Bạn đang xem bài viết Ngành Sư Phạm Khoa Học Tự Nhiên Là Học Gì? Điểm Chuẩn Và Các Trường Đào Tạo được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Zlmn.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Ngành Sư phạm Khoa Học Tự Nhiên là học gì?
Ngành Sư phạm KHTN là ngành đào tạo đội ngũ giáo viên giảng dạy trong lĩnh vực KHTN (Sinh Học, Vật Lý, Hóa Học) tại các trường THCS và THPT. Sinh viên ngành này sẽ được trang bị các kiến thức và nghiệp vụ sư phạm nói chung và các kỹ năng giảng dạy KHTN nói riêng. Một số môn học tiêu biểu của ngành Sư phạm KHTN là: Phương pháp dạy học KHTN, Nhập môn ngành Sư phạm, Đo lường và đánh giá trong dạy học KHTN, v.v. Bên cạnh đó, sinh viên còn được tiếp cận với các môn như Vật Lý nâng cao, Hóa Học nâng cao, Sinh học nâng cao.
Các khối thi vào ngành Sư phạm Khoa Học Tự Nhiên là gì?
Ngành Sư phạm KHTN thường tuyển sinh bằng các khối A, khối B và một số khối D. Cụ thể, các cơ sở đào tạo ngành Sư phạm KHTN hiện nay thường xét tuyển những khối thi sau:
Khối A00: Toán Học, Vật Lý, Hóa Học
Khối A01: Toán Học, Vật Lý, Tiếng Anh
Khối A02: Toán Học, Vật Lý, Sinh Học
Khối A16: Toán Học, KHTN, Ngữ Văn
Khối B00: Toán Học, Hóa Học, Sinh học
Khối D01: Ngữ Văn, Toán Học, Tiếng Anh
Khối D08: Toán Học, Sinh Học, Tiếng Anh
Khối D90: Toán Học, KHTN, Tiếng Anh
Điểm chuẩn ngành Sư phạm Khoa Học Tự Nhiên là bao nhiêu?
Thứ tự nguyện vọng ≤ 4
Điểm Toán ≥ 7.4
Các trường nào đào tạo ngành Sư phạm Khoa Học Tự Nhiên?
Khu vực miền Bắc
Đại học Giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội
Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên
Khu vực miền Trung
Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng
Đại học Sư phạm – Đại học Huế
Đại học Vinh
Khu vực miền Nam
Đại học Sư phạm TP.HCM
Đại học Sài Gòn
Liệu bạn có phù hợp với ngành Sư phạm Khoa Học Tự Nhiên?
Nếu bạn muốn theo đuổi ngành Sư phạm KHTN, bạn sẽ cần có những tố chất sau:
Đam mê nghiên cứu các môn KHTN
Học khá các môn KHTN
Có khả năng tư duy logic nhạy bén
Có khả năng truyền đạt thông tin một cách hiệu quả
Kiên trì, nhẫn nại
Có năng lực giao tiếp tốt và thuyết phục người khác
Sử dụng tin học văn phòng thành thạo
Khả năng xử lý vấn đề
Thấu hiểu tâm lý học sinh
Thận trọng, tỉ mỉ trong công việc
Có óc sáng tạo và tinh thần cầu tiến, ham học hỏi
Có ý thức trách nhiệm cao
Học ngành Sư phạm Khoa Học Tự Nhiên cần giỏi môn gì?
Đây cũng là một trong những vấn đề được rất nhiều thí sinh và các bậc phụ huynh quan tâm. Đúng như tên gọi, các môn KHTN là quan trọng nhất đối với ngành Sư phạm KHTN vì chúng có mặt trong mọi tổ hợp xét tuyển. Nếu bạn yêu thích ngành này, bạn nên đầu tư nhiều hơn vào các môn Vật Lý, Hóa Học và Sinh Học. Ngoài ra, bạn cần cố gắng học giỏi đều cả 3 môn trên để phục vụ cho quá trình học tập và làm việc sau này. Bên cạnh đó, bạn nên trau dồi năng lực sử dụng tiếng Anh để có thể dễ dàng nghiên cứu các tài liệu nước ngoài về các môn trên. Giỏi tiếng Anh cũng sẽ là một lợi thế khi bạn giảng dạy trong quá trình hội nhập và toàn cầu hóa.
Cơ hội việc làm của ngành Sư phạm Khoa Học Tự Nhiên như thế nào?
Giáo viên KHTN tại các trường THCS và THPT
Giáo viên KHTN tự do
Chuyên viên nghiên cứu tại các trung tâm nghiên cứu khoa học công nghệ
Giảng viên Sư phạm KHTN tại các trường đại học
Mức lương dành cho ngành Sư phạm Khoa Học Tự Nhiên như thế nào?
Giáo viên KHTN tại các trường THCS và THPT – 12 triệu đồng/tháng
Giáo viên KHTN tự do – 20 triệu đồng/tháng
Chuyên viên nghiên cứu – 12 triệu đồng/tháng
Giảng viên Sư phạm KHTN – 12 triệu đồng/tháng
Sinh viên ngành sư phạm Khoa học Tự Nhiên được đào tạo những gì?
Cử nhân của ngành này được đào tạo chuyên sâu về những vấn đề toàn cầu như phát triển bền vững và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, biến đổi khí hậu, dân số, bảo vệ môi trường,.… Bên cạnh đó, sinh viên cũng được lĩnh vực đào tạo về phương pháp dạy học các môn Lý, Hóa, Sinh và kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực. Đây chính là cơ hội để bạn trở thành các nhà giáo dục học trong tương lai.n lý ứng dụng công nghệ, vừa hiểu sâu các khái niệm, quy luật tự nhiên… Như vậy, sinh viên sẽ có cơ hội tiếp tục nâng cao trình độ chuyên môn để trở thành các nhà khoa học đơn ngành Vật lý, Hóa học, Sinh học và đa ngành Khoa học tự nhiên.
Advertisement
Kết luận
Ngành Sư phạm KHTN chỉ mới được đưa vào giảng dạy tại Việt Nam những năm gần đây và đang trên đà phát triển mạnh mẽ. Như đã nói, KHTN được ứng dụng trong hầu hết các lĩnh vực trong cuộc sống. Chính vì vậy, nhu cầu nhân sự ngành Sư phạm KHTN luôn nằm trong tình trạng khan hiếm. Điều này tạo nên thị trường việc làm sôi động và phong phú cho các sinh viên tốt nghiệp ngành Sư phạm KHTN. Nếu bạn yêu thích việc nghiên cứu hoặc giảng dạy các môn KHTN, ngành Sư phạm KHTN là một sự lựa chọn đáng cân nhắc.
Ngành Sư Phạm Mỹ Thuật Là Học Gì? Điểm Chuẩn Và Các Trường Đào Tạo
Sư phạm Mỹ thuật (tiếng Anh: Art Education) là ngành đào tạo cử nhân sư phạm Mỹ thuật có trình độ chuyên môn nghiệp vụ và phẩm chất đạo đức nghề nghiệp để giảng dạy Mỹ thuật tại các trường ở cấp học phổ thông và các trường trung cấp chuyên nghiệp. Người họ còn có khả năng nghiên cứu khoa học giáo dục và sáng tạo tác phẩm, tham gia tổ chức các hoạt động Mỹ thuật đồng thời có thể học tiếp ở trình độ cao hơn.
Sinh viên chuyên ngành này sẽ được trang bị những kiến thức về khoa học cơ bản, khoa học xã hội và nhân văn, tin học và đặc biệt là mỹ thuật: hình họa, trang trí, bố cục, điêu khắc, ký họa. Từ đó sinh viên sẽ nắm được quá trình phát triển của mĩ thuật thế giới và của Việt Nam, có thị hiếu thẩm mỹ đúng đắn, biết phân tích đánh giá các tác phẩm nghệ thuật và tranh vẽ của học sinh…
Để thi vào ngành Sư phạm Mỹ thuật, các thí sinh phải lựa chọn khối thi năng khiếu vẽ là khối H hoặc khối V, tùy theo yêu cầu tuyển sinh của từng trường khác nhau. Một số tổ hợp môn khối H và V tại các cơ sở đào tạo là:
H00: Ngữ văn, Năng khiếu vẽ Nghệ thuật 1 và Năng khiếu vẽ Nghệ thuật 2
V00: Toán, Vật lý và Vẽ Hình họa mỹ thuật
V01: Toán, Ngữ văn và Vẽ Hình họa mỹ thuật
V02: Vẽ mỹ thuật, Toán và Tiếng Anh
V03: Vẽ mỹ thuật, Toán và Hóa học
V05: Ngữ văn, Vật lý và Vẽ mỹ thuật
V06: Toán, Địa lí và Vẽ mĩ thuật
Ngành Sư phạm Mỹ thuật hiện nay chỉ áp dụng 1 phương thức tuyển sinh đó là phương thức xét điểm thi THPTQG. Trong những năm gần đây, mức điểm chuẩn của ngành này từ 17-28 điểm tùy theo các khối thi xét theo kết quả thi THPT Quốc gia.
Để tạo cơ hội cho các sĩ tử có thể dễ dàng tìm được một ngôi trường phù hợp. Hiện ở nước ta các cơ sở đào tạo ngành học này trải dài trên cả nước dù số lượng tại từng khu vực còn hạn chế. Các cơ sở đào tạo cụ thể là:
Đại học Sư phạm Hà Nội
Đại học Mỹ thuật Việt Nam
Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương
Đại học Nghệ thuật – Đại học Huế
Đại học Mỹ thuật TP.HCM
Đại học Đồng Tháp
Đại học Sài Gòn
Ngành Sư phạm Mỹ thuật đòi hỏi yêu cầu cao ở mỗi sinh viên về mặt năng khiếu Mỹ thuật. Bên cạnh đó, để có thể theo học ngành này, bạn cần có những tố chất như sau:
Có năng khiếu và đam mê về mỹ thuật;
Tự tin, năng động và sáng tạo;
Có trí nhớ tốt, có vốn hiểu biết văn hóa – xã hội sâu rộng;
Có tinh thần hợp tác, khả năng làm việc theo nhóm và chịu được áp lực công việc cao;
Khả năng truyền đạt tốt trên cả hai phương diện nói và viết;
Có tâm huyết với nghề, có đạo đức và tấm lòng trong sáng;
Yêu nghề dạy học, thương yêu, tôn trọng, chăm sóc, đối xử công bằng với mọi học sinh, được học sinh tin yêu;
Có ý thức chủ động tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị chuyên môn, nghiệp vụ, thường xuyên rèn luyện sức khỏe
Để xét tuyển vào ngành này cũng như có thể hoàn thành tốt trong quá trình học tập đòi hỏi bạn phải có năng khiếu về Mỹ thuật. Việc tự học hỏi và rèn luyện khả năng vẽ là một trong những yếu tố bức thiết thuộc ngành này. Bởi vì bạn sẽ không thể xét tuyển vào ngành này bằng các phương thức khác như tham gia kỳ thi Đánh giá năng lực hay xét tuyển học bạ. Bên cạnh đó, bạn nên chú trọng thêm vào môn Toán để có thể nâng cao khả năng cạnh tranh.
Sau khi ra trường, sinh viên có nhiều có nhiều tiềm năng phát triển tại các ngành nghề khác nhau không chỉ gói gọn trong việc dạy học. Cụ thể, sinh viên ngành Sư phạm Mỹ thuật học có thể lựa chọn những vị trí việc làm sau:
Giảng dạy môn hội họa
, mỹ thuật ở Tiểu học và THCS;
Giảng dạy mỹ thuật tại các trường Sơ cấp, Trung cấp, Văn hóa Nghệ thuật;
Làm việc tại các phòng tranh, triển lãm tranh.
Làm việc độc lập trên thị trường về lĩnh vực Mỹ thuật;
Đối với những bạn tham gia giảng dạy tại các trường học thuộc hệ thống trường học công lập hay làm việc trong các cơ quan nhà nước: mức lương cơ bản sẽ được tính theo quy định của nhà nước.
Đối những bạn giảng dạy tại các trường học dân lập: mức lương khởi điểm từ 5 – 7 triệu đồng/tháng.
Advertisement
Ngoài ra, tùy thuộc vào các vị trí khác nhau, năng lực, kinh nghiệm làm việc và công ty, đơn vị làm việc của bạn mà có mức lương có thể khác nhau. Đối với các bạn làm việc độc lập trên thị trường về lĩnh vực Mỹ thuật thì hiện nay vẫn không có con số chính xác về mức lương do phụ thuộc rất nhiều vào năng lực cá nhân.
Ngành Sư phạm Mỹ thuật là một ngành khá hot với các bạn có khả năng hội họa và kỹ năng vẽ tốt. Tuy nhiên ngành học này đòi hỏi bạn phải có năng khiếu Mỹ thuật để có thể thi đậu vào các cơ sở đào tạo bởi lẽ tất cả các khối xét tuyển đều yêu cầu bạn phải tham gia từ 1 đến 2 bài thi năng khiếu tùy theo yêu cầu của từng khối. Vậy nên đây là một thiệt thòi rất lớn đối với những bạn yêu thích môn này hay muốn dấn thân vào ngành này nhưng hiện tại chưa sở hữu kỹ năng vẽ và hội họa tốt.
Ngành Cơ Học Là Gì? Điểm Chuẩn Và Các Trường Đào Tạo
Ngành cơ học là gì?
Cơ học là một ngành thuộc lĩnh vực vật lý, chuyên nghiên cứu chuyển động của vật chất trong không gian và thời gian dưới tác dụng của lực. Sau đó là nghiên cứu những hệ quả của chúng lên môi trường xung quanh. Thông thường, khi đề cập đến cơ học thì người ta ngầm hiểu đó là cơ học cổ điển. Tuy nhiên, ngành này nghiên cứu vật thể vĩ mô có vận tốc chuyển động nhỏ hơn rất nhiều so với tốc độ ánh sáng.
Các khối, tổ hợp xét tuyển đối với ngành
cơ học l
à gì?
Liệu bạn có phù hợp với ngành học
?
Để có được câu trả lời cho câu hỏi trên, các thí sinh có thể xem xét một số các yếu tố như sau:
Có khả năng học tập, tiếp thu các môn Khoa học tự nhiên
Yêu thích máy móc và đam mê công nghệ
Chịu được áp lực công việc
Khả năng làm việc nhóm
Thái độ học tập, làm việc nghiêm túc, thận trọng
Khả năng phát hiện, xử lý thông tin nhanh
Tư duy nhanh nhẹn, linh hoạt
Thận trọng, nghiêm túc trong công việc
Sử dụng thành thạo các thao tác máy móc, thiết bị
Khả năng làm việc độc lập khi cần thiết
Học ngành
cơ học
cần học giỏi môn gì?
Giống như bao ngành kỹ thuật khác, ngành cơ học yêu cầu sinh viên tập trung 03 môn chính: Toán học, Vật lý và tiếng Anh. Lý do là vì:
Tiếng Anh: Là công cụ bắt buộc trong thời đại toàn cầu hóa hiện nay. Sinh viên phải học tập, nghiên cứu và làm khảo sát phần lớn bằng ngôn ngữ này.
Vật lý: Tạo tiền đề cho sinh viên học tốt các môn chuyên ngành. Nếu bạn học không tốt môn này thì nên cân nhắc kỹ hơn.
Toán học: Đóng vai trò then chốt trong chuyên ngành này, hỗ trợ người học phát huy khả năng tư duy, tính toán, phân tích vấn đề và xử lý các sự cố…
Cơ hội việc làm dành cho ngành
cơ học
như thế nào?
Sau khi kết thúc chương trình học tập, sinh viên có thể tìm kiếm việc làm phù hợp tại những vị trí như sau:
Chuyên viên tại các công ty thiết kế và tư vấn, sản xuất, vận hành thuộc lĩnh vực: Xây dựng, Giao thông, Thủy lợi, Dầu khí, Cơ khí chính xác, Điện, Môi trường, Khí tượng thủy văn, Tổng cục Biển và Hải đảo…
Nghiên cứu viên: viện nghiên cứu như viện Cơ học ứng dụng, viện Máy và Công cụ IMI, trung tâm vệ tinh quốc gia, trung tâm dữ liệu biển và hải đảo, trung tâm công nghệ phần mềm Thủy lợi, viện Cơ học, viện KHKT Giao thông, viện khoa học Công nghệ Xây dựng, viện KH Thủy lợi, viện Dầu khí, viện Công nghệ Môi trường…
Nhân viên công ty: Công ty Samsung Electronics Việt Nam, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Di động Samsung Việt Nam, Công ty DAIZO TEC Việt Nam, Công ty TNHH IKO THOMPSON Việt Nam…
Mức lương dành cho người làm ngành
cơ học
là bao nhiêu?
Với cơ hội việc làm đa dạng, mức lương của ngành Cơ học là mức lương mở, dao động trong khoảng 9 – 15 triệu VNĐ/tháng. Đối với những người có trình độ chuyên môn cùng kinh nghiệm việc làm, họ có thể đạt được mức thu nhập 30 triệu VNĐ/tháng. Đây được đánh giá là mức lương khá cao so với những chuyên ngành khác thuộc nhóm ngành Khoa học vật chất trên thị trường lao động. Bên cạnh đó, họ cũng sẽ được hưởng một số ưu đãi hấp dẫn khác như:
Lương cứng
Chế độ đãi ngộ tốt, tăng lương theo hiệu quả công việc
Khám sức khỏe định kỳ
Nâng cao nghiệp vụ chuyên môn thông qua các khóa đào tạo, bồi dưỡng
Làm việc trong môi trường chuyên nghiệp
Cơ hội thăng tiến, phát triển nghề nghiệp
Tham gia BHXH, BHYT theo quy định của Luật Lao động Việt Nam
Lương tháng thứ 13
Phụ cấp ăn trưa
Nghỉ phép định kỳ trong năm (12 – 24 ngày)
Ưu đãi cho nhân viên có con nhỏ…
Kết luận
Ngành Hộ Sinh Là Học Gì? Điểm Chuẩn Và Các Trường Đào Tạo
Hầu hết mọi người đều biết nhân viên hộ sinh sẽ là người thực hiện các ca đỡ đẻ thường để giúp những thiên thần nhỏ chào đời an toàn và khỏe mạnh. Tuy nhiên, trách nhiệm của họ không chỉ dừng lại ở đó. Đội ngũ nhân viên chuyên ngành này cũng là người phụ trách theo dõi tình hình của các thai phụ trong suốt thai kỳ, chuẩn bị dụng cụ y tế cho các ca đỡ đẻ và đặc biệt là chăm sóc cho các sản phụ và em bé trong khoảng 1 tháng sau khi sinh. Theo đuổi ngành Hộ sinh, các học viên sẽ được đào tạo những kiến thức chuyên ngành và kỹ năng cần thiết để thực hiện các công việc trên.
Khối B00: Toán Học, Hóa Học, Sinh Học
Khối D07: Toán Học, Hóa Học, Sinh Học
Khối D08: Toán Học, Sinh Học, Tiếng Anh
Ngoài ra, nhằm tạo cơ hội cho các thí sinh muốn theo đuổi ngành Hộ sinh nhưng không tự tin với môn Sinh Học, một số trường còn xét tuyển bằng khối A00 (Toán Học, Vật Lý, Hóa Học).
Điểm chuẩn để theo học ngành Hộ sinh luôn thay đổi từng năm tùy theo chỉ tiêu tuyển sinh của các cơ sở đào tạo ngành này. Thông thường, các trường đào tạo ngành Hộ sinh yêu cầu thí sinh đạt từ 17.5 – 22.5 điểm đối với phương thức xét điểm thi THPTQG. Con số này khá cao so với các ngành khác. Tuy nhiên một số trường cũng áp dụng hình thức xét học bạ với điểm chuẩn dao động từ 8 – 18 điểm. Đây là một hình thức xét tuyển đáng để các thí sinh cân nhắc vì thí sinh có thể theo đuổi ngành học này mà không cần phải chịu áp lực của kỳ thi đại học.
Đại học Y Hà Nội
Đại học Y – Dược Hải Phòng
Đại học Dược Hà Nội
Học viện Quân y
Đại học Y – Dược Thái Bình
Đại học điều dưỡng Nam Định
Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương
Đại học Y – Dược Huế
Đại học Kỹ thuật Y dược Đà Nẵng
Đại học Y khoa Vinh
Đại học Y – Dược Tp.HCM
Đại học Y – Dược Cần Thơ
Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch
Đại học Quốc tế Hồng Bàng
Đại học Quốc gia Tp.HCM
Nhân viên hộ sinh là những người thực hiện các ca đỡ đẻ, nên công việc của họ cũng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng của sản phụ và trẻ sơ sinh. Chính vì thế, ngành Hộ sinh có rất nhiều yêu cầu đối với người học. Nếu bạn muốn theo đuổi ngành này, bạn sẽ cần có các tố chất sau:
Cẩn thận, chu đáo trong công việc
Có sức khỏe tốt
Bình tĩnh khi gặp sự cố
Có tinh thần trách nhiệm và lòng nhân hậu
Có khả năng chịu áp lực
Khả năng ứng biến linh hoạt, nhanh nhạy
Sau khi tốt nghiệp, sinh viên ngành Hộ sinh thường sẽ đảm nhiệm vị trí hộ sinh. Trách nhiệm của các nhân viên hộ sinh là chăm sóc sức khỏe và quan tâm tâm lý của các thai phụ từ khi mang thai cho đến lúc sinh con. Nhân viên hộ sinh sẽ hướng dẫn thai phụ trong quá trình thăm khám tại bệnh viện và báo cáo cho các bác sĩ nếu sức khỏe thai phụ có biểu hiện bất thường. Khi thai phụ chuyển dạ, nhân viên hộ sinh sẽ phụ trách đỡ đẻ các ca đẻ thường và hỗ trợ các bác sĩ trong các ca sinh mổ hoặc sinh khó. Thông thường, các nhân viên hộ sinh có thể lựa chọn công tác tại:
Bệnh viện tư
Bệnh viện công
Các trung tâm y tế vì cộng đồng
Các dịch vụ hộ sinh tại gia
Thu nhập của người làm trong lĩnh vực này phụ thuộc khá nhiều vào vị trí công tác. Một nhân viên hộ sinh tại bệnh viện công thường nhận mức lương khoảng 6 – 7 triệu đồng/tháng. Trong khi đó, thu nhập của vị trí này tại các bệnh viện tư dao động từ 10 – 15 triệu đồng/tháng. Ngoài ra nhân viên hộ sinh có thể cải thiện thu nhập bằng cách cung cấp các dịch vụ hộ sinh tại gia. Từ lâu, rất nhiều gia đình chi tiêu mạnh tay để thuê hộ sinh chăm sóc tại nhà khi con cái mới ra đời. Các hộ lý thường nhận 100,000 – 300,000 đồng cho một lần chăm sóc bé sơ sinh tại nhà.
Advertisement
Có thể nói hộ sinh là một trong những ngành nghề cao quý nhất bởi họ là những người đưa các thiên thần nhỏ đến với thế giới này. Nếu muốn theo đuổi con đường này, sinh viên cần có sự chuẩn bị sẵn sàng tâm lý vượt qua chương trình học nặng nề và điều kiện làm việc khắc nghiệt. Không chỉ vậy, người học và làm trong ngành này cũng cần miệt mài trau dồi kiến thức chuyên môn và năng lực làm việc để có thể làm việc lâu dài và thăng tiến trong lĩnh vực mình đã chọn lựa.
Ngành Tôn Giáo Học Là Gì? Điểm Chuẩn Và Các Trường Đào Tạo
Ngành Tôn giáo học là ngành chuyên cung cấp những kiến thức lý luận, thực tiễn về Tôn giáo và các kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ giúp bổ trợ về lĩnh vực tôn giáo học. Điều này giúp sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể thực hiện các công việc cơ bản về tôn giáo, tham mưu cho các cấp lãnh đạo thực hiện các nhiệm vụ về quản lý tôn giáo hiện nay. Ngoài ra, người học sẽ được trang bị kiến thức có hệ thống về tôn giáo, tín ngưỡng, kiến thức cơ bản của khoa học với tôn giáo học. Từ đó, bảo đảm cho người học về tính hiện đại, tư tưởng và có trình độ hiểu biết về hiện tượng tôn giáo trong lịch sử và hiện đại. Ngành học này còn cung cấp những phương pháp về nghiên cứu khoa học hiện đại, thực hành gắn liền lý thuyết với thực tiễn.
Để thi vào ngành tôn giáo học, thí sinh có thể tham khảo một vài tổ hợp xét tuyển sau:
A00: Toán, Vật Lý, Hóa học
C00: Ngữ Văn, Lịch Sử, Địa Lý
D01: Ngữ Văn, Toán, Tiếng Anh
D02: Ngữ Văn, Toán, Tiếng Nga
D03: Ngữ Văn, Toán, Tiếng Pháp
D04: Ngữ Văn, Toán, Tiếng Trung
D05: Ngữ Văn, Toán, Tiếng Đức
D06: Ngữ Văn, Toán, Tiếng Nhật
D78: Ngữ Văn, KHXH, Tiếng Anh
D79: Ngữ Văn, KHXH, Tiếng Đức
D80: Ngữ Văn, KHXH, Tiếng Nga
D81: Ngữ Văn, KHXH, Tiếng Nhật
D82: Ngữ Văn, KHXH, Tiếng Pháp
D83: Ngữ Văn, KHXH, Tiếng Trung
Điểm chuẩn ngành TGH năm 2023 của các trường Đại học từ 16.50 – 18.00 điểm, tùy thuộc vào từng tổ hợp môn xét tuyển. Cụ thể với tổ hợp môn A00 và D01 là 17 điểm; C00 và D03 là 18.75, những tổ hợp môn còn lại là chuẩn 18.00 điểm.
Hiện nay chỉ có duy nhất một trường đào tạo ngành này tại Hà Nội. Đó là trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội. Ngoài ra, còn có Viện Nghiên cứu tôn giáo, thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam – đào tạo Tiến sĩ (tại Hà Nội), Trung tâm nghiên cứu tín ngưỡng, tôn giáo, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh chuyên đào tạo Thạc sĩ chuyên ngành trên.
Đây là ngành học khá đặc trưng và đòi hỏi nhiều tố chất để thích ứng với nghề. Ví dụ như:
Có bản lĩnh chính trị vững vàng
Có chính kiến và khả năng thuyết phục người khác
Khả năng giao tiếp, thuyết trình, trò chuyện trước đám đông
Nghiêm túc học tập và làm việc
Đạo đức nghề nghiệp tốt
Lối sống giản dị, lành mạnh
Luôn chủ động giúp đỡ, đoàn kết với tất cả mọi người
Tư duy nhạy bén, sáng tạo
Độc lập, tự chủ trong công việc
Tính nhẫn nại, cần cù và chịu khó
Đặt ra mục tiêu và hướng đi rõ ràng
Nhanh nhay trong phát hiện vấn đề và đề xuất phương án giải quyết
Nhìn chung các khối xét tuyển, đa số đều có sự góp mặt của môn Ngữ văn. Để học ngành TGH, bạn cần phải đầu tư kỹ lưỡng vào môn học này. Có kiến thức về văn học thì việc nghiên cứu về tôn giáo sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Môn ngữ văn sẽ hỗ trợ cho bạn trong kỹ năng thuyết trình, làm báo cáo, nghiên cứu,…
Sau khi tốt nghiệp, các bạn có đủ năng lực và kỹ năng để có thể đảm nhận các vị trí việc làm sau:
Nghiên cứu, giảng dạy tại các cơ sở nghiên cứu, Viện đào tạo về tôn giáo
Cán bộ Nhà nước: Hoạch định đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, tham mưu về quản lý Tôn giáo
Giảng viên chuyên giảng dạy ngành học này tại các cơ sở đào tạo ở bậc trung cấp, trường cao đẳng, đại học, trường nghề…
Nghiên cứu viên về tôn giáo tại các Sở nghiên cứu, Viện nghiên cứu khoa học, tôn giáo, các cơ quan lý luận chính trị…
Ngoài ra, cơ hội việc làm của ngành TGH khá cao. Cụ thể hơn: bạn có cơ hội học thạc sĩ, tiến sĩ và trở thành các nhà khoa học, công tác tại các trung tâm, nghiên cứu quốc gia về tôn giáo như: Trung tâm Văn hóa và Tín ngưỡng, Viện Nghiên cứu Tôn giáo, Viện Văn hóa…
Mức lương của người làm ngành tôn giáo học sẽ tùy thuộc vào năng lực, văn bằng đại học hay cao đẳng và vị trí công việc để có mức lương phù hợp.
Khi theo học ngành Tôn giáo học, các bạn sinh viên sẽ được trang bị khối kiến thức cơ bản, có hệ thống về tôn giáo, tín ngưỡng. Bên cạnh đó còn được tiếp nhận lượng kiến thức từ cơ bản đến chuyên sâu của các khoa học liên ngành gắn liền với Tôn giáo học. Khi tiếp cận với bộ môn nghiên cứu và đào tạo Tôn giáo học dưới góc độ là khoa học liên ngành, sinh viên được định hướng theo 3 hướng chuyên ngành như sau:
Advertisement
Lý luận và lịch sử nghiên cứu tôn giáo
Tín ngưỡng – tôn giáo của nước nhà và thế giới
Tôn giáo với đời sống xã hội
Bên cạnh kiến thức về chuyên ngành, sinh viên theo đuổi ngành học cũng được rèn luyện những phương pháp về nghiên cứu khoa học hiện đại, thực hành gắn liền lý thuyết với thực tiễn. Từ đó nâng cao trình độ tư duy độc lập, phân tích và giải quyết vấn đề.
Ngành Thú Y Là Học Gì? Điểm Chuẩn Và Các Trường Đào Tạo
Ngành Thú y (Veterinary Medicine) là ngành học đào tạo bác sĩ thú y chuyên chăm sóc và chữa bệnh cho thú nuôi. Ngành này đào tạo kỹ năng chuyên môn về thú y, chẩn đoán, phòng trị bệnh, các thao tác trong thí nghiệm về vật nuôi. Giúp người học biết sử dụng các loại thuốc, hóa chất, dược phẩm, vắc xin để phòng bệnh cho chúng. Đây là ngành học rất đặc biệt. Bởi khi bạn đảm bảo được quy trình chăm sóc thú nuôi tốt thì đó cũng chính là cách bảo vệ, nâng cao sức khỏe cộng đồng mình.
Mã ngành: 7640101
A00: Toán – Vật lý – Hóa học
A01: Toán – Vật lý – Tiếng Anh
B00: Toán – Hóa – Sinh học
C02: Ngữ văn – Toán – Hóa học
D01: Ngữ văn – Toán – Tiếng Anh
D07: Toán – Hóa học – Tiếng Anh
D08: Toán – Sinh học- Tiếng Anh
D90: Toán – Khoa học tự nhiên – Tiếng Anh
Đối với các trường ở khu vực miền Bắc thì mức điểm chuẩn dao động từ 15 – 17 điểm
Đối với các trường ở khu vực miền Nam thì mức điểm chuẩn dao động từ 15 – 18 điểm. Riêng 2 trường Đại học Cần Thơ và Đại học Nông Lâm chúng tôi thì mức điểm chuẩn lần lượt là 22,25 – 24,5 điểm.
Ở nước ta hiện có khá nhiều trường đại học tuyển sinh và đào tạo ngành Thú y, nếu bạn có mong muốn trở thành Bác sĩ Thú y thì có thể đăng ký nguyện vọng vào các trường sau:
Khu vực miền Bắc:
Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Đại học Hùng Vương
Đại học Lâm Nghiệp
Đại học Lương Thế Vinh
Đại học Nông lâm Bắc Giang
Đại học Nông lâm – Đại học Thái Nguyên
Khu vực miền Trung:
Phân hiệu Đại học Nông lâm chúng tôi tại Gia Lai
Đại học Nông lâm – Đại học Huế
Đại học Kinh tế Nghệ An
Đại học Hà Tĩnh
Khu vực miền Nam:
Đại học Trà Vinh
Đại học Sư Phạm kỹ thuật Vĩnh Long
Đại học Lâm nghiệp phân hiệu Đồng Nai
Phân hiệu Đại học Nông lâm chúng tôi tại Ninh Thuận
Đại học Công nghệ TP.HCM
Đại học Nông lâm TP.HCM
Đại học Cần Thơ
Đại học Tây Đô
Để có thể theo học ngành Thú y, người học cần có một số tố chất sau:
Có niềm yêu thích với động vật, thiên nhiên và môi trường;
Thích chăm sóc vật nuôi;
Thích xem các thông tin, chương trình về thế giới động vật:
Học khá tốt các môn thuộc khoa học tự nhiên;
Có trí thông minh và khả năng tư duy logic;
Có sự ham học hỏi và luôn thử thách tìm tòi những cái mới;
Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo ngành Thú y, sinh viên đã được trang bị đầy đủ kiến thức và năng lực chuyên môn. Vì vậy, khi ra trường, sinh viên có thể đảm nhận các công việc tại các đơn vị sau:
Bác sĩ Thú y tại các bệnh xá, phòng khám thú nuôi;
Bác sĩ thú y tại các Viện thú y, Viện chăn nuôi…;
Bác sĩ chuyên chăm sóc sức khỏe động vật tại vườn thú, trung tâm giải trí;
Chuyên viên, trợ lý hỗ trợ những công ty thuốc, phòng khám, phòng xét nghiệm, các cơ sở hoạt động sản xuất và kinh doanh thuốc thú y;
Giảng viên nghiên cứu và đào tạo sinh viên ở các trường đại học, cao đẳng. Hoặc các trung tâm bảo vệ động vật, viện chuyên ngành;
Chuyên viên tại các công ty quản lý nhà nước, cơ quan nghiên cứu. Đảm nhận chuyển giao khoa học kỹ thuật thú y, cơ sở chăn nuôi, cơ sở bảo vệ môi trường sinh thái…
Mức lương khởi điểm của một bác sĩ hoặc kỹ sư thú y mới ra trường là 6 – 8 triệu đồng/tháng, và sẽ tăng lên theo kinh nghiệm cũng như kỹ năng. Còn mức lương ở mức phổ biến là 3 – 5 triệu/tháng. Điều này cho thấy, mức lương cho công việc này là khá ổn định. Với nhu cầu cần nhân lực chất lượng cao mà nhân viên lại khan hiếm. Hiện nay, nhiều công ty, doanh nghiệp ngành thú y sẵn sàng trả mức lương trên 20 triệu đồng/tháng cho vị trí kỹ sư thú y.
Advertisement
Muốn theo đuổi ngành Thú y, các bạn phải là người thực sự yêu thương động vật, kiên trì theo đuiổi ngành.
Hiểu hơn về đời sống vật nuôi, sự liên kết giữa vật nuôi và con người.
Cập nhật thông tin chi tiết về Ngành Sư Phạm Khoa Học Tự Nhiên Là Học Gì? Điểm Chuẩn Và Các Trường Đào Tạo trên website Zlmn.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!