đây là một số loại rau, củ, quả mà chế độ ăn của phụ nữ khi nuôi con bằng sữa mẹ phải tăng cường bổ sung gồm:

– Rau: Rau dền, mồng tơi, cải ngọt, rau cần, xà lách, rau má…

– Củ: Cà rốt, su hào, củ cải, củ dền, củ cải trắng, củ sen…

– Quả: cà chua, dưa leo…

Tất cả những loại thực phẩm trên hết sức gần gũi với chúng ta trong đời sống hàng ngày, dễ tìm mua ở khắp các chợ. Do đó, trong thực đơn bữa ăn, chị em phụ nữ cần phải tăng cường bổ sung các loại thực phẩm trên dưới nhiều phương thức nấu khác nhau như món canh, món xào, món luộc, món hấp… Mục đích là để thay đổi khẩu vị, tránh nhàm chán với một loại thực phẩm.

Trái cây

Trái cây là thực phẩm giàu vitamin, chất xơ, chất sắt, khoáng chất… Chị em phụ nữ sau khi sinh, trong quá trình cho con bú thường gặp tình trạng nhức đầu, hoa mắt. chóng mặt hay gặp hiện tượng cơ thể thiếu máu do thiếu chất sắt. Lúc này, chúng ta cần phải dùng nhiều loại trái cây như trái đào, mơ, nho khô, dâu, quả táo, chuối… Đồng thời, những loại trái cây giúp bổ sung vitamin C, làm mạnh hệ miễn dịch cũng cần được tăng cường dùng như trái bưởi, cam, quýt, quả na… Tất cả những loại trái cây này, chúng ta có thể dùng ăn trực tiếp hoặc có thể ép thành nước, xay sinh tố giúp kích thích vị giác, tăng sự ngon miệng khi dùng và nhất là cung cấp thêm nhiều vitamin cho cơ thể phát triển, phục hồi sức khỏe toàn diện sau khi sinh con.

Tinh bột

Thực phẩm giàu tinh bột cho phụ nữ nuôi con bằng sữa mẹ cần dùng gồm cơm, bánh mì, mì sợi, ngũ cốc, khoai tây, đậu, khoai lang, đậu xanh, đậu đỏ, bí đỏ, bắp, yến mạch… Tinh bột cung cấp năng lượng cho cơ thể, nhờ có chất này mà lipid được chuyển hóa trong cơ thể. Trong những loại thực phẩm này thì chúng còn cung cấp nhiều canxi giúp chắc xương, ngừa được bệnh loãng xương thường gặp do canxi bị hao hụt trong quá trình mang thai.

Chất đạm

Chất đạm có nhiều trong thực phẩm gồm thịt gà, hạt bí đỏ, hạt hướng dương, hạt dưa, hạt đậu Hà Lan, hạnh nhân, hạt điều, óc chó… Các loại hạt trên không chỉ giàu chất đạm mà chúng còn chứa nhiều vitamin A, vitamin C, vitamin E, vitamin K giúp sáng mắt, giúp trí não phát triển. Ngoài ra, chất đạm còn được tìm thấy trong sữa tươi, trứng gà, đậu lăng, đậu hũ, thịt bò nạc, thịt bê non, thịt thăn heo, phô mai, cá…

Sữa

Trong chế độ ăn mẹ cho con bú cần phải tăng cường bổ sung nhiều sữa tươi, sữa chua, phô mai… Trong nguồn thực phẩm này giàu protein, chất béo, đạm, đường lactose, canxi, sắt, magie, phốt pho, sodium, potassium… Uống sữa và dùng những sản phẩm được làm từ sữa sẽ giúp làm mạnh hệ miễn dịch, giúp xương, răng chắc khỏe, quá trình tiêu hóa và hấp thụ thực phẩm dễ dàng. Các loại vitamin như vitamin A giúp cải thiện thị lực; vitamin B12, B2 hỗ trợ thúc đẩy tiêu hóa, ăn ngon miệng hơn, giấc ngủ sâu hơn. Chỉ khi cơ thể người mẹ khỏe mạnh mới giúp tạo ra lượng sữa dồi dào và chất lượng cho trẻ bú

Chế độ ăn mẹ cho con bú nên tránh gì?

– Tránh xa các loại thực phẩm được tẩm ướp gia vị cay, nóng hay quá mặn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sữa, khi trẻ dùng sẽ dễ khiến dạ dày trẻ bị tác động xấu.

– Không dùng rượu, bia, hút thuốc lá hay nhiều chất kích thích, chất có cồn khác vì chúng làm suy yếu sức khỏe, hệ miễn dịch của mẹ. Khi mẹ không khỏe mạnh thì sẽ làm chất lượng sữa bị suy giảm.

– Một số thực phẩm như bông cải xanh, bắp cải, cải bruxen, hành củ có thể gây đầy hơi với một số phụ nữ. Do đó, chúng ta cần cân nhắc khi dùng.

– Nếu sau vài tháng nuôi con bằng sữa mẹ, trẻ không có dấu hiệu phát triển về cân nặng, chiều cao… Chúng ta cần hỏi thăm ý kiến bác sĩ để được điều chỉnh lại thực đơn bữa ăn sao cho hợp lý.

– Hải sản cung cấp nguồn dinh dưỡng phong phú rất tốt cho sức khỏe của mẹ, nâng cao chất lượng sữa nhưng đây là thực phẩm dễ gây ngộ độc nếu chúng ta không chế biến cẩn thận. Ngoài ra, nhiều chị em phụ nữ có tiền sử bị dị ứng với hải sản như cua, ghẹ, ba ba thì chúng ta không nên dùng.

Chúc các mẹ luôn thật nhiều sức khỏe để nuôi con phát triển tốt nhất!

Theo Dinhduong.online tổng hợp

Top 5 Địa Điểm Du Lịch Cho Gia Đình Có Trẻ Nhỏ Bố Mẹ Nên Tham Khảo

1. Đà Nẵng – Địa điểm du lịch cho gia đình có trẻ nhỏ lí tưởng

Gia đình có trẻ nhỏ đều dễ thấy một điều rằng bé rất dễ nhạy cảm với thời tiết. Đó cũng là lí do khiến bé luôn khó chịu và quấy rối. Vậy nên, Đà Nẵng sẽ là địa điểm du lịch cho gia đình có trẻ nhỏ tuyệt vời vào những ngày hè. Không khí biển sẽ giúp bé cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn. Đặc biệt, cả nhà sẽ được tận hưởng vẻ đẹp kì vĩ của nơi này.

Bố mẹ cùng con trải nghiệm cảm giác đi cáp treo

Ngoài ra, vào buổi tối, mẹ có thể đưa bé đi dạo trên những con đường xinh đẹp. Gia đình có trẻ nhỏ đừng nên bỏ lỡ cơ hội quây quần bên bờ sông Hàn thơ mộng. Bé hẳn sẽ rất thích thú với điều này đó.

Gia đình cùng nhau chụp các bức ảnh

Ẩm thực nơi đây cũng vô cùng đa dạng và hấp dẫn, gia đình có thể thưởng thức nhiều món ngon khác nhau. Đặc biệt là ăn đồ nướng vào buổi tối ngoài trời. Hẳn sẽ rất thú vị đó.

Bà Nà Hills. Địa điểm: thôn An Sơn, xã Hòa Ninh, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng.

Cầu sông Hàn. Địa điểm: Bạch Đằng, phường Hải Châu 1, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.

Công viên biển Đông. Địa điểm: Võ Nguyên Giáp, phường Phước Mĩ, quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng.

Asian Park Đà Nẵng.

2. Làng sinh thái Fusaco

Địa chỉ: ấp Ngã Tư, xã Nhuận Đức, huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh.

” Tiểu Tây Nguyên ” trong lòng Sài Gòn

Đây là địa điểm du lịch cho gia đình có trẻ nhỏ lí tưởng cho gia đình, lại rất gần Sài Gòn. Điểm cộng của nơi này là các bố mẹ không cần đi xa nhưng vẫn giúp con tận hưởng được một không gian yên tĩnh đậm chất Tây Nguyên.

Không gian xanh giữa lòng Sài Gòn

Đến đây, cả gia đình sẽ được hòa nhập vào một không gian xanh, sạch, đẹp. Ngoài việc ngắm cảnh, con còn được tham gia vào các hoạt động vui chơi nơi đây. Kèm theo là các kiến thức về bản sắc, con người Tây Nguyên tại vùng đất anh hùng Củ Chi.

Bố mẹ cùng con tham gia các hoạt động trải nghiệm

Bên cạnh đó thì ẩm thực là phần không thể thiếu của một trong các địa điểm du lịch cho gia đình có trẻ nhỏ. Con sẽ được thưởng thức món cơm lam trong ống tre và thịt nướng theo kiểu của người Chu-ru.

3. Đà Lạt

Vào ngày hè oi bức, thì Đà Lạt với không khí thiên nhiên bốn mùa trong một ngày sẽ là địa điểm du lịch cho gia đình có trẻ nhỏ lí tưởng. Trái ngược với chốn đô thị xô bồ, tấp nập, Đà Lạt mang trong mình sự bình yên, thanh tịnh. Gia đình có trẻ nhỏ sẽ có khoảng thời gian bên nhau, cùng thưởng thức vẻ đẹp của thiên nhiên.

Địa điểm du lịch cho gia đình có trẻ nhỏ hoàn hảo

Ẩm thực tại nơi đây cũng vô cùng đa dạng, hợp khẩu vị của bé như: kem bơ, bánh mì xíu mại, bánh tráng Đà Lạt, khoai nướng, dâu tây…. Tham quan Đà Lạt vào mùa hè chắc chắn sẽ là trải nghiệm đáng nhớ cho bé.

Cùng con chơi đùa giữa chốn thanh bình

Mặc trang phục ton sur ton

Quảng trường Lâm Viên

địa chỉ tại đường Trần Quốc Toản, Phường 1, Thành phố Đà Lạt

Vườn dâu tây Đà Lạt

Đồi Chè Cầu Đất

Chợ đêm Đà Lạt

4. Nha Trang — Thiên đường thế giới nước cho bé

Một trong những địa điểm du lịch cho gia đình có trẻ nhỏ cực tuyệt – Nha Trang. Đây là thành phố du lịch thu hút hàng triệu lượt du khách mỗi năm. Các bé bên cạnh việc vui chơi với những bờ biển trắng xóa, mà còn có cơ hội học hỏi, trau dồi kiến thức tại các khu di tích lịch sử như khu tưởng niệm bác sĩ A. Yersin, lầu Bảo Đại, thành cổ Diên Khánh, đền thờ Trần Hưng Đạo.

Địa điểm du lịch cho gia đình có trẻ nhỏ ở Nha Trang

Cùng con nhỏ vui chơi ngoài biển

Sẽ thật thiếu sót cho địa điểm du lịch cho gia đình có trẻ nhỏ nếu bỏ qua phần ẩm thực. Bố mẹ có thể dẫn bé đi thử các món như: bánh căn, bún cá, bún sứa, nem nướng, bò nướng Lạc Cảnh, bún sứa, mực một nắng.

Vinpearl Land. Địa chỉ: 98B/13, Trần Phú, Lộc Thọ, Thành phố Nha Trang, Khánh Hòa

Viện Hải dương học. Địa chỉ: số 1, Cầu Đá, Trần Phú, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa

Tháp bà Ponagar. Địa chỉ: Đường Hai Tháng Tư, Vĩnh Phước, Thành phố Nha Trang, Khánh Hòa

Nhà thờ Đá Nha Trang. Địa chỉ: 31 Thái Nguyên, Phước Tân, Thành phố Nha Trang, Khánh Hòa

5. Mai Châu — Thung lũng mộc mạc, yên bình

Địa chỉ: Xóm Mỏ, Bản Lác, Chiềng Châu, Mai Châu, Việt Nam

So với những địa điểm du lịch cho gia đình có trẻ nhỏ ở trên thì Mai Châu được ít được biết đến hơn. Nếu ở Hà Nội, bố mẹ có thể đi du lịch Mai Châu cùng bé vào cuối tuần để tránh cái nắng gắt oi ả.

Địa điểm du lịch cho gia đình có trẻ nhỏ cách xa thành phố

Ở đây, bố mẹ và các con sẽ được trải nghiệm cảm giác ở nhà sàn của người Thái. Ngôi nhà này được dựng lên ở gần sông, suối và tựa vào đồi. Ở phía trước nhà là những cánh đồng lúa xanh mướt. Tất cả sẽ tạo nên một cảm giác yên bình, tránh xa khỏi chốn thành thị náo nhiệt. Đưa bé đến du lịch Mai Châu, các bé sẽ không chỉ quên đi cái oi bức của ngày hè mà bé còn học được cách yêu thiên nhiên và lối sống bình dị.

Những nơi nên đi 1 lần trong đời ở Việt Nam

Đăng bởi: I’m Bông

Từ khoá: TOP 5 địa điểm du lịch cho gia đình có trẻ nhỏ bố mẹ nên tham khảo

Cập nhật thông tin chi tiết về Nhiễm Trùng Vú: Liệu Có Nên Cho Trẻ Tiếp Tục Bú Mẹ Không? trên website Zlmn.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!