Xu Hướng 10/2023 # Mùa Táo Mèo Nơi Núi Rừng Yên Bái # Top 12 Xem Nhiều | Zlmn.edu.vn

Xu Hướng 10/2023 # Mùa Táo Mèo Nơi Núi Rừng Yên Bái # Top 12 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Mùa Táo Mèo Nơi Núi Rừng Yên Bái được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Zlmn.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Táo mèo (đông y gọi là quả sơn tra) được trồng ở nhiều tỉnh vùng Tây Bắc như Yên Bái, Lào Cai, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu… Nhưng có lẽ nổi tiếng nhất, có mùi vị đặc trưng nhất là táo mèo ở Yên Bái.

Tác giả: chúng tôi Ngày đăng: 25/05/2023

Táo mèo (đông y gọi là quả sơn tra) được trồng ở nhiều tỉnh vùng Tây Bắc như Yên Bái, Lào Cai, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu… Nhưng có lẽ nổi tiếng nhất, có mùi vị đặc trưng nhất là táo mèo ở Yên Bái, nơi có khí hậu mát mẻ, ở độ cao trên 1.000m. Táo mèo đã trở thành một “đặc sản” của vùng đất này.

Cây táo mèo mọc rải rác trên những cánh rừng, chiều cao trung bình chừng 7 – 10m, thân gỗ, tán lá rộng. Tháng 9, tháng 10 là mùa thu hoạch. Thời điểm này khắp các chợ huyện và nhiều nhất là chợ ga Yên Bái ngập tràn táo mèo. Những người dân địa phương sành ăn không tham chọn quả to, đẹp mã mà thường lựa những quả nhỏ, quả có sâu vì đây mới thực là những quả táo ngon.

Táo mèo là một loại quả đa năng, vừa là một vị thuốc quý, vừa dùng để giải khát mát và bổ trong mùa hè. Hạt và ruột có nhiều tính năng giảm béo, hạ huyết áp, an thần cân bằng sinh lý và phòng chống các biến chứng do tăng huyết áp gây ra…Chính vì vậy, táo mèo được dùng nhiều trong các vị thuốc bồi bổ tinh thần, làm giấm, ngâm rượu được nhiều người ưa thích.

Táo mèo và đường kết hợp với nhau tạo ra một dung dịch vàng, sóng sánh như mật ong, có vị chua mát, ngọt thanh, không còn vị chát, mùi thơm nhẹ nhàng. Với những người khéo tay, quả táo mèo được chế biến ra nhiều loại thức quà như: siro, mứt, ô mai. Để chế biến thành ô mai, người ta đem táo sấy khô rồi nấu với đường, rồi lại sấy khô. Để món ô mai thêm đậm đà, người chế biến thường xay gừng rồi nấu cùng sẽ được một món ô mai rất ngon, vô cùng hấp dẫn dùng trong những tháng mùa đông và trong dịp tết Nguyên đán.

Quả táo mèo đem muối sổi với đường, muối và ớt cũng là một món ngon tuyệt vời, vị cay, mặn, ngọt, giòn và vương vấn mãi mùi thơm riêng có.

Ngoài ra, dân địa phương còn cắt táo mèo thành những lát mỏng, đem phơi khô, dùng để pha nước như dùng trà, rất mát.

Khách du lịch về Yên Bái cũng bị thu hút bởi những bình rượu táo mèo, có thể gọi là “mỹ tửu” của vùng sơn cước. Một loại rượu rất dân dã và độc đáo. Cách ngâm cũng đơn giản, táo mèo rửa sạch, cắt bỏ 2 đầu rồi ngâm cùng rượu nấu. Rượu táo mèo có màu nâu sóng sánh và vị thơm ngọt rất đặc trưng, thực khách không thể cưỡng lại.

Còn gì tuyệt vời hơn khi bạn đến với Yên Bái, ngắm ruộng bậc thang mùa lúa chín và thưởng thức những quả táo mèo ngọt giòn, mang theo vị hơi chát, chua thanh của thứ quả kết tinh từ hương rừng, gió ngàn.

Quý khách hàng có thể mua táo mèo tươi, táo mèo khô, rượu táo mèo ngay tại TP Hồ Chí Minh:

Hotline: 0901 486 486.

Phải Lòng Mùa Vàng Nơi Núi Rừng Tây Bắc

Xa những ồn ào của chốn đô thị để cùng đắm mình trong khung cảnh nên thơ mùa vàng tại Tây Bắc với những cánh đồng rực rỡ. Để rồi bức tranh ấy khiến bạn không thể rời xa.

Cuối hè, giữa phố phường chật hẹp, ai đó lại thèm thuồng cái không gian phóng khoáng bao la của rẻo cao Tây Bắc. Dẫu đã bao lần, sau những chuyến hành trình với góc ảnh giống nhau, tôi đã tự nhủ: “không đi nữa”. Nhưng rồi, cảm giác tự do khi đứng giữa nấc thang vàng quyện mùi lúa chín, đôi tay ôm lấy làn mây trắng và uống tách cà phê thơm nức trên đỉnh đèo… níu chân tôi quay lại.

Vấn vương sắc vàng thương nhớ

 

Phố núi vùng cao mùa này yên bình lắm! Những con dốc nhỏ nhắn, quán cà phê lãng mạn phủ đầy hoa tươi như réo gọi bước chân người. Sớm tinh mơ, từng làn sương bảng lảng tan trong nắng mai dịu nhẹ. Không gian trùng điệp của núi rừng, không khí nhẹ bẫng và trong lành nơi đỉnh trời Tây Bắc khiến tôi muốn hít thật sâu, thật căng dù chỉ một lần cũng nhớ mãi. 

Phải lòng mùa vàng nơi núi rừng Tây Bắc (Nguồn: dulich)

Không giống như nhiều người chỉ đến đây khi lúa đã vàng ươm khắp nẻo, tôi yêu thiết tha khoảnh khắc chuyển giao vào cuối tháng 8 đầu tháng 9 khi từng nấc thang trời dần chuyển sắc từ xanh đậm, xanh vàng rồi vàng mơ thật lạ lùng. Trên những thửa ruộng vừa nhuộm màu, tiếng cười trong trẻo vui tươi của em bé bản địa làm khách phương xa thêm ấm áp. Đường xa vạn dặm là thế, vậy mà chẳng hiểu sao cảm giác ấy thật thân thương, gần gũi như chính tâm hồn mình.  Từ đỉnh đèo nhìn xuống, mênh mang ruộng bậc thang với lúa chín ẩn hiện trong khói lam chiều huyền ảo. Những đám mây nhẹ nhàng đặt nụ hôn đầu trên thung lũng xanh. Dưới chân núi, từng lớp ruộng xanh – vàng quyện với nhau như một bức ký họa bất tận. Kỳ quan ấy không chỉ là đề tài sáng tác nên bức ảnh đẹp khiến dân mạng phát sốt mà quan trọng hơn, đó là tuyệt tác do những họa sĩ “chân đất” vẽ nên. 

Phải lòng mùa vàng nơi núi rừng Tây Bắc (Nguồn: kenh14)

Phải lòng mùa vàng nơi núi rừng Tây Bắc (Nguồn: kenh14)

Giữa màu nắng rót mật, những kẻ “săn” ảnh và tìm kiếm cảm xúc mới lạ sau những bộn bề phố thị như tôi và bạn đồng hành chỉ biết đứng nín thở, lặng ngắm mùa vàng. Chẳng ai thốt lên một lời nào bởi chúng tôi không muốn tan biến không gian “tình tứ” ấy. Cảm giác ấy lạ lùng và thiêng liêng lắm, không thể diễn tả thành lời. Chỉ biết rằng, nó in sâu vào trái tim như một đam mê vô hình mà nếu không trực tiếp nhìn tận mắt, sờ tận tay… sẽ chẳng bao giờ cảm nhận được.

Những cung đường chạy thẳng vào tim

 

Trên cung đường ấy, dẫu mòn gót chân bạn vẫn không khỏi ngỡ ngàng và rung động trước một Sapa diễm lệ đang “phơi” những dải lụa xanh – vàng lơ lửng giữa tầng không. Ruộng bậc thang Tú Lệ như cô gái tuổi xuân thì vừa thay áo vàng lộng lẫy chỉ chờ lữ khách ngỏ lời yêu là sẵn lòng phô diễn hết vẻ đẹp trác tuyệt của mình. Mù Cang Chải với “mâm xôi vàng” trải rộng từ thung sâu vút lên đỉnh đồi tựa nấc thang lên thiên đường khiến bao con tim loạn nhịp. Những ai mê chụp ảnh, mùa vàng di sản Hoàng Su Phì (Hà Giang) với từng lớp vàng trĩu bông nối tiếp nhau đến mây xanh là nơi sáng tác cực “chất”.

Phải lòng mùa vàng nơi núi rừng Tây Bắc (Nguồn: soha)

Bạn nhớ trang bị máy ảnh và điện thoại chụp ảnh xịn nhất có thể, dự phòng thẻ nhớ và pin sạc đầy đủ để không bỏ lỡ bất kỳ khoảnh khắc thi vị nào. Nhưng bạn biết không? Hình ảnh lộng lẫy nhất không phải nằm trong máy ảnh “khủng” mà nằm trong trái tim bạn. Nơi ấy, từng nhịp đập yêu thương lại rung lên khi gặp gỡ những con người cần lao dẫu vất vả nhưng vẫn rạng rỡ tươi cười. Nơi ấy, sắc vàng ấm no sẽ khiến những hối hả, lo toan thường nhật tan biến, để tâm hồn hát khúc hoan ca tự hào về quê hương. Và mỗi độ nàng thu chạm ngõ non cao, đôi chân ta lại cuống quýt lên đường tìm về mùa vàng Tây Bắc!

  Nguồn: dulich

Đăng bởi: Lương Văn Can

Từ khoá: Phải lòng mùa vàng nơi núi rừng Tây Bắc

Chốn An Yên Giữa Núi Rừng Sapa

Sa Pa – địa điểm du lịch đầy thơ mộng, núi rừng nguyên sơ như tranh vẽ, thời tiết đặc trưng mùa đông trên ngọn núi Fansipan kỳ vĩ với với sức sáng tạo của con người cùng với địa hình của núi đồi, màu xanh của rừng, như bức tranh có sự sắp xếp theo một bố cục hài hoà tạo nên một vùng có nhiều cảnh sắc thơ mộng hấp dẫn hứa hẹn một chuyến du lịch đầy thú vị và sản khoái bên bạn bè và gia đình, đặc biệt khi đến với The Hill – Sapa Homestay.

1. Vị trí và di chuyển

The Hill Sapa Homestay là những ngôi nhà gỗ với phong cách hoài cổ được tọa lạc tại Tổ 3A, ngõ Vườn Treo, thị trấn Sapa, Lào Cai. Dù nằm ngay tại thị trấn Sa Pa nhưng The Hill Sapa Homestay vẫn giữ được sự yên bình cùng với không khí trong lành hòa quyện cùng núi rừng Tây Bắc hùng vĩ, tráng lệ.

Từ Homestay du khách có thể dễ dàng di chuyển đến những địa điểm du lịch nổi tiếng khác như Ga cáp treo Fansipan Legend, khách sạn Sun World Fansipan Legend, Bản Cát Cát, Thác Bạc,… mà không tốn nhiều chi phí và thời gian.

2. The Hill Sapa Homestay – kiến trúc độc đáo với vẻ đẹp hoài cổ và hiện đại

Sẽ chẳng quá tự tin khi nói rằng, ở Sapa chỉ có duy nhất một “The Hill”, homestay mà du khách trải nghiệm được cuộc sống yên bình, thanh thản, một nơi mà có thể gợi lại những kí ức hoài niệm, tuổi thơ tươi đẹp của mỗi người.

Lấy ý tưởng từ các ngôi nhà truyền thống của người dân vùng núi, Homestay được thiết kế rất đẹp mắt với nội thất sang trọng và nguyên liệu chủ yếu là từ gỗ thật gợi cảm giác ấm cúng, hạnh phúc.

Ngoài ra còn một điều làm nên một The Hill độc nhất chính là mức độ hải hòa và thân thiện với môi trường. Đối với The Hill thiên nhiên là không gian xung quanh, là người mẹ nuôi dưỡng vạn vật và là ngôi nhà ấm áp chứa chan hạnh phúc.

Du khách đến với Homestay sẽ cảm nhận được những hơi thở dù là nhỏ nhất của thiên nhiên là những tiếng chim hót nhẹ nhàng qua cành cây, là những đám mây cuộn xoắn bay qua cửa sổ và những rừng cây đung đưa trong gió.

The Hill có rất nhiều phòng cùng một không gian sinh hoạt chung rộng rãi nên du khách dù đi theo cặp đôi, theo nhóm thì đều nhận được sự đón tiếp nồng hậu của chúng tôi và The Hill cũng đảm bảo về độ tiện nghi, thoải mái.

3. Hoạt động tại The Hill Sapa Homestay

Nhờ có một không gian bên trong rộng rãi và tiện nghi nên du khách có thể tổ chức các bữa tiệc, hội họp đông người mà không lo về chật chội hay thiếu thốn vật dụng, đồ dùng.

Chẳng cần phải đi đâu xa mà trong chính căn phòng du khách cũng có thể chiêm ngưỡng được cảnh vật núi rừng, cây cối, được chứng kiến cuộc sống sinh hoạt của người dân bản địa và đặc biệt là hưởng thụ không khí trong lành của Sa Pa thơ mộng mà hùng vĩ.

Đặc biệt, du khách có thể tham gia các tour dã ngoại, khám phá các khu vực địa phương xung quanh để học hỏi, tìm hiểu thêm về văn hóa, phong tục tập quán và cuộc sống của người dân Sapa – những con người nổi tiếng hiếu khách và thân thiện.

Tại The Hill Sapa Homestay du khách có nhiều khu vực view cực đẹp để du khách có thế chụp những bức ảnh để đời, lưu giữ kỉ niệm cùng với gia đình, bạn bè. Trong khuôn viên Homestay cũng được bố trí các vật dụng, công trình để phục vụ các hoạt động vui chơi, thư giãn của du khách như xích đu, bàn ghế ngoài trời…

4. Các tiện ích và dịch vụ đi kèm tại The Hill Sapa Homestay

The Hill có 3 loại phòng tùy theo số lượng du khách gồm: Phòng Family view đường, Phòng Family view núi và phòng đôi, tất cả các phòng đều được rất hiện đại và đầy đủ tiện nghi.

Phòng Gia đình view đường nằm trên tầng áp mái có view rộng nhìn ra sân trước với thảm cỏ xanh là lựa chọn hoàn hảo dành cho các gia đình hay các nhóm từ 3-4 người. Mỗi sáng thức giấc khi mở cửa sổ một bầu không khí trong lành và mát lạnh ùa vào cùng âm thanh của tiếng chim rừng như một giai điệu đón ngày mới nhẹ nhàng và sinh động.

Phòng Gia đình view núi cũng nằm trên tầng áp mái với sức chứa tối đa là 4 người và đặc biệt phòng này có view hướng thẳng ra núi với rừng cây trùng điệp và những đám mây trôi lững lờ, một cảnh tượng thơ mộng ngỡ tưởng chỉ có trong tranh vẽ.

Hai phòng Family đều có 2 đệm đôi kích thước 2m*2m2; 02 bàn và ghế; 01 giá để đồ; đèn xông tinh dầu, quạt điện, chăn điện sưởi ấm. Nhà tắm và nhà vệ sinh chung bên ngoài – Wifi 24/7.

Phòng đôi gồm có phòng Rose và phòng Lily được tô điểm với 2 màu sắc lãng mạn là Hồng và Tím được trang trí rất đẹp mắt, thơ mộng phù hợp cho các cặp đôi mong muốn một chỗ nghỉ riêng tư và ấm áp giữa tiết trời se lạnh của Sapa.

Ngoài ra, Phòng còn có view núi và vườn cực kỳ đẹp và huyền diệu. Bên trong được trang bị đầy đủ nội thất gồm Đệm nằm 1m2*2m; 1 bộ bàn ghế và các vật dụng như: túi sưởi, đèn tinh dầu…

Tại The Hill du khách có thể tận hưởng những món ăn độc đáo, những đặc sản ở Sapa mà không nơi đâu có được. Mọi nguyên liệu chế biến đều tươi sống, đảm bảo về chất lượng và an toàn thực phẩm.

5. Chính sách giá phòng

Được rất nhiều du khách yêu mến và ưa thích không chỉ bởi homestay đẹp, chất lượng và tiện nghi mà còn bởi sự nhiệt tình, hiếu khách của nhân viên, ở The Hill du khách sẽ cảm giác được không khí gia đình ấm cúng và vui vẻ.

Đăng bởi: Tú Nguyễn Lê

Từ khoá: The Hill Sapa Homestay – Chốn an yên giữa núi rừng Sapa

Đặc Sản Táo Mèo Mộc Châu

Du lich Moc Chau, du khách không chỉ bị cuốn hút bởi cảnh đẹp của thiên nhiên, sức hấp dẫn từ những món ăn đặc sản của vùng đất sương mù, mà còn được chếnh choáng say trong men rượu thơm nồng của táo mèo Mộc Châu. Cây táo mèo  mọc hoang rất nhiều trên rừng núi Tây Bắc, mọc trên những cánh rừng, chiều cao trung bình 7-10m, thân gỗ , tán lá rộng, là một trong những đặc sản của vùng đất Tây bắc này.

Đặc Sản Táo Mèo Mộc Châu

Trong đông y táo mèo có tên là Sơn Tra. Đây là một vị thuốc quý có thể phơi khô hoặc dùng tươi, có tác dụng tiêu thực chữa đầy bụng, ợ chua, cầm tiêu chảy, hạ huyết áp, cải thiện sức co bóp của tim. Ngoài ra, táo mèo cũng còn được nhiều người dùng để giải khát mát và bổ trong mùa hè. Với những người khéo tay, quả táo mèo được chế biến ra nhiều loại thức quà rất có giá trị và dễ thưởng thức như: xi rô, mứt, ô mai…

Những năm gần đây, nhận thức được tác dụng của Táo mèo là rất hữu ích cho sức khỏe con người và có giá trị kinh tế cao. Tỉnh Sơn La đã chỉ đạo và khuyến khích các địa phương, các doanh nghiệp phát triển trồng mới, tăng diện tích và sản lượng tại các huyện vùng cao.

Để làm rượu táo mèo Mộc Châu, quả táo mèo được người dân ngâm ủ thành một loại rượu có màu nâu và vị ngọt thơm đặc trưng, táo mèo chín, lựa những quả nhỏ, bóng, chín đỏ mang rửa sạch, ngâm với nước muối loãng cho sạch hết bụi bẩn. Rồi bổ dọc như bổ cau, lấy cả hạt, đem ngâm với nước đun sôi để nguội. Ngâm từ 2 đến 3 tháng, nước táo mèo thục ra, có màu vàng óng, khi đó có thể lấy uống với mật ong.

Với món ô mai, sau khi thu hái về rửa sạch, để cả vỏ để mùi thơm không bị mất giữ được hương vị riêng, cắt bỏ ruột, thái táo mèo theo chiều ngang, đem sấy khô rồi nấu với đường, rồi lại sấy khô, nếu muốn sơn tra có vị cay người ta thường xay gừng rồi nấu cùng sẽ được một món ô mai đặc biệt, vô cùng hấp dẫn thường dùng trong những tháng mùa đông và trong dịp tết Nguyên Đán.

Đến với Sơn La, du khách không chỉ bị cuốn hút bởi cảnh đẹp của thiên nhiên, cảm nhận sự hấp dẫn của những món ăn đặc sản của núi rừng Tây Bắc mà còn được thưởng thức các sản phẩm được chế biến, trưng cất từ quả Táo mèo. Ai đã từng thưởng thức chắc chắn sẽ không thể quên được hương vị đặc trưng mà không phải ở đâu cũng tìm thấy được.

Đăng bởi: Diệp Nguyễn Thị

Từ khoá: Đặc Sản Táo Mèo Mộc Châu

Tổng Hợp Đặc Sản Yên Bái: Tất Cả 29 Món Đặc Sản Nổi Tiếng Của Yên Bái

Tổng hơp tất cả các đặc sản Yên Bái gồm 29 món đặc sản không chỉ nổi tiếng mà còn gây thương nhớ cho mỗi người con Yên Bái lẫn du khách thập phương.

Yên Bái là một tỉnh vùng núi tiếp giáp Tây Bắc và Đông Bắc nước ta. Nhắc tới Yên Bái người ta lại không khỏi xao xuyến khi nhớ về những thửa ruộng bậc thang đẹp như tranh; những biển mây trắng ôm xòa lòng người hay chỉ đơn giản là hương vị núi rừng mộc mạc.

Thịt Trâu Gác Bếp

Thịt trâu từ xưa vốn đã là một thứ thịt dồi dào dưỡng chất. Vậy nên ở đâu đó trên khắp đất nước bạn đều có thể thưởng thức được loại thịt trâu được chế biến thành bao món ăn hấp dẫn. Tuy nhiên, khi nói đến món “thịt trâu gác bếp” người ta đều muốn về Yên Bái ăn cho bằng được.

Để có được món này, đồng bào dân tộc Thái đã dày công chọn lựa từ bước đầu tiên lựa chon thịt trâu. Phải nhất định là trâu bản được chăn thả tự nhiên mới có được từng thớ thịt bắp lấy từ vai và lưng chắc rõi, ngọt bùi không lẫn vào đâu. Cùng với mắc khén, gừng, dổi, ớt… Kèm với công thức gia truyền, thịt trâu được treo nơi gác bếp những hàng tháng trời mới có được thành phẩm.

Người ta dùng loại củi từ cây nhãn để hun khói phần thịt giúp món thịt trâu gác bếp vừa đủ ám khỏi vừa đủ thơm nồng nàn. Đây cũng chính là công đoạn lâu nhất của món ăn này.

Món ăn được xem là hoàn tất khi một mặt ám khói đen, khô lại điểm xuyến thêm vài miếng tiêu, ớt… thật đẹp mắt. Muốn thưởng thức hết độ ngon của món này phải xé nhỏ từng miếng thì mới có thể cảm nhận được hết từng hương vị cũng như cái tâm tình của người đã làm ra chúng.

Muồm Muỗm Rang Mường Lò

Khi những hạt lúa ở Mường Lò bắt đầu nặng trĩu cành thoảng mùi hương lúa chín đó cũng là lúc báo hiệu cho người ta biết mùa muồm muỗm đã về. Thứ sinh vật được xem như thiên địch bảo vệ mùa màng này có hình dạng bên ngoài tựa như cào cào, châu chấu… nhưng trông thon gọn hơn.

Những con muồm muỗm được bắt từ bẫy đèn được sơ chế qua 4 bước “vặt cánh, bẻ chân, ngắt đầu, rút ruột” rồi chế biến thành nhiều món khác nhau. Tuy nhiên, muồm muỗm rang giòn vẫn được cho là quyến rũ vị giác người thưởng thức nhất.

Muồm muỗm được sơ chế rồi om với măng chua đến khi cạn nước. Rồi cả mớ đó được xào lửa to cùng dầu hoặc mỡ. Khi nghe nổ lách tách cũng là lúc đĩa muồm muỗm sẵn sàng cho bữa tiệc miền sơn cước. Món ăn càng hoàn hảo hơn khi được điểm tô cùng vài cọng lá chanh thái mỏng.

Hoặc không cầu kỳ người ta cứ làm hẵn một xiên muồm muỗm rồi nướng. Tiếng nước và mỡ từ muồm muỗm chảy xì xèo giữa hơi nóng của than hồng nhưng cũng chắc chẳng nóng bằng lòng người đang chờ đợi thưởng thức món ăn này.

Nhấm nháp một con muồm muỗm vàng ruộm khiến người ta lại nhớ quê cồn cào. Nhớ vị ngọt của hạt lúa vừa gặt, mùi hăng hăng của gốc rạ vừa ngả dở trên đồng. Hay đâu đó trong lòng chấp chới đôi cánh muồm muỗm như muốn đưa người ta trở về núi rừng Tây Bắc một lần nữa.

Lạp Xưởng

Lạp xưởng hay lạp sườn là cách thức bảo quản thịt độc đáo của người dân Yên Bái. Hầu như nhà nào ở vùng Tây Bắc này cũng trữ sẵn vài chiếc để ăn quanh năm.

Cách thức làm lạp xưởng đều giống nhau ở các bước cơ bản. Từ chọn lựa lòng non làm vỏ đến những phần thịt ngon nhất. Việc nêm nếm gia vị của từng vùng miền giúp những chiếc lạp xưởng từ đó mà có hương vị đặc trưng riêng.

Từ đôi bàn tay khéo léo người ta nhồi và dồn thịt căng tròn, bóng đẫy đà những đoạn lòng non. Sau ba ngày phơi nắng rồi đem hun khói nơi gác bếp. Quá trình này có thể gọi là tinh hoa của món ăn này. Phải chọn cho bàng được than hoa hoặc củi quế, xác mía, vỏ trấu cùng lá quế tươi mang đến mùi vị thơm ngon ho lạp xưởng. Người nấu phải chăm chút đứa con này thật khéo léo sao cho bếp luôn đỏ nhưng lửa than không được quá lớn. Chỉ hở tay một tí có thể làm hỏng cả bao nhiêu công cúc đã bỏ ra.

Lạp xưởng Yên Bái thường được hun kỹ nên có màu sẫm hơn và săn lại. Để thưởng thức thì phải luộc sơ qua nước rồi mới đem chiên hoặc nướng.

Xôi nếp Tú Lệ

Truyền thuyết kể lại rằng từ thuở khai thiên lập đia, người Thái được các vị tiên ưu ái ban tặng những hạt giống tốt để trồng trọt. Cùng với lời dặn phải tìm nơi thổ nhưỡng thích hợp mà gieo trồng. Họ bỏ công tìm kiếm nhưng chẳng tìm được nơi nảy mầm cho những hạt giống này. Nhưng kỳ lạ thay khi đến vùng Tú Lệ dưới chân đèo Khau Phạ cùng làn nước mát lành dòng suối Mường Luống thì lại sinh sôi nảy mầm tươi tốt. Thứ hạt giống trời ban này từ đó được người Thái đặt cho cái tên mỹ miều nếp Tú Lệ.

Hằng năm vào tháng Mười có lễ cúng cơm mới như một lời tạ ơn các vị tiên đã ban tặng hạt giống này.

Những hạt nếp Tú Lệ chắc mẩy, căng bóng được đồ cùng dòng nước tinh khiết Khau Phạ đem đến món xôi ngon không nơi nào sánh bằng. Xôi Tú Lệ dẻo, hạt vừa đủ độ mềm không gây ngấy, cả vị bùi và vị ngọt cũng không lẫn vào đâu.

Vốc một nắm xôi nếp Tú Lệ ăn cùng thịt lợn nướng hoặc măng ngọt xào thì đúng là cực phẩm trong ẩm thực rồi. Sự ngon của món này không chỉ dừng lại ở việc vừa miệng. Xôi Tú Lệ còn quyến rũ du khách bởi hương thơm của nó. Người ta ví von đỉnh điểm mùi hương của nếp Tú Lệ như kiểu hoa ban, hoa sở, hoa trẩu…giữa núi rừng.

Như một dạng chắt lọc được từng giọt hương sắc của núi rừng Tây Bắc trong từng hạt nếp. Xôi Tú Lệ không chỉ như một món ăn cứu đói mà còn là một nét ẩm thực rất riêng của Yên Bái. Tin chắc rằng ai trong chúng ta khi đặt chân đến Yên Bái đều không thể bỏ qua món ăn độc đáo này.

Cốm Tan Tú Lệ

Vùng Tú Lệ xưa giờ vốn nổi tiếng với thứ nếp dẻo ngon. Từ nguyên liệu trời ban này cùng đôi bàn tay tinh tế họ đã sáng tạo ra bao món ăn lôi cuốn lòng người. Những ngày vừa ngơi việc đồng người ta rủ rê nhau cùng giã cốm (cốm tan). Từng nhịp chày giòn giã vang trong đêm như xua tan đi mệt nhọc hàng ngày.

Món cốm tan Lệ được đánh giá là ngon ngang ngửa món cốm làng Vòng nức tiếng. Những bông lúa còn xanh trĩu hạt còn ướt đẫm sương được theo tay người gặt về nhà.

Để món cốm còn nguyên hương vị tươi nguyên họ phải rang ngay sau khi tuốt xong. Phải dùng loại chảo gang để nếp nóng đều mà không bị khét. Rồi chờ cho mớ hạt ngọc xanh mát này nguội họ cho từng nắm vào giã. Phải thay phiên nhau giã ròng gần chục cối mới có được một mẻ cốm.

Mệt và nhiêu khê là vậy nhưng cứ nhìn thấy mớ cốm tan xanh ngời ngời trên tay từng nhịp chày cứ thế hối hả giã cho xong mẻ.

Để giữ mùi thơm và độ xanh nguyên thủy của cốm người ta thường gói trong lá dong. Cốm tan Tú Lệ được dùng trong nhiều món khác nhau nhưng vẫn không lần nào không khiến người ta bớt say mê. Thứ hạt ngọc mọc ở vùng đất lưng chừng trời này biết lấy lòng người ta khi khi vừa dẻo ngon lại còn thơm ngào ngạt như vừa ấp trong túi hương ra vậy.

Cứ tháng 8 tháng 9 hàng năm khi những hạt nếp nằm vắt bên dòng Mường Luống trĩu cành là lúc mùa cốm đã về. Từng nhịp chày lại rục rịch lên xuống đều tay cho mẻ cốm thơm lừng. Hạt ngọc trời ban tưởng chừng bình dị nay lại góp thêm một chút tạo ra nét thi vị, quyến rũ cho vùng rẻo cao Tây Bắc này.

Bánh Chưng Đen Mường Lò

Bánh chưng là món bánh truyền thống không thể thiếu trong các dịp lễ tết của người Việt. Và ở mỗi vùng miền người ta lại cùng sáng tạo ra nhũng món bánh chưng khác nhau. Người Thái cũng không ngoại lệ, cứ đến những ngày ngọn gió đông chớm thổi họ lại rục rịch gói bánh chưng. Nhưng món bánh của người Thái là thứ bánh chưng màu đen ngon bùi khác lạ hơn cả.

Bánh chưng đen Mường Lò có hình dạng khác với bánh chưng miền xuôi. Các vị bô lão kể lại rằng vì muốn gắn kết hai dân tộc Thái với Khơ- mú nên đã tạo ra loại bánh này. Hai chiếc bánh như đôi bàn tay úp vào nhau tạo thành một chiếc bánh chưng đầy ý nghĩa.

Nếp phải là thứ hạt ngọc quý giá ở Tú Lệ. Lá dong xanh mướt và cắt bỏ gân lá cho dễ gói. Phần nhân thì vẫn bao gồm đậu xanh, thịt ba chỉ nhưng phần nếp được thêm vào mè đen. Đây cũng là nguyên liệu khiến món bánh chưng đen bùi béo khó cưỡng.

Ở khâu nhuộm đen hạt nếp, người ta dùng than cây núc nác. Phải trộn thật đều tay đến khi miết thật mạnh mà hạt nếp không phai màu thì xem như việc tạo màu đã hoàn tất. Rồi cùng nhau ngồi canh suốt đêm bên nồi bánh người ta như quên đi bao mệt nhọc ngày mùa. Từng cặp bánh sau khi vớt ra được treo lên cao cho ráo nước và không bị mốc.

Thưởng thức bánh chưng đen là sự hòa quyện giữa cái dẻo thơm của nếp, cái béo bùi của thịt, đậu xanh và mè đen, cả cái vị mộc mạc của núc nác và lá dong khiến miếng bánh cứ chần chừ nơi đầu lưỡi người ăn.

Bánh chưng đen Mường Lò tồn tại từ thế hệ này sang thế hệ khác. Người Thái không chỉ xem bánh chưng như một món ăn mà còn là thức quà để bày tỏ lòng biết ơn với người đi trước. Mà cũng chẳng phải là quá lời khi nói ngày Tết ăn miếng bánh chưng đen như nuốt cả đất trời Tây Bắc vào lòng.

Mật Ong Nhãn Văn Chấn

Cứ vào độ tháng Tư hàng năm, khi những chùm hoa nhãn nở rộ. Cũng là lúc người dân Văn Chấn biết mình sắp được một mùa mật ong ngọt lịm.

Những cánh rừng nhãn bạt ngàn ở Văn Chấn trở thành nguồn dự trữ mật dồi dào cho biết bao đàn ong. Từng tốp ong thợ cần mẫn ngày đêm để mang đến cho đời thứ mật vàng óng ánh từ hoa nhãn đầy dưỡng chất. Những giọt mật trong veo, vàng như hổ phách khiến người ta cứ nôn nao dùng tay quệt ngay vài giọt rồi cho vào miệng. Vị ngọt tan ngay trên vị giác cùng hương thơm dịu dàng của hoa nhãn làm người ta ngất ngây cứ dùng dằng không muốn rời miền núi hấp dẫn này.

Để lấy được mật ong nhãn phải thật khéo léo, nhẹ nhàng. Thì mới có thể tách gọn được giọt mật nguyên chất không pha lẫn tạp chất. Bên cạnh đó mật ong nhãn Văn Chấn còn nổi tiếng với độ tinh khiết.

Với tập tục trồng trọt theo phương pháp tự nhiên nên những cây nhãn từ lúc trồng đến lúc ra hoa luôn đảm bảo được sự sạch nguyên của chúng. Cũng vì thế mà mật ong nhãn trở thành thứ mật ngon hàng bậc nhất vùng Tây Bắc. Tuy nhiên vì có quá nhiều dưỡng chất nên mật ong nhãn vẫn được khuyến cáo tránh dùng trước bữa ăn.

This is box title

Trứng Kiến

Khi cái nắng oi nồng của tháng Ba đến, đàn ông Tây Bắc rủ nhau lên rừng lấy trứng kiến. Từ nguyên liệu này họ cùng nhau tạo ra vô số món ăn hấp dẫn. Món ăn với tên gọi mới đầu tưởng chừng khó nhằn ấy lại phổ biến và trở thành đặc sản của Yên Bái.

Những tổ kiến to như mũ cối được gõ nhẹ xua kiến ra hết rồi tách đôi để lấy trứng. Người ta thường không lấy hết trứng mà chừa lại một ít cho kiến sinh sản. Những cái trứng kiến ú mềm, trắng đục màu sữa chỉ nhìn thôi mà đã nguậy mùi thơm trong cổ họng rồi.

Trứng kiến mang về được chế biến thành rất nhiều món khác nhau.

Tuy nhiên đặc sắc nhất phải kể đến xôi ngũ sắc trứng kiến. Những hạt nếp dẻo ngon được mang đi đồ xôi rồi ướp cùng lá rừng tạo ra những màu sắc thật bắt mắt. Trứng kiến được ướp gia vị gói trong lá dong rối đen nướng. Đơm một đĩa xôi ngũ sắc rắc lên đó mớ trứng kiến thơm phức làm không ai cầm lòng được.

Bốc từng nắm xôi cùng một nhúm trứng kiến vỡ nhẹ trong miệng thật bắt tai. Món này ăn kèm với cá suối sấy và muối ớt trộn chanh thì quả là không hương vị nào sánh bằng.

This is box title

Măng Sặt

Măng có mặt ở khắp vùng Yên Bái từ măng nứa, măng mai, măng vầu… Và sau mỗi đợt mưa những mục măng béo ú ở miền núi cao lại mọc lên như nấm.

Nói đến một loại măng ngọt thanh và lành tính nhất thì nhất định phải nhớ đến măng sặt. Người ta kháo nhau rằng măng sặt ngon nhất khi còn là những búp măng vừa mới nhú. Những búp đã trồi lên khỏi mặt đất phải dùng dao bén xắn thật mạnh tay. Những búp còn ẩn mình trong đất thì phải thật khéo léo để không phạm vào thân măng. Và với một vài cái lay nhẹ của người Yên Bái làm cựa mình những búp măng tròn lẳng, trắng ngần.

Mỗi thân măng sặt chỉ to hơn ngón tay cái người lớn, được bao bọc bởi lớp vỏ dày và cứng. Đôi bàn tay người vùng cắt thoăn thoắt gột rửa mang đến những lõi măng tươi non, trắng nõn.

Măng sặt có thể được chế biến ngay thành các món khác nhau. Từ món ninh xương sườn nhiều công đoạn đến những món giữ tươi nguyên hương vị măng như luộc và nướng. Và dù ở bất cứ món nào người ta cũng không thể quên được vị ngọt bùi, hương núi rừng mà măng sặt mang lại.

Bánh Chuối Lục Yên

Từ ngàn xưa, hình ảnh cây chuối luôn gắn liền với người dân đất Việt. Và cũng hiếm có loài cây nào hữu dụng đến mức dùng được tát cả các bộ phận như chuối. Với tình yêu thiên nhiên dân tộc Tày đã nâng niu nguyên liệu từ chuối để tạo thành món bánh chuối Lục Yên ngon đặc trưng.

Bóc nhẹ từng lớp lá chuối một màu vàng óng như mật ong dần dần hiện ra. Phần bột bên ngoài là sự pha trộn giữa bột chuối và bột gạo tạo nên sự kết dính độc đáo. Bột chuối này thường là chuối chín được sấy khô. Khi cần gói bánh người Tày mang đi ngâm nước rồi đem xay tạo ra thứ bột độc quyền này.

Phần nhân bánh là sự hòa quyện giữa đậu, đường, đậu phộng. Thứ bánh được tạo thành từ những nguyên liệu đơn giản vậy mà sao ngon đến lạ thường. Cái thi vị của bánh chuối Lục Yên không chỉ nằm ở hương vị. Mà đó còn là sự mộc mạc, đằm thắm khi tất cả nguyên liệu đều đến từ những thứ không hề đắt đỏ là chuối. Từ chiếc lá gói hay dây buộc cũng được gói gọn từ cây chuối mà ra.

Món bánh chuối như thứ quà tinh thần không thể thiếu của người dân Yên Bái mỗi khi có dịp lễ lộc. Biết bao mâm cao cỗ đầy nhưng họ vẫn phải chêm cho bằng được một phần bánh chuối vào. Như một sự biết ơn khi cố gắng phát huy nếp nhà tốt đẹp từ bao đời và lưu giữ hương vị núi rừng thuần khiết nhất.

Chè Shan Tuyết Suối Giàng

Truyền thuyết của người H’Mong kể lại rằng thuở đất trời còn chưa phân định. Một sáng nọ nàng tiên xinh đẹp hạ giới gieo xuống vùng đất này thứ hạt mầm kỳ lạ. Càng lớn cây càng tươi tốt với tán xòe rộng, lá to gần nửa bàn tay còn búp thì ngậm đầy sương trắng muốt như tuyết. Ngày nọ một tốp người di cư đến lại gặp đợt dịch bệnh. May nhờ thứ nước thần thánh từ lá cây này với nước suối mà khỏi bệnh. Họ đặt tên cho nơi kỳ lạ này là suối trời tức Suối Giàng. Từ đó người ta vẫn truyền miệng nhau về thứ chè Shan Tuyết kỳ diệu này.

Hình ảnh những chiếc váy hoa thoắt ẩn thoắt hiện trên những cành to, uốn lượn như một bức tranh tuyệt làm du khách chùng mãi đôi chân không muốn bước đi.

Chè Shan Tuyết càng già càng phủ trắng thì càng quý. Cũng bởi thứ đặc sản quý giá này mà khâu chế biến cũng phải thật cẩn trọng. Khi sao trà phải thuần thục đôi tay để không rớt mất tuyết trắng. Đến khi săn lại bằng hạt đậu xanh áp bên ngoài lớp áo trắng tinh thì công đoạn xem như hoàn tất.

Ấm chè Shan Tuyết nghi ngút khói với thứ nước vàng óng ánh cũng là một khâu chọn lọc pha trà thật kỹ càng.  Phải là loại ấm đất nung già, nước lấy từ trên núi sôi đúng độ mới mong mang lại một tách chè Shan Tuyết đúng vị. Chao nhẹ làn khói mỏng rồi nhấp môi ngụm chè mới thấy được vị thanh tao, vị ngọt thơm dừng lại cả hàng giờ mà không hề vơi đi.

Dế Mèn Chiên

“Bao giờ cho đến ngày xưa

Дђб»ѓ nghe tiбєїng vГµng Д‘ong Д‘Ж°a cб»§a bГ

Để dầm nắng dưới đầm hoa

Rình con dế cụ thò ra thụt vào…”

Câu hát réo rắt của người Mường Lò chợt gợi cho người ta sống lại ngày trẻ thơ nô đùa cùng nhau bắt dế. Mà lạ thay dế mèn ở Yên Bái không chỉ là thứ trò chơi dân gian mà còn là một món ăn vô cùng hấp dẫn. Bỏ qua những ái ngại về tên gọi hay nguyên liệu món ăn từ dế mèn dần phổ biến đến mức trở thành đặc sản của cả vùng Tây Bắc.

Dế mèn có thể chế biến thành nhiều món khác nhau nhưng phổ biến nhất vẫn là dế mèn chiên giòn. Phải chọn những con dế còn sống và đầy đủ chân và càng mới mong có được món ăn ngon. Ngâm dế qua nước muối loãng để làm dế chết và khử sạch bùn đất.

Công đoạn chế biến cũng phải thật khéo léo để không làm nát dế. Sau đó khử sạch mùi bằng nước sôi hoặc nước măng chua rồi chế biến.

Những con dế vàng ươm trong chảo dầu nóng già phải được đảo thật khéo léo tránh sứt mẻ. Một đĩa dế mèn chiên sẽ mất ngon nếu thiếu bát nước chấm. Vị chua của chanh, cay nồng của ớt, thơm thảo của sả hay vị the thé của lá chanh cùng con dế béo nguậy giòn tan làm người ta không muốn dừng đũa.

Dến mèn chiên giòn có thể được phủ thêm lớp tương ớt hay nước măng chua để thêm phần đậm đà. Ăn kèm với món này là vài thứ rau rừng hoặc các loại quả chua thì thật là thức ngon khó cưỡng.

Thịt Dê

Với điều kiện tự nhiên tương đối thuận lợi cho việc chăn thả gia súc. Những vùng đồi núi rộng lớn là bữa ăn ngon lành cho nhiều loại vật nuôi. Việc chăn thả cũng là yếu tố khiến gia súc ở Yên Bái có chất lượng thịt ngon đặc biệt trong đó không thể bỏ sót thịt dê Yên Bái.

Thịt dê núi được nuôi thả thường được yêu thích hơn vì độ săn chắc, ít mỡ. Những con dê tới tuổi giết thịt được chọn đuổi và đánh cho đến khi hết mùi hôi. Phần thịt dê được ướp với lá quế hoặc cúc tần rồi chế biến thành các món ăn hấp dẫn.

Ví như món dê nướng người ta chọn phần thịt bắp đỏ mềm đặc trưng ướp với các gia vị núi rừng. Nướng phần thịt dê trên than hồng tránh lúc lửa to để không ám khói. Trong lúc nướng phải phết đều tay dầu điều lên bề mặt để thịt không bị khô và giữ đẹp màu. Đặc biệt phải nướng từ phần da, khi da chín cũng là lúc phần thịt vừa đủ ngấm gia vị và chín tới.  Món thịt dê nướng càng ngon hơn khi ăn kèm rau rừng và nước chấm do chính tay người vùng cao pha chế.

Ngoài ra, thịt dê Yên Bái còn có thể chế biến được rất nhiều món ăn hấp dẫn đang chờ bạn khám phá. Thịt dê không chỉ là một ăn no bụng mà còn dồi dào chất dinh dưỡng vì thế luôn thu hút người ta khi vừa thoáng nghe tên gọi.

Mắc Khén

Nhắc về các món ăn Yên Bái hẳn đã có lần bạn nghe đến tên mắc khén. Thứ hạt rừng bé tí ti này được xem như một trong những bí quyết tạo ra các món đặc sản ở vùng cao. Về tên gọi có nơi gọi là mắc khén, ma khén hay mắc kha tùy vùng miền.

Mắc khén ra hoa kết quả vào tháng 11 hằng năm. Những quả mắc khén xanh sử dụng làm gia vị là ngon nhất. Nhưng ở giai đoạn này bảo quản không được lâu nên khi thu hoạch xong người ta thường làm khô. Quả mắc khén sau khi phơi lộ ra phần hạt màu đen ánh đó chính là thứ mà những người yêu ẩm thực vùng cao rất cần.

Khi cần dùng người ta rang một ít dùng dần để không làm ảnh hưởng đến mùi hương của mắc khén.

Hạt mắc khén xuất hiện trong hầu hết mâm cơm của người Tây Bắc. Mắc khén giã ra đem tẩm ướp các món rán, nướng, luộc, chiên, xào, kho… đến các món nước chấm nổi tiếng như “chẩm chéo” cũng không thể quên gia vị nay. Họ quen mùi vị cay thơm nồng của mắc khén đến độ không có thì cơm đã mất ngon vài phần.

Mắc khén được xem như thứ quà độc nhất vô nhị mà thiên nhiên ban tặng cho Tây Bắc. Một nhúm hạt mắc khén vừa rang hay một nhánh mắc khén tươi treo gác bếp cũng đủ thơm say chết lòng người ta rồi.

Cá Sỉnh Nậm Thia

Dòng Nậm mát lành, hiền hòa ở Mường Lò là nơi sinh sống của loài cá sỉnh. Với tập tính ngược dòng nên vào sinh sản cá sỉnh thường bơi lên thượng nguồn đẻ trứng. Rồi những đàn cá con cứ xuôi dòng lừng lững về hạ nguồn là dòng Nậm Thia. Có lẽ nhờ vậy mà ở Nậm Thia cá sỉnh nhiều không kể xiết.

Cá sỉnh ăn rêu đá để sống. Những con cá thon dài, thân mảnh con nào to lắm cũng cỡ bốn ngón tay. Đặc biệt rất ít xương, chắc thịt, ngọt đậm lại không tanh nên người ta tha hồ chế biến nên các món ăn từ cá.  Từ “pa kính pỉnh” – cá được kẹp tre rồi nướng trên than hồng. Đến “pa mốc” – cá bọc lá chuối rồi mang vùi trong tro nóng. Hay các món tốn nhiều thời gian: “pa mắm” – làm mắm từ cá, “pa khính xổm” – cá muối chua, “pa khính giảng” – cá gác bếp…

Dù ở món nào cũng không thể thiếu bát nước chấm “nậm pịa” thứ hỗn hợp pha trộn từ ruột cá sỉnh, hạt sẻn, hành, gừng rồi đem chưng.

Những con cá chuyên ngược dòng nên vô cùng nhanh nhảu. Vì thế người ta luôn đưa ra nhiều cách để dụ khi cho bằng được loài cá quý này. Người thì giăng chiếc cần câu với mồi là giun đất đang ngoe nguẩy. Ai khéo tay thì quăng chài, khéo léo quan sát dòng chảy thì cũng được bữa mẻ lưới nặng tay. Mà độc đáo nhất phải nhắc đến “chuôm đá”. Người Thái tạo thành các hang hốc, “chuôm” nhỏ bằng đá dưới nước. Nhử cá vào bằng xương trâu, bò, khi cá vào kín họ dùng lưới vây bắt lại. Một chuôm có khi được 4-5kg cá sỉnh.

Nhãn Văn Chấn

Vốn được thiên nhiên ưu đãi về vị trí địa lý lẫn điều kiện tự nhiên, Yên Bái thuận lợi phát triển các loiaj cây ăn quả. Một trong những đặc sản trái ngọt phải nhắc đến là nhãn Văn Chấn.

Những cánh rừng bạt ngàn cây nhãn được trồng thuần tự nhiên không theo bất cứ phương pháp hóa học nào nên rất được du khách ưa chuộng. Kỳ lạ thay thứ nhãn này lại sai quả và môi năm đều cho quả trĩu cành. Thứ nhãn vùng cao ngọt lịm, thơm ngây ngất lòng người. Mà đâu chỉ có mỗi người, mùi hương này còn thu hút những con ong thợ chuyên hút mật. Mật ong từ nhãn Văn Chấn sậm màu như hổ phách và thơm mùi nhãn đặc trưng.

Để có được thứ mật từ nhãn nức danh này không thể không kể đến sự công phu của người lấy mật. Và phải là một người thật khéo tay mới có thể quay thật nhẹ nhưng đều và nhanh để mật ong được lấy sạch mà không lẫn sáp ong.

Rồi năm nào cũng vậy khi ngày mùa tháng 4 oi ả về người ta lại nôn nao mơ những cành hoa nhãn chi chít trắng xóa. Đó như báo hiệu cho một vụ nhãn bội thu và những túi mật ong đầy ắp cũng sắp về.

Khoai Tím Lục Yên

“Lên rừng nhớ vợ, nhớ con

Về nhà nhớ củ khoai mon trên rừng”

Câu hát mà người Lục Yên cứ hay ví vón cho nhau nghe như vậy. Mà thật thứ khoai mon Lục Yên với hình dáng thật bình dị nhưng trót nếm một lần thì lại làm lòng người ta say khi nào chẳng biết.

Khoai tím hay khoai mon còn được gọi là khoai Dao, khoai Xá vì nó chỉ xuất hiện ở nương rẫy của họ. Ngẫm mà thấy người tấm tắc khen về độ  gon của khoai cũng không ngoa. Vì hầu như tất cả tinh túy của cả dây khoai chỉ dồn vào đúng một củ. Mà trồng loại khoai này như kiểu dấm dúi vứt đi. Mùa xuân người ta đen vùi vào hố đất. Khi những cơn gió hanh hao của mùa đông đến người ta lại đi dỡ khoai. Những củ khoai tím lịm như đôi tay úp vào nhau nếu dỡ đúng kỳ có khi nặng hơn 1kg.

Người ta trao đổi khoai ở các phiên chợ vùng cao. Nhũng củ khoai quý béo, bùi, dẻo thơm trao từ tay này sang tay khác như trao đi cái tình cái nghĩa cho nhau. Rồi ăn một miếng khoai tím Lục Yên sao nghe lòng văng vẳng câu ca lòng lữ khách lại muốn có chuyến đi vùng cao một lần nữa.

Mận Tam Hoa Mù Cang Chải

Đến vùng đất Mù Cang Chải vào tháng 5 du khách không chỉ được chiêm ngưỡng những thửa ruộng bậc thang nổi tiếng, những bản làng thơ mộng nằm e ấp bên vách đá; hay những cô gái Mông duyên dáng thật thà mà còn mát lòng mát dạ khi được thưởng mình trong mùa mận Tam Hoa.

Mận Tam Hoa chưa phải là thứ mận ngon nhất cả nước. Nhưng đến Mù Cang Chải mà không ăn bằng được quả mận này thì hơi phí. Mận Tam Hoa có quả to, thịt đỏ hồng bắt mắt vô cùng. Và làm người ta nhớ mãi bởi cái vị chua đậm, giòn nhưng không gắt.

Khi bản làng người Mông mờ ảo trong dải sương đang vắt vẻo trên những nhành cây. Thì thấp thoáng là những cô thiếu nữ Mông tay nhanh nhảu hái đầy một gùi mận tím. Đôi tay “múa” đến đâu những tia nắng ửng nhẹ nhảy nhót theo đến đó. Cảnh tượng như người ta như lạc vào chốn tiên bồng.

Tùy vào mục đích mà mận Tam Hoa Mù Cang Chải có thể được chế biến thành nhiều món khác nhau. Tuy nhiên nếu không cầm lòng được bạn có thể thưởng thức ngay tại vườn với mức giá rất rẻ. Chuyến đi thưởng ngoạn cảnh đẹp Mù Cang Chải nhờ thế mà hấp dẫn hơn phải không nào?

Rau Dớn

Rau dớn hay còn gọi là dớn rừng, thái quyết là một loài thuộc họ dương xỉ. Thoạt nhìn thì cũng không khác rau (đọt) choại ở miền xuôi là bao.

Rau dớn thường mọc ở ngách đá, khe núi và có mặt quanh năm ở Yên Bái. Tuy nhiên thứ này vẫn được cho là tươi ngon nhất là vào mùa mưa. Rau dớn dồi dài chất dinh dưỡng nên thường được chế biến thành rất nhiều món ăn khác nhau. Từ xào, luộc, nấu canh đến cầu kỳ như gỏi rau dớn tôm thịt, rau dớn xào rắc mắc khén, rau dớn dòn cá niên hoăc có thể ăn kèm các món nước. Tuy nhiên món rau dớn luộc vẫn được ưa chuộng hơn cả vì độ giữ nguyên vị của rau.

Người ta thường sử dụng những ngọn xanh non cuộn tròn lại như vòi voi xanh mướt mát. Đặc trưng của rau dớn là có vị hơi nhớt nên khi chế biến người ta thường phải chần sơ qua nước sôi. Bữa cơm thêm đẹp mắt vì có sự xuất hiện của đĩa rau dớn và đưa cơm đến nỗi người khách ăn hoài cũng chẳng biết no.

Trong Đông y, rau dớn được cho vào hàng thảo dược quý với nhiều công dụng. Người miền núi quý rau dớn như một loại thực phẩm quý. Ví như người Cơ tu vào mùa xuân họ xem rau dơn như loại thức ăn chính. Còn đối với một số dân tộc khách họ xem dớn mà vua của các loại rau. Vì thế không khó để tìm thấy rau dớn trong các dịp lễ hội hay các dịp lễ lộc quan trọng của họ.

Bánh Chim Gâu

Yên Bái là một tỉnh vùng cao có sự sinh sống của nhiều dân tộc ít người. Sư đa dạng về dân tộc đã góp phần tạo nên một nền văn hóa đa sắc màu cho nơi đây. Lại nói về sự đa dạng thì ẩm thực là một trong những “bữa tiệc” nhiều màu sắc nhất. Đơn cử có thể nhắc đến món bánh chim gâu (chim cu gáy) của người Dao.

Món bánh có tên rất lạ này xuất phát từ một tích chứa chan tình mẫu tử. Người ta kể với nhau những bà mẹ người Dao lên nương rẫy nhưng trái tim vẫn đau đáu hướng về đứa con bé bỏng ở nhà. Rồi những trưa rảnh tay ho xếp lá dứa rừng thành chiếc ỏ bánh chim gâu. Về nhà họ lại thêm bột vào làm thành những chiếc bánh đẹp mắt.

Ngày nay bánh chim vẫn được gói bằng lá dứa rừng nhưng phần bánh được pha chế cầu kỳ hơn.

Người ta pha trộn thêm đỗ xanh hoặc nhuộm màu gạo bằng các loại lá cây khác nhau để mỗi chiếc bánh là một sự bắt mắt khác nhau. Thật ra, ngoài tạo hình chim gâu người ta có thể đan thành hình những thứ khác tùy ý nhưng có lẽ vì ý nghĩa từ xưa nên hinh tượng chim gâu vẫn được ưa thích hơn cả.

Những buổi gói bánh, người phụ nữ Dao lại rủ nhau tụm lại một góc nhà rồi khéo léo uốn lượn sao cho giống chim gâu nhất. Mà còn phải đảm bảo chiếc bánh nhỏ xinh vừa phải không quá to cũng không quá dài. Chiếc bánh nhỏ nhắn được xếp gọn và nấu chín trong nồi đầy ắp nước khoảng 1 giờ đồng hồ là đã cơ thể thưởng thức.

Tặng nhau chiếc bánh chim gâu như tặng nhau món ngon khi đói lòng. Và với các em bé nhỏ đó còn là cả sự yêu thương của mẹ dành cho mình. Món ăn dân dã này là thứ không thể thiếu trong các dịp lễ tết. Vắng đi chiếc bánh chim gâu như khiến cho hương vị núi rừng mất đi mấy phần rồi.

Bưởi Đại Minh

Đại Minh được biết đến như thủ phủ của giống bưởi tiến vua Khả Lĩnh. Bưởi Đại Minh được xếp ngang với bưởi Năm Roi, bưởi Đoan Hùng, bưởi Phúc Trạch…

Tên gọi Khả Lĩnh có lẽ bắt nguồn từ rất lâu. Khi mà người ta kể lại về người tên Ngô Vi Lã đến đây khai khẩn rồi lập nên Khả Lĩnh Trang. Rồi cây trái trong vườn sai quả ông thả những quả bưởi to theo dòng về nguồn. Người ta nhặt được và bưởi Khả Lĩnh được tiến vua từ dạo đó.

Những cây bưởi Khả Lĩnh gốc to như cây cổ thụ, cây bưởi cổ có tuổi đời hơn 60 năm. Bưởi ở đây trĩu cành, quả căng mịn, tép mọng nước không đắng. Đến cả những quả chua cũng không chua gắt khó chiều lòng người.

Bưởi Đại Minh là giống bưởi quý đem lại giá trị cao về kinh tế lẫn văn hóa. Lễ hội bưởi Đại Minh hàng năm như một lời cảm ơn người đi trước cùng lời hứa giữ gìn giống cây quý cho thế hệ sau.

Cam Văn Chấn

Khi cơn gió chớm đông se se lạnh thổi về những người con Văn Chấn lại thấy ấm lòng vì những vườn cam vàng rực.

Nông trường Trần Phú ở Văn Chấn là nơi chuyên canh tác cam. Nơi đây còn là nơi khai sinh ra những “triệu phú cam”. Cam ở Văn Chấn được trồng theo hình thức phân tầng từ cao đến thấp từ cam chanh – cam sành – cam sen hoặc quýt.

Cam Văn Chấn có hình dáng đẹp, quả đều tay, mọng nước, ít sơ nên rất được ưa chuộng. Một ngụm cam như thế này trong ngày oi ả thì làm mát lòng biết bao người rồi.

Còn gì thú vị hơn khi đi dọc những ngọn đồi bạt ngàn cam. Từng tầng cây cam đều như xếp khiến người ta ngẩn ngơ quên lối đi về. Rồi ghé Yên Bái vào mùa cam chín, người ta lại nao lòng khi thấy nhấp nhoáng trong lá xanh những quả cam chờ tay người hái về. Một màu cam rực như mời gọi du khách và đánh thức ngày mùa thu hoạch cam đã đến nơi rồi.

Táo Mèo

Táo mèo là thứ quả rất nổi tiếng của vùng Tây Bắc. Nhưng nổi tiếng và được nhiều người biết đến thì phải nói đến táo mèo Yên Bái.

Ở nhiều nơi người ta còn gọi táo mèo là sơn tra. Táo mèo mọc dại ở rừng và cho quả vào tháng 9, tháng 10 hàng năm. Những người hái táo giỏi mách rằng táo mèo ngon nhất là những quả nhỏ có sâu.

Loại quả tuy bé nhỏ này nhưng lại có thể chế biến thành rất nhiều thứ khác nhau. Nếu không kìm lòng được trước mùi thơm của táo bạn có thể thưởng thức ngay lập tức. Hoặc có nhiều thời gian thiw món rượu táo mèo, ô mai táo mèo hay muối xổi là một trong những lựa chọn hấp dẫn dành cho bạn. Mà kỳ lạ thay dù chế biến thành món nào thì táo mèo vẫn giữ nguyên được hương vị và cũng làm say lòng người ta thế thôi.

Rượu Thóc La Pán Tẩn

Đồng bào người Mông ở La Pán Tẩn có thứ rượu say đắm đuối lòng người mà không phải ai cũng có cơ hội thưởng thức. Thứ rượu nấu bằng thóc ngon, men lá, nước từ khe đá và bí quyết gia truyền đã được xếp vào hàng đặc sản Yên Bái.

Hầu hết rượu ở La Pán Tẩn được nấu theo phương pháp thủ công nên rất kỳ công và tốn nhiều thời gian. Ấy vậy mà nhà người Mông nào cũng có rượu thóc. Khách nào quý lắm mới được mời hai bát rượu “chào cỗ” rồi say ngã nghiêng cùng chủ nhà.

Rượu thóc La Pán Tẩn êm, ngọt thơm rất dễ uống. Và nếu như hôm trước có say chuếnh choáng với rượu thì tỉnh dậy cũng không sợ bị đau đầu. Đặc biệt rượu ủ càng lâu thì hương vị càng thơm ngon gấp bội.

Măng Vầu Cuốn Thịt

Măng vầu xuất hiện vào tháng mười hai hằng năm. Khi cơn mưa xuân khe khẽ chạm đất cũng là lúc những ngọn măng rục rịch trồi lên khỏi mặt đất. Măng vầu có thể được chế biến thành nhiều món khác nhau như mang xào tỏi hoặc xào rau răm. Thế nhưng trong bữa cơm có măng vầu mà không mang cuốn thịt thì quả là thiếu sót lớn.

Nguyên liệu làm món này cũng thật đơn giản và dễ tìm. Những ngọn măng được mang đem luộc cho dễ gọt. Bóc tách hết lớp vỏ già là từng lớp lá non mơn mởn xếp đan xen nhau. Đây là lúc đòi hỏi sự khéo léo của người chế biến cao nhất. Họ phải thật nhẹ tay để có những lá măng non đều nhau không bị rách. Phần nhân cuốn là sự hòa quyện giữa thịt ba chỉ, rau răm, trứng và gia vị.

Đặt một cuốn măng vào miệng thấy được vị ngọt lịm của măng rừng, vị đắng nhẹ đặc trưng, thơm của rau răm và béo của thịt. Nước chấm ăn kèm món này thường có hai loại: nước chấm mẻ và nước chấm tỏi ớt. Tùy ý thích mà người sẽ chọn cho mình một loại nước chấm phù hợp nhất.

Măng vầu cuốn thịt có mặt ở hầu hết các tỉnh miền Bắc. Những ngày lất phất mưa xuân còn gì thú hơn khi nhâm nhi một cuốn măng này nhỉ. Mà thức ẩm thực vùng Tây Bắc sao nhìn đơn giản nhưng cuốn người ta mê theo lúc nào cũng chẳng biết.

Rêu Suối Mường Lò

Những dòng suối róc rách quen thuộc ở Mường Lò không chỉ tắm mát mà còn mang lại nguồn thức ăn hấp dẫn. Ấy vậy mà ít ai ngờ những mảng rêu xanh mát ở suối cũng có thể làm món ăn. Đặc biệt hơn, người Thái  chỉ dành tặng món ăn này cho những người khách mà họ thực sự quý mến.

Rêu ở Mường Lò dài miên man, mềm mịn, dập dờn lượn mình trong làn suối trong. Những ngày Hội hái rêu người ta vốc những vốc tay đầy rêu, vắt lại thành nắm rồi cuộn tròn lại như một loại bột màu xanh vừa được nhào nặn xong. Cảm giác mơn man mát lạnh của những cành rêu như trêu người người hái khiến ai cũng muốn được lội xuống con suối mà hái rêu một lần.

Rêu nướng đươc cho là ngon nhất rong các món ăn từ rêu ngon nhất. Rêu được sơ chế sạch rồi trộn với các gia vị của rừng: mắc khén, hạt dổi, hạt sẻn…rồi trộn đều gia vị và thị mỡ. Tất cả được gói ghém trong lá dong, buộc nẹp tre rồi vùi vào trong ấm. Khi lá dong tí tách, người ta lại mang hơ trên than hoa. Đến khi những giọt nước xanh thơm mát của rêu chảy ra thì biết ngay món ăn đã thưởng thức được.

Ở miền quê sơn cước này, rêu suối nhiều vô số kể nhưng rêu ngon không phải ở đâu cũng có. Người Thái quý rêu như một sản vật quý và chỉ bày biện ra thưởng thức khi gia đình tụ hội đông đủ.

Măng Chua Héo

Măng chua héo hay còn được gọi là “nó xổm héo” là một đặc sản nổi tiếng của đồng bào ở Yên Bái. Măng chua héo mang hương vị thuần chất, mộc mạc như cái tình của người miền núi.

Những gùi măng non theo chân người về nhà trải qua nhiều công đoạn để trở thành món măng chua héo độc đáo. Những búp măng trắng ngần, to ụ được bóc hết vỏ già cứng rửa sạch rồi thái mỏng. Sau đó đem ngâm trong nước lã 20-25 ngày là thành măng chua. Măng thành phẩm được vắt ráo rồi đem phơi trước nắng cho vừa se mặt, phơi sương độ 2 3 ngày là được.

Măng chua héo cơ thể nấu với các món thịt tạo thành món ăn đậm chất núi rừng. Từng lát măng chua như gói trọn vẹn hương vị Tây Bắc trong đó. Măng chua héo của người Thái như một món ngon độc quyền mà mẹ thiên nhiên đã hào sản ban tặng.

Pà Mẳm

Mẳm là tên gọi món mắm cá của người Thái. Dựa vào phân loại kích cỡ cá làm mắm mà người ta chia làm hai loại: mẳm đí (cá nhỏ), pà mẳm (cá to). Pà mẳm có thể làm bằng nhiều loại cá nhưng pà mẳm từ cá ruộng cá đồng được xem là ngon nhất.

Một mẻ pà mẳm thông thường trải qua hai giai đoạn: dệt mẳm và lĩnh mẳm. Những con cá sau khi bin nhốt 3-4 cho sạch bùn đất được xếp đều đặn vào chum theo nhiều lớp cá – muối (dệt mẳm). Khi phần nguyên liệu tiết ra nước họ đun sôi rồi lại đổ vào chum (lĩnh mẳm). Đến độ 3 lần thì cho gia vị rồi bịt kín miệng chum đem cất nơi khô thoáng. Tùy vào loại cá mà thời gian ủ dao động từ 6 tháng đến 3 năm.

Món pà mẳm đạt yêu cầu khi cả chum mẳm không tanh, cá đỏ hồng thịt không nát, xương mềm. Pà mẳm có thể dùng kèm rau rừng cho thêm thi vị. Ngoài ra mơn này có thể sử dùn trực tiếp hay nấu chín đều được.

Bọ Xít Chiên Giòn

Khi mùa nhãn ra hoa cũng lúc bọ xít kéo nhau về phá hoại cây. Người ta dùng rất nhiều cách để tiêu diệt kẻ phá bĩnh này. Người Mường cũng không ngoại lệ nhưng họ sáng tạo hơn khi biến loài vật này thành món ăn vô cùng hấp dẫn.

Những con bọ xít non được bắt bằng cách thoa nước măng chú lên thân nhãn. Còn với đám bọ xít già được bắt bằng công cụ tự chế. Người Thái tạo ra một loại vợt dài đầu trên có lưới măc nhỏ. Trùm nhẹ lưới vào những chùm hoa nhãn khẽ rung là đã có thể bắt được hàng tá bọ xít rồi.

Đĩa bọ xít chiên giòn thêm hấp dẫn khi có vài cọng lá chanh thái sợ và ít nước cốt chanh để dung hòa hương vị. Những con bọ xít vàng ruộm, bóng mẩy giòn tan trong miệng lại là thứ mồi không thể thiếu cho một buổi cơm có kèm bia hay rượu. Còn bạn, bạn đã sẵn sàng thưởng thức món ăn lạ lùng mà ngon đáo để này chưa?

Hình ảnh: Internet

Đăng bởi: Phạm Phương Nhi

Từ khoá: Tổng hợp đặc sản Yên Bái: Tất cả 29 món đặc sản nổi tiếng của Yên Bái

Rủ Nhau Check In Mùa Hoa Ban Núi Rừng Tây Bắc Khoe Sắc Rực Rỡ

Vào những ngày này, hoa ban núi rừng Tây Bắc đã bắt đầu bung nở, mang đến cho nơi đây một khung cảnh lãng mạn và thơ mộng làm say đắm biết bao tâm hồn. Mùa hoa ban núi rừng Tây Bắc đang thời kỳ khoe sắc nở rộ, đừng ngại ngần du lịch Tây Bắc để có thể đắm chìm trong không gian thơ mộng mang hơi thở của núi rừng.

Ở Tây Bắc có rất nhiều mùa hoa, mỗi mùa lại mang đến một sắc màu khác nhau cho mảnh đất này, và trong đó có một mùa hoa đặc biệt, đó là mùa hoa ban. Khi hoa ban nở, núi rừng Tây Bắc như được khoác lên mình một màu áo trắng tinh khôi pha lẫn hồng tím có thể làm say đắm bất cứ tâm hồn nào. Đây không chỉ là loài hoa biểu trưng của Tây Bắc mà còn mang ý nghĩa vô cùng đặc biệt với người dân nơi này. 

Đây là một trong những loài hoa mang biểu tượng của núi rừng Tây Bắc. Ảnh: nudoanhnhan

Từ hàng nghìn đời nay, hoa ban đã đi vào đời sống văn hóa – tâm linh của nhân dân Tây Bắc, nhất là bà con người Tày, Thái. Với đồng bào Thái, có lẽ không ai là không trải qua tuổi thanh xuân với những trò chơi thú vị hái hoa ban và hát giao duyên. Và trong ký ức của những người con Tây Bắc khi đi xa, ngoài nỗi nhớ mường nhớ bản, nhớ người thân yêu, họ vẫn luôn chất chứa một mùa hoa ban núi rừng Tây Bắc vào mỗi độ xuân về. 

Từ hàng nghìn đời nay, hoa ban đã đi vào đời sống văn hóa – tâm linh của nhân dân Tây Bắc. Ảnh: baomoi

Hoa ban Tây Bắc hay còn được gọi là hoa ban, hoa ban trắng Tây Bắc, ban sọc,…là một loài hoa có nguồn gốc từ đông nam Châu Á. Hoa thường có màu trắng, tuy nhiên cũng có một số cây được xen lẫn các sọc màu hồng đậm, nhạt càng tăng thêm sự quyến rũ cho loài hoa này. Hoa ban khi nở thường có 5 cánh rõ rệt, khi nhìn xa bạn sẽ có cảm giác những cánh hoa này trông giống như hình cánh bướm.

Hoa ban Tây Bắclà một trong những loài cây có sức sống mãnh liệt, vào mùa đông, chúng thường rụng hết lá để dồn nhựa sống cho cây phát triển tốt nhất trong mùa xuân. Thế mới nói, dù sống trong điều kiện thời tiết vùng cao khắc nghiệt hay trên những vách đá nhấp nhô thì loài hoa đặc biệt ấy vẫn vươn mình khoe sắc thắm giữa đất trời.

Ý nghĩa của hoa ban Tây Bắc

Không chỉ là loài hoa biểu trưng cho núi rừng Tây Bắc mà hoa ban còn mang một ý nghĩa vô cùng đặc biệt, gắn liền với người con gái tên Ban. Truyền thuyết kể lại rằng: Ban là một cô gái xinh đẹp, sinh ra trong một gia đình giàu có, đảm đang, khéo tay, lại có giọng hát làm say đắm nhiều chàng trai.

Sau đó, Ban đem lòng yêu một chàng trai tên Khum vừa giỏi làm nương, lại có tài săn bắn nhưng không được ba mẹ đồng ý. Không chấp nhận cảnh chia ly, nàng Ban quyết định bỏ trốn để được hạnh phúc bên chàng Khum.

Tuy nhiên, ước nguyện lại không thành, chàng và nàng chết khi câu chuyện tình yêu còn dang dở. Khi chết, nàng hóa thành loài cây có hoa màu trắng tinh khôi pha lẫn sắc hồng tím man mác buồn. Từ đó, người dân Tây Bắc đã đặt tên cho loài hoa ấy là hoa ban, để tượng trưng cho nét đẹp thuần khiết, tinh khôi và sự thủy chung của người con gái Tây Bắc. 

Những địa điểm ngắm hoa ban Tây Bắc Điện Biên

Hoa ban tượng trưng cho vẻ đẹp trong sáng, thủy chung của người con gái vùng cao. Ảnh: Zicxa

Nhắc tới mùa hoa ban ở Tây Bắc thì chắc chắn không thể thiếu Điện Biên. Nơi đây không chỉ nổi tiếng với rừng hoa ban nở trắng tinh khôi khắp của một vùng trời mà mà còn được biết tới với lễ hội Hoa Ban được tổ chức hàng năm với quy mô lớn.

Hơn nữa, đây cũng là mùa đẹp nhất của Điện Biên nên rất thích hợp để du khách tới tham quan và chiêm ngưỡng cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp. Hoa ban Điện Biên thường nở rộ vào khoảng đâu tháng 3, chỉ cần đi dọc những cung đường dẫn vào trung tâm thành phố hay trên các đỉnh đèo nhấp nhô của Điện Biên, bạn đều có thể chiêm ngượng vẻ đẹp của loài hoa này. 

Mộc Châu

Nhắc tới mùa hoa ban ở Tây Bắc thì chắc chắn không thể thiếu Điện Biên. Ảnh: thuvienanh

Mộc Châu cũng là một trong những địa điểm không thể bỏ lỡ vào mùa hoa ban Tây Bắc. Để có thể chiêm ngưỡng hình ảnh hoa ban Tây Bắc đẹp nhất bạn có thể lựa chọn một số địa điểm như: khu trung tâm thị trấn Mộc Châu ở đoạn đường dọc theo quốc lộ 6, bắt đầu từ ngã 3 đường mới cho tới cuối thị trấn; đoạn gần Chiềng Hắc (qua khách sạn Sao Xanh), khu vực công viên gần Động Sơn Mộc Hương hay đoạn gần với nghĩa trang liệt sỹ huyện Mộc Châu cũng trồng rất nhiều hoa ban.

Ngoài ra, khi đi du lịch Mộc Châu vào thời điểm này, nếu may mắn bạn còn có thể được chiêm ngưỡng thêm những đồi hoa mận, hoa đào nở trắng còn sót lại. 

Sơn La 

Ngoài ra, nếu may mắn bạn còn có thể được chiêm ngưỡng thêm những đồi hoa mận, hoa đào nở trắng còn sót lại. Ảnh: pinterest

Ở Sơn La cũng có một cung đường ngập tràn ban trắng nằm giữa xã Mường Thải và xã Huy Thượng, Phù Yên, Sơn La hay còn được gọi là đèo Ban. Ngay dưới chân đèo Ban còn có suối Ban, bản Ban 1, Ban 2 cũng có rất nhiều hoa ban được trồng để du khách có dịp chiêm ngưỡng.

Ngoài ra, đèo Nhọt hay ngã ba Cò Nòi cũng có rất nhiều rừng hoa ban Tây Bắc nở rộ. Đặc biệt, du lịch Sơn Lanhững ngày tháng 3 bạn cũng có thể tranh thủ ghé qua thị trấn Bắc Yên để săn mây trên đỉnh Tà Xùa, vì đây là một trong những mùa săn mây đẹp nhất năm.

Phương tiện di chuyển

Dọc các cung đường hay trên các sườn núi tại Sơn La đều có sắc trắng của hoa ban. Ảnh: foody

Để đến đây bạn có thể lựa chọn nhiều hình thức di chuyển như xe máy, xe khách, xe ô tô,…nhưng thuận tiện nhất vẫn là đi bằng xe máy vì bạn có thể dễ dàng ngắm và quan sát hoa ban dọc đường đi cũng như chủ động hơn về thời gian và lịch trình của mình.

Tuy nhiên, nếu không tự tin về tay lái thì bạn hãy lựa chọn di chuyển bằng ô tô, xe khách xuất phát từ Hà Nội lên Điện Biên, Mộc Châu, Sơn La sau đó thuê xe máy để di chuyển tới các điểm ngắm hoa để đảm bảo an toàn.

Một số lưu ý khi đi du lịch Tây Bắc mùa hoa ban

Để đến đây bạn có thể lựa chọn nhiều hình thức di chuyển như xe máy, xe khách, xe ô tô,…nhưng thuận tiện nhất vẫn là đi bằng xe máy. Ảnh: innotour

Tùy thuộc vào điều kiện thời tiết của từng năm mà thời điểm hoa ban có thể nở sớm hoặc muộn hơn so với bình thường nên bạn cần theo dõi thời tiết cũng như thường xuyên cập nhật những thông tin mới để lựa chọn thời điểm du lịch Tây Bắc hợp lý nhất.

Bạn cũng nên đặt phòng khách sạn sớm để tránh tình trạng hết phòng, đặc biệt vào dịp cuối tuần hay những ngày lễ tết, và trước khi đi hãy gọi điện hỏi chủ khách sạn hay homestay bạn thuê về thời tiết để có phương án dự phòng trong trường hợp thời tiết xấu.

Bạn cần theo dõi thời tiết cũng như thường xuyên cập nhật những thông tin mới để lựa chọn thời điểm du lịch hợp lý nhất. Ảnh: longkurt

Bên cạnh đó, vào mùa hoa ban nở, nhiệt độ tại vùng cao Tây Bắc vẫn còn khá lạnh, nên các bạn cần chuẩn bị thêm quần áo, mũ, khăn để giữ ấm cơ thể. Nếu di chuyển bằng xe máy thì áo phản quang, giáp gối, khuỷa tay và một chiếc mũ bảo hiểm chất luọng chắc chắn là hành trang không thể thiếu trong chuyến đi của bạn. Đừng quên mang theo máy ảnh, pin dự phòng, sạc điện thoại để lưu lại những bức ảnh tuyệt đẹp với hoa ban nơi núi rừng Tây Bắc.

Minh Nguyên Theo Báo Thể Thao Việt Nam

Đăng bởi: Hồ Văn Ẩn

Từ khoá: Rủ nhau check in mùa hoa ban núi rừng Tây Bắc khoe sắc rực rỡ

Cập nhật thông tin chi tiết về Mùa Táo Mèo Nơi Núi Rừng Yên Bái trên website Zlmn.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!