Bạn đang xem bài viết Ngôi Sao 6 Cánh Có Ý Nghĩa Gì? Hình Xăm Ngôi Sao 6 Cánh được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Zlmn.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
“Ngôi sao 6 cánh” hay còn được gọi với những cái tên khác như “ngôi sao David”, “dấu ẩn triển của Solomon”, “tấm khiên David”, được đặt theo tên của một vị vua Israel cổ đại, đó là vị vua David. Biểu tượng của ngôi sao 6 cánh được tạo thành từ 2 hình tam giác đều đặt ngược nhau.
Theo các nhà khảo cổ học nhận định rằng, biểu tượng ngôi sao 6 cánh đã được xuất hiện từ thế kỷ 14 đến khoảng thế kỷ 16 tại Trung Âu. Biểu tượng ngôi sao 6 cánh gắn liền với những người Do Thái, nó mang một ý nghĩa rất quan trọng trong tâm linh, văn hóa tôn giáo của người Do Thái.
Biểu tượng ngôi sao 6 cánh được xuất hiện trong sách cầu nguyện, nó được chọn làm biểu tượng của đạo Do Thái và đồng thời cũng được chọn làm quốc kì của đất nước Israel.
Ngôi sao 6 cánh là biểu tượng quốc kì của đất nước Israel
Một số giả thuyết khác cho rằng, biểu tượng 2 tam giác lồng nhau được xem là tinh thần đoàn kết của những người Do Thái. Cũng có một số ý kiến khác cho rằng, 2 hình tam giác có sự đậm nhạt khác nhau, vì thế nó được xem như sự tương phản giữa cái thiện và cái ác, ánh sáng và bóng tối.
Ngôi sao 6 cánh còn được xem là quyền lực tối cao đối với người Do Thái, nó như là một sự bảo lãnh từ Đức Giê-hô-va. Hình ảnh này được xem là thông dụng trong các nghi thức của người Do Thái khi thờ phụng, Đức tin của cả những giáo sĩ Ả Rập, Ai Cập, Phương Tây…
Ngôi sao 6 cánh có ý nghĩa gì? Ý nghĩa về con số của ngôi sao 6 cánh
Hình ngôi sao 6 cánh David, còn tạo thành một hình có 6 đỉnh và 6 tam giá đều, bên trong sẽ là hình lục giác 6 cạnh, tượng trưng cho con số 666, đây được xem là con số chống lại Chúa. Ngôi sao 6 cánh còn là mối liên hệ mật thiết tới Hex, mang một ý nghĩa là bùa phép và hexagram.
Từ những năm 1950, biểu tượng ngôi sao 6 cánh đã được rất nhiều thủy thủ lựa chọn để xăm lên da của mình, bởi vì họ tin rằng nó giống như một lá bùa hộ mệnh giúp bảo vệ họ, giúp những người còn đang lênh đênh trên biển có thể trở về nhà an toàn.
Ý nghĩa hình xăm của ngôi sao 6 cánh
Ngày nay, hình xăm ngôi sao 6 cánh được rất nhiều người lựa chọn để xăm lên da của mình, tùy vào những vị trí xăm khác nhau mà ngôi sao 6 cánh sẽ có một ý nghĩa khác nhau.
– Xăm hình ngôi sao 6 cánh trên cánh tay biểu hiện cho sức mạnh và sự táo bạo.
– Xăm hình ngôi sao 6 cánh lên ngón tay đeo nhẫn biểu hiện cho sự trung thành.
– Xăm hình ngôi sao 6 cánh trên lưng biểu hiện cho sự bùng cháy, lòng nhiệt huyết và ý trí kiên cường.
– Xăm hình ngôi sao 6 cánh sau cổ biểu hiện cho sự tham vọng, không ngại khó khăn khi đương đầu với thử thách.
Hình xăm ngôi sao 6 cánh – 1Hình xăm ngôi sao 6 cánh – 2Hình xăm ngôi sao 6 cánh – 3Hình xăm ngôi sao 6 cánh – 4Hình xăm ngôi sao 6 cánh – 5Hình xăm ngôi sao 6 cánh – 6
Lời kết
Soạn Bài Sự Tích Hồ Gươm – Cánh Diều 6 Ngữ Văn Lớp 6 Trang 25 Sách Cánh Diều Tập 1
Soạn bài Sự tích Hồ Gươm
– Truyện kể về việc: Đức Long Quân cho Lê Lợi mượn gươm đánh giặc. Sau khi giặc tan, Rùa Vàng hiện lên đòi lại thanh gươm.
– Những sự kiện chính trong truyện:
Đức Long Quân cho nghĩa quân mượn gươm thần đánh giặc.
Rùa Thân hiện lên đòi gươm sau khi đánh bại giặc Minh.
– Truyện kể về: Lê Lợi, chủ tướng của nghĩa quân Lam Sơn; Kết thúc truyện: Lê Lợi đánh tan giặc Minh, lên ngôi vua và trả lại thanh gươm cho Rùa Vàng.
– Truyện thể hiện ước mơ của nhân dân về người anh hùng đánh bại kẻ thù xâm lược cứu nước cứu đan.
– Những yếu tố hoang đường, kì ảo: Rùa Vàng hiện lên đòi lại thanh gươm báu.
– Đọc trước truyện Sự tích Hồ Gươm, hãy tưởng tượng và miêu tả nơi cất giữ thanh gươm mà Rùa Vàng nhận từ tay Lê Lợi.
Màu nước trong xanh, không một gợn sóng nên có thể nhìn thấy đáy hồ.
Xung quanh là cây cối xanh tươi, tỏa bóng mát xuống hồ…
Câu 1. Ba lần kéo lưới của Lê Thận có gì đáng chú ý?
Cả ba lần Lê Thận đều kéo được một thanh sắt.
Câu 3. Gươm thần giúp cho nghĩa quân Lê Lợi những gì?
Nhờ có thanh gươm thần mà nhuệ khí của nghĩa quân ngày một tăng. Có thanh gươm thần trong tay, Lê Lợi tung hành khắp các trận địa, làm cho quân Minh bạt vía.
Câu 4. Phần 5 nhằm giải thích điều gì?
Phần 5 giải thích tên gọi hồ Gươm.
Câu 1. Em hãy nêu những sự kiện chính trong truyện Sự tích Hồ Gươm.
Quân Minh sang xâm lược nước ta.
Nghĩa quân Lam Sơn nổi dậy chống lại chúng.
Lê Thận – một người đánh cá vớt được lưỡi gươm.
Lê Lợi bắt được chuôi gươm nạm ngọc.
Nhờ thanh gươm báu, nghĩa quân của Lê Lợi đánh bại quân Minh.
Rùa Vàng hiện lên đòi lại thanh gươm.
Câu 2. Trong truyện, nhân vật nào nổi bật? Nhân vật ấy có đặc điểm gì?
Nhân vật nổi bật: Lê Lợi
Đặc điểm nổi bật: Một con người chính trực, dũng cảm và có tài năng lãnh đạo.
Giặc Minh xâm lược nước ta.
Lê Lợi lãnh đạo nghĩa quân Lam Sơn đánh bại quân Minh.
– Chi tiết hoang đường, kì ảo:
Ba lần kéo lưới đều khéo được một thanh sắt.
Trong túp lều tối thanh gươm sáng rực hai chữ: “Thuận Thiên”
Chuôi gươm nạm ngọc phát sáng trên ngọn cây đa.
Lưỡi gươm tự nhiên động đậy, đem tra gươm vào chuôi thì vừa như in.
Rùa Vàng thay Đức Long Quân hiện lên đòi gươm thần.
Câu 4. Truyện muốn ca ngợi hay giải thích điều gì? Điều ấy có ý nghĩa như thế nào?
– Truyện muốn ca ngợi, đề cao vai trò của Lê Lợi – vị chủ tướng tài năng của nghĩa quân Lam Sơn đã lãnh đạo nhân dân đánh bại kẻ thù xâm lược. Đồng thời truyện cũng giải thích về sự tích tên gọi Hồ Gươm (hay Hồ Hoàn Kiếm).
– Ý nghĩa: Thể hiện khát vọng của nhân dân về cuộc sống hòa bình, ấm no.
1. Tóm tắt
Vào thời giặc Minh đô hộ, ở vùng Lam Sơn, có một nghĩa quân nổi dậy chống lại chúng, nhưng trong buổi đầu thế lực còn yếu nên nhiều lần bị thua. Đức Long Quân thấy vậy quyết định cho mượn gươm thần để họ giết giặc. Hồi ấy, ở Thanh Hóa có một người tên là Lê Thận làm nghề đánh cá. Một đêm nọ, Lê Thận đi thả lưới và vớt được một thanh sắt tới ba lần. Chàng bèn đưa lại cạnh mồi lửa thì phát hiện ra đó là một lưỡi gươm. Về sau, chàng tham gia nghĩa quân Lam Sơn. Một hôm, chủ tướng Lê Lợi đến nhà Lê Thận thấy ánh sáng phát ra thì lại gần xem. Thấy trên thanh gươm có khắc hai chữ “Thuận Thiên. Trong một lần nọ, bị giặc đuổi, Lê Lợi đi qua một khu rừng, nhặt được một cái chuôi. Lê Lợi nhớ đến lưỡi gươm ở nhà Lê Thận, khi đem tra gươm vào chuôi thì vừa như in. Có thanh gươm quý trong tay, nghĩa quân đánh đến đâu thắng đến đó. Một năm sau khi đuổi giặc Minh, Lê Lợi cưỡi thuyền rồng dạo quanh hồ Tả Vọng. Rùa Vàng nổi lên đòi lại gươm thần, vua bèn trả lại cho Rùa Vàng. Từ đó, hồ Tả Vọng cũng có tên là Hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm.
2. Bố cục
Gồm 2 phần:
Phần 1: Từ đầu đến “không còn bóng một tên giặc nào trên đất nước”. Đức Long Quân cho nghĩa quân mượn gươm thần để đánh giặc.
Phần 2: Còn lại. Long Quân đòi gươm sau khi đánh bại giặc Minh.
1. Đức Long Quân cho nghĩa quân mượn gươm thần đánh giặc
– Hoàn cảnh: Giặc Minh xâm lược nước ta, chúng coi nhân dân như cỏ rác, làm nhiều điều trái ngược, nhân dân hết sức oán giận chúng. Bấy giờ ở vùng Lam Sơn, có nghĩa quân nổi dậy chống lại nhưng trong buổi đầu thế lực còn non yếu nên nhiều lần nghĩa quân bị thua.
– Quá trình mượn gươm:
Lê Thận là người dân bình thường, làm nghề đánh cá: Trong một lần thả lưới, vớt được một thanh sắt liền vứt xuống nước, liên tiếp vớt được tới lần thứ ba thì lấy làm lạ. Chàng bèn đưa thanh sắt lại cạnh mồi lửa nhìn xem thì phát hiện ra đó là một lưỡi gươm.
Lê Lợi là chủ tướng lãnh đạo nghĩa quân: Một lần bị giặc truy đuổi, lúc rút lui đi qua một khu rừng. Lê Lợi thấy ánh sáng lạ trên ngọn đa. Ông trèo lên mới biết đó là chuôi gươm nạm ngọc. Lúc này mới nhớ đến lưỡi gươm ở nhà Lê Thận và hiểu ra đó là một vật báu.
Trên lưỡi gươm có hai chữ “Thuận Thiên” có nghĩa là thuận theo ý trời.
– Kết quả:
Việc nhặt được gươm quý khiến cho lòng quân ngày một tăng.
Lê Lợi có thanh gươm trong tay tung hoành khắp các trần địa, làm cho quân Minh kinh hồn bạt vía.
Advertisement
Gươm thần giúp nghĩa quân đánh bại quân xâm lược, cho đến khi không còn bóng một tên giặc nào trên đất nước.
2. Long Quân đòi gươm sau khi đánh bại giặc Minh
– Thời gian: Một năm sau khi đuổi giặc Minh
– Địa điểm: hồ Tả Vọng, Thăng Long.
– Nhân vật đòi lại gươm: Rùa Vàng, là sứ giả của đức Long Quân.
– Hoàn cảnh: đất nước đã đánh tan giặc Minh, Lê Lợi lên ngôi vua cai trị đất nước, nhân dân sống trong thái bình.
– Quá trình trả gươm:
Lê Lợi cưỡi thuyền rồng dạo quanh hồ Tả Vọng.
Long Quân sai Rùa Vàng lên đòi gươm thần.
Khi thuyền rồng tiến ra phía giữa hồ, Rùa Vàng ngoi lên khỏi nước. Vua thấy lưỡi gươm thần động đậy.
Rùa Vàng không sợ người, đứng nổi trên mặt nước và nói: “Xin bệ hạ hoàn
Vua nâng gươm về phía Rùa Vàng, Rùa há miệng đớp lấy thanh gươm và lặn xuống nước.
Sapa Centre Hotel – Ngôi Sao Giữa Trung Tâm Sapa
Đôi nét giới thiệu về Sapa Centre Hotel
Địa chỉ: Số 10 đường Cầu Mây, thị xã Sapa, tỉnh Lào Cai
Email: [email protected]
Thời gian check-in: từ 14:00
Thời gian check-out: đến 12:00
“Đi du lịch Sapa thì ở đâu? Chọn thế nào để giá cả hợp lý mà vẫn đáp ứng đầy đủ tiện nghi hay rộng rãi thoải mái đối với các du khách đi gia đình? Homestay hay khách sạn?” Chắc hẳn đó luôn là những câu hỏi túc trực trong đầu bạn khi xách balo lên và đi đúng không nhỉ? Vậy thì đừng lo lắng, chúng mình sẽ mách nhỏ cho bạn một khách sạn đáp ứng được hoàn toàn các nhu cầu của du khách từ A-Z, đó chính là khách sạn Sapa Centre Hotel.
Từ Sapa Centre Hotel, bạn dễ dàng tận hưởng được vẻ đẹp của Sapa, đặc biệt là nét sống động của thành phố ở mọi khía cạnh, ngóc ngách của cuộc sống. Chắc hẳn rằng với nét văn hóa, đời sống của người dân nơi đây sẽ để lại trong bạn rất nhiều kỉ niệm khó quên trong chuyến đi này đấy.
Sapa Centre Hotel có những hạng phòng như thế nào?Sapa Centre Hotel sở hữu hệ thống gồm 27 phòng, mỗi căn phòng đều được trang bị đầy đủ các tiện nghi hiện đại. Đặc biệt là TV màn hình phẳng với những chương trình truyền hình cáp giúp bạn tận hưởng những phút giây thư giãn tại phòng hay wifi miễn phí giúp bạn dễ dàng kết nối với người thân khi đang ở xa.
Các căn phòng đều được thiết kế có phòng tắm riêng, có buồng tắm vòi sen cùng với các vật dụng cá nhân đều được chuẩn bị sẵn và sử dụng miễn phí như: khăn tắm, máy sấy tóc,… rất tiện lợi.
1. Standard King Room tại Sapa Centre Hotel
Sức chứa: 2 người lớn
Giường: 1 giường đơn cực lớn
Diện tích: 20m2
Giá phòng: 580.000 VND/phòng/đêm (giá chỉ mang tính tham khảo, có thể thay đổi tùy vào thời gian bạn đặt phòng)
Phòng được thiết kế theo phong cách hiện đại kết hợp với gam màu vàng làm chủ đạo tạo nên một không gian nhẹ nhàng, ấm cúng và vô cùng thoải mái. Các trang thiết bị và vật dụng cá nhân phục vụ cho sinh hoạt đều được khách sạn chuẩn bị đầy đủ như: máy lạnh, tủ quần áo, bàn trang điểm, tivi màn hình phẳng,…Điều đặc biệt là nhà tắm được thiết kế trong suốt rất hiện đại, sang trọng.
2. Deluxe Double Or Twin Room With Mountain View tại khách sạn Sapa Centre
Sức chứa: 2 người lớn
Giường: 1 giường đôi lớn/2 giường đơn vừa
Diện tích: 30m2
Giá phòng: 1.100.000 VND/phòng/đêm (giá chỉ mang tính tham khảo, có thể thay đổi tùy vào thời gian bạn đặt phòng)
Phòng giường đôi của Sapa Centre Hotel có thể chiêm ngưỡng toàn cảnh thành phố Sapa thơ mộng và vẻ đẹp hùng vĩ của núi rừng Tây Bắc. Tại đây bạn có thể đón tia nắng ấm áp len lỏi trong phòng vào mỗi buổi sáng sớm. Còn gì tuyệt hơn khi thưởng thức món đồ uống yêu thích và nhìn ngắm khung cảnh mờ sương từ ban công đúng không nào?
3. Superior Family Room tại Centre Sapa Hotel
Sức chứa: 3 người lớn
Giường: 1 giường đơn cùng 1 giường đôi
Diện tích: 30m2
Giá phòng: 950.000 VND/phòng/đêm (giá chỉ mang tính tham khảo, có thể thay đổi tùy vào thời gian bạn đặt phòng)
Không gian rộng rãi cũng như diện tích lớn là điểm đặc biệt của hạng phòng gia đình tại khách sạn Sapa Centre. Các trang thiết bị trong phòng đều được đảm bảo đầy đủ và luôn được khách sạn bảo quản, dọn dẹp sạch sẽ giúp du khách có thể tận hưởng không gian thoải mái như đang ở chính căn nhà của mình.
4. Superior Double Or Twin Room tại khách sạn Sapa Centre Hotel
Sức chứa: 2 người lớn
Giường: 2 giường đơn hay 1 giường đôi
Diện tích: 30m2
Giá phòng: 800.000 VND/phòng/đêm (giá chỉ mang tính tham khảo, có thể thay đổi tùy vào thời gian bạn đặt phòng)
Phòng rất phù hợp với các bạn trẻ hoặc các cặp đôi muốn có một trải nghiệm thật lãng mạn khi du lịch tại thành phố Sapa mù sương.
5. Standard Twin Room tại Sapa Centre Hotel
Sức chứa: 2 người lớn
Giường: 2 giường đơn
Diện tích: 25m2
Giá phòng: 600.000 VND/phòng/đêm (giá chỉ mang tính tham khảo, có thể thay đổi tùy vào thời gian bạn đặt phòng)
Phòng 2 giường đơn ở khách sạn Sapa Centre có lẽ sẽ là một lựa chọn hoàn hảo cho các cặp đôi. Với diện tích vừa phải nhưng vẫn được đảm bảo đầy đủ các trang thiết bị hiện đại: tivi, điều hòa, bàn làm việc, ghế sofa,…
6. Family Room With Balcony tại khách sạn Sapa Centre
Sức chứa: 4 người lớn
Giường: 2 giường đơn cùng 1 giường đôi
Diện tích: 50m2
Giá phòng: 1.500.000 VND/phòng/đêm (giá chỉ mang tính tham khảo, có thể thay đổi tùy vào thời gian bạn đặt phòng)
7. Family Room With City View tại Sapa Centre Hotel
Sức chứa: 3 người lớn
Giường: 1 giường đơn cùng 1 giường đôi
Tầm nhìn: Hướng ra thành phố
Diện tích: 40m2
Giá phòng: 1.300.000 VND/phòng/đêm (giá chỉ mang tính tham khảo, có thể thay đổi tùy vào thời gian bạn đặt phòng)
8. Deluxe Double Or Twin Room With City View tại Sapa Centre Hotel
Sức chứa: 2 người lớn
Giường: 2 giường đơn hay 1 giường đôi
Tầm nhìn: Hướng ra thành phố
Diện tích: 40m2
Giá phòng: 1.000.000 VND/phòng/đêm (giá chỉ mang tính tham khảo, có thể thay đổi tùy vào thời gian bạn đặt phòng)
9. Triple Room With Balcony tại Sapa Centre Hotel
Sức chứa: 3 người lớn
Giường: 3 giường đơn
Diện tích: 50m2
Giá phòng: 1.100.000 VND/phòng/đêm (giá chỉ mang tính tham khảo, có thể thay đổi tùy vào thời gian bạn đặt phòng)
10. Family Room With Mountain View tại Sapa Centre Hotel
Sức chứa: 3 người lớn
Giường: 1 giường đơn cùng 1 giường đôi
Tầm nhìn: Hướng ra núi
Diện tích: 30m2
Giá phòng: 1.400.000 VND/phòng/đêm (giá chỉ mang tính tham khảo, có thể thay đổi tùy vào thời gian bạn đặt phòng)
Di chuyển tới Sapa Centre Hotel như thế nào?Từ sân bay Quốc tế Nội Bài, bạn có thể dễ dàng tìm đường đến Sapa Centre Hotel bằng các phương tiện như xe máy, xe khách hay tàu. Hoặc để đảm bảo an toàn, bạn có thể sử dụng dịch vụ đưa đón tại sân bay của khách sạn Sapa Centre, với mức phụ thu chỉ khoảng 200.000 VND.
Các tiện ích nổi bật không nên bỏ lỡ khi đến với khách sạn Sapa Centre 1. Nhà hàngSapa Centre Hotel cung cấp dịch vụ ăn uống cho du khách tại một nhà hàng, nơi mang đến những bữa ăn trong ngày với đầy đủ các chất dinh dưỡng và thực đơn rất đa dạng, chinh phục được rất nhiều thực khách khó tính. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng dịch vụ phòng, bữa ăn sẽ được các nhân viên mang đến tận phòng nếu bạn không tiện đi lại. Tuy nhiên, vì điều đó nên bạn sẽ bị giới hạn thời gian sử dụng bữa sáng trong một khung giờ nhất định.
2. Dịch vụ cho thuê xeVới sự nổi tiếng của Sapa về vẻ đẹp thơ mộng, chắc hẳn khi nghỉ dưỡng tại bất cứ nơi đâu bạn cũng mong muốn được tự trải nghiệm, khám phá phải không nào? Thấu hiểu được vấn đề này, Sapa Centre Hotel đã mang đến cho bạn một dịch vụ thuê xe, tạo điều kiện cho du khách có thể tự mình “tìm tòi” Sapa mà không bị phụ thuộc bất kỳ ai.
Bên cạnh đó, Sapa Centre Hotel đã xây dựng bãi đỗ xe ngoài tại khách sạn dành cho những du khách đi đến đây bằng xe hơi riêng hay xe máy cá nhân đều có thể dễ dàng tìm được vị trí đỗ xe thích hợp.
3. Các dịch vụ khácKhách sạn Sapa Centre còn cung cấp một số dịch vụ tiện ích khác như: giặt ủi, giặt khô, tiếp tân phục vụ 24 giờ, dịch vụ đưa đón khách tại nhà ga có phụ phí, dịch vụ bảo quản hành lý… và các dịch vụ cần thiết khác dành cho những du khách có nhu cầu.
Các chính sách đặc biệt cần lưu ý cho du khách khi lưu trú tại Sapa Centre Hotel 1. Chính sách dành cho trẻ em và mức phụ thu
Giá phòng vào những ngày lễ và tết: sẽ dao động trong khoảng từ 690.000 VND đến 1.500.000 VND tùy vào nhu cầu của du khách.
Trẻ em dưới 6 tuổi sẽ được ngủ cùng người lớn và bữa sáng thì không mất phí, trường hợp này không áp dụng đối với bé thứ hai.
Trẻ em từ 6 đến 12 tuổi sẽ được ngủ cùng người lớn nhưng có mức phụ thu cho bữa sáng là 92.000 VND, trường hợp này không áp dụng đối với bé thứ hai.
Trẻ em từ 12 tuổi trở lên sẽ được coi như là người lớn và có mức phụ thu khi thêm giường phụ là 345.000 VND.
2. Chính sách nhận và trả phòng
Trường hợp du khách nhận phòng trước 10:00 hoặc trả phòng sau 17:00, du khách sẽ phải chi trả thêm phí một đêm.
Trường hợp du khách nhận phòng sớm sau 10:00 hoặc trả phòng muộn đến 17:00, du khách sẽ phải chi trả 50% giá phòng.
50 Hình Xăm Cá Chép Đẹp – Ý Nghĩa Nhất
Nguồn Gốc Cá Chép:
Cá chép là loài cá phổ biến, chúng có tên gọi theo khoa học là Cyprinus carpio. Loài cá này sinh sống ở nhiều nơi, thường có mặt ở các ao hồ, sông suối và ngay cả các cánh đồng nước cũng có thể sinh sôi nảy nở. Cá chép có họ hàng xa với cá vàng thông thường và có khả năng lai giống cho nhau. Nhưng theo thời gian môi trường sinh sống thay đổi, 2 loài cá này đã không còn thân mật với nhau nữa nên dẫn đến trường hợp chúng không cùng 1 gốc. Cá chép sống ở hầu hết các châu lục, tập trung chủ yếu ở Châu Á và Châu Âu. Một con cá chép trường thành có thể nặng tương dương từ 1 – 2kg. Tuy nhiên, trên sông Danube (tại Châu Âu) cá chép được nhiều người công nhận có khả năng dài tới 1m2 và nặng khoảng 35kg. Có thể bạn không biết, trong điều kiện tự nhiên và không bị tác động bởi môi trường thay đổi chúng có tuổi thọ lên tới 45 năm.
Ý Nghĩa Hình Xăm Cá Chép:Những phẩm chất kiên định, nỗ lực và không ngừng vươn lên để vượt Vũ Môn biến hóa thành Rồng là cả một chặng đường dài không kém phần gian nan. Thử thách đó, chỉ có những loài cá không bao giờ từ bỏ mục đích phía trước, không ngại những khó khăn để đi đến thành công mỹ mãn. Phong tục tại Việt Nam chúng không chỉ là cá, mà còn được xem là phương tiện đi lại của 3 ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp Âm lịch hàng năm. Ở một một số nước như Nhật Bản, cá Koi – là một loại cá chép được xem là biểu tượng của Quốc Gia. Với các phong cách xăm như cá chép Koi bơi lội trong hồ nước hoa anh đào và hoa sen mang lại sự may mắn.
Vì vậy cá chép là một con vật linh thiêng và hết sức cao quý. Những hình xăm cá chép hiện nay đều có ý nghĩa sâu xa, là biểu tượng cho sự kiên trì, nỗ lực, niềm hi vọng, may mắn và không ngần ngại những khó khăn phía trước.
Những Hình Xăm Tattoo Cá Chép Đẹp Nhất Cho Nam Và Nữ:Hình xăm cá chép Koi- Thường có nhiều màu sắc và mỗi màu thể hiện ý nghĩa sâu xa không giống nhau. Màu vàng và màu bạc đem lại sự thịnh vượng và giàu có cho chủ nhân. Loài cá Ogon Koi và Yamabuki Koi được biết đến có màu sắc ánh kim đẹp ấn tượng, đây là loài cá được các doanh nhân thành đạt trên toàn thế giới yêu thích.
Hình xăm cá chép Koi màu trắng và xanh: Tượng trưng cho con trai trong gia đình.
Hình xăm cá chép Koi màu hồng: Tượng trưng cho người con gái trong gia đình.
Hình xăm cá chép Koi màu đỏ: Tượng trưng cho người mẹ dành hết sự yêu thương và tình cảm cao quý cho gia đình.
Hình xăm cá chépBạn đang muốn sở hữu một hình xăm cá chép ý nghĩa? Hình xăm nghệ thuật đường nét hoa văn có tính thẩm mỹ cao? Phong cách thiết kế nắm bắt xu hướng mới nhất và không bao giờ lỗi thời?
Chắc hẵn bạn đã nghe đến sự tích cá chép vượt Vũ Môn để tiến hóa thành Rồng rồi đúng không nào? Với biểu tượng sự kiên cường, bất khuất, không ngại khó khăn chính là những điều được mưu tả đến hình xăm cá chép Koi.
Cá chép mặt quỷ đang là hình xăm độc đáo với cách kết hợp ấn tượng, không phải ai cũng có thể sở hữu. Hình xăm cá chép và mặt quỷ có ý nghĩa đó chính là nhắc nhở những điều không tốt trong quá khứ, sống hoàn thiện và tích cực trong tương lai hơn, nhằm mang lại nhiều điều may mắn trong đường công danh sự nghiệp. Đối với hình xăm cá chép mặt quỷ thường nằm ở các vị trí như: full chân, ở bắp chân, tay và lưng.
Tùy thuộc theo sở thích của mỗi người để kết hợp các phong cách hình xăm đẹp với cá chép, cũng như màu sắc của hình xăm đó. Mỗi phong cách thiết kế hình tattoo cá chép khi kết hợp với nhau sẽ mang một ý nghĩa hoàn toàn khác biệt.
Từ xa xưa, các bộ tộc thường lựa chọn các con vật thiêng liêng để trang trí trên cơ thể của họ. Nhằm mục đích đem đến một sức mạnh cho tinh thần, mỗi bộ tộc đều xăm lên người những con vật theo đậm nét hoa văn của nền văn hóa bộ tộc đó. Hình xăm cá chép Koi cũng vậy, khi kết hợp với các tác phẩm hoa văn sẽ truyền lại những ý nghĩa cao quý, sức mạnh và sự thịnh vương mà ai cũng mong muốn có được.
Nếu bạn là người thích bộc lộ tính cách cũng như phong cách sành điệu của bản thân, có thể xăm hình cá chép ở các vị trí dễ lộ như: bắp chân, cổ chân, cánh tay. Đối với những vị trí dễ thấy trên cơ thể, bạn sẽ trở nên ấn tượng và dễ dàng thu hút ánh nhìn của mọi người xung quanh một cách nhẹ nhàng.
Ngoài những màu sắc nổi bật của các hình xăm, thì màu vàng là một trong những màu sắc tattoo nổi bật và dễ dàng gây ấn tượng nhất. Mang lại nhiều điều may mắn, thịnh vượng và sự phát triển trong đường công danh sự nghiệp là những điều được thể hiện qua hình xăm cá chép màu vàng ở bắp tay này.
Điều mà hầu hết những ai yêu thích các tác phẩm nghệ thuật đều biết đó là những hình xăm màu trắng đen không bao giờ lỗi thời. Những gì tối giản nhất đều không sợ bị lỗi thời theo năm tháng, đối với hình xăm cá chép màu trắng đen cũng vậy.
Hình xăm cá chép màu xanh là biểu tượng cho con trai trong một gia đình, đem lại nhiều sự an nhiên và bình thản trong cuộc sống gia đình. Xanh dương cũng là màu sắc phổ biến trong các hình xăm được yêu thích nhiều ngày nay.
Cá chép Koi hay cụ thể hơn Cá chép Nishikigoi là một loại cá chép đã được thuần hóa, lai tạo để nuôi làm cảnh trong những hồ nhỏ và là thú vui tao nhã của giới thành đạt. Chúng còn được xem là biểu tượng quốc gia của đất nước Japan (Nhật Bản).
Màu xanh là một trong những màu sắc hình xăm cá chép được mọi người chú ý nhiều. Bởi sự nam tính, mạnh mẽ là những điều được thể hiện thông qua các hình xăm cá chép màu xanh này.
Ngoài hoa sen, thì các thiết kế hình xăm cá chép và hoa mẫu đơn cũng khiến nhiều người thích thú. Không đơn thuần chỉ là vẻ đẹp, hoa mẫu đơn còn có ý nghĩa mang đến sự giàu sang, phú quý cho chủ nhân, thể hiện khí chất đặc biệt từ loại hoa này.
Ao sen kết hợp cá chép là hình xăm khá phổ biến và thịnh hành ở nhiều nơi trên thế giới. Phong cách thiết kế hình tattoo đẹp này tượng trưng cho sự tinh khiết, không ngại gian nan và quyết tâm đấu tranh để dành được thành công.
Theo nền văn hóa tại đất nước Nhật Bản, hình tattoo nghệ thuật cá chép màu đen tượng trưng cho người đàn ông bản lĩnh trong một gia đình. Màu đen tượng trưng cho sức mạnh, uy quyền và nó cũng là biểu tượng của sự thành công.
Không riêng gì ý nghĩa sâu sắc của mỗi phong cách thiết kế tattoo, sở hữu hình xăm đẹp còn góp phần trang trí nét đẹp cơ thể của chủ nhân. Sở hữu một hình xăm đẹp ở bắp chân vừa giúp việc trang trí cơ thể thêm phần sành điệu, vừa giúp chủ nhân phô trương nét đẹp nghệ thuật một cách tinh tế.
Bạn có suy nghĩ thế nào về hình xăm full bắp chân? Hình xăm cá chép full chân là một vị trí khá tuyệt vời để tôn nét đẹp chi tiết của hình xăm một cách ấn tượng. Vị trí ở bắp chân còn là nơi lý tưởng để chủ nhân phô bày cá tính của bản thân thông qua hình xăm.
Hình xăm cá chép nhỏNgoài những hình xăm có diện tích lớn, thì hình tattoo kích thước mini nhỏ nhắn như cá chép âm dương này cũng được đón nhận mạnh mẽ. Vừa dễ dàng lựa chọn các vị trí xăm theo ý thích, vừa giúp cho những ai lần đầu đi xăm có thể biết được cảm giác đau như thế nào.
Hình xăm cá chép ở tay Hình xăm cá chép bít tayNgày nay có rất nhiều phong cách thiết kế hình xăm cá chép bít tay, giúp bạn dễ dàng lựa chọn phong cách yêu thích. Nếu chưa tìm thấy ý tưởng thì hình xăm cá chép bít tay đẹp ấn tượng này là gợi ý tuyệt vời dành cho bạn.
Hình xăm cá chép cổ taySẽ cực kỳ thu hút mọi người xung quanh khi sở hữu một hình xăm cá chép ở cổ tay, bởi nó góp phần trang điểm nét đẹp bên ngoài khi bạn khoác lên mình chiếc áo sơ mi gấp đến bắp tay. Cách gây ấn tượng đến mọi người một cách nhẹ nhàng.
Hình xăm cá chép cánh tay đẹp Hình xăm cá chép bắp chânĐể có một hình xăm nghệ thuật cá chép ở bắp chân, chủ nhân phải trải qua các giai đoạn cần thiết khác nhau. Từ tìm kiếm ý tưởng hình xăm, lựa chọn tiệm tattoo hair uy tín và sau đó mới có thể tiến hành xăm. Điều mà ai cũng thích thú khi sở hữu hình xăm chất lừ tại vị trí này đó là dễ dàng chăm sóc, màu sắc phai ít và tự tin khi khoác lên người quần ngắn.
Hình xăm cá chép bít chânNgoài những hình xăm nghệ thuật có kích thước mini đẹp ấn tượng và dễ dàng lựa chọn các vị trí xăm khác nhau. Thì những hình xăm bít chân, tay, lưng cũng là những tác phẩm nghệ thuật độc đáo được nhiều tín đồ mê mẩn. Như bạn cũng biết, đối với những hình xăm bít chân thì việc phô bày nét đẹp hình xăm đơn giản hơn rất nhiều, qua đó khi xăm ở vị trí này cũng khá cuốn hút.
Hình xăm cá chép dưới chânNhắc tattoo cá chép thì không thể nào bỏ qua các hình xăm nghệ thuật cá chép hóa rồng đẹp ấn tượng. Cá chép hóa rồng là biểu tượng của sự thăng tiến trong đường công danh sự nghiệp, mạnh mẽ, lòng dũng cảm và nó cũng giúp đem nhiều sự may mắn cho chủ nhân. Được biết đến sự tích cá chép vượt Vũ Môn để hóa Rồng, nên người ta xem cá chép là đức vua của các loài cá dưới nước.
Hình xăm cá chép kín lưngĐối với các tín đồ yêu thích các tác phẩm xăm hình nghệ thuật, thì không thể nào quên những hình xăm cá chép và hoa sen kín lựng cực chất này được. Một vị trí có kích thước lớn nhất trên cơ thể, giúp chủ nhân có thể phác họa nét đẹp chi tiết trên hình xăm dễ dàng. Qua đó xăm ở lưng còn là vị trí kín đáo, giúp chủ nhân không bị ảnh hưởng trong môi trường công sở hoặc khó để hình xăm.
Hình xăm cá chép full lưngCó rất nhiều vị trí hình xăm cá chép khác nhau ví dụ như lưng, trước ngực, bả vai, cánh tay, bắp chân cho cả nam lẫn nữ. Tuy nhiên đối với những hình xăm nhiều ý nghĩa và mang nét đẹp chi tiết, thì những vị trí lớn như lưng là một vị trí tuyệt vời.
Hình xăm cá chép bả vai Hình xăm cá chép bên hông Hình xăm cá chép hóa rồng Hình xăm cá chép ao sen Hình xăm cá chép và hoa sen Hình xăm cá chép ăn trăng Hình xăm cá chép mặt trăng Hình xăm cá chép ngậm tiền Hình xăm cá chép đầu lâu Hình xăm cá chép và mặt quỷ Hình xăm cá chép và hoa mẫu đơn Hình xăm cá chép âm dương Hình xăm cá chép châu âu Hình xăm cá chép đơn giản Hình xăm cá chép màu vàng Hình xăm cá chép màu đỏ Hình xăm cá chép màu xanh Hình xăm cá chép xanh dương Hình xăm cá chép đỏ đen
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
Đăng bởi: Nguyễn Cường
Từ khoá: 50 Hình Xăm Cá Chép Đẹp – Ý NGHĨA NHẤT
Văn Mẫu Lớp 9: Cảm Nghĩ Của Em Về Những Ngôi Sao Xa Xôi (Sơ Đồ Tư Duy) Dàn Ý &Amp; 7 Mẫu Cảm Nhận Những Ngôi Sao Xa Xôi Của Lê Minh Khuê
Với tài năng xây dựng nhân vật, Lê Minh Khuê đã cho chúng ta thấy được vẻ đẹp của những cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường cao điểm. Qua đó cũng gợi lên trong chúng ta nhiều bài học sâu sắc, ý nghĩa. Vậy mời các em cùng theo dõi bài viết để ngày càng học tốt môn Văn 9.
Đề bài:Anh chị hãy trình bày cảm nhận về truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” của nhà văn Lê Minh Khuê.
Sơ đồ tư duy Cảm nhận Những ngôi sao xa xôi Dàn ý Cảm nghĩ của em về Những ngôi sao xa xôi1. Mở bài
– Giới thiệu khái quát về đề tài kháng chiến chống Mĩ trong văn học
– Giới thiệu khái quát về tác giả Lê Minh Khuê
– Giới thiệu khái quát về văn bản Những ngôi sao xa xôi (hoàn cảnh ra đời, khái quát giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của văn bản,…)
2. Thân bài
a. Hoàn cảnh sống, chiến đấu và công việc đầy hiểm nguy của những cô gái thanh niên xung phong
– Không gian sống: Nơi hang đá đầy thiếu thốn
– Nơi làm việc của các cô gái: “Đường bị đánh lở loét, màu đất đỏ, trắng lẫn lộn. Hai bên đường không có lá xanh. Chỉ có những thân cây bị tước khô cháy. Những cây nhiều rễ nằm lăn lóc. Những tảng đá to. Một vài cái thùng xăng hoặc thành ô tô méo mó, han gỉ nằm trong đất”
– Công việc: Họ phải chạy trên cao điểm giữa ban ngày, “ước tính khối lượng đất đá lấp vào hố bom, đếm bom chưa nổ và nếu cần thì phá bom.”
b. Vẻ đẹp tâm hồn của ba cô gái thanh niên xung phong hay chính là vẻ đẹp của một lớp thế hệ trẻ Việt Nam bấy giờ
– Điểm tương đồng giữa các cô gái:
+ Họ đều là những cô gái trẻ, ở độ tuổi mười tám đôi mươi nhưng họ đều là những người kiên cường, dũng cảm, có tinh thần trách nhiệm cao và luôn hết mình vì công việc.
+ Tình đồng đội, đồng chí gắn bó thắm thiết và tinh thần lạc quan, yêu đời, yêu cuộc sống
– Nét tính cách riêng của mỗi người:
+ Nho: Cô gái xinh xắn, dễ thương “trông nó nhẹ, mát mẻ như một que kem trắng”, “cái cổ tròn và những cúc áo nhỏ nhắn”; Nho còn là cô gái mang trong mình nét hồn nhiên trẻ con
+ Chị Thao – tổ trưởng: Dày dặn và trưởng thành hơn; có những khát khao, những rạo rực của tuổi trẻ; bình tĩnh và đầy bản lĩnh trong cách xử lí công việc nhưng chị Thao lại sợ máu và vắt.
+ Phương Định: Cô gái Hà Nội giàu mơ mộng, có những tháng ngày tuổi thơ hồn nhiên, rất hay hát và cô tự nhận mình là “một cô gái khá”, “hai bím tóc dày, tương đối mềm, một cái cổ cao và kiêu hãnh như đài hoa loa kèn”; đặc biệt cô rất thích ngắm mình trong gương.
3. Kết bài
– Khái quát lại những thành công về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
– Cảm nghĩ của bản thân.
Cảm nghĩ của em về Những ngôi sao xa xôiTrong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, đã có rất nhiều những tác phẩm văn học hay nói về những người lính cứu nước. Ở họ lúc nào cũng sôi sục những ý chí chiến đấu chống quân thù. Họ là những con người luôn nghiêm túc, nhanh nhẹn trong công việc nhưng cũng là những con người hoạt bát và lạc quan giống như chính lứa tuổi của mình. Và câu chuyện mà em thích nhất chính là hình ảnh của những người lính thanh niên xung phong, làm công việc lấp hố bom trong câu chuyện Những ngôi sao xa xôi. Đó là cuộc sống của ba người con gái Định, Nho và Thao trên tuyến đường Trường Sơn đầy mưa bom, bão đạn.
Ba cô gái trong truyện là ba người có công việc đó là làm ở tổ trinh sát mặt đường. Họ là ba cô gái luôn gắn bó cùng với nhau trong tất cả những công việc và cuộc sống. Chính những khó khăn, gian khổ và vất vả ấy đã giúp cho các cô càng trở nên gắn bó và hiểu nhau hơn. Công việc của các cô cũng đặc biệt nguy hiểm: đó là công việc lấp đất vào hố bom khi bom đã nổ và nếu có bom chưa nổ thì phải phá đi để lấy đường cho xe tải chạy. Chính vì những điều đó mà cuộc sống của họ gần như hằng ngày phải đối mặt với những hiểm nguy và căng thẳng.
Càng như vậy, mới cần đòi hỏi những con người phải có sự điềm tĩnh, có tinh thần trách nhiệm và không sợ gian khổ, vất vả. Trong hoàn cảnh như vậy, thế nhưng điều gây cho chúng ta sự xúc động và bất ngờ chính là việc mà những người con gái ở nơi đây không hề bị ảnh hưởng mà luôn giữ cho mình sự hồn nhiên và ngây thơ của những người con gái đang tuổi thanh xuân tươi đẹp. Đó là Thao, người chị cả trong cả ba người. Thao thích chép lời của các bài hát, thích hát nghêu ngao dù có khi sai cả lời, sợ máu và vắt. Đó là Nho, một cô gái nhỏ nhắn, thích thêu thùa, thích ăn kẹo và vô cùng đáng yêu “trắng và tròn như một que kem mát lạnh”, có vẻ dịu dàng nhưng cũng rất gan góc. Đó là Phương Định – cô gái Hà Nội xinh xắn “hai bím tóc dày tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn”.
Cùng đôi mắt “có cái nhìn sao mà xa xăm”. Ngày nào Định cũng phá bom nhiều lần, là người con gái dũng cảm và quyết đoán, cô luôn nghĩ tới công việc của mình mỗi khi làm việc. Có những khi nghĩ tới cái chết, nhưng cô lại lo lắng điều quan trọng hơn đó là việc liệu bom có nổ hay không. Tâm trạng của cô khi phá bom được tác giả miêu tả một cách chi tiết. Xung quanh đang là bầu không khí căng thẳng. Mỗi khi lo lắng, anh lại nghĩ tới những người anh cao xạ đang theo dõi từng cử chỉ, động tác của mình rồi cô lại tự điều chỉnh những bước đi và phong thái của mình sao cho phù hợp.
Cho tới khi, cô tới gần được quả bom thì tác giả đã miêu tả một cách vô cùng chi tiết. “Thỉnh thoảng lưỡi xẻng chạm vào quả bom. Một tiếng động sắc đến gai người, cứa vào da thịt tôi… Vỏ quả bom nóng. Một dấu hiệu chẳng lành.” Đó là công việc hằng ngày của Định, có những lúc nguy hiểm cận kề, thậm chí có lúc bị thương rất nặng nhưng các cô vẫn tiếp tục làm công việc của mình. Và cũng chính bởi vậy nên chúng ta cảm nhận được sự phi thường và đáng khâm phục của ba cô gái. Thế nhưng, sự ác liệt của chiến trường không hề ảnh hưởng tới sự hồn nhiên và vui tươi của ba cô gái.
Nhất là Định, cô vẫn luôn mang một tâm hồn giàu cảm xúc. Cô là người con gái hay mơ mộng, thích được hát, thậm chí bịa lời để hát. Cô còn hay ngồi bó gối mơ màng, luôn nghĩ tới quê hương của mình. Có rất nhiều người để ý nhưng cô chỉ cười mà không trả lời của họ. Tuy không nói ra nhưng trong lòng của cô thì người đẹp nhất chính là những người “đẹp nhất, thông minh, can đảm và cao thượng nhất là những người mặc quân phục, có sao trên mũ”.
Những ngôi sao xa xôi là câu chuyện có cách kể chuyện theo ngôi thứ nhất với ngôn ngữ sinh động và trẻ trung, cùng nghệ thuật miêu tả tâm lí một cách chính xác, tác phẩm đã làm nên những giá trị của nó một cách rõ ràng nhất. Và câu chuyện của những cô gái trinh sát vẫn còn đọng mãi trong lòng của mỗi người chúng ta.
Cảm nhận của em về Những ngôi sao xa xôi – Mẫu 1Trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước, tuyến đường Trường Sơn đầy bom rơi đạn nổ đã trở thành con đường huyền thoại. Bởi nơi đây đã có những câu chuyện thần kì với những anh bộ đội hiên ngang anh dũng, những anh chiến sĩ lái xe ngang tàng, lẫm liệt mà nhà thơ Phạm Tiến Duật đã từng ca ngợi trong bài “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”. Câu chuyện thần kì đó còn là chuyện về những cô gái thanh niên xung phong vừa kiên cường dũng cảm trong chiến đấu vừa hồn nhiên, mơ mộng thật đáng yêu, đáng quý. Lấy cảm hứng từ đó, nhà văn Lê Minh Khuê đã sáng tác thành truyện ngắn đặc sắc “Những ngôi sao xa xôi”.
Truyện được viết 1971, lúc cuộc kháng chiến chống Mỹ của dân tộc đang diễn ra ác liệt. Truyện Những ngôi sao xa xôi phản ánh chân thực tâm hồn trong sáng, mơ mộng, tinh thần dũng cảm, cuộc sống chiến đấu đầy gian khổ, hi sinh nhưng rất hồn nhiên, lạc quan của những cô gái thanh niên xung phong. Đó chính là những hình ảnh đẹp đẽ, tiêu biểu cho phẩm chất cao quý của thế hệ trẻ Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ vừa qua.
Điều ta cảm nhận đầu tiên là hoàn cảnh sống và chiến đấu của họ. Họ là một tổ trinh sát mặt đường gồm ba người, hai cô gái rất trẻ là Phương Định và Nho. Còn chị Thao là tổ trưởng thì lớn tuổi hơn một chút. Họ ở trong một cái hang dưới chân cao điểm. Ở đó, máy bay Mỹ thường hay đánh phá dữ dội. Đường bị đánh “lở loét, màu đất đỏ trắng lẫn lộn”. Sự sống ở đây gần như bị hủy diệt “hai bên đường không có lá xanh, chỉ có những thân cây bị tước khô cháy”… Công việc của họ lại càng đặc biệt nguy hiểm. Họ phải chạy trên cao điểm giữa ban ngày, phơi mình ra giữa vùng trọng điểm đánh phá của máy bay địch. Sau mỗi trận bom, họ phải lao ra trọng điểm “đo khối lượng đất lấp vào hố bom, đếm bom chưa nổ và nếu cần thì phá bom”. Đó là công việc mạo hiểm luôn phải đối mặt với cái chết, “thần chết là một tay không thích đùa. Hắn ở lẫn trong ruột những quả bom”. Nhưng với ba cô gái này, thì những công việc ấy đã trở thành công việc hằng ngày.
Cả ba cô gái cô nào cũng đáng mến, đáng phục. Nhưng Phương Định là cô gái để lại nhiều ấn tượng sâu sắc nhất. Phương Định là cô gái nhạy cảm, hồn nhiên, mơ mộng, thường sống với những kỉ niệm về Hà Nội. Là một cô gái Hà Nội, cô có một thời học sinh hồn nhiên, vô tư bên người mẹ trong những ngày thanh bình trước chiến tranh. Những kỉ niệm tuổi học trò luôn sống dậy trong lòng cô ngay giữa chiến trường dữ dội. Nó vừa là niềm khao khát, vừa làm dịu mát tâm hồn trong hoàn cảnh căng thẳng, khốc liệt. Cô vào chiến tranh ba năm. Đã quen với những thử thách và nguy hiểm, giáp mặt hằng ngày với cái chết, nhưng ở cô cũng như những đồng đội, không mất đi sự hồn nhiên, trong sáng với những ước mơ về tương lai.
Cũng như các cô gái mới lớn, Phương Định hay quan tâm đến hình thức của mình. Cô đánh giá: “Nói một cách khiêm tốn, tôi là một cô gái khá…”. Đặc biệt cô có cặp mắt đẹp nên cô thích ngắm mắt mình trong gương. Cô biết mình được nhiều nhất là các anh lính để ý và có thiện cảm. Điều đó làm cô tự hào nhưng chưa từng có tình cảm riêng với một ai cả. Nhạy cảm, nhưng cô không hay biểu lộ tình cảm của mình, tỏ ra kín đáo trước đám đông, tưởng như là kiêu kì.
Cô có tính đồng đội sâu sắc, gắn bó. Cô yêu mến thân thiết với hai đồng đội trong tổ trinh sát. Cùng vui đùa ca hát, chia sẻ ngọt bùi, cùng chịu đựng nhiều nguy hiểm, bom đạn. Khi chị Thao vấp ngã cô đỡ chị. Khi Nho bị thương, cô “rửa cho Nho bằng nước đun sôi…”. Đặc biệt cô dành tình yêu thương và niềm cảm phục cho tất cả những người chiến sĩ của cô, những người đẹp nhất, thông minh, can đảm và cao thượng nhất là những người chiến sĩ mà hằng đêm cô gặp trên trọng điểm của con đường vào mặt trận.
Nhưng có lẽ điều đáng khâm phục nhất ở cô đó là lòng dũng cảm và tinh thần trách nhiệm trong công việc. Phương Định cùng những người bạn của mình sống và chiến đấu trên một cao điểm, giữa một vùng trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn. Cô phải chạy trên cao điểm đánh phá của máy bay địch. Sau mỗi trận bom, cô cùng đồng đội phải lao ra trọng điểm, đo và ước tính khối lượng đất đá bị bom địch đào xới, đếm những quả bom chưa nổ và dùng những khối thuốc nổ đặt vào cạnh nó để phá. Đó là công việc mạo hiểm với cái chết luôn gần kề tạo áp lực khiến thần kinh vô cùng căng thẳng. Thực hiện công việc đó, Phương Định và đồng đội phải vô cùng bình tĩnh và họ đã thực sự bình tĩnh, ung dung một cách lạ thường. Thậm chí, với họ, công việc ấy đã trở thành bình thường: “Có ở đâu như thế này không: đất bốc khói, không khí bàng hoàng, máy bay đang ầm ì xa dần. Thần kinh căng như chão, tim đập bất chấp cả nhịp điệu, chân chạy mà vẫn biết rằng có nhiều quả bom chưa nổ, nhưng nhất định sẽ nổ… Rồi khi xong việc, quay lại nhìn đoạn đường một lần nữa, thở phào, chạy về hang”.
Thế giới tâm hồn của Phương Định thật phong phú, trong sáng nhưng không phức tạp. Không thấy những băn khoăn, day dứt, trăn trở trong ý nghĩ và tình cảm của cô gái khi phải sống và chiến đấu trong hoàn cảnh đặc biệt khốc liệt, hiểm nguy, mà vẫn tươi vui, hồn nhiên, lạc quan yêu đời. Truyện đã làm nổi bật tâm hồn trong sáng, mơ mộng, tinh thần dũng cảm, cuộc sống chiến đấu đầy gian khổ, hi sinh nhưng rất hồn nhiên, lạc quan của những cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn. Đó chính là hình ảnh đẹp, tiêu biểu về thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Mĩ.
Tóm lại, truyện “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê đã làm sống lại trong lòng ta những hình ảnh tuyệt đẹp và những chiến công phi thường của tổ trinh sát mặt đường, của Thao, Phương Đinh, Nho, của hàng vạn nữ thanh niên xung phong thời chống Mĩ. Chiến công thầm lặng của Phương Định và đồng đội là bài ca anh hùng. Chiến tranh đã qua đi, nhưng đọc truyện này ta như sống lại những năm tháng hào hùng của đất nước, những ngôi sao Phương Định, Thao, Nho vẫn tỏa sáng trong ta với bao khâm phục và ngưỡng mộ.
Cảm nhận của em về Những ngôi sao xa xôi – Mẫu 2Tiếp cận với chiến tranh, miêu tả chiến tranh có nhiều cách, của nhiều người. Tuy nhiên, chiến tranh đã và sẽ qua đi, cái gì từ những trang văn còn lạ ? Câu hỏi ấy phải chờ đến thời gian, người trọng tài công minh nhất chưa một lần bỏ sót tài năng. Vậy, Những ngôi sao xa xôi liệu có phải là một trong số ứng cử viên được bầu chọn?
Điều sáng giá nhất tạo nên một cái nhìn không nhàm chán về chiến tranh, đối lập với chiến tranh là cái nhìn và khắc hoạ chân dung các cô gái. Bức tranh dữ dội về cái sống và cái chết nơi đạn bom trận mạc có được một thứ đường viền cứ óng ánh lên từ cái nhìn trong trẻo ấy. Ấy là chưa nói nhân vật trong truyện bước vào cuộc chiến đấu đầy ắp những ảo tưởng. Tưởng rằng gia nhập một đơn vị thanh niên xung phong ngoài hoả tuyến là “phải vác súng kia, đi rầm rộ dưới những cánh rừng không trăng sao. Nói với nhau phải mạnh và gọn như những câu khẩu hiệu”, nghĩa là oai hùng lắm, một thứ hào quang của một thế hệ nếu không vừa rời ghế nhà trường thì cũng gần như thế. Dày dạn trước cái sống và cái chết hằng ngày mà chị Thao còn sợ máu, sợ nước mắt. Phương Định thì sợ nhất: cô đơn. Giữa tiếng bom địch gào thét, chỉ cần một tiếng súng bắn trả, “dù chỉ một tiếng súng trường thôi, con người cũng thấy mênh mông bên mình một sự che chở đồng tình”. Gian khổ, thiếu thốn đến cùng cực, nhiều bữa cơm không có canh, bọn con gái lấy nước uống chan vào. Nhưng khi biết rằng “bọn con trai phải kêu lên vì thương”, thế là đời lại tươi lên như không có gì đáng phàn nàn, lo lắng. Cuộc nói chuyện của nhân vật nữ xưng “tôi” với đại đội trưởng đơn vị trong điện thoại có lúc gắt lên: “Trinh sát chưa về”, nhưng một cái gì đấy như ấm lòng hơn khi hình ảnh người cán bộ chỉ huy ấy hiện lên dưới con mắt dịu dàng con gái “Đại đội trưởng rất hay dùng những từ tế nhị như “cảm ơn”, “xin lỗi”, “chúc may mắn”. Anh trẻ, người gầy, hay đau khớp, hay làm ca dao cho báo tường. Nhà đâu như cuối phố Lò Đúc”.
Trong bối cảnh khắc nghiệt của chiến tranh, bao nhiêu tình cảm mới mẻ hình thành như tình đồng chí, tình bạn bè. Tất cả được cảm nhận bằng nỗi niềm riêng như thế. Có nhiều anh pháo thủ và lái xe hay hỏi thăm, còn viết thư cho một cô gái (nhân vật tôi) làm trinh sát mặt đường, “những thư dài gửi đường dây, làm như ở cách xa nhau hàng nghìn cây số, mặc dù có thể chào nhau hằng ngày”. Cách tỏ tình thời hiện đại trong chiến tranh qua cách nhìn riêng này không phải không thú vị. Còn gì âu yếm hơn khi gặp một đồng đội vừa tắm ở dưới suối lên: “Tôi muốn bế nó lên tay. Trông nó nhẹ, mát mẻ như một que kem trắng”.
Họ thực sự là những anh hùng không tự biết, tình nguyện vào cái nơi mà cái sự mất, còn chỉ diễn ra trong nháy mắt. Hơn ai hết họ biết thần chết là ai, “Thần chết là một tay không thích đùa. Hắn ta lẩn trong ruột những quả bom”. Nhưng có điều lạ là cái chết đối với họ chưa bao giờ là một ám ảnh, chưa bao giờ phải trằn trọc đêm đêm. “Bao giờ thì xong nhỉ”, “cái gì xong ?”,… Những câu hỏi bâng quơ dường như không hiểu mấy về chiến tranh nói về những mơ ước xôn xao sau đó. Nho bảo xong chiến tranh sẽ làm thợ hàn của một nhà máy thuỷ điện lớn, thành cầu thủ bóng chuyền. Chị Thao muốn làm y sĩ. Chồng chị sẽ là một anh bộ đội đeo quân hàm trung uý, hay đi xa và có râu quai nón, còn nhân vật “tôi” chưa biết lựa chọn thế nào: kiến trúc sư, thuyết minh trong rạp chiếu bóng thiếu nhi, lái xe ở cảng,… Chao ôi ! Họ là những người ham sống biết bao ! Cuộc đời phía trước là một ngày hội lớn. Có một tương lai, một tương lai hiển hiện mà giống như một giấc chiêm bao, họ còn có cả một quá khứ. Cái quá khứ ấy của Phương Định (nhân vật “tôi”) dù chỉ thu gọn trong một căn phòng nhỏ gác hai, nó có sức mở rộng ra cả một thế giới cảm giác đêm đêm để cô biết được “cái bao la và trong lành của đêm thành phố”. Ở cái căn gác nhỏ ấy đầy ắp kỉ niệm của thương yêu, nơi cô thề là sẽ không lấy chồng vì cái tính bừa bãi mà mẹ cô đã từng doạ “Lấy chồng rồi mà no đòn”, đó thật sự là một hạnh phúc.
Có tương lai đang hứa hẹn từng giờ, có quá khứ để ràng buộc, những cô gái không xem đó là những nơi ẩn nấp để thu mình. Cái mà họ đang đối mặt là sự còn, mất từng phút, từng giây. Không khí của chiến tranh (không giống tương lai hay quá khứ) có một âm điệu riêng. Chẳng hạn như sự im lặng: “Cuộc sống ở đây đã dạy cho chúng tôi thế nào là sự im lặng”. Im lặng có nghĩa là cái chết đang rình rập đâu đây, nó ập đến bất cứ lúc nào. Ấy là những trái bom, mà “nghe tiếng bom đầu tiên, có đứa chết giấc, nằm dán xuống đất”. Nhưng, cái im lặng của không gian còn chưa đáng sợ bằng cái im lặng của lòng người. Đây là cái “vắng lặng đến phát sợ” của kẻ đi đêm sợ ma, yếu bóng vía. Đến với toạ độ chết, đến với quả bom cần phải phá nổ (mà không biết nó sẽ nổ vào lúc nào), sự cầu viện tâm linh của cô gái (nhân vật tôi) giống như một ảo ảnh “Các anh cao xạ có nhìn thấy chúng tôi không ?”. Mặc dù “Quen rồi. Một ngày chúng tôi phá bom đến năm lần”, nhưng cái hồi hộp vẫn dường như không hể thay đổi. Như cái cảm giác chờ bom phát nổ: tất cả đều đứng im, cả gió, cả nhịp tim trong lồng ngực. Chỉ có chiếc đồng hồ: “Nó chạy, sinh động và nhẹ nhàng, đè lên những con số vĩnh cửu…”. Còn sau mỗi lần bom nổ, như từ cõi chết trở về đây là gương mặt tươi tắn của chị Thao “Chị cười răng trắng, vết sẹo bóng lên, mảnh dù bay trên lưng…”, còn với Phương Định, cái chết chỉ là khái niệm “mờ nhạt, không cụ thể”. Tuy dặn mình phải cảnh giác với nó, nhưng không phải là sợ nó mà chỉ vì sợ nếu “mảnh bom ghim vào cánh tay thì khá phiền”. Còn khi tưởng là Nho đã chết, tất cả đều lặng đi với bao nhiêu tâm trạng trái ngược nhau. Kẻ muốn hát, người thì muốn khóc. Chị Thao muốn hát và chị đã hát, một bài hát có phần lạc lõng (“Đây Thăng Long, đây Đông Đô… Hà Nội”). Nhạc sai bét, còn giọng thì chua, nhưng tình cảm rất đỗi chân thành: ấy là một khúc thánh ca. Còn người thứ hai, thích hát, hát hay “nhưng không muốn hát lúc này” vì những bài hành khúc bộ đội hành quân hay quan họ mềm mại, nhưng với Phương Định, tất cả đều không đúng chỗ. Trước đau thương, cũng là trước cái đẹp, cái cao cả, cái vĩnh hằng, chưa có một bài ca nào diễn tả nổi.
Đặc sắc nghệ thuật ở truyện ngắn này là cách xây dựng nhân vật và sự phối hợp giữa hai bút pháp: tự sự, trữ tình.
Còn về sự đan cài giữa hai bút pháp hiện thực và lãng mạn thể hiện trong tâm hồn người con gái như những trận mưa bóng mây chợt đi chợt đến, bất ngờ. Nó giống như những vì sao, những đốm sáng. Một mặt chiến trường là một nhận thức hiện thực, thậm chí hiện thực nghiệt ngã “ở đây là nơi mà tuổi trẻ chúng tôi đang lớn lên”, nhưng còn nỗi nhớ là hiện thực thứ hai, hiện thực tâm hồn “không lúc nào chúng tôi không nhớ về Hà Nội”, cả hai không tách rời nhau tạo được một thứ âm hưởng bè đôi rất giàu có chất thơ, là một trong những thành công của tác giả.
Cảm nhận của em về Những ngôi sao xa xôi – Mẫu 3Nhắc đến khoảng trời Trường Sơn là nhắc đến biết bao sự hy sinh mất mát, nơi mà lính Mỹ đã thả bom dồn dập nhằm ngăn cản bước tiến dũng mãnh của các đoàn quân tiến về Sài Gòn giải phóng miền Nam. Nhưng Trường Sơn đâu chỉ mang trong mình bao sự thương đau, Trường Sơn con là nơi ghi dấu của những tâm hồn tự nhiên, lạc quan của những người chiến sĩ lái xe không kính, những chàng trai cô gái thanh niên xung phong đã hy sinh tuổi trẻ để cống hiến cho đất nước. Là một người đã từng gắn bó với khoảng trời bom đạn ấy, nhà văn Lê Minh Khuê đã khai thác đề tài quen thuộc đã làm nên nhiều tên tuổi lớn trần văn đàn chống Mỹ nhưng cùng với sự sáng tạo và một chút lãng mạn của mình, “Những ngôi sao xa xôi” của bà, đã khắc họa hình ảnh của những cô gái thanh niên xung phong, mà tiêu biểu là nhân vật Phương Định với những vẻ đẹp hồn nhiên vốn có của tuổi trẻ Việt Nam trong thời chống Mỹ.
Câu chuyện kể về ba cô gái, ba cô gái thanh niên xung phong Nho, Thao và Phương Định, sống trên một cao điểm giữa mênh mông khói bụi Trường Sơn, nơi mà “màu đất đỏ, trắng lẫn lộn”. Công việc của họ là “ngồi đây”,”khi có bom nổ thì chạy lên, đo khối lượng đất lấp vào hồ bom, đếm bom chưa nổ và nếu cần thì phá bom”. Trong lúc đơn vị thường làm việc khi mặt trời lặn, thì tổ trinh sát lại làm việc ban ngày, khi thần chết luôn “lẩn trong ruột những quả bom”, khi mà lính Mỹ thả bom nhiều nhất và cái chết luôn theo sát ba cô gái ấy. Công việc của họ là công việc quan trọng và cũng đầy gian khổ hy sinh, đòi hỏi tinh thần dũng cảm, sự nhạy bén quyết đoán và sự nhanh nhẹn. Trong hoàn cảnh ấy, ta mới thấy sáng ngời lên là những phẩm chất cao đẹp của ba nhân vật, và đặc biệt là Phương Định, nhân vật chính của truyện.
Phương Định là một cô gái Hà Nội, “một cô gái khá”, chỉ vừa mới bước ra khỏi cuộc đời hồn nhiên vô tư lự của mình. Cô có vẻ bề ngoài đáng yêu trẻ trung và xinh xắn, “hai bím tóc dày, tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn”, còn đôi mặt thì có “cái nhìn sao mà xa xăm”. Những nét đẹp của cô đã được những anh lái xe để ý đến, bằng chứng là những bức thư dài gửi đường dây mặc dù có thể chào nhau hằng ngày, nhưng Phương Định cũng không săn sóc vồn vã, cô gái vẫn hay đứng ra xa, khoanh tay trước mặt và nhìn đi nơi khác mỗi khi một đám con gái xúm lại đối đáp với một anh bộ đội nói giỏi nào đấy. Một hành động đó thôi đã làm Phương Định trở nên thật kiêu kì, cái điệu của cô thật đáng yêu và cũng thật phù hợp với một người con gái như vậy.
Tâm hồn cô giữa khoảng trời Trường Sơn thật làm cho người ta thật ngạc nhiên. Cô mê hát, “thường cứ thuộc một điệu nhạc nào đó rồi bịa ra lời mà hát”, lời cô bịa lộn xộn ngớ ngẩn đến không ngờ, đôi lúc nó cũng làm cho cô bò ra mà cười một mình, cô thích “những bài hành khúc bộ đội hay hát trên những ngả đường mặt trận”, cô thích “dân ca quan họ mềm mại dịu dàng” và kể cả “Ca-chiu-sa của Hồng quân Liên Xô”, “ngồi bó gối mơ màng: “Về đây khi mái tóc còn xanh xanh”. Và Phương Định hát khi có sự im lặng không bình thường, “tiếng máy bay trinh sát rè rè”, cô hát để cổ động viên hai người đồng đội Nho, Thao và cũng là hát để động viên chính bản thân mình. Chính những lúc mê hát ấy đã làm cô quên đi cái sự buồn chán của cuộc sống Trường Sơn, quên đi mùi khói bom đạn mà cô vẫn tiếp xúc hằng ngày, và đó cũng là bước đà để cô có được một tâm hồn mơ mộng khi cơn mưa đá vừa ập đến. Mang theo tuổi trẻ của mình vào Trường Sơn, Phương Định còn mang theo cả những kỉ niệm đẹp về góc phố Hà Nội của mình, đó là hình ảnh người mẹ, cái cửa sổ, tiếng rao của bà bán xôi có cái mủng đội trên đầu, kể cả những cú sút vô tội vạ của bọn trẻ con trong một góc phố. Cơn mưa đá đi nhanh cũng như lúc nó vừa đến, nhưng lại mang những dòng kí ức tuổi thơ về cho Phương Định, và tất cả như xoáy mạnh trong tâm trí cô. Có lẽ chính những điều ấy đã tiếp thêm sức mạnh cho cô gái, để cô luôn nghĩ rằng, gia đình, bạn thân và cả những kỉ niệm kia sẽ luôn theo cô trong suốt quãng đời ở Trường Sơn.
Tâm hồn, tính cách của Phương Định hồn nhiên như thế, nhưng nổi bật lên trên tất cả vẫn là tinh thần dũng cảm, vượt lên trên hiểm nguy luôn ẩn chứa trong thân hình nhỏ bé của cô gái Hà Nội kia. Đó là những lúc mà bom của giặc Mỹ vẫn còn chưa nổ, và cô phải làm nhiệm vụ của mình, còn thần chết thì có vẻ vẫn đang “lẩn trong ruột những quả bom” chờ đợi cô. Tuy vậy, Phương Định vẫn tỏ ra thật bình thản, cái chết thì cô có nghĩ đến nhưng lại là “một cái chết mờ nhạt, không cụ thể”, mà cô quan tâm nhất là liệu bom có nổ hay không, không thì làm cách nào để châm mìn lần thứ hai, cô luôn đặt nhiệm vụ của mình lên hàng đầu. Và trong những lúc phá bom như vậy, ta vẫn còn thấy thấp thoáng cái sự nhạy cảm, tinh tế trong cảm xúc của cô, “một tiếng động sắc đến gai người, cứa vào da thịt tôi. Tôi rùng mình và bỗng thấy tại sao mình làm quá chậm. Nhanh lên một tí! ! Vỏ quả bom nóng. Một dấu hiệu chẳng lành.”, phải là một người bình tĩnh mới có được những cảm nhận chân thực như vậy. Chính những lúc đó, ta mới thấy được cái sự dũng cảm của cô gái. Công việc không có một chút gì là an toàn, nhưng do “quen rồi”, ngày nào cũng phải phá bom đến năm lần, ngày nào ít thì ba lần, mà Phương Định luôn cố gắng hoàn thành nhiệm vụ của mình.
Và trong cái sự dũng cảm ấy, ta vẫn thấy Phương Định luôn thường trực một tình cảm đồng chí đồng đội nồng ấm và chân thành. Đó là tấm lòng vị tha với mọi người mà cô quan tâm, cô lo lắng khi Thao lên cao điểm chưa về, cô tận tình, vỗ về chăm sóc Nho khi cô ấy bị thương lúc phá bom. Ngược lại, chính tình cảm đồng chí đồng đội, đã làm cho Phương Định thêm một chút tự tin, ấm lòng khi được sống giữa tình yêu thương của mọi người. Hiểu được công việc của mình là gian khổ, nhưng Phương Định vẫn luôn ngưỡng mộ “những người mặc quân phục, có ngôi sao trên mũ” bởi họ là những đẹp nhất, thông mình, can đảm và cao thượng nhất. Những lúc chạy đi phá bom, vẫn mang một chút lo sợ trong người, nhưng nhờ những cái nhìn của những người chiến sĩ, đã dập tan đi nỗi sợ trong cô và chỉ còn một mục tiêu hoàn thành nhiệm vụ, “cảm thấy có ánh mắt các chiến sĩ dõi theo mình, tôi không sợ nữa. Tôi sẽ không đi khom. Các anh ấy không thích cái kiểu đi khom khi mà có thể đàng hoàng mà bước tới”.
Trong truyện ngắn, nhân vật kể chuyện cũng là nhân vật chính, điều đó giúp cho tác phẩm càng trở nên chân thực, những cảm xúc, thế giới nội tâm của nhân vật đều được thể hiện tự nhiên rõ nét, vẽ lên một khoảng trời mộng mơ ngay giữa Trường Sơn mênh mông và ác liệt.
Mang trong mình những phẩm chất cao đẹp, Phương Định xứng đáng là biểu tượng của những cô gái thanh niên thời chống Mỹ, là hình tượng người con gái Việt Nam trong thời gian chiến đấu, là đại diện của thế hệ trẻ Việt Nam thời kháng chiến chống Mỹ. Cũng giống như tựa đề “Những ngôi sao xa xôi”, những con người được ví như vì sao lấp lánh giữa bầu trời đêm, mang trong mình những phẩm chất đáng quý, “xa xôi” là bởi vì phải ngắm nhìn thật kỹ thì mới có thể thấy được những tâm hồn cao đẹp ấy.
Cảm nhận của em về Những ngôi sao xa xôi – Mẫu 4Là cây bút chuyên về truyện ngắn, trong chiến tranh, Lê Minh Khuê viết về cuộc sống chiến đấu của tuổi trẻ ở tuyến đường Trường Sơn. “Những ngôi sao xa xôi” là tác phẩm đầu tay của bà, được viết năm 1971 giữa lúc cuộc kháng chiến chống Mỹ của dân tộc đang diễn ra rất ác liệt. Truyện giúp ta hiểu hơn về cuộc sống của những cô gái thanh niên xung phong trên một cao điểm ở tuyến đường Trường Sơn.
Truyện xoay quanh ba nhân vật nữ thanh niên xung phong trong tổ trinh sát mặt đường. Họ là ba người nhưng công việc gắn bó họ thành một khối thống nhất. Họ cùng sống và chiến đấu trong hoàn cảnh vô cùng gian khổ, ác liệt : ở trên một cao điểm trọng yếu của tuyến đường Trường Sơn, làm công việc đặc biệt nguy hiểm: “khi có bom nổ thì đo khối lượng đất lấp vào hố bom, đếm bom chưa nổ và nếu cần thì phá bom”.
Nghĩa là họ ở nơi tập trung nhiều bom đạn, làm công việc luôn đối mặt với cái chết. Họ cảm nhận rõ ràng: “Đất bốc khói, không khí bàng hoàng, máy bay đang ầm ì xa dần .Thần kinh căng như chão, tim đập bất chấp cả nhịp điệu, chân chạy mà vẫn biết rằng khắp chung quanh có nhiều quả bom chưa nổ .” Công việc thường ngày mạo hiểm ấy đòi hỏi họ phải là những người dũng cảm, gan góc có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, không sợ gian khổ hy sinh.
Mặc dù phải sống cách biệt, ở xa đồng đội, làm công việc nguy hiểm song cả ba cô gái ấy sống gắn bó cùng nhau và không hề mất đi những nét tính cách đáng yêu của những cô gái trẻ. Họ luôn yêu thương, lo lắng, chăm sóc cho nhau, tâm hồn họ trong sáng, giàu mơ ước, dễ vui, dễ buồn và đặc biệt, họ rất thích làm đẹp cho cuộc sống của mình.
Chị Thao nhiều tuổi nhất, chăm chép bài hát, sợ máu và vắt. Nho thích thêu thùa , thích ăn kẹo , cô rất đáng yêu “trắng và tròn như một que kem mát lạnh”, có vẻ dịu dàng và gan góc . Người thứ 3 nổi bật nhất, tiêu biểu cho tổ trinh sát mặt đường là Phương Định. Là một cô gái Hà Nội xinh xắn “hai bím tóc dày tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn”và đôi mắt đẹp:“có cái nhìn sao mà xa xăm”. Vừa qua thời học sinh, cuộc sống chiến trường tôi luyện Định thành một chiến sỹ kiên cường, dũng cảm. Ngày nào Định cũng phá bom nhiều lần ,cô có nghĩ tới cái chết nhưng điều quan trọng hơn là “liệu mìn có nổ, bom có nổ không? không thì làm cách nào để châm mìn lần thứ hai ?”.
Tâm trạng Phương Định khi phá bom được miêu tả cụ thể ,tinh tế đến từng cảm giác. Từ sự cảm nhận không khí đầy căng thẳng đến cảm giác “các anh cao xạ đang dõi theo từng cử chỉ, động tác của mình” và lòng dũng cảm như được tăng lên bởi sự tự trọng: “Tôi đến gần quả bom …tôi sẽ không đi khom, các anh ấy không thích cái kiểu đi khom khi có thể cứ đàng hoàng mà bước tới ”. Cảm giác căng thẳng của Định khi ở bên quả bom, kề sát cái chết im lìm và bất ngờ được miêu tả tỉ mỉ đến từng chi tiết: “thỉnh thoảng lưỡi xẻng chạm vào quả bom. Một tiếng động sắc đến gai người, cứa vào da thịt tôi. Vỏ quả bom nóng. Một dấu hiệu chẳng lành. ”Đó là công việc hàng ngày đã quen của Định. Công việc hiểm nguy ấy khiến ba cô gái thanh niên xung phong trở nên thật phi thường, thật đáng khâm phục.
Tuy vậy sự ác liệt của chiến trường không làm vơi đi đời sống tâm hồn trong sáng, giàu cảm xúc của Định. Cô hay mơ mộng, thích hát, thậm chí “bịa lời ra mà hát ”thích dân ca quan họ, thích hành khúc, thích Kachiusa, thích dân ca Ý. Định còn hay ngồi bó gối mơ màng, sống với những hồi tưởng về gia đình,quê hương.Cô ý thức về mình, tự hào vì được nhiều người để ý nhưng lại tỏ ra hờ hững như là kiêu kỳ. Tuy vậy trong suy nghĩ và tình cảm của cô thì “những người đẹp nhất ,thông minh, can đảm và cao thượng nhất là những người mặc quân phục,có sao trên mũ”. Định thực sự là cô thiếu nữ mộng mơ, hồn nhiên, trong sáng và dũng cảm.
Ngôi kể thứ nhất, cách kể chuyện tự nhiên, ngôn ngữ sinh động, trẻ trung cùng nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật đặc sắc của tác giả đã góp phần không nhỏ trong việc khắc hoạ thành công thế giới tinh thần phong phú và trong sáng của những cô gái trẻ.
Những trang cuối cùng của truyện khép lại nhưng dư âm của câu chuyện vẫn còn đọng mãi trong em. Vẻ đẹp tâm hồn của họ, những chiến công lặng thầm của họ mãi toả sáng, lung linh, lấp lánh và bí ẩn như những ngôi sao xa xôi.
Cảm nhận vẻ đẹp con người Việt Nam qua Những ngôi sao xa xôiXuất hiện trong giai đoạn cuối của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, Lê Minh Khuê cũng đã có những đóng góp tiêu biểu, làm nên tầm vóc của nền văn học giai đoạn này. “Những ngôi sao xa xôi” là truyện ngắn xuất sắc nhất của nhà văn. Vẫn lấy bối cảnh là cuộc sống và chiến đấu anh dũng của các thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn, nhưng Lê Minh Khuê đã có một góc nhìn thật mới mẻ, trẻ trung về tuổi trẻ Việt Nam anh hùng.
Truyện kể về cuộc sống chiến đấu của ba cô thanh niên xung phong – tổ trinh sát mặt đường: Phương Định, Nho và chị Thao. Họ sống trong một cái hang, trên cao điểm tại một vùng trọng điểm ở tuyến đường Trường Sơn những năm chống Mỹ. Công việc của họ là quan sát máy bay địch ném bom, đo khối lượng đất đá để san lấp hố bom do địch gây ra, đánh dấu những quả bom chưa nổ và phá bom. Công việc nguy hiểm, luôn phải đối mặt với cái chết, nhưng cuộc sống của họ vẫn không mất đi niềm vui hồn nhiên của tuổi trẻ, những giây phút thảnh thơi, thơ mộng. Họ rất gắn bó, yêu thương nhau dù mỗi người một cá tính.
Trong một lần phá bom, Nho bị thương, hai người đồng đội hết lòng lo lắng và chăm sóc cho Nho. Một cơn mưa đá vụt đến và vụt đi đã gợi trong lòng Phương Định bao hoài niệm, khát khao. Từ cuộc sống và chiến đấu của ba nữ thanh niên xung phong trên tuyến đường trường Sơn, tác phẩm làm hiện lên vẻ đẹp ngời sáng của con người trong chiến tranh.
Vẻ đẹp tâm hồn của ba cô gái thanh niên xung phong và cũng là của tuổi trẻ Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ. Họ đều thuộc thế hệ những cô gái thanh niên xung phong thời kì kháng chiến chống Mĩ mà tuổi đời còn rất trẻ. Nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, họ rời xa gia đình, xa mái trường, tình nguyện vào cái nơi mà sự mất còn chỉ diễn ra trong gang tấc. Họ hi sinh tuổi thanh xuân và không tiếc máu xương, thực hiện lí tưởng cao đẹp. Chiến trường gian khổ nhưng không làm mất đi vẻ hồn nhiên, yêu đời của họ. Chính điều đó đa tạo thành biểu tượng gương mặt đẹp và đáng yêu của những cô gái mở đường thời kháng chiến chống Mĩ.
Họ đều có những phẩm chất chung của những chiến sĩ thanh niên xung phong ở chiến trường: tinh thần trách nhiệm cao đối với nhiệm vụ, lòng dũng cảm không sợ hi sinh, tình đồng đội gắn bó. Qua thực tế chiến đấu, cả ba cô gái đều có tinh thần trách nhiệm cao với công việc,lòng dũng cảm, gan dạ không sợ gian khổ hi sinh. Có lệnh là lên đường, bất kể trong tình huống nào, nguy hiểm không từ nan dù phải đối mặt với máy bay và bom đạn quân thù, và đã lên đường là hoàn thành nhiệm vụ. Khi đồng đội gặp tai nạn thì khẩn trương cứu chữa và tận tình chăm sóc (câu chuyện Nho bị thương khi phá bom). Cuộc sống và chiến đấu ở chiến trường thật gian khổ, nguy hiểm và luôn căng thẳng nhưng họ vẫn bình tĩnh, chủ động, luôn lạc quan yêu đời, trong hang vẫn vang lên tiếng hát của ba cô gái.
Ở họ còn có tình đồng đội gắn bó, thân thiết. Họ hiểu được tính tình, sở thích của nhau, quan tâm chăm sóc nhau rất chu đáo. Phương Định bồn chồn, lo lắng khi chờ chị Thao và Nho đi trinh sát trên cao điểm. Khi Nho bị thương, Phương Định và chị Thao đã lo lắng, băng bó chăm sóc Nho cẩn thận với niềm xót xa như chị em ruột thịt và cảm thấy “đau hơn người bị thương”.
Cùng là ba cô gái trẻ với cuộc sống nội tâm phong phú đáng yêu: dễ cảm xúc, nhiều mơ ước, hay mơ mộng, dễ vui, dễ buồn. Họ thích làm đẹp cho cuộc sống của mình, ngay cả trong hoàn cảnh chiến trường ác liệt. Nho thích thêu thùa, chị Thao chăm chép bài hát, Định thích ngắm mình trong gương, ngồi bó gối mơ mộng và hát… Cả ba đều chưa có người yêu, đều sống hồn nhiên tươi trẻ (chi tiết trận mưa đá bất chợt đến và niềm vui trẻ trung của ba cô gái khi được “thưởng thức” những viên đá nhỏ).
Quả thật, đó là những cô gái mang trong mình những tính cách tưởng như không thể cùng tồn tại, vô cùng gan dạ, dũng cảm trong chiến đấu mà cũng hồn nhiên, vô tư trong cuộc sống sinh hoạt. Đó cũng là vẻ đẹp lý tưởng, ý chí, tâm hồn của tuổi trẻ Việt Nam thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
Tuy có nhiều điểm chung nhưng ở ba cô gái, mỗi người một tính đã tạo nên những nét khác biệt vô cùng đáng quý.
Nho là một cô gái trẻ, xinh xắn, “trông nó nhẹ, mát mẻ như một que kem trắng”, có “cái cổ tròn và những chiếc cúc áo nhỏ nhắn” rất dễ thương khiến Phương Định “muốn bế nó lên tay”. Nho lại rất hồn nhiên – cái hồn nhiên của trẻ thơ : “vừa tắm ở dưới suối lên, cứ quần áo ướt, Nho ngồi, đòi ăn kẹo”; khi bị thương nằm trong hang vẫn nhổm dậy, xoè tay xin mấy viên đá mưa, nhưng khi máy bay giặc đến thì chiến đấu rất dũng cảm, hành động thật nhanh gọn: “Nho cuộn tròn cái gối, cất nhanh vào túi”, Nho quay lưng lại chúng tôi, chụp cái mũ sắt lên đầu ” … Và trong một lần phá bom, cô đã bị sập hầm, đất phủ kín lên người.
Chị Thao, tổ trưởng, ít nhiều có từng trải hơn, mơ ước và dự tính về tương lai có vẻ thiết thực hơn, nhưng cũng không thiếu nhưng khát khao và rung động của tuổi trẻ. “Áo lót của chị cái nào cũng thêu chỉ màu”. Chị lại hay tỉa đôi lông mày của mình, tỉa nhỏ như cái tăm. Nhưng trong công việc, ai cũng gờm chị về tính cương quyết, táo bạo. Đặc biệt là sự “bình tĩnh đến phát bực”: máy bay địch đến nhưng chị vẫn “móc bánh quy trong túi, thong thả nhai”. Có ai ngờ con người như thế lại sợ máu và vắt: “thấy máu, thấy vắt là chị nhắm mắt lại, mặt tái mét”. Và không ai có thể quên được chị hát: nhạc sai bét, giọng thì chua, chị không hát trôi chảy được bài nào. Nhưng chị lại có ba quyển sổ dày chép bài hát và rỗi là chị ngồi chép bài hát.
Phương Định cũng trẻ trung như Nho là một cô học sinh thành phố, nhạy cảm và hồn nhiên, thích mơ mộng và hay sống với những kỉ niệm của tuổi thiếu nữ vô tư về gia đình và về thành phố của mình. Ở đoạn cuối truyện, sau khi trận mưa đá tạnh, là cả một dòng thác kỉ niệm về gia đình, về thành phố trào lên và xoáy mạnh như sóng trong tâm trí cô gái. Có thể nói đây là những nét riêng của các cô gái trẻ Hà Nội vào chiến trường tham gia đánh giặc, tuy gian khổ nhưng vẫn giữ được cái phong cách riêng của người Hà Nội, rất trữ tình và đáng yêu.
Mỗi người có một cá tính riêng nhưng ở họ đều ngời sáng vẻ đẹp của chủ nghĩa anh hùng Việt Nam, của tuổi trẻ Việt Nam. Viết về ba cô thanh niên xung phong, Lê Minh Khuê đã không tô vẽ, không mĩ lệ mà miêu tả hết sức cụ thể, chân thực bằng cách cá thể hóa nhân vật với những hình ảnh rất đời thường. Họ đã từ cuộc đời bước vào trang sách, trở thành những anh hùng – những ngôi sao trên bầu trời Trường Sơn.
Qua dòng cuộc sống gian khổ và chiến đấu đầy hiểm nguy của ba nữ thanh niên xung phong, người đọc không chỉ thấy sự toả sáng của phẩm chất anh hùng mà còn hình dung được đời sống tinh thần phong phú của tuổi trẻ Việt Nam thời chiến tranh. Sự khốc liệt của chiến tranh đã tôi luyện tâm hồn vốn nhạy cảm yếu đuối thành bản lĩnh kiên cường của người anh hùng cách mạng. Nét điệu đà, hồn nhiên, duyên dáng của một cô gái càng tôn thêm vẻ đáng yêu của cô Thanh niên xung phong gan dạ, dũng cảm. Có thể nói Phương Định (cũng như Nho và Thao) là hình ảnh tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam thời chống Mỹ cứu nước.
Advertisement
Ba cô thanh niên xung phong trong những trang văn xuôi trữ tình êm mượt của Lê Minh Khuê gieo vào lòng người đọc ấn tượng khó quên về vẻ đẹp lung linh tỏa sáng của những ngôi sao xa xôi. Hình ảnh họ khiến ta nhớ đến ý thơ của Lâm Thị Mĩ Dạ trong “Khoảng trời hố bom”:
Qua truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi”, nhà văn Lê Minh Khuê đã có cái nhìn thật đẹp, thật lãng mạn về cuộc sống chiến tranh, về con người trong chiến tranh. Chiến tranh là đau thương mất mát song chiến tranh không thể hủy diệt được vẻ đẹp tâm hồn rất tươi xanh của tuổi trẻ, của con người. Chính từ những nơi gian lao, quyết liệt ta lại thấy ngời sáng vẻ đẹp của tuổi trẻ, của chủ nghĩa anh hùng Cách mạng Việt Nam.
Suy nghĩ của em về Những ngôi sao xa xôiTác phẩm được sáng tác vào năm 1971, khi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đang ở trong thời kỳ ác liệt nhất, trong đó tập trung làm nổi bật lên những vẻ đẹp phẩm chất, tâm hồn của ba nữ thanh niên xung phong làm nhiệm vụ phá bom, lấp đường trên tuyến đường Trường Sơn trọng điểm. Ở tác phẩm ta thấy rõ được những nét chung trong sáng tác của Lê Minh Khuê về thanh niên xung phong so với các nhà văn cùng thời ví như Phạm Tiến Duật hay Thúy Bắc là hình ảnh các cô gái hồn nhiên tếu táo, yêu đời, trẻ trung và lãng mạn. Tuy nhiên, ở Những ngôi sao xa xôi ta cũng thấy được những điểm riêng trong sáng tác của Lê Minh Khuê, một nhà văn có tuổi đời, tuổi nghề trẻ nhưng ngòi bút thì khá sắc sảo, già dặn hiếm thấy trong việc đi sâu vào đời sống và nội tâm nhân vật, dẫu rằng vẫn còn nhiều điểm hạn chế về cách nhìn, cách viết về chiến tranh. Cũng không thể nói là hạn chế mà thực tế rằng mỗi một nhà văn đều có văn phong khác nhau, mà Lê Minh Khuê lại nghiêng về cảm hứng lãng mạn và khuynh hướng sử thi, lấy chủ nghĩa anh hùng làm gốc của tác phẩm, tập trung làm nổi bật những vẻ đẹp nội tâm, đời sống của người lính hơn là đi sâu vào khai quật những mất mát, đau thương trong chiến đấu.
Câu chuyện kể về ba nữ thanh niên xung phong với hoàn cảnh sống và chiến đấu vô cùng khắc nghiệt, chị Thao, Nho và Phương Định đều là những cô gái trẻ, sống và chiến đấu trong một cái hang dưới chân một cao điểm của tuyến đường huyết mạch thường xuyên bị giặc đánh phá, quần thảo ngày đêm, cuộc sống thường xuyên đối mặt với hiểm nguy, bom đạn và cái chết cận kề. Ba cô gái trẻ phải đảm đương những nhiệm vụ vô cùng nguy hiểm bao gồm đếm bom, phá bom và đo khối lượng đất đá sau khi bom ném xuống, trong đó khó khăn và căng thẳng nhất là việc phá bom, một công việc cần ý chí, sức mạnh tinh thần và sự quả cảm vô cùng lớn. Qua giọng kể của Lê Minh Khuê, cuộc sống và chiến đấu của ba cô gái hiện lên một cách chân thật, dường như người ta thấy rõ cả sự hung hiểm và hơi thở gấp rút từ chiến trường vọng lại thông qua cảnh các cô “chạy trên cao điểm cả ban ngày”, ngay cả chính bản thân họ cũng vô cùng thấy hiểu cái chết chỉ là trong gang tấc bởi “thần chết là một tay không thích đùa”. Họ đều là những cô gái xuất thân từ Hà Nội, với lòng yêu nước nồng nàn, tinh thần trách nhiệm cao, sự gắn bó thiết tha với đồng đội và sự quả cảm vô cùng trong chiến đấu, họ sẵn sàng hy sinh cả mạng sống, cả cuộc đời tươi trẻ để giữ cho tuyến đường Trường Sơn được nguyên vẹn. Phải nói rằng công việc của các cô gái là những công việc vô cùng đặc biệt họ không trực tiếp cầm súng, họ cũng không hẳn là hậu phương mà dường như một lúc họ đã đảm nhiệm cả hai vai trò vô cùng nặng nề và vất vả ấy. Ngoài những nét chung về lý tưởng cách mạng, lý tưởng đất nước thì các cô gái trong những ngôi sao xa xôi cũng đều mang nét tâm lý chung của các cô gái trẻ, đó là tâm hồn nhạy cảm, dễ xúc động, dễ vui dễ buồn và đặc biệt là ham vui, cũng như có một tấm lòng nhiều mơ ước, mộng tưởng tốt đẹp của thiếu nữ. Như nhiều cô gái trẻ khác họ cũng rất thích làm đẹp cho cuộc sống của mình, thể hiện sự nữ tính và khéo léo, Nho thì thích thêu thùa, chị Thao thì là người yêu âm nhạc, thích chép lời bài hát trong cuốn sổ tay, yêu màu sắc, tô điểm cho cuộc đời con gái bằng những nét chỉ thêu sặc sỡ trên chiếc áo lót, còn Phương Định thì khá tự tin vào nhan sắc, thích ngắm mình trong gương, thích ngồi bó gối mơ mộng xa xăm,… Dẫu trong thời chiến tranh ác liệt, nhưng cũng không thể làm mất đi nhưng vẻ đẹp nguyên thủy trong tâm hồn của các thiếu nữ, mà nó vẫn được thể hiện một cách rất tinh tế, rất đời thường qua lời văn của Lê Minh Khuê – một cô gái trẻ, một người lính trẻ.
Bên cạnh những nét chung thì mỗi cô gái lại mang trong mình những nét tính cách riêng biệt, Phương Định nhân vật chính của truyện ngắn hiện lên như một cô gái có tâm hồn nhạy cảm, hồn nhiên, hay mơ mộng, thường thích sống với những kỷ niệm về gia đình về quê hương, về thời thiếu nữ của mình. Định là một cô gái trẻ nữ tính có ý thức sâu sắc về ngoại hình, vẻ đẹp cũng như tính cách của bản thân, nội tâm cô gái luôn có những suy nghĩ khá khách quan và cũng đầy tự tin về bản thân, cô biết mình có một mái tóc dày mềm, cần cổ cao kiêu hãnh, đôi mắt đẹp xa xăm, vì thế cô thích ngắm mình trong gương như một cách tự yêu bản thân đầy nguyên thủy. Tuy nhiên vẻ đẹp của Định cũng không hẳn là rất xuất sắc, nó chỉ bật lên và hơi có phần lãng mạn hơn những cô gái khác, cũng được xem là một bông hoa hiếm giữa chốn chiến trường đầy ác liệt. Và Lê Minh Khuê cũng không định làm nổi bật cái vẻ đẹp ngoại hình của cô gái theo một cách lãng mạn phi thực tế, mà nhà văn chú ý hơn vào vẻ đẹp chiều sâu nội tâm của nhân vật. Cô cũng nhận thức khá rõ về tính cách có phần lãnh đạm, kiêu kỳ, nhưng thực tế đó là tâm lý chung của những cô con gái mới lớn và có phần xinh xắn, cũng nhấn mạnh rằng Phương Định vẫn chưa dành cho người con trai nào tình cảm đặc biệt, mặc dù cô rất kính phục những người lính trên tuyến đường Trường Sơn gian khổ. Những vẻ đẹp tâm hồn, những phẩm chất cao quý của Phương Định được bộc lộ một cách tinh tế thông qua nội tâm tinh tế, thể hiện thông qua những nỗi nhớ về quê hương, về thời thiếu nữ hồn nhiên khi còn Hà Nội, đó là tình cảm thiết tha đối với lại gia đình, đối với người mẹ, nó đã làm dịu đi sự ác liệt của chiến trường, đồng thời cũng là niềm khao khát về một cuộc sống hòa bình trong tâm hồn nhân vật. Đặc biệt vẻ đẹp kiên cường quả cảm của nhân vật Định còn được thể hiện thông qua những chi tiết đặc tả cảnh phá bom, Phương Định gan dạ, dũng cảm, tập trung vào công việc, cô cũng có lúc sợ hãi nhưng khi nghĩ đến những đồng đội đang dõi theo thì lại trở nên mạnh mẽ, trong lòng cũng có những tính toán riêng rằng nếu bom không nổ thì làm thế nào để gài mìn một lần nữa,…Nói chung rằng trong công việc cô vừa thể hiện sự kiên cường quả cảm cũng lại vừa mang những nét tính cách rất nữ tính. Không chỉ vậy Phương Định còn là người hết mực gắn bó với đồng đội của mình, lo lắng bứt rứt không yên khi đồng đội đi trinh sát, đếm bom chưa trở về, sự sợ hãi khi Nho bị đất cát vùi lấp, sự quan tâm ân cần chăm sóc đồng đội bị thương,… Một điểm nữa, Phương Định là cô gái yêu đời, trẻ trung, cô trầm tĩnh và ít hồn nhiên hơn Nho nhưng có vẻ kém già dặn và từng trải hơn chị Thao, cô cũng thích nghe nhạc, thích hát những khúc quân hành rộn rã, điều đó đã thể hiện một tâm hồn với lý tưởng cách mạng cao đẹp, một lòng chiến đấu và hy sinh cho Tổ quốc đã trở thành lẽ sống, là khao khát và ước mơ của cô gái trẻ.
Còn Nho, về cơ bản cũng mang vẻ trẻ trung, hồn nhiên, cô nàng có thể đòi ăn kẹo ngay cả khi quần áo còn ướt, mà trong cảm nhận của nhân vật Phương Định thì Nho “trắng và tròn như một que kem mát lạnh”, dễ dàng đem đến cho người khác cảm giác thoải mái và muốn cưng chiều, che chở cô như một đứa trẻ con xinh xắn dễ thương. Thậm chí cả khi đã bị thương rất nặng nhưng tâm hồn trẻ trung thiếu nữ ấy của Nho vẫn không kiềm lại được mà trở nên hào hứng, thích thú vô cùng trước cơn mưa đá, bất chấp cái đau đớn từ vết thương. Nhưng bên cạnh cái vẻ trẻ con, tươi tắn ấy, Nho lại mang cả một tấm lòng vô cùng quả cảm, kiên định và bình tĩnh, có nhiều kinh nghiệm chinh chiến, đối với cô, việc bị thương ở cánh tay ấy chẳng thể chết được, không muốn khiến nhiều người lo lắng, cái tính cách ấy dường như lại càng làm nổi bật lên tinh thần vô tư, lòng anh dũng sẵn sàng hy sinh vì Tổ quốc của cô gái trẻ, đồng thời cũng là nét trưởng thành trong suy nghĩ của Nho. Còn người lớn tuổi nhất là chị Thao, khác với Phương Định và Nho hồn nhiên, vui tươi, mơ mộng thì chị lại là người từng trải hơn, những suy nghĩ và dự tính về tương lai của chị cũng thiết thực và trưởng thành hơn nhiều. Sự bình tĩnh và kiên định chính là nét nổi bật trong tính cách của chị, dẫu máy bay có ném bom dữ dội nhưng chị vẫn bình tĩnh nhai bánh bích quy và chờ đợi cho đợt ném bom đi qua mà không hề có sự lay chuyển trong đáy mắt, thậm chí có đôi lúc cái bình tĩnh quá mức của chị khiến đồng đội khó chịu. Trong chiến đấu chị là người táo bạo, mạnh mẽ và có nhiều kinh nghiệm, chỉ qua việc chạy từ trên cao xuống mà vấp phải một mô đất chị cũng lập tức hiểu rằng hầm của đồng đội bị sập và mau chóng giải cứu. Nhưng chị cũng có những yếu điểm trong tính cách dường như trái ngược hẳn với cái cương quyết, không suy chuyển trước sự dữ dội của chiến trường ấy là chị rất sợ máu, sợ thấy vắt cắn. Bên cạnh đó người ta cũng thấy được những vẻ đẹp tinh tế, nữ tính của chị thông qua việc chăm chút, làm đẹp cho cuộc sống của mình bằng những lời hát bay bổng, tỉa lông mày, mặc áo lót thêu chỉ màu,…
Truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi là câu chuyện kể về cuộc sống và chiến đấu của những nữ thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn ác liệt, bằng giọng văn có chiều sâu và thực tế của nhà văn Lê Minh Khuê. Bên cạnh sự ác liệt của chiến trường, của công việc trinh sát phá bom đầy hung hiểm hiện lên trong một vài phân đoạn thì tác giả chủ yếu tập trung vào đời sống nội tâm, vẻ đẹp của những người chiến sĩ trẻ tuổi bằng chủ nghĩa anh hùng với cảm hứng lãng mạn và khuynh hướng sử thi. Ở đó mỗi nhân vật đã hiện lên với những nét đẹp chung và những nét đẹp riêng biệt đại diện cho một thế hệ trẻ các nữ thanh niên xung phong tại chiến trương miền Nam những năm cuối của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Biến Ao Nước Ô Nhiễm Thành Ngôi Sao Mạng Xã Hội Ở Indonesia
Nhờ suy nghĩ tiến bộ của trưởng làng Ponggok (Indonesia), ao ô nhiễm ở địa phương này đã biến thành “ngôi sao mạng xã hội”, nơi khách chụp ảnh kỳ quái và check-in rần rần mạng.
Nằm ở ngôi làng Ponggok trung tâm đảo Java (Indonesia), ao Umbul Ponggok, có kích thước 20×50 m, nhanh chóng trở thành điểm check-in hút khách khi sở hữu làn nước trong vắt, những loài cá đầy màu sắc cùng một loạt đạo cụ kỳ quặc chìm dưới nước.Với phí vào cửa 15.000 rupiah (1 USD), du khách có thể lặn xuống đáy ao và tạo dáng chụp ảnh bên cạnh máy bay phản lực, xe trượt tuyết, lều, xe máy hay TV… Du khách có thể thuê máy ảnh dưới nước hoặc trả tiền để nhiếp ảnh gia chụp.
15 năm trước, Umbul Ponggok chỉ là ao bẩn và ô nhiễm, nơi dân làng tắm và giặt quần áo. Ponggok khi ấy cũng rất nghèo nàn, có tỷ lệ thất nghiệp cao. Số ít người may mắn có việc làm trong các trang trại hoặc mỏ đá địa phương. Ảnh: Umbul_ponggok.
Năm 2006, vị trưởng làng mới được bầu Junaedi Mulyono đã nhận ra tiềm năng du lịch của ao nếu được cải tạo. Umbul Ponggok có điều kiện tự nhiên rất tốt, là nơi tập trung 40 dòng suối. Ông thuyết phục dân làng đầu tư làm sạch ao, “thay da đổi thịt” nơi này thành điểm thu hút khách du lịch. Ảnh: Ellzelly.Dưới sự chỉ đạo của Mulyono, dân làng đã chung tay thiết lập dự án Tirta Mandiri, biến ao Umbul Ponggok thành “nơi hái ra tiền”. Trong số 700 gia đình ở làng, 430 hộ đã đầu tư cho dự án. Họ sở hữu gần 40% cổ phần của Umbul Ponggok. Trưởng làng Mulyono trả lời báo chí rằng: “Ban đầu nhiều người dân không muốn đầu tư nhưng sau khi thấy sự phát triển của ao, họ đã thay đổi quyết định. Khách du lịch đến Umbul Ponggok giúp cho kinh tế địa phương phát triển”.
Giờ đây, vấn đề thất nghiệp ở ngôi làng đã được giải quyết. Người dân địa phương làm việc tại Umbul Ponggok hoặc bán đồ lưu niệm, quần áo và đồ ăn cho du khách. Với thành công đáng tự hào này, Ponggok đã được chính phủ Indonesia công nhận là một trong 10 ngôi làng kiểu mẫu trong nước. Ảnh: Wonderfulsoloraya.
15 năm trước, Umbul Ponggok chỉ là ao bẩn và ô nhiễm, nơi dân làng tắm và giặt quần áo. Ponggok khi ấy cũng rất nghèo nàn, có tỷ lệ thất nghiệp cao. Số ít người may mắn có việc làm trong các trang trại hoặc mỏ đá địa phương. Ảnh: Umbul_ponggok.Năm 2006, vị trưởng làng mới được bầu Junaedi Mulyono đã nhận ra tiềm năng du lịch của ao nếu được cải tạo. Umbul Ponggok có điều kiện tự nhiên rất tốt, là nơi tập trung 40 dòng suối. Ông thuyết phục dân làng đầu tư làm sạch ao, “thay da đổi thịt” nơi này thành điểm thu hút khách du lịch. Ảnh: Ellzelly.Dưới sự chỉ đạo của Mulyono, dân làng đã chung tay thiết lập dự án Tirta Mandiri, biến ao Umbul Ponggok thành “nơi hái ra tiền”. Trong số 700 gia đình ở làng, 430 hộ đã đầu tư cho dự án. Họ sở hữu gần 40% cổ phần của Umbul Ponggok. Trưởng làng Mulyono trả lời báo chí rằng: “Ban đầu nhiều người dân không muốn đầu tư nhưng sau khi thấy sự phát triển của ao, họ đã thay đổi quyết định. Khách du lịch đến Umbul Ponggok giúp cho kinh tế địa phương phát triển”.Giờ đây, vấn đề thất nghiệp ở ngôi làng đã được giải quyết. Người dân địa phương làm việc tại Umbul Ponggok hoặc bán đồ lưu niệm, quần áo và đồ ăn cho du khách. Với thành công đáng tự hào này, Ponggok đã được chính phủ Indonesia công nhận là một trong 10 ngôi làng kiểu mẫu trong nước. Ảnh: Wonderfulsoloraya.
Tour đà nẵng khuyến mãi
Du lịch đà nẵng
Đăng bởi: Tiếng Phạm
Từ khoá: Biến ao nước ô nhiễm thành ngôi sao mạng xã hội ở Indonesia
Cập nhật thông tin chi tiết về Ngôi Sao 6 Cánh Có Ý Nghĩa Gì? Hình Xăm Ngôi Sao 6 Cánh trên website Zlmn.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!