Xu Hướng 9/2023 # Giá Trị Dinh Dưỡng Trong Cá Cơm Tươi Đối Với Sức Khỏe # Top 14 Xem Nhiều | Zlmn.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Giá Trị Dinh Dưỡng Trong Cá Cơm Tươi Đối Với Sức Khỏe # Top 14 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Giá Trị Dinh Dưỡng Trong Cá Cơm Tươi Đối Với Sức Khỏe được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Zlmn.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

1. Cá cơm tươi

1.1. Đặc điểm của cá cơm tươi

Cá cơm thuộc họ cá trổng, có tên khoa học là Engraulidae. Cá cơm có kích thước nhỏ, chiều dài từ 15-20cm. Cá cơm thường sống theo đàn chủ yếu ở các vùng nước mặn. Có một số loài vẫn sống ở nước lợ, một số sống trong nước ngọt. Thức ăn của cá cơm là các loài sinh vật phù du ở tầng nước mặt. 

Cá cơm tươi là nguồn dinh dưỡng dồi dào cho cơ thể.

Cá cơm sống quanh năm nhưng xuất hiện nhiều nhất vào mùa xuân và mùa hè. Cụ thể, hằng năm cứ vào mùa xuân từ tháng giêng đến tháng hai âm lịch, cá cơm sẽ thường xuất hiện vào ban đêm. Ngược lại, vào vụ mùa hè từ tháng 7 đến tháng 8 âm lịch, cá lại xuất hiện vào ban ngày. Chính vì vậy, cứ mỗi năm sẽ có 2 vụ mùa cho các ngư dân đánh bắt cá.    

1.2. Thành phần dinh dưỡng của cá cơm tươi 

Cá cơm tuy có kích thước nhỏ nhưng mang lại giá trị dinh dưỡng rất cao. Cá cơm tươi chứa nhiều khoáng chất và các loại vitamin A, B6, B12, D, E,… tốt cho sức khỏe. Hơn nữa, cá cơm cung cấp nguồn chất béo Omega-3 có lợi cho hệ tim mạch và trí não. Theo cơ sở dữ liệu từ Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), trong 100g cá cơm bao gồm những thành phần dinh dưỡng như sau:

Bảng thành phần dinh dưỡng trong 100g cá cơm tươi (nguồn: USDA)

1.3. Các loại cá cơm tươi phổ biến tại Việt Nam và trên thế giới

Cá cơm sinh sống ở hầu hết các vùng biển trên thế giới, bao gồm các loại như cá cơm châu Âu, cá cơm Argentina, cá cơm California, cá cơm Nhật Bản, cá cơm Peru và cá cơm Nam Phi. Tuy nhiên, chúng sống phổ biến ở Ấn Độ Dương, Đại Tây Dương và Địa Trung Hải.

Tại các vùng biển Việt Nam, cá cơm sinh sống và phát triển đa dạng từ Bắc vào Nam. Có thể kể đến những loại như cá cơm than, cá cơm sọc tiêu, cá cơm trắng và cá cơm vàng sọc đỏ. 

2. Những lợi ích của cá cơm tươi đối với sức khỏe

Nhắc đến cá cơm không thể không kể đến những lợi ích tuyệt vời đối với sức khỏe. Bên cạnh vai trò là nguồn thức ăn giàu dinh dưỡng, cá cơm còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe cho cơ thể. Cụ thể như sau:

2.1. Tốt cho tim mạch và trí não

Chúng ta đều biết rằng, lượng axit béo Omega-3 từ cá cơm rất tốt cho hệ tim mạch và sự phát triển của trí não. Đây là loại chất béo thường gặp trong động vật, đặc biệt là các loại cá. Trong 100g cá cơm tươi chứa đến 2113 mg Omega-3. 

Chế biến cá cơm tươi thành các món ăn đa dạng để cung cấp cho cơ thể những dưỡng chất thiết yếu. 

2.2. Sáng mắt

Cá cơm là nguồn dinh dưỡng giàu vitamin A. Đây là loại vitamin giúp bảo vệ và hỗ trợ suy giảm thị lực, từ đó tránh được các căn bệnh phổ biến ở mắt. Vì vậy, ăn cá cơm để bổ sung vitamin A giúp giữ cho đôi mắt luôn khỏe mạnh.

2.3. Răng chắc khỏe, xương dẻo dai

Canxi và vitamin A có trong cá cơm sẽ mang lại lợi ích cho sự phát triển của xương. Ngoài ra, canxi còn giúp cho răng chắc khỏe và hạn chế được sự suy yếu của răng. Do đó, bổ sung cá cơm vào các bữa ăn hàng ngày là điều cần thiết để phòng ngừa loãng xương và sâu răng.  

2.4. Nguồn dưỡng chất dồi dào cho cơ thể

Với một bữa ăn có sự góp mặt của cá cơm đã mang lại nhiều dưỡng chất đa dạng cho cơ thể. Các loại vitamin, khoáng chất, chất béo có lợi trong cá cơm đều là những chất thiết yếu đối với cơ thể. 

Đến đây, chúng ta không thể phủ nhận những giá trị dinh dưỡng mà nguồn cá cơm tươi mang lại cho sức khỏe. Hiểu rõ thành phần dinh dưỡng của các loại thức ăn mà chúng ta nạp vào hàng ngày sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh và lựa chọn những thực phẩm có lợi cho sự phát triển của cơ thể.

Cá Hú Là Gì? Dinh Dưỡng Và Lợi Ích Của Cá Hú Với Sức Khỏe

Cá hú là cá gì?

Cá hú là loài cá nước ngọt, có tên tiếng Anh là Fish Howling. Tại Việt Nam cá hú được nuôi nhiều ở đồng bằng sông Cửu Long.

Cá hú có phần đầu to, cuống đuôi ngắn, thân thon dài, hẹp dần về phía bụng. Trên lưng cá có màu xám đen, bụng dưới có màu trắng sữa. Mắt cá nhỏ có hình bầu dục nằm gần kề trên góc miệng.

Giá trị dinh dưỡng của cá hú

Cá hú là loài cá rất giàu dinh dưỡng đặc biệt là hàm lượng protein cao, ngoài ra cá hú còn chứa nhiều thành phần dinh dưỡng quan trọng, cần thiết đối với cơ thể con người như: Chất đạm, chất béo, omega 3, vitamin D…

Lợi ích của cá hú đối với sức khỏe

Ngoài ra cá hú có hàm lượng omega 3 cao một chất béo quan trọng giúp duy trì sức khỏe tối ưu cho não bộ cũng như cơ thể bạn.

Hàm lượng vitamin D trong cá hú giúp hệ xương chắc khỏe, ngăn ngừa nguy cơ bị loãng xương, còi xương.

Cách phân biệt cá hú, cá tra, cá basa

Quan sát đầu

Cá basa: Đầu ngắn, dẹp theo chiều đứng; lỗ hõm giữa xương sọ cạn, hẹp nhưng dài; miệng nằm hơi lệch; khi khép miệng nhìn thấy được dải răng hàm trên to rộng.

Cá tra: Đầu to, gồ, bè ra, dẹp theo chiều ngang; lỗ hõm giữa xương sọ sâu, rộng nhưng ngắn; miệng rộng nằm ở giữa, khép miệng không lòi răng.

Cá hú: Đầu to hơi tròn, hàm dưới hơi rộng, hàm trên nhô ra.

Quan sát râu

Cá tra: Có hai đôi râu. Dài hơn so với cá basa, dài tới mắt và mang cá.

Cá basa: Râu hàm trên dài bằng nửa chiều dài đầu, râu hàm dưới ngắn, bằng 1/3 chiều dài đầu.

Cá hú: Râu hàm trên dài đến vây ngực, râu hàm dưới ngắn hơn.

Quan sát phần thân

Cá basa: Phần thân ngắn, hơi dẹp hai bên, lườn tròn, bụng to, mặt lưng có màu xanh nâu nhạt, mặt bụng màu trắng.

Cá tra: Thân dài, bụng hơi nhỏ, mặt lưng màu xanh sậm, sống lưng có màu sáng bạc, lấp lánh.

Cá hú: Thân dẹp, bụng cá to, mặt lưng xám đen, mặt bụng trắng xám.

Quan sát phần thịt

Cá basa: Thớ thịt nhỏ, đều, có màu trắng; bụng có hai múi mỡ to, hình giống như múi bưởi, màu trắng.

Cá tra: Thớ thịt to, mỡ không trắng; cá tra rất khó phân biệt nếu cắt ra từng khoanh, riêng cá tra nuôi hầm có mỡ màu vàng, có mùi hôi và khá nồng nếu kho gừng.

Cá hú: Phần thịt cá hú béo, thơm và ít xương, thớ thịt không đều, mỏng.

Cá hú bao nhiêu 1 kg?

Tùy vào mỗi khu vực, và bỏ sỉ của các thương lái mà người bán sẽ bán ra với giá tương đối nhất. Hiện nay, trên thị trường cá hú đang được bán với giá dao động khoảng từ 45.000đ – 80.000đ/1kg.

Cá hú kho tộ

Lẩu cá hú

Nước lẩu chua chua, cay cay, thịt cá hú thơm, ngọt tự nhiên. Lẩu cá hú ăn chung với bún và các loại rau nhúng đảm bảo bạn ăn một lần là nhớ mãi hương vị đặc biệt của món ăn này.

Cá hú chiên giòn

Món cá hú chiên giòn với lớp bột giòn tan bên ngoài, cùng phần thịt cá bên trong mềm ngọt tự nhiên. Khi ăn bạn chấm với nước chấm chua ngọt, ăn kèm rau sống và bún thì đảm bảo ngon khó cưỡng.

Cá hú kho riềng

Cá hú nấu măng chua

Món canh chua được nhiều người yêu thích đó chính là cá hú nấu măng chua, vị măng chua thanh thanh ăn lạ miệng kết hợp cùng vị ngọt thơm của thịt cá hú tạo nên hương vị món ăn vô cùng hoàn hảo.

Nguồn: WebMD

Dinh Dưỡng Quả Dứa Và Lợi Ích Sức Khỏe

Quả dứa hay còn gọi là thơm hoặc khóm – một loại quả vùng nhiệt đới rất tuyệt vời. Bạn đã biết hết những giá trị dinh dưỡng quả dứa mang lại cho chúng ta chưa?

Trong 100g phần ăn được của quả dứa có chứa đến 91,5g là nước. Các thành phần khác là glucid 6,5g; các muối khoáng canxi 15mg; photpho 17mg; sắt 0,5mg; các vitamin B1 0,08mg; betacaroten 40mcg…Những thành phần dinh dưỡng quả dứa có trong 100g của cung cấp 40kcal cho cơ thể.

Lá dứa và lợi ích tuyệt vời đối với sức khoẻ

Chắc hẳn bạn đã từng ăn các loại thực phẩm được làm từ lá dứa. Nhưng bạn có biết rằng ngoài việc làm ra các món ăn hấp dẫn, lá dứa còn có nhiều công dụng khác có lợi cho sức khoẻ chưa. Ăn gì giúp mái tóc khoẻ đẹp?…

Hỗ trợ tiêu hóa

Enzym bromelain có trong thành phần dinh dưỡng quả dứa giúp kích thích tiêu hóa tốt hơn. Bromelain có tác dụng trung hòa dịch cơ thể để không trở nên quá axit. Do đó khi ăn dứa, chúng ta sẽ giảm được chứng ợ hơi. Theo các nhà khoa học cũng nhờ vào chất này nên dứa cũng rất tốt cho hoạt động của tuyến tụy.

Tăng sức đề kháng

Theo nghiên cứu, hàm lượng vitamin C có trong dứa cung cấp 50% lượng vitamin C khuyến cáo hàng ngày. Vì vậy mà dứa có tác dụng tăng sức đề kháng cho cơ thể. Nó giúp ngăn ngừa tổn thương các tế bào, phòng ngừa một số bệnh cảm cúm, nóng sốt.

Tốt cho xương

Chữa sỏi thận

Qua các bài thuốc dân gian, người ta thường chữa trị sỏi thận bằng các loại hoa quả như dứa hoặc sung. Dưới cái nhìn của thầy thuốc Đông ty, dứa còn được biết đến như một vị thuốc có công dụng chữa bệnh sỏi thận rất hiệu quả. Theo các nhà khoa học, với thành phần dinh dưỡng quả dứa rất đa dạng, cách chữa sỏi thận bằng quả dứa hoàn toàn cơ sở hợp lý.

Giảm đau viêm khớp

Chất bromelain có trong dứa còn giúp chống viêm nhiễm, giảm tốc độ tăng trưởng của các khối u. Nhờ vậy, dứa hỗ trợ giảm tìm trạng viêm khớp, phòng ngừa bệnh gout hữu hiệu.

Chữa bệnh đau xương khớp nên và không nên ăn gì?

Để chữa các bệnh về xương khớp, bệnh nhân cần tuân thủ theo sự chỉ định điều trị của bác sĩ, đồng thời cần chủ động chọn lựa các loại thực phẩm nên dùng nhằm giảm các cơn đau nhức khớp. Thay vì dùng các loại thuốc giảm đau xương…

Công dụng làm đẹp

Quả dứa rất quen thuộc với các chị em phụ nữ do có công dụng làm đẹp tuyệt vời. Chất acid bromatic có trong dứa sẽ lột nhẹ lớp tế bào sừng bên ngoài. Đắp mặt nạ từ nước cốt dứa giúp tái tạo làn da thêm trắng mịn. Hơn nữa, các thành phần enzym trong dứa còn giữ chức năng tẩy tế bào chết, làm mềm da. Nước cốt dứa quả thật rất tốt để cải thiện làn da, giúp da khỏe đẹp mỗi ngày.

Theo Dinhduong.online tổng hợp

Lợi Ích Của Việc Ngủ Sớm Đối Với Sức Khỏe

Giấc ngủ là chất bôi trơn cho bộ não, giúp chúng ta hoạt động tốt hơn, duy trì trạng thái sức khỏe lẫn tinh thần ở mức tốt nhất. Nhưng nó chỉ có tác dụng khi bạn có cho mình một giấc ngủ khoa học, với thời gian hợp lý.

1. Lợi ích của việc ngủ sớm đối với sức khỏe

Giúp phục hồi năng lượng cho cơ thể

So với những người duy trì tốt thói quen ngủ sớm, nhóm người thường xuyên ngủ muộn có nguy cơ cao mắc bệnh lý về cảm xúc như lo âu, rối loạn cảm xúc, trầm cảm…hơn. Lý do bởi việc ngủ muộn khiến cơ thể khó sản xuất hoặc chỉ sản xuất rất ít Serotonin – chất có khả năng giúp điều hòa cảm xúc, giảm căng thẳng. Do đó, đi ngủ sớm là giải pháp hữu ích cho việc cải thiện tình trạng cảm xúc cũng như tinh thần, cho cơ thể tỉnh giấc với cảm giác sảng khoái, minh mẫn và vui vẻ.

Giúp ngăn ngừa lão hóa sớm

Nếu bạn để ý, sẽ thấy khi ngủ muộn liên tục, làn da của bạn sẽ trở nên sạm nám hơn hẳn, da mất độ căng mịn. Vậy ngủ sớm có tác dụng gì cho da không?

Các chuyên gia về da liễu cho biết ngủ muộn là một trong những nguyên nhân thúc đẩy quá trình lão hóa da diễn ra sớm. Vì thế, nếu bạn đi ngủ sớm hơn, tình trạng này sẽ được cải thiện, hạn chế xuất hiện các nếp nhăn hay nám sạm trên da.

Giúp giảm nguy cơ béo phì

Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng người càng ngủ muộn thì càng dễ bị thừa cân, béo phì. Lý do rất đơn giản, việc thức khuya khiến cơ thể bị kích thích sản xuất hormone, gây cảm giác thèm ăn và buộc phải ăn đêm để giải quyết cơn đói. Tình trạng này kéo lâu dài dẫn tới cơ thể bị béo lên trông thấy.

Vì thế, ngủ sớm có tác dụng rất lớn trong việc tiêu hóa thức ăn, giảm cơn đói, thúc đẩy quá trình chuyển hóa năng lượng cũng như hạn chế tích tụ chất béo, mỡ thừa.

Giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm

Như đã giải thích ở trên, khi chúng ta ngủ say là lúc mà một số cơ quan trong cơ thể vận hành tối đa công suất để đào thải cặn bã, chất dư thừa ra ngoài. Vì thế thời gian từ 21 đến 23 giờ được xác định là khoảng thời gian tốt nhất để đi ngủ, giúp cơ thể phục hồi năng lượng hiệu quả.

Vì thế, ngủ sớm thực sự có lợi cho việc hỗ trợ đẩy lùi các mầm mống nguy cơ bệnh lý nguy hiểm. Theo một số nghiên cứu thực tế, những người ngủ muộn sau 12 giờ có nguy cơ mắc các bệnh về đột quỵ, xơ cứng động mạch, ho cúm…cao hơn.

2. Chăn ga gối đệm Elan cho giấc ngủ sớm

Để hỗ trợ cho bạn có giấc ngủ ngon nhất thì không thể thiếu trợ thủ đắc lực: một bộ chăn ga gối đệm chất lượng. Bên cạnh vô vàn cách giúp bạn dễ ngủ như: liệu pháp mùi hương, chọn không gian phù hợp, chế độ ăn, thói quen hằng ngày……thì hãy bắt đầu bằng việc chăm chút cho giường ngủ-nơi bạn tiếp xúc nhiều nhất.

Với gần 30 năm trong ngành sản xuất chăn ga gối đệm, Elan đã có hơn 600 nhà phân phối, đại lý và chi nhánh trên khắp cả nước. Chúng tôi đảm bảo dây chuyền sản xuất tự động hóa đảm bảo đáp ứng nhu cầu cao về số lượng và chất lượng; sản phẩm chất lượng cao với giá thành hợp lý; cung cấp dịch vụ mang đến sự hài lòng tuyệt đối. Khách hàng có thể hoàn toàn yên tâm khi chọn mua các sản phẩm của Elan cho giấc ngủ, cho gia đình mình.

♦ Tại các đại lý của Elan, giá thành luôn được công khai và niêm yết với từng loại sản phẩm, đảm bảo mang đến lợi ích tuyệt vời nhất cho khách hàng.

ELAN – HÂN HOAN CHÀO NGÀY MỚI

Mua hàng tại gần 1000 đại lý của Elan trên toàn quốc

Liên hệ đặt hàng dự án và mở đại lý: 02253.914.242

Sự Thật Đậu Đũa Chứa Nhiều Dinh Dưỡng, Tốt Cho Sức Khỏe

Đậu đũa có thể hỗ trợ điều trị được nhiều loại bệnh. Loại rau này còn đem đến những lợi ích sức khỏe khác mà LEE. APP sẽ cùng bạn khám phá.

Đậu đũa hay còn gọi là đậu dải áo thường được sử dụng để chế biến nhiều món ăn như xào, hấp, luộc cho đến các món súp, salad,… Những món ăn làm từ đậu đũa có vị ngọt dịu và thanh mát nên được nhiều người yêu thích. Không chỉ ngon miệng mà đậu đũa còn giàu dinh dưỡng, hỗ trợ điều trị nhiều bệnh khác nhau.

Tìm hiểu về đậu đũa

Đậu đũa là món ăn quen thuộc của người dân Đông Nam Á

Đậu đũa là một loại cây trồng hàng năm và phát triển nhanh, được trồng để lấy quả dài và hạt có thể ăn được. Nó là một thành viên của họ đậu Fabaceae. Chúng có nguồn gốc ở Nam Á nhưng hiện nay nó được trồng rộng rãi ở Đông Nam Á, Nam Trung Quốc và Thái Lan. Nó phát triển ở vùng khí hậu ấm áp.

Cây đậu đũa là cây thân leo có chiều cao từ 2-4 m. Nó có màu xanh lục tươi sáng, lá có ba lá dài 12–15 cm và rộng 4–7 cm. Cây cho hoa màu trắng, vàng hoặc tím nhạt. Hoa biến thành những quả nhỏ dài thường từ 30–100 cm. Vỏ quả có màu sắc thay đổi từ xanh lục nhạt đến xanh lục đậm hoặc tím. Mỗi quả có 20-25 hạt. Hạt thuôn dài, hình trụ hoặc tròn dài tới 8–12 mm có các màu từ đen, nâu, đỏ, sọc, trắng hoặc lốm đốm. Loại đậu này được thu hoạch từ giữa đến cuối mùa hè.

Giá trị dinh dưỡng của đậu đũa

Quả đậu đũa tươi có giá trị dinh dưỡng tương đối cao. Cụ thể, thành phần dinh dưỡng trong 100g đậu tươi gồm:

Năng lượng: 47 calorie

Carbohydrate: 8.35 gram

Chất đạm: 2,8 gram

Chất béo: 0,40 gram

Cholesterol: 0%

Folates: 15,5% (RDA)

Niacin: 2%

Axit pantothenic: 1%

Pyridoxine: 2%

Riboflavin: 9%

Thiamin: 9%

Vitamin A: 29%

Vitamin C: 31%

Ngoài ra trong đậu đũa còn chứa hàm lượng lớn Natri và Kali cùng các khoáng chất khác cần thiết cho sức khỏe. Chúng bao gồm: canxi, đồng, magie, mangan, photpho, selen và kẽm.

Dù là quả đậu đũa tươi hay đã được nấu chín đều cung cấp rất nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Đây thực sự là một loại thực phẩm tuyệt vời cho sức khỏe.

Lợi ích sức khỏe của đậu đũa

Đậu đũa có đặc tính chống oxy hóa, kháng khuẩn, kháng virus và chống ung thư. Nó chứa beta-carotene, Vitamin B1 và ​​B2, chất diệp lục, riboflavin, protein, phốt pho, thiamine, chất xơ, sắt và pectin. Nó có hàm lượng calorie thấp nhưng đầy đủ các khoáng chất.

Tăng cường sức khỏe da

Nghiên cứu cho thấy rằng những người hấp thụ lượng vitamin C cao giúp giảm sự xuất hiện của nếp nhăn, khô da và làm chậm quá trình lão hóa. Vitamin C cần thiết cho da, dây chằng, mạch máu và gân. Nó tăng tốc quá trình chữa bệnh.

Đậu đũa chứa hàm lượng vitamin C rất dồi dào. Vì vật, thêm chúng vào chế độ ăn uống giàu chất chống oxy hóa cũng giúp ngăn ngừa ung thư da.

Giảm nguy cơ mắc bệnh gout

Vì đậu đũa rất giàu Vitamin C nên nó cũng làm giảm nguy cơ mắc bệnh gout. Nguyên nhân gây bệnh là do axit uric cao tạo thành các tinh thể trong khớp. Trong nghiên cứu, những người tiêu thụ 1000-1499 mg Vitamin C, khả năng mắc bệnh gout của họ giảm 31%.

Loại bỏ các gốc tự do

Vitamin C là một chất chống oxy hóa, ngăn ngừa tác hại của các gốc tự do, chất ô nhiễm và hóa chất độc hại. Sự tích tụ của các gốc tự do dẫn đến các bệnh về sức khỏe như bệnh tim, ung thư và viêm khớp. Các gốc tự do được tạo ra trong quá trình phân hủy thức ăn hoặc khi tiếp xúc với thuốc lá, khói hoặc bức xạ.

Ngăn ngừa ung thư

Sự thiếu hụt folate làm tăng nguy cơ ung thư ruột kết, vú, cổ tử cung, phổi và não. Các bằng chứng cho thấy rằng việc tiêu thụ thực phẩm giàu folate như đậu đũa giúp ngăn ngừa sự phát triển của ung thư. Hấp thụ 900 microgam folate mỗi ngày giúp giảm 30% khả năng mắc ung thư đại trực tràng.

Tăng cường sức khỏe tim mạch

Đậu đũa có chứa nhiều protein thực vật

Folate hỗ trợ làm giảm homocysteine, một loại protein tích tụ làm tăng nguy cơ đột quỵ và đau tim. Những người ăn nhiều folate giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và cải thiện sức khỏe tim mạch. Đậu đũa là nguồn cung cấp folate  tự nhiên bạn không nên bỏ qua.

Ngủ ngon

Sự thiếu hụt magie là nguyên nhân gây ra các rối loạn giấc ngủ như lo lắng hay bồn chồn. Magie cần thiết cho chức năng GABA giúp làm dịu não và tăng cường thư giãn. Đậu đũa cung cấp một lượng magie đầy đủ giúp điều trị chứng rối loạn giấc ngủ hiệu quả.

Hỗ trợ sức khỏe thai kỳ

Trong thời kỳ mang thai, ăn đủ lượng thức ăn giàu folate sẽ giúp giảm nguy cơ khuyết tật ở thai nhi. Đặc biệt là các các khuyết tật ống thần kinh như chứng thiếu não và nứt đốt sống. Hay các dị tật bẩm sinh như dị tật tay chân và tim. Folate cũng rất cần thiết cho quá trình sao chép DNA và sự phát triển thích hợp của các tế bào thai nhi. Do đó bổ sung folate là rất cần thiết để có một thai kỳ khỏe mạnh. .

Tăng cường khả năng miễn dịch

Thiamine làm săn chắc các cơ thành của đường tiêu hóa. Thiamine hỗ trợ tiết axit clohydric cần thiết cho quá trình tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng của các hạt thức ăn. Hệ tiêu hóa khỏe mạnh giúp hấp thụ các chất dinh dưỡng đúng cách.

Tăng cường sức khỏe mắt

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng thiamine có thể giúp chống lại các vấn đề về thị lực như đục thủy tinh thể và tăng nhãn áp. Điều này là do khả năng ảnh hưởng đến tín hiệu thần kinh và cơ. Đó là những điều quan trọng trong việc chuyển tiếp thông tin từ mắt đến não.

Phương pháp chế biến đậu đũa

Cách chế biến đậu đũa đơn giản

Đậu đũa được chế biến giống như nhiều món rau khác. Nó là món ăn phổ biến tại hầu hết các nước Đông Nam Á với một số cách chế biến:

Sử dụng để ăn sống trong món salad

Hấp, luộc hoặc xào chung với các thwucj phẩm khác như cá, hải sản và gia cầm.

Hầm đậu với nước mắm, đậu đen lên men của Trung Quốc, ớt và nước tương là một phong cách ẩm thực Quảng Đông cổ điển….

Đậu đũa là loại thực phẩm vô cùng lành tính là hầu như không có tác dụng phụ hay gây dị ứng.Tuy nhiên để món ăn của bạn thêm phần hấp dẫn bạn nên chọn những quả nhẵn, chắc, nhiều thịt, vỏ non dài và xanh đều. Tránh những quả chín già, dai, nhão, vàng hoặc nhăn nheo vì chúng không còn hương vị.

Đăng bởi: Quốc Dũng Ngô

Từ khoá: Sự thật đậu đũa chứa nhiều dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe 

Thành Phần Dinh Dưỡng Và Lợi Ích Sức Khỏe Của Dâu Tằm

Dâu tằm rất giàu vitamin và khoáng chất

Dâu tằm tươi chứa 88% nước, 9,8% carbs, 1,7% chất xơ, 1,4% protein và 0,4% chất béo.

Còn ở dạng sấy khô, dâu tằm chứa 70% carbs, 14% chất xơ, 12% protein và 3% chất béo.

– Lượng calo:43 kcal

– Nước: 88%

– Chất đạm: 1,4 gam

– Carb: 9,8 gam (chủ yếu là đường đơn, chẳng hạn như glucose và fructose)

– Đường: 8.1 gam

– Chất xơ: 1,7 gam, các chất xơ đều hòa tan (25%) ở dạng pectin và không hòa tan (75%) ở dạng lignin. Chất xơ giúp bạn duy trì hệ tiêu hóa khỏe mạnh, giảm mức cholesterol và giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh

– Chất béo: 0,4 gam

Như vậy, dâu tằm thực sự rất giàu vitamin và khoáng chất như vitamin K, vitamin E, Kali, đặc biệt là sắt và vitamin C. Ngoài ra, loài quả này còn có các hợp chất thực vật, chẳng hạn như anthocyanins, cyanidin, axit chlorogenic, rutin, myricetin,… góp phần qui định màu sắc của quả và các tác dụng có lợi cho sức khỏe. Số lượng các hợp chất thực vật này còn tùy thuộc vào giống, dẫn đến các màu sắc và đặc tính chống oxy hóa sẽ có sự khác nhau giữa các giống dâu tằm.

Quả dâu tằm được biết đến với nhiều tác dụng tuyệt vời như:

Hỗ trợ tiêu hóa

Quả dâu tằm giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động một cách tốt hơn nhờ chứa lượng lớn chất xơ

Khi ăn quả dâu tằm, hệ tiêu hóa của chúng ta sẽ hoạt động một cách tốt hơn. Bởi vì, nhờ có chứa lượng lớn chất xơ, quả dâu tằm có thể giúp cải thiện các vấn đề về đường ruột như táo bón, đau quặn bụng và đầy bụng. Bên cạnh đó, nước dâu tằm còn chứa khá nhiều vitamin C nên sẽ có tác dụng hỗ trợ chống oxy hóa, làm tăng sức đề kháng cơ thể.

Giúp tim và gan khỏe mạnh

Dâu tằm giúp làm giảm sự hình thành chất béo trong gan, ngăn ngừa gan nhiễm mỡ

Resveratrol là hoạt chất chống oxy hóa có trong dâu tằm. Hoạt chất này có vai trò giúp làm tăng sản xuất oxit nitric, làm giãn mạch máu và giảm nguy cơ hình thành cục máu đông. Ngoài ra, sử dụng trái dâu tằm có thể làm giảm mức cholesterol trong cơ thể, từ đó giúp ngăn ngừa các vấn đề về tim mạch như đột quỵ, nhồi máu cơ tim.

Trong một thử nghiệm, người ta thấy rằng chiết xuất dâu tằm ức chế sự tích tụ lipid do axit oleic gây ra thông qua việc giảm tạo lipid và thúc đẩy thanh thải lipid ở gan. Tức là, dâu tằm có thể làm giảm sự hình thành chất béo trong gan, ngăn ngừa bệnh gan nhiễm mỡ.[1]

Tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch cho cơ thể

Hàm lượng vitamin C cao có trong dâu tằm giúp tăng cường sức đề kháng, cải thiện hệ thống miễn dịch

Hàm lượng vitamin C cao có trong dâu tằm làm tăng cường sức đề kháng, giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài. Không chỉ vậy, dâu tằm kích hoạt đại thực bào thông qua thành phần alcaloid, làm cho hệ miễn dịch của chúng ta hoạt động hiệu quả.

Ngoài ra, quả dâu tằm hoạt động như một chất diệt khuẩn, đã được sử dụng trong các phương thuốc dân gian để làm giảm tình trạng cúm và cảm lạnh.

Dâu tằm hỗ trợ làm chậm quá trình lão hóa

Các chất chống oxy hóa có trong dâu tằm giúp da, tóc khỏe mạnh và căng mịn

Như đã đề cập ở trên, trong quả dâu tằm có chứa nhiều hoạt chất chống oxy hóa như vitamin A, E, C và các thành phần carotenoid như zeaxanthin, lutein, alpha carotene… Các chất này có tác dụng giúp cơ thể chống lại sự tấn công của các gốc tự do. Từ đó giúp da, tóc luôn khỏe mạnh và căng mịn. Ngoài ra, chất resveratrol trong quả dâu tằm còn giúp bảo vệ da khỏi các tia UV có hại.

Phòng chống ung thư

Các chất chống oxy hóa có trong dâu tằm giúp chống lại hoạt động của các gốc tự do

Trong hàng trăm năm, dâu tằm đã là một phần của y học cổ truyền Trung Quốc như là một phương thuốc chống lại bệnh ung thư.Các hợp chất như phytonutrient, anthocyanins, polyphenolic, vitamin A,…có trong loại quả này có công dụng chống lại hoạt động gốc tự do có hại. Từ đó giúp ngăn ngừa, kiểm soát và đẩy lùi các tế bào ung thư như ung thư đại tràng, ung thư da, ung thư tuyến giáp và ung thư tuyến tiền liệt.

Xây dựng mô xương chắc khỏe

Dâu tằm chứa hàm lượng vitamin K, canxi và sắt giúp duy trì và xây dựng mô xương chắc khỏe

Trong quả dâu tằm có chứavitamin K, canxi và sắt, đy là những thành phần dinh dưỡng để duy trì và xây dựng các mô xương chắc khỏe. Các chất dinh dưỡng này giúp xương hạn chế các dấu hiệu thoái hóa xương, ngăn ngừa những rối loạn của xương như loãng xương, viêm khớp…

Dâu tằm tốt cho mắt

Dâu tằm giúp cải thiện thị lực và bảo vệ mắt khỏi tác hại của các gốc tự do

Quả dâu tằm giúp cải thiện thị lực và bảo vệ mắt khỏi tác hại của các gốc tự do, nguyên nhân gây ra tình trạng thoái hóa võng mạc và mất thị lực. Bởi vì, quả dâu tằm có chứa zeaxanthin giúp giảm stress oxy hóa trong các tế bào mắt và các carotenoid hỗ trợ ngăn ngừa tình trạng đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng…

Kiểm soát lượng đường trong máu

Dâu tằm có lợi cho quá trình chống lại bệnh đái tháo đường do làm chậm sự tăng lượng đường trong máu sau khi ăn

Những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 luôn có nguy cơ bị tăng đường huyết quá cao và luôn cẩn thận khi ăn các thực phẩm chứa nhiều carbohydrate. Do hợp chất này làm tăng mức đường huyết nhanh chóng gây nguy hiểm cho những người bị bệnh tiểu đường. Dâu tằm chứa hợp chất 1-deoxynojirimycin

Advertisement

ức chế một loại enzyme ở trong ruột, từ đó làm phá vỡ carbohydrat. Vì vậy, dâu tằm có lợi trong việc chống lại bệnh đái tháo đường do làm chậm sự tăng lượng đường trong máu sau khi ăn.

Hỗ trợ giảm cân

Sử dụng dâu tằm cùng chế độ ăn kiêng có thể giúp giảm mỡ thừa ở eo và đùi

Một người có hệ tiêu hóa khỏe mạnh có thể giúp duy trì cân nặng hợp lý. Dâu tằm được biết là có tác động tích cực lên hoạt động tiêu hóa nhờ vào lượng lớn chất xơ. Thường xuyên ăn dâu tằm khi thực hiện chế độ ăn kiêng giảm được đến 10% tổng trọng lượng cơ thể trong gần ba tháng. Bên cạnh đó, lượng mỡ dư thừa vùng eo và đùi cũng giảm mạnh nhờ việc tiêu thụ dâu tằm.

Hy vọng thông qua bài viết trên đã giúp bạn biết những tác dụng tuyệt vời của trái dâu tằm đối với sức khỏe. Nếu bạn đang xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh thì trái dâu tằm rất đáng để bạn thử.

Nguồn: Healthline, WebMD

Nguồn tham khảo

Mulberry extract inhibits oleic acid-induced lipid accumulation via reduction of lipogenesis and promotion of hepatic lipid clearance

Cập nhật thông tin chi tiết về Giá Trị Dinh Dưỡng Trong Cá Cơm Tươi Đối Với Sức Khỏe trên website Zlmn.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!