Bạn đang xem bài viết Công Bố Đồ Án Quy Hoạch Phân Khu Đô Thị Xuân Mai được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Zlmn.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Ngày 31/3, Sở Quy hoạch Kiến trúc phối hợp với UBND huyện Chương Mỹ và Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội tổ chức hội nghị công bố các quyết định phê duyệt, bàn giao hồ sơ ba đồ án quy hoạch phân khu đô thị Xuân Mai.
Theo Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội, phân khu đô thị Xuân Mai (khu 1)có quy mô diện tích nghiên cứu gần 890 ha, dân số đến năm 2030 khoảng 74.300, trong đó số dân đô thị hơn 58.000.
Khu 1 có vai trò là trung tâm chính của một cực phát triển trong đô thị vệ tinh Xuân Mai, hình thành trên cơ sở thị trấn Xuân Mai hiện nay với các khu chức năng đô thị như đất ở, đất công trình công cộng, trường học, cây xanh, đất trung tâm nghiên cứu đào tạo (trường đại học cao đẳng hiện có), đất an ninh quốc phòng, cây xanh đô thị.
Định hướng này nhằm nâng cấp, cải tạo và mở rộng trung tâm thị trấn Xuân Mai hiện hữu, xây dựng đồng bộ hệ thống giao thông, hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật đảm bảo nhu cầu phục vụ đô thị. Các trung tâm thương mại sẽ phát triển theo mô hình TOD (đô thị gắn với giao thông công cộng) tại các tuyến giao cắt giữa quốc lộ 6 với trục trung tâm.
Hai tuyến đường sắt đô thị được quy hoạch kết nối với khu vực này gồm tuyến Hà Đông – Xuân Mai kéo dài từ tuyến số 2A (Cát Linh – Hà Đông) ga Yên Nghĩa đến hết đô thị vệ tinh Xuân Mai và tuyến Sơn Tây – Hòa Lạc – Xuân Mai.
Sơ đồ kiến trúc không gian, cảnh quan 3 phân khu đô thị thuộc đô thị vệ tinh Xuân Mai. Nguồn: Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội
Khu 2 đô thị Xuân Mai thuộc địa giới hành chính thị trấn Xuân Mai và các xã Tân Tiến, Thủy Xuân Tiên, huyện Chương Mỹcó diện tích nghiên cứu khoảng 820 ha, dân số đến 2030 khoảng 34.600. Phân khu được hình thành trên cơ sở cảnh quan sông Bùi và các kênh, rạch thoát nước, ao hồ tự nhiên cùng các làng xóm hiện hữu, bổ sung công trình công cộng, trường học, cây xanh.
Ý tưởng chính của quy hoạch khu 2 là bảo vệ cảnh quan làng xóm hiện có, xây dựng đồng bộ hệ thống giao thông, hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật, đảm bảo nhu cầu phục vụ đô thị. Khu 2 sẽ phát triển các khu công viên cây xanh, sinh thái, nghỉ dưỡng trên cơ sở hành lang xanh sông Bùi, các tuyến mương, kênh rạch và mặt nước hiện có, đảm bảo hành lang thoát lũ và tạo không gian xanh cho toàn đô thị.
Phân khu đô thị Xuân Mai thuộc địa giới các xã Thủy Xuân Tiên, Tân Tiến, Nam Phương Tiến và Hoàng Văn Thụ (khu 3) có diện tích nghiên cứu hơn 1.740 ha, quy mô dân số đến 2030 gần 148.000 (gồm cả hơn 67.000 học viên, sinh viên lưu trú).
Phân khu được hình thành trên cơ sở phát triển khu đô thị đại học – công nghiệp – dịch vụ, tạo thành trung tâm đô thị mới của đô thị vệ tinh Xuân Mai. Cụm trường đào tạo ở phía Đông Bắc và Tây Nam; cụm công nghiệp và các khu nhà ở mới hiện đại sẽ hỗ trợ hạ tầng xã hội cho khu vực làng xóm hiện có; khu cảnh quan kênh, rạch, ao hồ tự nhiên kết nối với công viên đô thị ở núi Thoong.
Công viên trung tâm của đô thị sẽ phát triển tại khu vực núi Thoong, hệ thống cây xanh mặt nước được tổ chức kết hợp với chức năng thoát lũ rừng ngang, lũ sông Bùi trên cơ sở mở rộng kênh Văn Sơn và sông Bến Gò.
Quy hoạch cũng hướng tới mục tiêu phát triển cụm trường đại học phục vụ định hướng chuyển các cơ sở giáo dục đào tạo ra khỏi đô thị trung tâm, hỗ trợ trung tâm đào tạo Hòa Lạc. Công nghiệp sẽ tập trung phát triển các ngành nghề sản xuất sạch, công nghệ cao, thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của địa phương.
Ông Trịnh Duy Oai, Phó chủ tịch UBND huyện Chương Mỹ, cho hay Quy hoạch chung đô thị vệ tinh Xuân Mai tỷ lệ 1/10.000 được phê duyệt năm 2023 nhưng do chậm có quy hoạch phân khu nên các dự án đầu tư trên địa bàn đều gặp vướng mắc. “Công bố 3 quy hoạch phân khu đô thị Xuân Mai là cơ hội để huyện kêu gọi được đầu tư, thực hiện các chương trình phát triển kinh tế xã hội”, ông Oai nói.
Theo định hướng tại Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đến năm 2030 và tầm nhìn 2050, Thủ đô Hà Nội có 5 đô thị vệ tinh gồm Hòa Lạc, Sơn Tây, Xuân Mai, Phú Xuyên và Sóc Sơn. Trong đó, 4 đô thị vệ tinh Phú Xuyên, Xuân Mai, Sóc Sơn, Sơn Tây được TP Hà Nội phê duyệt quy hoạch chung từ năm 2023 với tổng diện tích khoảng 20.388 ha. Riêng đô thị Hòa Lạc có diện tích hơn 17.000 ha, được Thủ tướng phê duyệt quy hoạch chung tháng 5/2023.
Trong tổng số 31 quy hoạch phân khu thuộc 5 đô thị vệ tinh được tổ chức lập quy hoạch, hiện Hà Nội mới hoàn thành được 6 quy hoạch phân khu tại hai đô thị vệ tinh Phú Xuyên (công bố ngày 30/12/2023) và đô thị vệ tinh Xuân Mai. Quy hoạch phân khu đô thị vệ tinh Sơn Tây và Sóc Sơn vẫn đang được nghiên cứu.
Các đô thị vệ tinh được định hướng phát triển hoàn chỉnh, đồng bộ từ hạ tầng kỹ thuật đến hạ tầng xã hội, giảm tải nhiều chức năng cho đô thị trung tâm.
Võ Hải
Quy Trình Ra Sổ Của Dự Án Đất Nền Quy Hoạch 1/500 Năm 2023
Bước đầu tiên và quan trọng nhất là tiến hành kiểm tra quy hoạch, hiện hữu hoặc có thể xin điều chỉnh được không?. Đất nông nghiệp, CLN… mà không có quy hoạch lên đất ở thì xin dự án để làm gì?
Bước 1: Xác định khu đất để làm dự án
Thường sẽ làm trên đất nông nghiệp (đất lúa, đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất). Ít khi làm trên đất thổ cư có sẵn vì chi phí đền bù cao.
Bước 2: Xin chấp nhận chủ trương đầu tư
Bước 3: Xin phê duyệt quy hoạch 1/500
Thẩm quyền quyết định:
Bộ xây dựng phê duyệt – dự án Thủ tướng CP phê duyệt CTĐT
UBND tỉnh phê duyệt – dự án UBND tỉnh Phê duyệt CTĐT
Thủ tục:
+ Tờ trình đề nghị thẩm định phê duyệt của chủ đầu tư lập quy hoạch đô thị
+ Thuyết minh kèm sơ đồ, bản vẽ dự án khổ A3
+ Văn bản công nhận là chủ đầu tư hoặc chấp thuận đầu tư
+ Bản đồ ranh giới phạm vu khu vực lập quy hoạch
+ Dự thảo quyết định phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chi tiết
Phải có báo cáo đánh giá tác động Môi trường, giấy phép phê duyệt thiết kế PCCC cho phần hạ tầng kỹ thuật, chấp thập độ cao tĩnh không cho nhà cao tầng. Vì 3 giấy này là độc lập nhưng phải bắt buộc phải có.
Bước 4: Hoàn thành thủ tục giao thuê đất, chuyển đổi mục đích sử dụng
UBND tỉnh giao đất, thuê, chuyển đổi mục đích sử dụng đất cho: Một tổ chức, Một doanh nghiệp.
UBND huyện giao, thuê, chuyển đổi mục đích sử dụng đất cho: 1 hộ gia đình, cá nhân, các dự án nhỏ
Bước 5: Xin giấy phép xây dựng đối với dự án
Bộ xây dựng cấp phép đối với công trình dự án đặc biệt, UBND tỉnh cấp phép đối với công trình dự án cấp I, II.
Hồ sơ:
+ Đơn đề nghị xin giấy phép xây dựng
+Bản sao các giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất hợp pháp
+Bản sao quyết định phê duyệt dự án, quyết định đầu tư
+ Bản vẽ thiết kế xây dựng
+ Bản kê khai năng lực kèm bản sao chứng chỉ hành nghề của chủ nhiệm, chủ thiết kế
Bước 6: Làm cơ sở hạ tầng
Sau khi có quyết định quy hoạch 1/500 chi tiết, chủ đầu tư phải hoàn thành việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng gồm:
+ Công trình dịch vụ
+ Công trình hạ tầng kỹ thuật theo quy hoạch chi tiết 1/500 đã được phê duyệt
+ Đảm bảo kết nối với hệ thống hạ tầng chung của khu vực đó
+ Cung cấp các dịch vụ thiết yếu như: Điện, nước, hệ thống cống thoát nước, thu gom rác thải.
Bước 7: Nghiệm thu hạ tầng
Việc nghiệm thu là phải do cơ quan có thẩm quyền của địa phương xác nhận và đóng dấu chứ không phải là 1 đơn vị tư nhân nào đó đứng ra nghiệm thu.
Bước 8: Đóng thuế và ra sổ hồng
Hoàn thành nghĩa vụ tài chính, đóng thuế như: Tiền sử dụng đất, tiền thuê đất (đất thuê), lệ phí trước bạ, lệ phí thẩm định và các loại phí khác.
Khi đã là ra Sổ con từng thửa (chuyển nhượng từng thửa cho Khách hàng sau khi có Thông báo đủ điều kiện chuyển nhượng của Sở TB).
Vườn Quốc Gia Tijuca Brazil: Khu Rừng Đô Thị Lớn Nhất Thế Giới
Rio de Janeiro là một thành phố tuyệt vời ở Brazil bởi ngoài việc có nhiều bãi biển xinh đẹp cùng nền lịch sử độc đáo thì nơi đây còn có nhiều cảnh quan thiên nhiên hoang sơ. Trong đó vườn quốc gia Tijuca là ví dụ điển hình.
Giới thiệu vườn quốc gia Tijuca BrazilVườn quốc gia Tijuca nằm ở trung tâm của thành phố Rio de Janeiro. Du khách có thể tiếp cận địa danh này từ phía Bắc, Nam và Tây của thành phố. Tijuca được mệnh danh là khu rừng đô thị lớn nhất thế giới. Trước năm 1961, Tijuca mới chỉ là một khu rừng nhiệt đới, mãi đến năm 1961 thì mới được công bố là công viên quốc gia.
Vườn quốc gia Tijuca Brazil. Ảnh: destinomundo_
Vườn quốc gia Tijuca có vai trò rất quan trọng đối với việc ngăn ngừa sự sạt lở, xói mòn ở các sương núi dốc, giảm thiểu lũ lụt, giảm ô nhiễm trong không khí, duy trì ổn định nguồn nước cho thành phố. Từ đó góp phần tái thiết cuộc sống của người dân địa phương. Ngoài ra còn có ý nghĩa gìn giữ cảnh quan và phát triển du lịch.
Hiện khu rừng này đang là nhà của khoảng 1600 loài thực vật, hơn 350 loài động vật có vú như: lưỡng cư, bò sát, chim, trong đó có nhiều loài đang đứng bên bờ vực tuyệt chủng. Động vật hoang dã ở đây điển hình có các loài như: khỉ Saguis, gấu trúc Brazil, mèo rừng Nam Mỹ, côn trùng, Capuchin,… Về chim có đại bàng đen, chim yến hót, chim tu căng, diều hâu,… Trong rừng cũng có tầm 30 thác nước.
Giờ mở cửa và giá vé tham quan vườn quốc gia Tijuca
Vườn quốc gia Tijuca Brazil có rất nhiều loài động vậtẢnh: gabrielito.tour
Vườn quốc gia Tijuca Brazil mở cửa từ 8h00 – 17h00 (mùa đông) và 18h00 (mùa hè). Du khách sẽ không mất vé vào tham quan nhưng nếu muốn đến thăm tượng chúa cứu thế thì phải mất phí.
Vườn quốc gia Tijuca Brazil có gì?Ảnh: chúng tôi quốc gia Tijuca được chia thành 3 khu vực gồm có: khu vực A: Rừng Tijuca; khu vực B: Serra da Carioca; khu vực C: Pedra Bonita và Pedra da Gávea.
Khu vực A – Rừng TijucaRừng Tijuca là khu vực cây xanh được bảo tồn rất tồn và có vai trò quan trọng đối với thành phố. Khu vực này chính là sự lựa chọn tuyệt vời để trải nghiệm các hoạt động giải trí, đặc biệt là đi bộ đường dài. Ở đây có một vài con đường mòn nổi tiếng, trong đó thì đường Pico da Tijuca là ấn tượng hơn cả khi dẫn lên một đỉnh núi cao nhất trong thành phố, hơn 1000m và có tầm nhìn 360 xuống phía dưới. Ngoài ra còn có con đường Transcarioca – đường mòn đô thị lớn nhất Brazil.
Khu vực này khá rộng nên bạn phải dành ra thời gian dài để tham quan, khám phá. Nếu đi bộ đường dài thì hãy chọn những ngày trời nắng ráo bởi vào mùa mưa thì trên đỉnh núi có mây mù đặc đặc, quá trình đi cũng dễ bị trơn trượt.
Khu vực B – Serra da CariocaĐường mòn Pico da Tijuca
Serra da Carioca là nơi hiện đang sở hữu một trong 7 kỳ quan của thế giới hiện đại. Đó là tượng Chúa Cứu Thế. Bức tượng nổi tiếng này nằm trên đỉnh đồi Corcovado. Để tiếp cận được bức tượng, bạn có thể ngồi một chuyến tàu dẫn thẳng lên núi hoặc lựa chọn đi bộ.
Ngoài tượng Chúa Cứu Thế thì ở khu vực này còn có một số địa điểm tham quan thú vị khác như: Mirante Dona Marta, Vista Chinesa, Parque Lage hay Mesa do Imperador.
Khu vực C – Pedra Bonita và Pedra da GáveaTượng Chúa cứu thế
Pedra Bonita và Pedra da Gávea là khu vực diễn ra nhiều hoạt động thể thao mạo hiểm và cung cấp một số tọa độ ngắm cảnh thành phố tuyệt đẹp. Ở đây có nhiều lựa chọn leo núi với các mức độ khó khác nhau. Thậm chí còn có môn thể thao dù lượn trên núi bởi ở đây có con đường dốc nổi tiếng và nhộn nhịp nhất thế giới Pedra Bonita.
Đi bộ đường dàiĐường dốc Pedra Bonita
Một số du khách xem vườn quốc gia Tijuca chính là nơi tốt nhất để đi bộ đường dài trong khu vực đô thị. Ở đây có gần 200 km đường mòn với những khó khăn, thử thách khác nhau dành cho nhiều đối tượng. Kể những người mới bắt đầu đi cho đến những người chuyên đi bộ đường dài. Đối với hoạt động này, bạn nên chọn lựa những bộ trang phục thoải mái, đội mũ lưỡi trai, đi giày có đế chống trơn trượt, thoa kem chống nắng, chuẩn bị một ít thức ăn nhẹ và uống nhiều nước.
Leo núiSau hành trình đi bộ mệt nhọc là tận hưởng khung cảnh thiên nhiên ngoạn mục. Ảnh: selfiebrazuca
Do địa hình tự nhiên nên vườn quốc gia Tijuca Brazil sẽ cung cấp một vài địa điểm hoàn hảo dành riêng cho hoạt động leo núi với các mức độ khó khác nhau. Một trong những điểm nổi tiếng và được nhiều nhà leo núi tìm kiếm nhiều nhất đó là Campo Escola 2000. Để thực hiện hoạt động leo núi bạn cần chuẩn bị một vài thiết bị chuyên dụng để đảm bảo sự an toàn. Mang những bộ trang phục, giày thoải mái và đặc biệt nhớ theo dõi kỹ điều kiện thời tiết.
Tắm thácVách đá leo núi nổi tiếng
Đến công viên quốc gia Tijuca vào mùa hè bạn có thể tham gia hoạt động tắm thác. Có một lưu ý nhỏ là hãy ghé thác vào thời điểm nước ít chuyển động dữ dội là từ 8h00 – 11h00. Khi tới những ngọn thác này, bạn không được sử dụng các đồ đạc vệ sinh cá nhân, các đồ có hóa chất nhằm tránh gây ô nhiễm nguồn nước, gây hại cho các loài động vật sống phụ thuốc vào chúng.
Đi xe đạpTắm thác là hoạt động rất phổ biến ở đây. Ảnh: chúng tôi xe đạp là một hoạt động thú vị tại vườn quốc gia Tijuca. Con đường được lựa chọn nhiều nhất đó chính là Venice. Nếu bạn là người yêu thích hoạt động này hãy theo dõi thông tin về các ngày và thời gian được phép di chuyển trên đường. Do tính an toàn nên trong một số trường hợp thời gian được thay đổi, ví dụ như trời mưa.
Đi xe đạp trong khu vườn. Ảnh: fremigor
Vườn quốc gia Tijuca là một địa điểm du lịch ngoài trời nổi tiếng ở Brazil. Đến đây bạn sẽ được trải nghiệm rất nhiều hoạt động như: leo núi, đi bộ, đạp xe,… Nếu là một tín đồ của các hoạt động thử thách, cần thể lực thì Tijuca Brazil là một lựa chọn không tồi.
Ảnh: Internet
Đăng bởi: Quỳnh Trần
Từ khoá: Vườn quốc gia Tijuca Brazil: khu rừng đô thị lớn nhất thế giới
Giáo Án Công Nghệ 8 Sách Cánh Diều Kế Hoạch Bài Dạy Công Nghệ 8 Năm 2023 – 2024
Giáo án Công nghệ 8 Cánh diều giúp học sinh tiếp thu kiến thức tốt nhất. Đồng thời giúp giáo viên có một cách dạy mạch lạc, rõ ràng, dễ hiểu khiến các bạn tiếp thu kiến thức tốt nhất, việc nhớ kiến thức bằng sự vận dụng trong bài giảng là cần thiết.
Giáo án Công nghệ 8 Cánh diềuBÀI 2: HÌNH CHIẾU VUÔNG GÓC CỦA KHỐI HÌNH HỌC CƠ BẢN
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
Sau bài học này, HS đạt các yêu cầu sau:
Vẽ được hình chiếu vuông góc của một số khối đa diện, khối tròn xoay thường gặp theo phương pháp góc chiếu thứ nhất.
Vẽ và ghi được kích thước các hình chiếu vuông góc của vật thể đơn giản.
2. Năng lực
Năng lực chung:
Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học, biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tham gia tích cực vào hoạt động luyện tập, làm bài tập củng cố.
Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.
Năng lực riêng (năng lực công nghệ):
Vẽ được hình chiếu vuông góc của một số vật thể đơn giản có dạng khối đa diện, khối tròn xoay theo phương pháp góc chiếu thứ nhất.
Vẽ và ghi được kích thước các hình chiếu vuông góc của vật thể đơn giản.
3. Phẩm chất
Chăm chỉ, cẩn thận, tỉ mỉ và có tính kỉ luật cao.
Tích cực giao tiếp và hợp tác khi làm việc cá nhân và làm việc nhóm.
II.THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với GV:
SGK, tài liệu giảng dạy, giáo án PPT.
GV có thể tạo các mô hình đa diện, khối tròn xoay… bằng vật liệu có giá cả hợp lí, dễ chế tác giúp cho HS dễ hiểu hơn.
2. Đối với HS: SGK, SBT, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a) Mục tiêu: Giúp tạo tâm thế hứng thú của HS đối với bài học.
b) Nội dung: HS lắng nghe GV đặt vấn đề, suy nghĩ về câu hỏi mở đầu
c) Sản phẩm: HS bước đầu có hình dung về nội dung bài học
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:
GV đặt câu hỏi:
Em hãy nhận xét bóng của cột cờ khác nhau như thế nào khi Mặt Trời chiếu vào buổi sáng, buổi trưa và buổi chiều?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập:
HS đưa ra những nhận định ban đầu
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện:
– GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới: Mô tả vật thể bằng các hình vẽ là một cách làm rất hiệu quả, thể hiện một cách đầy đủ hình dáng, cấu tạo và kích thước của vật thể. Sau khi học xong bài này, các em có thể biểu diễn một vật thể bằng các hình vẽ. Chúng ta cùng vào Bài 2: Hình chiếu vuông góccủa khối hình học cơ bản
II. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Tìm hiểu về khái niệm hình chiếu
a) Mục tiêu: HS nêu được khái niệm hình chiếu, các phép chiếu và đặc điểm tia chiếu tương ứng.
b) Nội dung: HS đọc nội dung mục I SGK trang 8, quan sát Hình 2.1 SGK, suy nghĩ trả lời câu hỏi của GV, Khám phá mục I SGK trang 8.
c) Sản phẩm: HS ghi vào vở khái niệm hình chiếu, câu trả lời Khám phá mục I SGK trang 8.
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:
– GV yêu cầu HS đọc nội dung mục I SGK trang 8, quan sát Hình 2.1 và trả lời các câu hỏi:
+ Hình biểu diễn của vật thể trên bản vẽ được xây dựng bằng cách nào? (các phép chiếu)
+ Hình 2.1 có mấy phép chiếu? (3) Đó là những phép chiếu nào? (Phép chiếu xuyên tâm, vuông góc, song song)
+ Hình chiếu là gì?
+ Các điểm A’. B’, C’ trong hình 2.1 được gọi là gì? (Hình chiếu)
Quan sát Hình 2.1 và cho biết tia chiếu ở các phép chiếu khác nhau như thế nào?
– GV hướng dẫn HS thực hiện bài tập bằng cách kẻ bảng:
Loại phép chiếu
Đặc điểm của các tia chiếu
Tia chiếu đối với mặt chiếu
Phép chiếu xuyên tâm
Phép chiếu song song
Phép chiếu vuông góc
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập:
– HS quan sát hình, đọc thông tin SGK, trả lời câu hỏi của GV, Khám phá mục I SGK trang 8.
– GV hướng dẫn, hỗ trợ, quan sát.
– HS xung phong trả lời câu hỏi của GV, trình bày câu trả lời Khám phá mục I SGK trang 8.
– HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện:
– GV nêu nhận xét, tổng quát lại kiến thức về hình chiếu, các phép chiếu.
I. Khái niệm hình chiếu
– Hình chiếu là hình biểu diễn nhận được trên mặt phẳng hình chiếu.
Trả lời Khám phá mục I SGK trang 8:
Loại phép chiếu
Đặc điểm của các tia chiếu
Tia chiếu đối với mặt chiếu
Phép chiếu xuyên tâm
Các tia chiếu đồng quy
Xiên góc
Phép chiếu song song
Các tia chiếu song song
Xiên góc
Phép chiếu vuông góc
Các tia chiếu song song
Vuông góc
Hoạt động 2: Tìm hiểu về hình chiếu vuông góc
a) Mục tiêu: Mô tả được một cách đơn giản các yếu tố của phép chiếu vuông góc: mặt phẳng hình chiếu, hướng chiếu tia chiếu, hình chiếu và mối quan hệ giữa các yếu tố đó.
b) Nội dung: HS đọc nội dung mục II SGK trang 9 – 10, quan sát Hình 2.2 – 2.4 SGK, suy nghĩ trả lời các câu hỏi Khám phá trong mục.
c) Sản phẩm: Những ghi chép của HS về hình chiếu vuông góc, câu trả lời các câu hỏi Khám phá mục II.
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:
* Phương pháp xây dựng hình chiếu vuông góc
– GV yêu cầu HS đọc nội dung mục II.1 SGK trang 9, quan sát Hình 2.2 và 2.3 SGK và trả lời câu hỏi:
+ Kể tên các mặt phẳng hình chiếu (H2.2).
+ Kể tên các hình chiếu (H2.3).
– GV giới thiệu: Phương pháp xây dựng hình chiếu này được gọi là phương pháp chiếu góc thứ nhất.
Quan sát Hình 2.3 và cho biết: Làm thế nào để nhận được hình chiếu vuông góc của vật thể?
* Bố trí các hình chiếu
– GV hướng dẫn HS cách để 3 hình chiếu vuông góc cùng nằm trong mặt phẳng bản vẽ: Mặt phẳng hình chiếu bằng được mở xuống dưới và mặt phẳng hình chiếu cạnh được mở sang phải cho trùng với mặt phẳng hình chiếu đứng, kết quả thu được như hình 2.4a.
– GV yêu cầu HS quan sát hình 2.4, mô tả vị trí của các hình chiếu B và C trên mặt phẳng giấy vẽ so với hình chiếu A.
– GV lưu ý HS: Trên mặt phẳng giấy vẽ chỉ biểu diễn các hình chiếu như Hình 2.4b với lưu ý bố trí khoảng cách các hình chiếu không xa quá hoặc không gần nhau quá.
1. Quan sát Hình 2.4 và đọc tên các hình chiếu theo hướng chiếu tương ứng
2. Vì sao phải xoay các mặt phẳng hình chiếu về trùng với mặt phẳng hình chiếu đứng?
3. Cho biết vị trí các hình chiếu bằng, hình chiếu cạnh so với hình chiếu đứng trên mặt phẳng giấy vẽ
4. Nét đứt mảnh trên hình chiếu B (Hình 2.4) thể hiện cạnh nào của vật thể?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập:
– HS quan sát hình, đọc thông tin SGK, trả lời câu hỏi GV đưa ra, Khám phá mục II SGK trang 9 – 10.
– GV hướng dẫn, hỗ trợ, quan sát.
– HS xung phong trình bày câu trả lời cho câu hỏi của GV, Khám phá II SGK trang 9 – 10.
– Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện:
– GV nêu nhận xét, tổng quát lại kiến thức về hình chiếu vuông góc.
II. Hình chiếu vuông góc
1. Phương pháp xây dựng hình chiếu vuông góc
– Có 3 mặt phẳng hình chiếu:
+ Mặt phẳng hình chiếu đứng (thẳng đứng, chính diện)
+ Mặt phẳng hình chiếu bằng (nằm ngang)
+ Mặt phẳng hình chiếu cạnh.
– Các hình chiếu:
+ Hình chiếu đứng (từ trước)
+ Hình chiếu bằng (từ trên)
+ Hình chiếu cạnh (từ trái)
Trả lời câu hỏi Khám phá:
Lần lượt chiếu vuông góc vật thể theo hướng từ trước ra sau, từ trên xuống dưới và từ trái sang phải lên các mặt phẳng hình chiếu, nhận được các hình chiếu:
+ Hình chiếu A: Hình chiếu đứng
+ Hình chiếu B: Hình chiếu bằng
+ Hình chiếu C: Hình chiếu từ trái
2. Bố trí các hình chiếu
Vị trí các hình chiếu trên mặt phẳng giấy vẽ so với hình chiếu A như sau:
– Hình chiếu B: được đặt bên dưới, theo phương nằm ngang với hình chiếu A.
– Hình chiếu C: được đặt ở bên phải, theo phương nằm ngang với hình chiếu A.
Trả lời câu 1 – 4 Khám phá mục II.2 SGK
1.
+ Hình chiếu A: Hình chiếu từ trước (Hình chiếu đứng)
+ Hình chiếu B: Hình chiếu từ trên (Hình chiếu bằng)
+ Hình chiếu C: Hình chiếu từ trái (Hình chiếu cạnh)
2.
Vì khi lập bản vẽ, người ta thể hiện trên mặt phẳng giấy.
3.
+ Hình chiếu đứng: ở góc trái bản vẽ
+ Hình chiếu bằng: ở dưới hình chiếu đứng
+ Hình chiếu cạnh: ở bên phải hình chiếu đứng
4.
Nét đứt mảnh trên hình chiếu B thể hiện cạnh khuất của vật thể.
Hoạt động 3: Tìm hiểu về hình chiếu vuông góc của khối đa diện
a) Mục tiêu: Nhận biết được một số khối đa diện (hình hộp chữ nhật, khối lăng trụ tam giác đều, khối chóp tứ giác đều) và vẽ hình chiếu vuông góc của chúng.
b) Nội dung: HS đọc nội dung, suy nghĩ trả lời câu hỏi của GV, các câu hỏi Khám phá mục III SGK trang 11 – 13.
c) Sản phẩm: HS nhận biết được 3 loại khối đa diện thường gặp, vẽ hình chiếu vuông góc của hình hộp chữ nhật, trả lời các câu hỏi Khám phá mục III SGK trang 11 – 13.
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:
* Khối đa diện
– GV có thể tạo mô hình các khối đa diện giúp HS quan sát và hiểu bài dễ dàng hơn.
– GV yêu cầu HS đọc nội dung mục III.1 SGK trang 11 kết hợp quan sát Hình 2.6 và trả lời các câu hỏi:
+ Khối đa diện là gì?
+ Kể tên một số khối đa diện thường gặp
Quan sát Hình 2.6 và cho biết:
1. Các mặt đáy, mặt bên của các khối đa diện là hình gì?
2. Mỗi khối đa diện có những kích thước nào được thể hiện trên hình?
* Vẽ hình chiếu vuông góc của khối đa diện
– GV hướng dẫn HS cách vẽ hình chiếu vuông góc của khối đa diện qua ví dụ về hình chiếu của khối hộp chữ nhật:
Bước 1: Vẽ hình chiếu đứng
Bước 2: Vẽ hình chiếu bằng
Bước 3: Vẽ hình chiếu cạnh
Bước 4: Hoàn thiện bản vẽ
– GV yêu cầu HS đọc và trả lời các câu hỏi Khám phá mục III.2 SGK trang 13:
1. Từ hình chiếu đứng, xác định vị trí hình chiếu bằng như thế nào?
2. Các hình chiếu của khối hộp chữ nhật là các hình gì? Mỗi hình chiếu thể hiện kích thước nào của khối hộp?
3. Quan sát Hình 2.8 và cho biết:
– Các hình chiếu của khối lăng trụ tam giác đều là các hình gì?
– Kích thước của hình chiếu cạnh
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập:
– HS đọc thông tin SGK, quan sát hình và thực hiện yêu cầu của GV.
– HS xung phong trình bày kết quả thực hiện các câu hỏi Khám phá mục III.
– HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện:
GV tổng quát lưu ý lại kiến thức khi vẽ hình chiếu vuông góc của khối đa diện và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở.
III. Hình chiếu vuông góc của khối đa diện
1. Khối đa diện
– Khối đa diện là khối hình không gian được bao bởi các mặt là các hình đa giác phẳng.
– Các khối đa diện thường gặp là:
+ Hình 2.6 a: Khối hộp chữ nhật
+ Hình 2.6 b: Khối lăng trụ tam giác đều
+ Hình 2.6 c: Khối chóp tứ giác đều
Trả lời Khám phá mục III.1:
1.
+ Khối hộp chữ nhật có hai mặt đáy và bốn mặt bên là hình chữ nhật.
+ Khối lăng trụ tam giác đều có hai mặt đáy là hai tam giác đều bằng nhau, các mặt bên là hình chữ nhật.
+ Khối chóp tứ giác đều có mặt đáy là hình vuông, các mặt bên là những tam giác cân có chung đỉnh.
2.
Những kích thước được thể hiện trên khối đa diện là:
+ Khối hộp chữ nhật: chiều dài, chiều rộng, chiều cao.
+ Khối lăng trụ tam giác đều: chiều dài cạnh đáy, chiều cao lăng trụ.
+ Khối chóp tứ giác đều: chiều dài cạnh đáy, chiều cao khối chóp.
2. Vẽ hình chiếu vuông góc của khối đa diện
Bước 1: Vẽ hình chiếu đứng (Hình 2.7a)
+ Chọn tỉ lệ phù hợp với khổ giấy vẽ
+ Dựa vào hình dạng, kích thước mặt trước vẽ hình chiếu đứng bằng nét mảnh
Bước 2: Vẽ hình chiếu bằng (Hình 2.7b)
+ Kẻ đường gióng từ hình chiếu đứng để vẽ vị trí hình chiếu bằng
+ Căn cứ và hình dạng, kích thước mặt đáy để vẽ hình chiếu bằng
Bước 3:Vẽ hình chiếu cạnh(Hình 2.7 c)
– Kẻ đường phụ trợ nghiêng 45o so với phương ngang. Kẻ đường gióng từ hình chiếu đứng và bằng để xác định vị trí hình chiếu cạnh.
+ Căn cứ vào hình dạng mặt bên trái vẽ hình chiếu cạnh
Bước 4: Hoàn thiện bản vẽ (Hình 2.7d)
– Tẩy bỏ nét thừa, đường gióng, đường phụ trợ, tô đậm các nét theo quy định
– Ghi kích thước cho bản vẽ.
Trả lời các câu hỏi Khám phá mục III.2 SGK trang 13:
1.
Hình chiếu bằng ở dưới hình chiếu đứng. Kẻ đường gióng từ hình chiếu đứng để vẽ vị trí hình chiếu bằng
2.
Hình chiếu
Hình dạng
Kích thước
Đứng
Hình chữ nhật
Chiều cao h
Bằng
Hình chữ nhật
Chiều dài a, bề rộng b
Cạnh
Hình chữ nhật
3.
Hình chiếu
Hình dạng
Kích thước
Đứng
Hình chữ nhật
Chiều cao h
Bằng
Tam giác đều
Chiều dài cạnh đáy và chiều cao đáy
Cạnh
Hình chữ nhật
Hoạt động 4: Tìm hiểu về hình chiếu vuông góc của khối tròn xoay
a) Mục tiêu: Nhận biết được hình trụ, hình nón và hình cầu, từ đó có thể vẽ được các hình chiếu của hình trụ, hình nón và hình cầu.
b) Nội dung: HS đọc nội dung mục IV trang 13 – 15 SGK, quan sát các Hình 2. 9 và 2.10, trả lời câu hỏi Khám phá trong mục.
c) Sản phẩm: Vẽ vào vở hình chiếu vuông góc của khối tròn xoay, các câu trả lời câu hỏi Khám phá mục IV trang 13 – 15 SGK
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:
* Khối tròn xoay
– GV có thể tạo mô hình các khối tròn xoay làm dụng cụ trực quan giúp HS hiểu dễ dàng hơn.
– GV yêu cầu HS đọc nội dung mục IV SGK trang 13 kết hợp quan sát Hình 2.9 và trả lời các câu hỏi:
+ Khối tròn xoay là gì?
+ Kể tên một số khối tròn xoay thường gặp
– GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi Khám phá mục IV.1 SGK trang 14:
Quan sát Hình 2.9 và cho biết: Khi quay hình chữ nhật, hình tam giác vuông, nửa hình tròn quanh một trục cố định ta được các khối tròn xoay nào?
* Vẽ hình chiếu vuông góc của khối tròn xoay
– GV chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm thực hiện nhiệm vụ sau:
+ Nhóm 1 + 2: Tìm hiểu hình chiếu vuông góc của khối trụ
Đọc nội dung mục IV.2 SGK trang 14, quan sát Hình 2.10a và trả lời các câu hỏi: Các hình chiếu vuông góc của khối trụ là hình gì? Chúng thể hiện các kích thước nào của khối trụ?
+ Nhóm 3 + 4:
Advertisement
Đọc mục IV.2 SGK, trả lời câu hỏi: Quan sát Hình 2.10b và nêu đặc điểm các hình chiếu của hình cầu.
– GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi Khám phá mục IV.2 SGK trang 14:
Quan sát Hình 2.10 em hãy cho biết h và d thể hiện kích thước nào của vật thể?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập:
– HS đọc thông tin mục IV SGK trang 13 – 14, quan sát hình ảnh 2.9, 2. 10 và trả lời câu hỏi Khám phá của mục.
– HS xung phong trình bày kết quả.
– Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện:
GV nhận xét câu trả lời của HS và chuyển sang nội dung tiếp theo.
IV. Hình chiếu vuông góc của khối tròn xoay
1. Khối tròn xoay
– Khối tròn xoay được tạo thành khi quay một hình phẳng quanh một trục cố định.
– Một số khối tròn xoay thường gặp:
+ Khối trụ
+ Khối nón
+ Khối cầu
Trả lời câu hỏi Khám phá mục IV.1 SGK trang 14:
+ Khi quay hình chữ nhật quanh một trục cố định ta được khối trụ
+ Khi quay hình tam giác vuông quanh một trục cố định ta được khối tròn
+ Khi quay nửa hình tròn quanh một trục cố định ta được khối cầu.
2. Vẽ hình chiếu vuông góc của khối tròn xoay
– Do tính đối xứng, các khối tròn xoay thường chỉ biểu diễn hai hình chiếu:
+ Hình chiếu đứng và hình chiếu bằng
+ Hình chiếu đứng và hình chiếu cạnh
Hình chiếu vuông góc của khối trụ
– Nếu hướng chiếu dọc theo đường trục của hình trụ thì hình chiếu thu được là hình tròn.
– Nếu hướng chiếu vuông góc với đường trục thì hình chiếu thu được là hình chữ nhật.
Các hình chiếu vuông góc của hình cầu
– Các hình chiếu vuông góc của hình cầu đều là hình tròn, có đường kính bằng đường kính hình cầu.
Trả lời câu hỏi Khám phá mục IV.2 SGK trang 14:
+ h là chiều cao khối trụ
+ d là đường kính mặt đáy hình tròn của khối trụ và đường kính hình cầu.
IV. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (THỰC HÀNH)
a) Mục tiêu: HS luyện tập về hình chiếu vuông góc của khối hình học cơ bản thông qua các bài tập
b) Nội dung: HS làm bài tập trắc nghiệm và luyện tập SGK trang 10 – 15.
c) Sản phẩm học tập: Đáp án các câu trắc nghiệm, bài luyện tập.
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:
– GV tổng hợp các kiến thức cần ghi nhớ cho HS:
+ Bản vẽ kĩ thuật sử dụng phép chiếu vuông góc để biểu diễn vật thể
+ Trên mặt phẳng giấy vẽ, các hình chiếu phải đặt đúng vị trí theo quy định
+ Khối đa diện là hình không gian được bao bởi các mặt là các đa giác
+ Khối tròn xoay được tạo thành khi quay một hình phẳng quanh một trục cố định
– GV cho HS làm bài tập trắc nghiệm:
Câu 1: Khi chiếu một vật thể lên một mặt phẳng, hình nhận được trên mặt phẳng đó gọi là:
Câu 2: Để diễn tả chính xác hình dạng vật thể, ta chiếu vuông góc vật thể theo:
Câu 3: Hình chiếu đứng của hình hộp chữ nhật có hình dạng:
Câu 4: Hình nón có hình chiếu đứng là tam giác cân, hình chiếu bằng là:
Kinh Tế Khu Vực Đô Thị Đóng Góp 85% Grdp Của Hà Nội Vào Năm 2025
UBND thành phố Hà Nội vừa quyết định phê duyệt Đề án “Phát triển kinh tế đô thị thành phố Hà Nội”.
Đề án này nhằm cụ thể hóa Nghị quyết số 15-NQ/TW của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; chương trình số 02 của Thành ủy Hà Nội về “Đẩy mạnh đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế và hội nhập quốc tế, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh, phát triển kinh tế Thủ đô nhanh và bền vững giai đoạn 2023 – 2025” và chương trình số 03 của Thành ủy Hà Nội về “Chỉnh trang đô thị, phát triển đô thị và kinh tế đô thị thành phố Hà Nội giai đoạn 2023 – 2025″…
Ngoài các chỉ tiêu được xác định trong Chương trình số 03 của Thành ủy, Đề án này còn bổ sung một số chỉ tiêu: kinh tế khu vực đô thị đóng góp chủ yếu vào tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) toàn thành phố, đến năm 2025 là 85% và năm 2030 là 90%; tỷ trọng kinh tế số trong GRDP đạt 30% vào năm 2025 và 40% vào năm 2030.
UBND thành phố Hà Nội vừa quyết định phê duyệt Đề án “Phát triển kinh tế đô thị thành phố Hà Nội”. Ảnh min họa.
Khám Phá Thêm:
Nước chảy chỗ trũng: Công chúa Huawei kiếm lời 1,4 triệu USD khi bán căn hộ áp mái ở Hồng Kông
Hà Nội phấn đấu đến năm 2025, doanh số thương mại điện tử chiếm 10%, so với tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng trên địa bàn thành phố, đến năm 2030 tăng 20%; tốc độ tăng trung bình hằng năm so với năm trước khoảng 20%; giá trị gia tăng dịch vụ lưu trú và ăn uống tăng 15 – 20%; giá trị gia tăng ngành giáo dục – đào tạo tăng 20 – 25%; giá trị gia tăng dịch vụ y tế tăng 25 – 30%; giá trị gia tăng dịch vụ nghệ thuật, vui chơi, giải trí tăng 20 – 25%.
Mặc dù khu vực đô thị chỉ chiếm trên 10% diện tích của cả thành phố, nhưng khu vực này ngày càng giữ vị trí, vai trò quan trọng đối với sự tăng trưởng, phát triển kinh tế – xã hội của Thủ đô thời gian qua và trong tương lai. Kinh tế khu vực đô thị đã khẳng định vai trò là động lực phát triển kinh tế, hạt nhân thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động của thành phố.
Advertisement
Giai đoạn 2023 – 2023, thu ngân sách tại khu vực đô thị chiếm tỷ trọng lớn, khoảng 78,8% so với toàn thành phố. Năm 2023, đóng góp khu vực đô thị là 79,92%. Các quận thuộc nhóm đầu về số thu ngân sách với số thu trên 10 nghìn tỷ đồng như: Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Long Biên, Thanh Xuân, Bắc Từ Liêm…
Cũng trong giai đoạn này, khu vực 12 quận và thị xã Sơn Tây trung bình đóng góp khoảng 80% số doanh nghiệp và khoảng 90% vốn sản xuất, kinh doanh bình quân hằng năm của các doanh nghiệp. Trong ngành thương mại, dịch vụ, khu vực này đóng góp số cơ sở kinh doanh thương mại, dịch vụ cá thể gần 50%…
Vải Bố Là Gì? Đặc Điểm, Nguồn Gốc, Phân Loại Các Loại Vải Bố
Vải bố thô
Vải bố là gì?Vải bố còn có rất nhiều tên gọi phổ biến khác như vải canvas hay vải thô cotton. Vải bố sở hữu chất liệu dày, cao cấp, độ bền vô cùng cao. Chất liệu vải bố được hình thành bởi những sợi gai dầu nên có kết cấu chắc chắn và bề mặt khá thô.
Người ta thường sử dụng vải bố trong hầu hết những sản phẩm xuất hiện trong đời sống hàng ngày như quần áo, balo, giày dép, túi xách, vỏ gối với nhiều kiểu dáng và màu sắc thiết kế khác nhau.
Vải bố là vải gì
2 gam màu chính của loại vải bố này là nâu nhạt và nâu đậm nhưng tùy thuộc vào mục đích sử dụng của khách hàng, nhiều đơn vị sản xuất đã bổ sung thêm vào bảng màu vải bố nhung với những gam màu sặc sỡ hơn.
Chất liệu vải bố là gì
Nguồn gốc xuất xứ của vải bốNhững mảnh vải bố được làm từ sợi gai dầu lần đầu tiên được sản xuất và trao đổi giữa những người Saracens, Moors với những người làm ăn buôn bán châu Âu khi đi qua Tây Ban Nha và Ý vào thế kỷ thứ 8.
Đến thế kỷ 14, 15, người Venise và Barcelona đã kết hợp những sợi bông để dệt cùng cây gai dầu để tạo thành kiểu dệt vải bố như bây giờ.
Những tấm vải bố được dùng để bọc cánh cối xay gió hoặc làm buồm cho những chiếc thuyền của thương buôn phải lênh đênh nhiều ngày trên biển vì có độ bền chắc tuyệt vời.
Nguồn gốc vải bố
Đặc điểm của vải bốDo được hình thành từ những sợi cây gai dầu nên vải bố sở hữu một số đặc điểm vô cùng nổi bật như:
– Bề mặt vải bố khá thô ráp, cứng hơn một số loại vải như cotton, satin,… nhưng độ dày và sự bền bỉ trong quá trình sử dụng của vải bố luôn đứng top đầu.
– Vải bố sở hữu khả năng chống ẩm mốc, chống thấm đặc biệt tốt.
– Do được làm hoàn toàn từ những loại cây có nguồn gốc thiên nhiên nên vải bố có độ an toàn với sức khỏe và môi trường đặc biệt cao.
– Sử dụng vải bố, bạn sẽ không còn phải lo lắng về vấn đề bề mặt vải bị nhăn hay khó gấp gọn như những kiểu vải có bề mặt trơn láng như lụa, satin…
– Quá trình vệ sinh vải bố cũng dễ dàng nên được ứng dụng phổ biến trong hầu hết những đồ dùng sinh hoạt hàng ngày của con người.
Vải bố trang trí
Ưu nhược điểm của vải bốVải bố là loại vải sở hữu rất nhiều ưu điểm nổi bật như khối lượng nhẹ, khả năng chống thấm tốt, giá thành rẻ. Bên cạnh đó cũng còn tồn tại một vài nhược điểm nhỏ như dễ bị rách bởi những vật nhọn hoặc thời gian giặt lâu khô.
Ưu điểm của vải bố– Khối lượng của vải bố nhẹ hơn hẳn so với những loại vải hiện đang được sử dụng trên thị trường nên trong quá trình bảo quản và vệ sinh tiết kiệm được rất nhiều công sức.
– Khả năng chống thấm tốt do có kết cấu vải dày dặn, khó ướt khi trời mưa.
– Khả năng giữ màu của vải tốt ngay cả khi phải chống chọi với những điều kiện thời tiết khắc nghiệt trong thời gian dài.
– Vải bố có độ bền cao, an toàn tuyệt đối với sức khỏe người sử dụng và môi trường.
Vải linen bố là gì
Nhược điểm của vải bốBên cạnh những ưu điểm, vải bố cũng có một vài điểm hạn chế với kết cấu độ dày cao nhưng dễ bị các vật có trọng tải lớn hoặc bề mặt sắc nhọn làm rách. Đồng thời đặc điểm này cũng khiến khả năng hong khô của loại vải này mất thời gian hơn hẳn.
Vải bố may nệm ghế
Phân loại các loại vải bố phổ biếnDựa vào thành phần, đặc điểm cấu tạo, định lượng vải, người ta chia vải bố thành những loại khác nhau phục vụ nhu cầu sử dụng đa dạng của khách hàng. Hiện nay, trên thị trường đang cung cấp chủ yếu 4 loại vải bố bao gồm vải bố thái, vải bố linen (lanh), vải bố cotton (sợi dệt từ cotton) và vải bố kaki.
Vải bố cao cấp
Vải bố tháiVải bố thái là loại vải được dệt trực tiếp bởi những sợi gai dầu nên sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật như độ bền tốt, khả năng chịu được nhiệt độ cao và chống thấm, chống ẩm mốc hiệu quả.
Tuy nhiên, vải bố canvas thái này cùng còn tồn tại một số hạn chế nhất định về giá trị thẩm mỹ, vải thô, khá cứng nên chỉ thích hợp dùng để làm các tấm bạt.
Vải bố giường xếp.
Vải linen bố (Sợi dệt từ vải lanh)Sợi dệt từ vải lanh hay còn được gọi là vải linen bố cũng là một nguyên liệu quan trọng để phân loại vải bố. Tuy nhiên, kỹ thuật dệt loại vải bố canvas này khá phức tạp, nguyên liệu và thời gian sản xuất cũng tốn kém nên thường không được sử dụng phổ biến.
Mức giá thành của sản phẩm này cũng hao hơn hẳn so với những loại vải bố khác như vải bố thái, vải bố kaki hay vải bố cotton.
Vải linen bố
Vải bố cotton (sợi dệt từ cotton)Vải bố khi kết hợp từ những sợi dệt cotton mang lại một hiệu ứng tuyệt vời, trở thành loại vải được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Trong thành phần vải, đôi khi các nhà sản xuất thường kết hợp với sợi bông để mang lại độ mềm mại và giá trị thẩm mỹ cao hơn.
Vải bố dệt từ cotton có độ bền cao, bề mặt vải đẹp và có giá thành rẻ hơn nhiều so với kiểu vải dệt từ vải lanh nên hầu hết những mặt hàng thời trang yêu cầu cả 2 yếu tố bền, đẹp đều được làm từ loại vải này.
Vải bố cotton là vải gì – Vải bố hoa văn
Vải bố kakiVải bố kaki là loại vải được sản xuất với định lượng 14oz, được làm từ 100% sợi polyester nên rất bền, được ứng dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực như làm vải bố may rèm, vải bố quần ống chữa cháy hay những mẫu bọc ghế sofa.
Vải bố may rèm
Vải bố tổng hợp (sợi tổng hợp từ nylon và PE)Vải bố tổng hợp được dệt từ những sợi tổng hợp PE và nylon có độ phân hủy thấp và cũng sở hữu độ bền nhất định nên cũng có tính ứng dụng cao.
Vải bố mỏng
Cách bảo quản vải bốTuy được đánh giá là loại vải có độ bền thuộc hàng top trong tất cả các loại vải đang được sử dụng trên thị trường nhưng để giữ cho các sản phẩm luôn bền đẹp như mới, bạn cần bỏ túi thêm 1 số nguyên tắc cụ thể như sau:
– Vải bố không nên giặt bằng máy giặt bởi chức năng vắt sạch của máy sẽ làm vải dễ bị mất form, bay màu,… rất mất thẩm mỹ.
– Khi không sử dụng tới những tấm vải bố, nhiều người thường có thói quen gấp gọn để tiết kiệm diện tích lưu trữ. Tuy nhiên, những vết gấp lâu ngày sẽ rất khó là thẳng, dẫn tới làm mất form sản phẩm nên rất cần hạn chế thao tác gấp vải bố trong thời gian dài.
– Túi xách bằng vải bố hoặc balo vải bố không nên chứa quá nhiều đồ bởi trọng lượng lớn trong thời gian dài sẽ làm túi nhanh hỏng hơn.
Vải bố may túi xách.
Cách nhận biết vải bố– Quan sát vải bố bằng mắt sẽ thấy bề mặt vải thô cứng, không có độ mềm mại như những loại vải khác vì được làm từ sợi gai dầu chưa qua sơ chế.
– Đốt vải thấy vải cháy vón cục, không có tro và mùi giống với nhựa thì đây chính là vải bố.
Vải bố decor
Ứng dụng của vải bốCó thể thấy rằng, mức độ linh hoạt của vải bố là vô cùng tốt khi có khả năng đáp ứng được rất nhiều yêu cầu trong thiết kế các sản phẩm trong đời sống.
Một số ứng dụng phổ biến của vải bố phải kể đến như trong lĩnh vực thời trang, đồ gia dụng, đồ nội thất và làm tranh treo tường trang trí rất đẹp.
Vải bố cao cấp là vải gì
Vải bố trong sản xuất đồ nội thấtTrong lĩnh vực nội thất, người ta thường sử dụng một số mẫu vải bố nhung hay vải bố bo gân cao cấp,… để sản xuất các sản phẩm như vải bố bọc ghế sofa, bọc giường xếp hoặc may rèm.
Ưu điểm về sự bền bỉ của vải bố trong trường hợp này được phát huy tối đa, giúp người sử dụng không còn lo lắng thường xuyên phải thay đổi những mẫu ga giường, đệm, rèm… bởi chất liệu vải nhanh xuống cấp.
Bên cạnh đó, khi sử dụng vải bố may rèm, bạn cũng sẽ hoàn toàn yên tâm bởi độ dày của sản phẩm sẽ ngăn cản những tia UV xuyên thấu qua vải, xâm nhập vào không gian nhà, làm ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của gia đình.
Vải bố thun
Vải bố trong thời trangTrong lĩnh vực thời trang, vải bố cũng được sử dụng rất phổ biến do phát huy được độ thoáng mát, thoải mái khi sản xuất các trang phục như vải bố may đầm hay giày vải bố vô cùng ấn tượng.
Những item thời trang được làm từ vải bố có trọng lượng nhẹ, màu sắc trẻ trung, cá tính, giúp cơ thể được thông thoáng, mỗi bước di chuyển đều trở nên nhẹ nhàng, thanh thoát.
Những tone màu trầm của vải bố canvas như nâu đậm hoặc nâu nhạt đôi khi còn biến tấu những chiếc túi xách, balo được làm từ chất liệu này theo phong cách bụi bặm, phá cách.
Vải bố balo
Vải bố trong thiết kế tranh trang tríTrong lĩnh vực thiết kế tranh trang trí, vải bố là sự lựa chọn vô cùng hoàn hảo bởi loại vải này có độ dày dặn, độ liên kết giữa các sợi dệt tốt cũng như khả năng lên màu hiệu quả.
Trên thị trường hiện nay đã cung cấp rất đa dạng những mẫu tranh trang trí được làm từ vải bố thô thông qua hình thức in hình công nghiệp hoặc vẽ tay trực tiếp.
Dù được sản xuất theo hình thức nào thì vải bố cũng phát huy rất tốt những ưu điểm của mình đang có để tạo nên những nét hồn sinh động cho bức tranh.
In vải bố
Mua vải bố ở đâu tphcmCông ty TNHH MTV Sơn Tuyên Phát
Địa chỉ: 157/1A, Tô Ký, Ấp Tam Đông 1, Xã Thới Tam Thôn, Hóc Môn, TP HCM.
Giá vải bố: dao động từ 16.000 đến 45.000 VNĐ/1 mét tùy thuộc vào phân loại vải.
Công ty Trí Việt
Địa chỉ: 25/10 Hoàng Việt, Phường 4, Quận Tân Bình, TP HCM.
Giá vải bố: từ 32.000 đến 45.000 VNĐ/1 mét tùy thuộc vào độ dày của vải.
Công ty TNHH Dệt Sài Gòn RITA
Địa chỉ: Số 30/7 đường số 1, KP Ông Nhiêu, phường Long Trường, Quận 9, TP HCM
Giá vải bố: khoảng 40.000 VNĐ/1 mét phụ thuộc vào màu sắc của vải.
Vải bố mềm
Cập nhật thông tin chi tiết về Công Bố Đồ Án Quy Hoạch Phân Khu Đô Thị Xuân Mai trên website Zlmn.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!