Xu Hướng 9/2023 # Định Áp Vương: Thực Phẩm Bảo Vệ Sức Khỏe Và Những Điều Cần Lưu Ý # Top 17 Xem Nhiều | Zlmn.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Định Áp Vương: Thực Phẩm Bảo Vệ Sức Khỏe Và Những Điều Cần Lưu Ý # Top 17 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Định Áp Vương: Thực Phẩm Bảo Vệ Sức Khỏe Và Những Điều Cần Lưu Ý được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Zlmn.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Tên thành phần hoạt chất: cao cần tây, cao tỏi, cao lá dâu tằm, magie citrat, kali clorua, nattokinase, cao hoàng bá.

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Định Áp Vương được bào chế dưới dạng viên nén bao gồm các thành phần như sau:

Cao cần tây 50mg

Cao tỏi 60mg

Cao lá dâu tằm 100mg

Magie citrat 6mg

Kali clorua 5mg

Nattokinase 300FU

Cao hoàng bá 100mg

Đối tượng sử dụng sản phẩm bao gồm:

Người tăng huyết áp

Những người có nguy cơ cao bị tăng huyết áp: người thường xuyên bị căng thẳng tâm lý, tăng lipid máu, tiểu đường, xơ vữa động mạch, người béo phì, người ít hoạt động thể lực

Sản phẩm được dùng trong một số trường hợp:

Giúp làm chậm nhịp tim và giãn mạch, từ đó giúp giảm sức cản động mạch ngoại vi, làm hạ áp ở người tăng huyết áp

Giúp làm giảm lipid máu, giảm độ nhớt của máu nên làm thông thoáng lòng mạch, tăng cường lưu thông máu, vì vậy giúp làm hạ áp ở người tăng huyết áp

Giúp dưỡng tâm, an thần kinh, từ đó giúp trấn tĩnh thần kinh, giảm sức co bóp cơ tim nên làm giảm cung lượng tim, từ đó giúp ổn định huyết áp

Bạn nên nhớ đây là thực phẩm chức năng, không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Sản phẩm được chống chỉ định trong trường hợp bệnh nhân quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của sản phẩm.

Liều dùng

Hỗ trợ điều trị các trường hợp tăng huyết áp: 3 viên/lần x 2 lần/ngày

Giúp duy trì huyết áp ổn định: 1-2 viên/lần x 2 lần/ngày

Cách dùng

Sản phẩm được dùng bằng đường uống. Bạn nên uống trước bữa ăn 30 phút và duy trì liên tục từ 2 đến 4 tháng để có kết quả tốt nhất.

Sản phẩm được bào chế từ những loại dược liệu lành tính, rất ít hoặc không có tác dụng không mong muốn khi sử dụng.

Bạn nên thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.

Sản phẩm được bào chế từ các nguyên liệu có nguồn gốc thảo dược, chưa ghi nhận được trường hợp ảnh hưởng đến các thuốc dùng chung. Tuy nhiên, bạn nên đến bác sĩ, liệt kê các thuốc đang dùng (kể cả thuốc kê đơn, không kê đơn, thuốc từ dược liệu, thực phẩm chức năng) và xin ý kiến bác sĩ về việc sử dụng chung các thuốc với Định Áp Vương (thời gian sử dụng, liều lượng,…).

Nếu bạn gặp bất kỳ những phản ứng bất lợi nào về việc dùng chung Định Áp Vương với các thuốc đang sử dụng thì nên đến cơ sở y tế gần nhất để được xử lý kịp thời.

Để đạt được hiệu quả hạ áp như mong muốn, bạn cần phải kết hợp sử dụng thuốc với chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý như:

Giảm cân ở người thừa cân hoặc béo phì

Tuân thủ chế độ ăn nhiều trái cây, rau, các thực phẩm ít chất béo, giảm ăn các loại mỡ bão hòa và mỡ toàn phần (như mỡ, nội tạng động vật)

Chế độ ăn giảm muối (< 6 gam muối hay 1 thìa cà phê muối mỗi ngày), giàu kali và canxi

Tăng cường hoạt động thể lực ở mức thích hợp

Tránh lo âu, căng thẳng thần kinh

Bỏ thói quen xấu: ngưng hút thuốc lá, hạn chế uống rượu bia,…

Phụ nữ có thai và đang cho con bú

Hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi dùng thuốc.

Người lái tàu xe hay vận hành máy móc

Thuốc không ảnh hưởng đến khả năng lái tàu xe hay vận hành máy móc

Khi gặp phải các dấu hiệu nghi ngờ quá liều, bạn nên ngừng dùng thuốc và lập tức đến cơ sở y tế gần nhất để được xử lý kịp thời.

Nếu bạn quên dùng một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, bạn hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không dùng gấp đôi liều đã quy định.

Bảo quản thuốc nơi khô ráo, thoáng mát, nhiệt độ không quá 30oC, tránh ánh sáng trực tiếp.

Lưu ý: Để xa tầm tay trẻ em và đọc kỹ hưỡng dẫn sử dụng trước khi dùng.

Qua bài viết này, YouMed đã giúp bạn trả lời các câu hỏi về Định Áp Vương. Việc sử dụng thuốc nên  có sự hướng dẫn của bác sĩ điều trị. Trong quá trình sử dụng sản phẩm, nếu có xảy ra bất cứ tác dụng không mong muốn nào hãy liên hệ ngay với bác sĩ để được tư vấn hướng giải quyết tốt nhất!

Những điều bạn cần biết về thuốc Bifril trong điều trị tăng huyết áp

Thuốc Natrixam trong điều trị bệnh tăng huyết áp

Cách Chọn Màng Bọc Thực Phẩm An Toàn Và Những Điều Cần Lưu Ý

Dựa vào màu sắc để đánh giá an toàn của màng bọc

Chọn màng bọc có màu trắng được làm từ nhựa PE sẽ an toàn hơn những loại màng bọc có màu hơi vàng làm từ nhựa PVC. Loại này có khả năng tự phân hủy và an toàn cho sức khỏe.

Nếu chọn màng bọc PVC, bạn hãy xem kỹ thông tin sản phẩm không chứa DEHA/ DEHP và chọn loại có màu trắng, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng.

Màng bọc thực phẩm sinh học Opec 30cmx250m được làm từ PVC tự hủy sinh học an toàn cho sức khỏe

Thương hiệu uy tín

Hiện nay trên thị trường cung cấp nhiều loại màng bọc thực phẩm, bạn sẽ khó phân biệt đâu là hàng thật, đâu là hàng nhái. Vì thế, bạn nên chọn mua sản phẩm tại các siêu thị, nhà phân phối hoặc các cửa hàng uy tín để đảm bảo an toàn sức khỏe cho bạn và gia đình.

Bên cạnh đó, những dòng sản phẩm chất lượng thường có tên tuổi nhất định trên thị trường. Đặc biệt, đi kèm với đó là những khẳng định chứng nhận bởi cơ quan chức năng có thẩm quyền về chất liệu cũng như độ đảm bảo an toàn khi sử dụng.

Có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng

Chính vì sản phẩm được bán rộng rãi trên thị trường, nên có nhiều loại không rõ nguồn gốc. Bạn tuyệt đối không mua sản phẩm bán trôi nổi ngoài chợ hoặc giá rẻ hơn thị trường. Vì có thể đó là hàng nhái không rõ xuất xứ, không có chứng nhận quy định an toàn thực phẩm.

Hơn nữa, khi mua màng bọc thực phẩm bạn cần phải cân nhắc về một số loại có chứa thành phần phụ gia để tăng độ mềm và trong suốt như DEHA/ DEHP. Thường các chất này được sản xuất không rõ nguồn gốc, chúng có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe của bạn.

Chọn mua màng bọc có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, được bán trong siêu thị, cửa hàng uy tín

Độ ma sát với da tay

Khi đến mua màng bọc thực phẩm tại bất cứ nơi đâu bạn, hãy để sản phẩm tiếp xúc với da tay và xem thử độ kết dính của sản phẩm lên da tay thấp hay cao. Nếu như bạn cảm thấy độ kết dính cao vậy thì nên chọn mua sản phẩm khác.

Thông thường đối với màng bọc chất lượng độ kết dính của nó sẽ thấp cụ thể ở đây là màng bọc làm từ chất liệu PE. Ngược lại với sản phẩm kém chất lượng, độ an toàn thấp, độ kết dính của nó sẽ cao hơn (PVC).

Kiểm tra độ ma sát của màng bọc với da tay

Dựa vào mức độ cháy của màng bọc

Khi mua sản phẩm nếu được phép dùng thử bạn có thể đốt cháy màng bọc để kiểm tra mức độ an toàn của sản phẩm. Nếu màng bọc càng dễ đốt thì chất lượng và độ an toàn của nó càng cao, ngược lại sản phẩm khó đốt tức màng bọc bạn đang thử có thể là hàng nhái.

Khi đốt màng bọc PE thông thường sẽ rất dễ cháy, ngọn lửa có màu vàng, đồng thời có mùi nến nhẹ nhàng, nhỏ vài giọt dầu. Riêng đối với màng bọc PVC khi đốt cháy sẽ có lửa màu hơi xanh, đen, sản phẩm không dễ cháy đồng thời có mùi rất khó chịu.

Những lưu ý cần nhớ khi sử dụng màng bọc thực phẩm Chọn màng bọc thực phẩm phù hợp với nhu cầu sử dụng

Bạn nên chọn loại màng bọc thực phẩm cho phù hợp  với nhu cầu sử dụng, vì hầu hết các màng bọc được bán trên thị trường hiện nay chỉ thích hợp sử dụng bảo quản trong tủ lạnh. Loại màng bọc này không thể sử dụng trong lò vi sóng, vì nó không thể chịu nhiệt độ nóng.

Nếu bạn muốn dùng màng bọc thực phẩm cho lò vi sóng, hãy tìm mua những loại màng bọc có thể chịu được nhiệt độ cao, được sản xuất để sử dụng trong lòng vi sóng.

Màng bọc thực phẩm sinh học Opec 30cm x 250m dùng được cho lò vi sóng

Để nguội thực phẩm trước khi bọc màng bọc

Ngoài ra, để thức ăn luôn được tươi, ngon bạn cũng không nên bảo quản thức ăn quá 6 tiếng bằng màng bọc.

Nên dùng màng bọc thực phẩm để bảo quản trái cây

Đối với các loại trái cây như lê, táo, mận, hồng,… dùng màng bọc thực phẩm để bọc sẽ giúp cho trái cây giữ được độ tươi ngon và chất dinh dưỡng vốn có.

Còn đối với các loại củ quả như đậu, dưa chuột, cà rốt,… sử dụng màng bọc sẽ giúp giữ được vitamin C và độ tươi ngon khi thưởng thức.

 Không dùng màng bọc thực phẩm để bọc các loại thức ăn chứa dầu mỡ

Để đảm bảo an toàn, tránh những chất độc hại, phản ứng từ thực phẩm và màng bọc, bạn không nên sử dụng màng bọc thực phẩm để bọc các loại thức ăn chứa dầu mỡ, những loại thực phẩm có chất lỏng hoặc thức ăn chứa tính axit như cải chua, dưa muối, mắm,… 

Không bọc thực phẩm bằng nhiều lớp màng bọc

Nhiều người lầm tưởng, việc bọc càng nhiều lớp màng bọc sẽ giữ cho thực phẩm được tươi ngon. Thực chất đó là suy nghĩ sai, vì bị quá nhiều lớp khí CO2 bị ngăn lại, không thoát ra ngoài khiến cho thức ăn của bạn mất đi chất dinh dưỡng

Advertisement

Không nên dùng các biện pháp gia nhiệt khi sử dụng màng bọc thực phẩm

Bạn cần đặc biệt lưu ý không nên dùng các biện pháp gia nhiệt như nướng, chiên,… cũng như không rã đông và không để thực phẩm đã được bọc màng bọc vào lò vi sóng.

Vì không phải bất kỳ màng bọc nào cũng có khả năng chịu nhiệt, nhiệt độ nóng của lò sẽ khiến màng bọc bị tan chảy, gây nguy hại đến sức khỏe của bạn. Do đó, bạn cần đọc kỹ thông tin, hướng dẫn sử dụng của sản phẩm trước khi cho vào lò vi sóng.

Phòng Thờ Có Cần Cửa Không? Và Những Điều Cần Lưu Ý

Bạn đang tự đặt câu hỏi: “Phòng thờ có cần cửa không? Và những điều cần lưu ý?” Hãy đọc bài viết để tìm hiểu ý nghĩa và lựa chọn phù hợp cho không gian linh thiêng này.

Phòng thờ là một không gian linh thiêng trong gia đình, nơi mà người ta thể hiện lòng tôn kính đối với tổ tiên và các vị thần linh. Đây là nơi để đặt bàn thờ và các vật phẩm linh thiêng như tượng thần, bát mã, và nến. Phòng thờ không chỉ là nơi cầu nguyện mà còn là nơi để tạo ra sự yên bình và cân bằng trong gia đình.

Có cửa trong phòng thờ mang lại nhiều ý nghĩa quan trọng. Trước tiên, việc có cửa tạo ra sự tôn trọng và trang trọng cho không gian này. Cửa giúp che giấu và bảo vệ các vật phẩm linh thiêng trên bàn thờ khỏi ánh nhìn của người ngoàNgoài ra, cửa cũng ngăn chặn tác động từ môi trường bên ngoài, bảo đảm không gian phòng thờ được giữ trong tình trạng sạch sẽ và tốt nhất để thực hiện nghi lễ.

Khi thiết kế cửa cho phòng thờ, chúng ta cần tuân thủ các nguyên tắc phong thủy để đảm bảo sự hài hòa và cân bằng của không gian. Lựa chọn vật liệu và kiểu dáng cũng rất quan trọng. Vật liệu như gỗ, kim loại và kính thường được sử dụng cho cửa phòng thờ. Kiểu dáng cửa nên phù hợp với kiến trúc và phong cách của ngôi nhà, tạo sự hòa hợp và thống nhất.

Có nhiều quan điểm trái chiều về việc có cửa trong phòng thờ. Một số người cho rằng phòng thờ không cần cửa để tạo sự thoáng đãng và gần gũi với tổ tiên. Tuy nhiên, một số người khác tin rằng việc có cửa trong phòng thờ giúp tạo ra sự trang trọng và tôn kính. Thực tế, việc có cửa trong phòng thờ hay không còn phụ thuộc vào quan điểm và thực tiễn của mỗi gia đình.

Người ta có thể không để cửa trong phòng thờ để tạo sự thoáng đãng và gần gũi với tổ tiên. Họ cho rằng việc không có cửa giúp tạo ra một không gian mở và giao lưu tự nhiên.

Sử dụng rèm thay vì cửa có thể là một lựa chọn phù hợp để giữ không gian phòng thờ thoáng đãng. Rèm cũng có thể tạo ra sự riêng tư và che chắn các vật phẩm linh thiêng.

Việc có cửa trong phòng thờ hay không là một yếu tố linh hoạt và tuỳ thuộc vào quan điểm và sở thích riêng của mỗi gia đình. Quan trọng nhất là tôn trọng và tạo sự linh thiêng cho không gian này.

Phòng thờ là một không gian linh thiêng trong gia đình, nơi mà chúng ta tôn kính tổ tiên và giao tiếp với thế giới tâm linh. Việc có cửa trong phòng thờ mang lại sự trang trọng và bảo vệ các vật phẩm linh thiêng. Tuy nhiên, việc có cửa hay không còn phụ thuộc vào quan điểm và sở thích của mỗi gia đình. Hãy lựa chọn một giải pháp phù hợp với không gian và tạo sự tôn trọng cho phòng thờ của bạn.

Nào Tốt Nhất – Trang review đánh giá sản phẩm dịch vụ tốt nhất.

Có hàng triệu khách hàng Tiềm Năng đang xem bài viết này

Bạn muốn có muốn đưa sản phẩm/dịch vụ thương hiệu của mình lên website của chúng tôi

Liên Hệ Ngay!

Những Điều Cần Lưu Ý Về Bệnh Viêm Phế Quản Cấp

Viêm phế quản cấp là bệnh hô hấp hay gặp vào mùa đông xuân ở cả người lớn và trẻ em. Bệnh thường sẽ tự khỏi nếu được chăm sóc đúng cách mà không cần điều trị. Tuy nhiên, nhiều trường hợp viêm phế quản cấp có triệu chứng không điển hình gây chẩn đoán nhầm với những bệnh nhiễm trùng hô hấp khác.

Phế là phổi, quản là cái ống, phế quản là ống dẫn không khí vào trong phổi. Viêm phế quản cấp là tình trạng viêm dẫn đến tổn thương lớp tế bào bề mặt của lòng ống phế quản do tiếp xúc với các tác nhân gây hại từ môi trường bên ngoài gây phù nề, co thắt cơ trơn lớp tế bào này làm tăng tiết dịch nhiều hơn dẫn tới hiện tượng ho, khò khè, có đờm,…

Lớp niêm mạc phế quản cấu tạo gồm các tế bào chất nhầy, tế bào có lông bình thường có nhiệm vụ bắt giữ các hạt bụi, các chất độc hại,… và vận chuyển chúng ra khỏi cơ thể.

Phần lớn các trường hợp viêm phế quản cấp do virus – các loại virus tương tự gây cảm lạnh hoặc cúm. Ngoài ra cũng có thể là do vi khuẩn song ít xảy ra hơn.

1. Triệu chứng bệnh

Bệnh thường xuất hiện sau một đợt cúm. Triệu chứng điển hình là ho, bên cạnh đó có thể gặp các triệu chứng khác như:·

Tức ngực.

Ho có đàm, dịch đàm trong hoặc có màu như trắng, vàng, xanh.

Khó thở.

Thở khò khè.

Đau nhức mình mẩy.

Sốt nhẹ.

Chảy nước mũi, nghẹt mũi.

2. Các tác nhân gây bệnh viêm phế quản cấp

Sức đề kháng thấp: thường xảy ra ở trẻ dưới 12 tháng tuổi, trẻ nhỏ và người lớn tuổi.

Khói thuốc lá: Người hút thuốc lá hoặc người thường xuyên hít phải khói thuốc lá có nguy cơ mắc bệnh cao.

Tiếp xúc với hóa chất: Người làm những việc phải tiếp xúc thường xuyên với hóa chất hoặc chất gây kích ứng phổi như các bụi vải, hơi hóa chất, …

Trào ngược dạ dày: Các đợt ợ nóng nghiêm trọng gây kích thích cổ họng cũng dễ gây viêm phế quản cấp.

Đa số trường hợp mắc viêm phế quản cấp do siêu vi thường biểu hiện bệnh nhẹ nhàng như sốt, ho, đau đầu, người mệt mỏi, đau rát họng, ho khan hoặc có đờm trắng,…thì chỉ cần điểu trị giảm triệu chứng là chính.

Trường hợp viêm phế quản cấp do virus thì không cần dùng kháng sinh. Người bệnh nên nghỉ ngơi, uống nhiều nước đặc biệt là nước chanh để tăng cường đề kháng; giữ gìn vệ sinh răng miệng, súc miệng bằng nước muối thường xuyên, giữ ấm cơ thể… Hạn chế dùng ngay kháng sinh để tránh dẫn tới lờn thuốc.

Một số bệnh nhiễm trùng hô hấp khác cũng có triệu chứng tương tự như viêm phế quản cấp. Để tránh nhầm lẫn, tất cả những trường hợp có ho, khạc đờm kèm theo một trong các biểu hiện như bệnh kéo dài hơn 5 ngày, có thêm sốt, khó thở, tức ngực hoặc mệt nhiều,…cần đến khám bác sĩ ngay.

Ngoài việc thăm khám lâm sàng, bệnh nhân còn có thể được yêu cầu thực hiện các xét nghiệm để tránh nhầm lẫn với các bệnh khác. Các xét nghiệm bác sĩ có thể chỉ định cho bệnh nhân như:

Xét nghiệm tìm nguyên nhân gây bệnh: ít khi thực hiện, trừ trường hợp bệnh nhân đã được chỉ định điều trị khang sinh nhưng không thấy hiệu quả. Trong trường này bệnh nhân sẽ được cấy mẫu đàm của mình để tìm vi khuẩn gây bệnh. Từ đó làm cơ sở cho bác sĩ kê kháng sinh.

Xét nghiệm máu.

Chỉ sử dụng kháng sinh trong trường hợp viêm phế quản do nhiễm khuẩn.

Bệnh nhân có thể được sử dụng thêm các thuốc điều trị triệu chứng đi kèm như:

Sốt: Thường là acetaminophen (paracetamol) dùng khi sốt cao (từ 38,5 độ trở lên). Với những người bệnh là trẻ em có bệnh lý tim, phổi, thần kinh… cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc hạ sốt. Tuyệt đối không dùng aspirin để hạ sốt cho trẻ em, người bị hen, người bị loét dạ dày – tá tràng.

Ho: Người bệnh nên uống nhiều nước giúp cải thiện việc ho, khạc đờm chú ý không nên dùng thuốc giảm ho.

Sổ mũi, nghẹt mũi:  Nên vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý.

Ho có đờm: Trên thị trường có rất nhiều loại thuốc có tác dụng làm loãng đờm, giảm độ dính của đờm như acetylcystein, bromhexin, carbocystein… Ngoài ra cần khuyên người bệnh uống nhiều nước.

Để phòng tránh được bệnh cần loại bỏ các tác nhân có thể gây kích ứng, yếu tố nguy cơ cho bệnh nhân bằng cách:

Cách ly người bệnh, không tiếp xúc gần những người đang có biểu hiện viêm hô hấp như ho, sốt, sổ mũi,… Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng. Đối với người bệnh khi ho phải ho vào khăn hoặc che miệng bằng vạt áo,

Không hút thuốc lá.

Tránh khói bụi trong, ngoài nhà, môi trường ô nhiễm.

Tăng cường uống nhiều nước, giữ ấm vào mùa lạnh.

Điều trị các nhiễm trùng tai mũi họng, răng hàm mặt, tình trạng suy giảm miễn dịch.

Vệ sinh răng miệng.

Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng.

Bệnh viêm phế quản cấp là một bệnh nhiễm trùng hô hấp khá phổ biến, thường tự khỏi và không để lại di chứng gì. Biết cách phòng tránh có thể giúp hạn chế được nguy cơ mắc bệnh, tự bảo vệ sức khỏe của bản thân và những người xung quanh.

Bàng Quang Tăng Hoạt Kiêng Ăn Gì? 11 Loại Thực Phẩm Bạn Cần Lưu Ý

Bàng quang tăng hoạt (Overactive bladder – OAB) là tình trạng bàng quang co bóp không đúng thời điểm, thường gây ra cảm giác mắc tiểu thường xuyên, đột ngột và khó kiểm soát. Bạn có thể phải đi tiểu nhiều lần cả ngày lẫn đêm và nếu nhịn tiểu có thể són tiểu (tiểu gấp).

Hội chứng bàng quang tăng hoạt tuy không nguy hiểm nhưng khiến người bệnh khó chịu gây nhiều trở ngại trong sinh hoạt và công việc hàng ngày. Đồng thời, người bệnh có thể bị ảnh hưởng tới tâm lý, đặc biệt là những người trẻ.

Hiện nay, trên thế giới có tới 30% nam giới và 40% nữ giới sống chung với các triệu chứng bàng quang tăng hoạt. Người bệnh thường âm thầm chịu đựng tình trạng này trong thời gian dài do tâm lý xấu hổ, e ngại không muốn đến bệnh viện để điều trị.

Cà chua là một loại thực phẩm giàu tính axit. Axit trong cà chua có thể làm nước tiểu có tính axit hơn gây kích ứng bàng quang. Từ đó, khiến các triệu chứng bàng quang tăng hoạt trở nên nghiêm trọng hơn.

Một số món ăn có cà chua bạn cần hạn chế khi bị bàng quang hoạt như: mì spaghetti, sốt pizza, sốt cà chua,…

Người bị bàng quang tăng hoạt nên hạn chế ăn cà chua

Cà phê hay trà là những đồ uống chứa một lượng lớn caffeine. Đây là một chất kích thích làm tăng hoạt động của bàng quang và dẫn đến các triệu chứng bàng quang tăng hoạt trầm trọng hơn.

Nghiên cứu ảnh hưởng của caffeine trên bệnh nhân bị bàng quang tăng hoạt trong độ tuổi từ 21- 40 tuổi được thực hiện tại Thái Lan (năm 2004) cho thấy: Caffeine gây lợi tiểu và giảm ngưỡng cảm giác ở giai đoạn làm đầy. Vì vậy, caffeine có thể gây cảm giác muốn đi tiểu sớm, tần suất đi tiểu nhiều hơn cũng như các triệu chứng tiểu đêm gây mất ngủ.

Do đó, những người có triệu chứng đường tiết niệu dưới nên tránh hoặc thận trọng trong việc tiêu thụ thực phẩm có chứa caffeine. [1]

Trà và cà phê có chứa caffein không tốt cho người bị bàng quang tăng hoạt

Giống như cà phê và trà, sô cô la cũng là một loại thực phẩm chứa caffeine. Mặc dù một khẩu phần sô cô la chỉ bằng khoảng 1/4 lượng caffeine trong một tách cà phê. Nhưng nếu các triệu chứng bàng quang tăng hoạt của bạn đặc biệt nhạy cảm với caffeine thì đây cũng là loại đồ ăn mà bạn cần hạn chế.

Tuy nhiên nếu đây là một món “khoái khẩu” mà bạn không thể bỏ thì hãy chuyển sang ăn sô cô la có chứa ít caffeine hơn như sô cô la trắng hoặc chứa nhiều ca cao hơn như sô cô la đen.

Sô cô la có caffein

Các loại trái cây họ cam quýt (như cam, quýt, chanh, bưởi) có chứa lượng axit citric cao. Do đó cũng khiến cho việc kiểm soát của bàng quang trở nên khó khăn hơn.

Bổ sung trái cây là một phần không thể thiếu của chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học vì vậy bạn hãy thử các loại ít hoa quả có tính axit thấp hơn như táo hoặc chuối. Bạn cũng có thể ăn thử nghiệm nhiều loại trái cây khác nhau để xem chúng ảnh hưởng đến cơ thể bạn như thế nào.

Trái cây họ cam quýt có tính axit gây kích thích bàng quang

Có nhiều lý do để bạn nên kiêng đồ uống có cồn (rượu, bia) khi bạn đang bị bàng quang tăng hoạt.

Thứ nhất, đồ uống có cồn cũng có thể khiến bàng quang bị kích thích nên sẽ khiến các triệu chứng bàng quang tăng hoạt trở nên nghiêm trọng hơn.

Thứ hai, rượu hoạt động như một chất lợi tiểu bằng cách ức chế hormone chống bài niệu – vasopressin khiến cơ thể đi tiểu với tần suất nhiều hơn bình thường.

Người bị bàng quang tăng hoạt nên kiêng rượu bia

Carbonate – thành phần tạo bọt trong đồ uống có ga sẽ kích thích bàng quang tăng cường hoạt động, làm bạn khó kiểm soát tiểu tiện và dễ bị tiểu không tự chủ hơn. Vậy nên hãy cảnh giác với các đồ uống có ga như nước soda, nước ngọt, nước tăng lực,…

Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý đến một số loại đồ uống kết hợp cả carbonate và caffeine, hay carbonate và cồn (như rượu sâm banh).

Nước có ga không tốt cho người bị bàng quang tăng hoạt

Đồ ăn cay (ví dụ như ớt có chứa capsaicin) có thể gây kích ứng niêm mạc của bàng quang và khiến các triệu chứng bàng quang tăng hoạt khó kiểm soát hơn. Vì vậy, nếu bạn đang bị bàng quang tăng hoạt, hãy hạn chế những thực phẩm có tính cay nóng.

Thay vào đó, hãy sử dụng các loại gia vị nhẹ khác vào bữa ăn (như thảo mộc, tỏi,…). Ngoài ra, mức dung nạp thực phẩm cay ở mỗi người bị bàng quang tăng hoạt là khác nhau. Do đó cần thử nghiệm để xem bạn phù hợp với đồ ăn cay ở mức độ nào.

Đồ ăn cay nóng gây kích ứng niêm mạc bàng quang

Thực tế, sử dụng quá nhiều đường cũng không tốt cho sức khỏe. Đối với người bị bàng quang tăng hoạt, sử dụng thực phẩm có chất làm ngọt nhân tạo càng làm tăng các triệu chứng do bằng quang tăng hoạt gây ra.

Những loại đồ ăn có chất tạo ngọt nhân tạo cần lưu ý là kẹo, bánh ngọt, mứt, nước giải khát, thạch, một số chế phẩm từ sữa,…

Chất làm ngọt nhân tạo (natri saccharin, acesulfame K và aspartame) đã được chứng minh là có ảnh hưởng đến chức năng co bóp của bàng quang trong các nghiên cứu hạn chế trên động vật.

Cũng như với các loại thực phẩm khác, bạn có thể không phải loại bỏ đường hoàn toàn ra khỏi chế độ ăn. Nhưng cần thử nghiệm để xem các triệu chứng bàng quang tăng hoạt có giảm bớt khi bạn hạn chế những thứ này trong chế độ ăn uống của mình hay không.

Thực phẩm có chứa chất làm ngọt nhân tạo không tốt cho người bị bàng quang tăng hoạt

Thực phẩm chế biến có chứa nhiều thành phần nhân tạo (chẳng hạn như chất bảo quản và hương liệu) có thể gây kích ứng bàng quang của bạn và làm trầm trọng thêm các triệu chứng bàng quang tăng hoạt.

Một chế độ ăn uống cân bằng và lành mạnh nên bao gồm các loại thực phẩm tự nhiên và tươi, chẳng hạn như trái cây, rau củ và ngũ cốc nguyên hạt. Điều này đặc biệt đúng đối với những người bị bàng quang tăng hoạt.

Người bị bàng quang tăng hoạt nên kiêng đồ ăn chế biến sẵn

Hành tây sống có tính axit và cay. Nên như các thực phẩm đã đề cập ở trên, khi ăn hành sống sẽ gây tác động tiêu cực đối với tình trạng bàng quang tăng hoạt của bạn. Còn khi nấu chín, những tác động này có thể giảm đi nhưng tốt nhất bạn vẫn nên hạn chế ăn hành.

Advertisement

Hành có tính axit và cay

Theo kinh nghiệm dân gian, nước ép nam việt quất được cho rằng có tác dụng làm giảm các triệu chứng nhiễm trùng đường tiết niệu (UTIs). Nhưng nam việt quất có tính axit nên giống như cà chua hay các loại trái cây họ cam quýt, nam việt quất có khả năng gây kích ứng bàng quang, làm nặng thêm tình trạng đi tiểu không tự chủ.

Do vậy, khi bạn khát, nước vẫn là lựa chọn bổ sung tốt nhất cho bạn. Tuy nhiên nên uống một lượng nước vừa đủ, không nên uống quá ít hay quá nhiều nước.[2]

Nước ép nam việt quất không tốt cho người bị bàng quang tăng hoạt

9 bài tập chữa bàng quang tăng hoạt có thể bạn chưa biết

Bàng quang tăng hoạt nên ăn gì? 7 loại thực phẩm tốt cho bàng quang

Nguồn: mayoclinic, healthline, urologyhealth

Nguồn tham khảo

Effect of caffeine on bladder function in patients with overactive bladder symptoms

Cranberries and Urinary Tract Infections: How Can the Same Evidence Lead to Conflicting Advice?

10 Loại Thực Phẩm Bạn Nghĩ Là Tốt Cho Sức Khỏe Nhưng Phải Hết Sức Thận Trọng

Bạn đang cố gắng ăn uống lành mạnh nhưng không biết loại thực phẩm nào tốt cho cơ thể và loại nào không? Rất nhiều thực phẩm lành mạnh nhưng lại có thể phản tác dụng nếu không biết lựa chọn và sử dụng đúng cách. Ngay cả những thứ đơn giản như nước sốt salad cũng có thể không tốt cho sức khỏe như bạn nghĩ, ví dụ như một số loại nước sốt trộn salad có chứa rất nhiều đường.

1. Đậu

Đậu có nhiều dinh dưỡng tốt nhưng cũng rất giàu carbohydrate. Đây là chất cần thiết cho cơ thể chúng ta nhưng có thể dẫn đến tăng cân nếu ăn quá nhiều. Đậu cũng có hàm lượng chất xơ cao, có thể gây khó tiêu và đầy hơi. Vì vậy mặc dù đậu rất tốt cho sức khỏe nhưng bạn không nên ăn quá nhiều hoặc ăn quá thường xuyên. Thay vào đó, bạn có thể nhận được nhiều chất dinh dưỡng từ đậu bằng cách thêm rau bina hoặc cải xoăn vào các món ăn của mình. Cách này tốt cho sức khỏe và sẽ giúp bạn không bị đầy hơi, khó tiêu.

Đậu có thể gây khó tiêu nếu ăn thường xuyên (Ảnh: Internet)

2. Ngũ cốc ăn sáng

Có rất nhiều người nghĩ rằng ăn một bát ngũ cốc là lựa chọn tốt cho sức khỏe, nhưng nhiều loại ngũ cốc chứa nhiều đường, chất béo và ít protein, chất sắt. Sắt là chất giúp cơ thể tạo ra các tế bào hồng cầu, nếu bị thiếu sắt có thể dẫn đến thiếu máu khiến bạn cảm thấy rất mệt mỏi và yếu ớt. Ngũ cốc tốt nhất là những loại có nhiều protein và sắt, ví dụ như bột yến mạch, ngũ cốc granola và lúa mì. Những loại này có thể đắt hơn một chút nhưng tốt cho sức khỏe hơn nhiều so với những loại có đường.

Không phải loại ngũ cốc nào cũng tốt cho sức khỏe (Ảnh: Internet)

3. Bánh quy

Bánh quy giòn chứa nhiều chất béo và natri không tốt cho sức khỏe (Ảnh: Internet)

Nếu bạn muốn ăn món gì đó lành mạnh hơn một chút thì có thể thử bánh quy làm từ lúa mì nguyên cám. Chúng có nhiều chất xơ hơn, không chứa nhiều chất béo và muối. Bạn cũng có thể tự làm bánh quy tại nhà nếu muốn tốt cho sức khỏe hơn.

4. Trái cây sấy khô

Bạn cũng có thể dùng trái cây tươi để ăn nhẹ, tốt hơn so với trái cây sấy khô và có nhiều chất dinh dưỡng hơn.

Nếu muốn ăn trái cây sấy khô không gây hại cho sức khỏe, hãy chọn loại không đường (Ảnh: Internet)

5. Đồ đông lạnh

Rất nhiều người sử dụng đồ ăn đông lạnh vì bận rộn và không có thời gian nấu nướng. Nhưng vấn đề là rất nhiều đồ đông lạnh có hàm lượng muối cao, ít vitamin và khoáng chất cần thiết. Nếu thường xuyên ăn đồ đông lạnh có thể dãn đến tăng cân. Tốt hơn hết là bạn nên tự chế biến đồ tươi hoặc nếu phải dùng đồ đông lạnh thì hãy chọn những thực phẩm ít muối và ít calo.

Bữa ăn đông lạnh đã được chế biến qua một khoảng thời gian, vì vậy không tốt cho sức khỏe (Ảnh: Internet)

6. Granola

Thanh granola thường được bán trên thị trường như một món ăn nhẹ lành mạnh, nhưng nhiều loại trong số đó chứa nhiều đường không tốt cho sức khỏe. Chúng cũng thường được làm bằng các nguyên liệu đã qua chế biến ít dinh dưỡng. Những thanh này không chứa nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết trong chế độ ăn uống của bạn, chỉ nên dùng như một món ăn nhẹ khi đi du lịch. Nếu bạn muốn ăn granola, hãy tìm những loại ít đường hoặc tự làm để có nhiều dinh dưỡng hơn, ví dụ như thêm trái cây khô hoặc các thành phần khác.

Không ăn quá nhiều granola nếu bạn đang trong chế độ ăn uống healthy (Ảnh: Internet)

7. Hummus và các loại đậu khác

Hummus chứa nhiều natri và chất bảo quản không tốt cho sức khỏe (Ảnh: Internet)

8. Kem

Kem được nhiều người yêu thích nhưng không phải là thứ bạn nên ăn thường xuyên. Kem thường chứa nhiều chất béo và đường dẫn đến tăng cân và các vấn đề sức khỏe khác. Tốt nhất là bạn nên ăn sữa chua đông lạnh hoặc chọn những loại kem ít đường. Bạn cũng có thể tự làm kem để kiểm soát các thành phần trong đó.

Kem chứa nhiều chất béo và đường, không phù hợp nếu bạn đang ăn uống healthy (Ảnh: Internet)

9. Nước sốt mì

Ăn quá nhiều mì có thể dẫn đến tăng cân và có thể gây ra các vấn đề sức khỏe khác. Tốt nhất bạn chỉ nên ăn mì vài lần một tuần và ăn các loại thực phẩm khác vào thời gian còn lại. Nếu thường xuyên ăn mì, bạn nên chọn loại sốt có hàm lượng muối càng ít càng tốt và thêm rau vào món mì để tốt cho sức khỏe hơn.

Ăn mì ống thường xuyên dẫn đến tăng cân và các vấn đề sức khỏe khác (Ảnh: Internet)

10. Bánh gạo

Bánh gạo được dùng như một món ăn nhẹ chứ không phải bữa ăn chính (Ảnh: Internet)

Kết luận

Đăng bởi: Thái Hiệp Cao Văn

Từ khoá: 10 loại thực phẩm bạn nghĩ là tốt cho sức khỏe nhưng phải hết sức thận trọng

Cập nhật thông tin chi tiết về Định Áp Vương: Thực Phẩm Bảo Vệ Sức Khỏe Và Những Điều Cần Lưu Ý trên website Zlmn.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!