Xu Hướng 10/2023 # Chiropractic Là Gì? Có Hiệu Quả Như Thế Nào? # Top 10 Xem Nhiều | Zlmn.edu.vn

Xu Hướng 10/2023 # Chiropractic Là Gì? Có Hiệu Quả Như Thế Nào? # Top 10 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Chiropractic Là Gì? Có Hiệu Quả Như Thế Nào? được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Zlmn.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

1. Tìm hiểu Chiropractic là gì?

Chiropractic hay còn có tên gọi khác là Trị liệu thần kinh cột sống, phương pháp này được ra đời từ năm 1895 tại Mỹ bởi Daniel David Palmer. Sau hơn 20 năm phát triển, cho đến nay Chiropractic đã trở thành một phương pháp điều trị phổ biến, được công nhận tại 65 quốc gia với hơn 70.000 trung tâm Chiropractic và hơn 100 triệu người Mỹ cùng các nước châu Âu tin tưởng. Nhiều con số thống kê cho biết, hàng nghìn bệnh nhân tại Châu Âu đã thoát khỏi cơn đau khó chịu do thoái hóa cột sống và thoát vị đĩa đệm gây ra khi áp dụng điều trị Chiropractic.

2. Nguyên lý hoạt động của phương pháp Chiropractic

Tất cả hoạt động của cơ thể đều chịu sự chỉ đạo của hệ thần kinh trung ương – giữ vai trò chủ chốt trong bảo vệ sức khỏe và phòng ngừa bệnh tật. Do đó khi các đốt sống bị sai lệch khỏi vị trí ban đầu không chỉ dẫn tới rất nhiều bệnh lý mà còn chèn ép lên các dây thần kinh đi ngang qua nó, khiến tín hiệu truyền dẫn bị rối loạn, từ đó người bệnh có cảm giác đau nhức lâm sàng.

Dựa trên nguyên lý hoạt động giữa sức khỏe của con người và cấu trúc hệ xương, hệ cơ, hệ thần kinh phương pháp Chiropractic sẽ can thiệp từ gốc rễ của bệnh. 

Bằng cách sử dụng lực bàn tay nắn chỉnh xương khớp nhẹ nhàng, các bác sĩ Trị liệu Thần kinh Cột sống (Chiropractor) tiến hành điều chỉnh vùng cơ, dây chằng đốt sống bị lệch về đúng vị trí vốn có. Đồng thời, kéo căng, giãn cơ bắp theo các hướng khác nhau để giải phóng sự chèn ép. Nhờ đó, giúp cơ thể người bệnh quay trở lại trạng thái cân bằng, triệt tiêu cơn đau nhức, tự chữa lành các tổn thương ở khắp các cơ quan mà không dùng thuốc.

3. Lợi ích vượt trội Chiropractic mang lại

Chiropractic là phương pháp điều trị bảo tồn không xâm lấn giúp cơ thể tự chữa lành. Chính vì thế, lợi ích hàng đầu mà người bệnh hoàn toàn yên tâm là không phải lo lắng về tác dụng phụ khi dùng thuốc hay gây đau đớn như phẫu thuật.

Cùng với đó, trị liệu thần kinh cột sống Chiropractic còn có thể áp dụng để điều trị hiệu quả các bệnh lý về cơ, xương, khớp & thần kinh cột sống như:

Đau cột sống thắt lưng

Đau thần kinh tọa

Thoái hóa đốt sống lưng

Thoát vị đĩa đệm đốt sống lưng

Thoái hóa đốt sống cổ

Thoát vị đĩa đệm cổ

Đau đầu, đau nửa đầu

Cong vẹo cột sống

Đau mỏi vai, cổ, gáy

Các chấn thương do tai nạn hoặc thể thao

4. Địa chỉ nắn chỉnh cột sống uy tín tại TPHCM

Hiện nay, địa chỉ chuyên điều trị các bệnh về cơ, xương, khớp bằng phương pháp nắn chỉnh cột sống Chiropractic tại TPHCM được nhiều người tin tưởng lựa chọn, đồng thời là nơi tiên phong ứng dụng liệu pháp này một cách bài bản là phòng khám ACC – đơn vị chuyên khoa Thần Kinh Cột Sống hàng đầu tại Việt Nam.

Khi điều trị tại ACC, mỗi bệnh nhân đều được xây dựng liệu trình điều trị riêng biệt, tùy vào mức độ tổn thương sẽ được kết hợp với các loại vật lý trị liệu bằng máy móc hiện đại, tân tiến nhất như tia laser thế hệ IV, máy kéo giãn giảm áp cột sống DTS, sóng xung kích Shockwave,… giúp đẩy nhanh quá trình hồi phục bệnh. Phòng khám ACC còn sở hữu đội ngũ bác sĩ Chiropractor nước ngoài có bằng cấp quốc tế, chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm nên người bệnh hoàn toàn yên tâm điều trị.

Đặc biệt, nhằm giúp người bệnh có thể tìm tới địa chỉ nắn chỉnh cột sống uy tín, hiệu quả để trị tận gốc căn bệnh của mình dễ dàng, ACC mở rộng nhiều phòng khám trên toàn quốc:

Chi nhánh 1: 99, Nguyễn Du, Phường Bến Thành, Quận 1, TP. HCM. Tel: (028) 3939 3930.

Chi nhánh 2: Lầu 1, 86 Tản Đà, Phường 11, Quận 5, TP. HCM. Tel: (028) 3838 3900.

Chi nhánh 3: 44 Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Tel: (024) 3265 6888.

Chi nhánh 4: 112 – 116, Đường 2 tháng 9, Quận Hải Châu, Đà Nẵng. Tel: (0236) 3878 880.

Chăm Sóc Bệnh Nhân Sau Mổ Bướu Giáp Như Thế Nào Là Hiệu Quả

Mổ bướu giáp là một trong những điều trị hiệu quả cho người mắc bướu tuyến giáp. Với những kỹ thuật hiện đại ngày nay, mổ bướu giáp ngày càng mang lại nhiều lợi ích tích cực cho người bệnh. Tuy nhiên, nhiều người băn khoăn chăm sóc bệnh nhân sau mổ bướu giáp như thế nào. Qua bài viết này, YouMed sẽ trả lời câu hỏi đó giúp bạn.

Bướu giáp là sự tăng lên về kích thước tuyến giáp một cách bất thường. Một số bướu nhỏ dễ phát hiện nhân giáp

Bướu giáp có thể gây ra nhiều triệu chứng như cường giáp hay suy giáp. Triệu chứng xảy ra khi hormone giáp tăng cao hay giảm thấp tương ứng trong máu. Tùy vào nguyên nhân gây ra bướu, có rất nhiều cách điều trị bướu giáp khác nhau.

Hiện nay, các bệnh viện có 3 phương pháp chính trong điều trị bướu giáp hiệu quả.

Xạ trị

Xạ trị là lựa chọn cho bệnh nhân chống chỉ định với phẫu thuật và bệnh nhân bướu giáp nhân lành tính. Đa số xạ trị dành cho bệnh nhân cường giáp. Thuốc xạ được đưa vào cơ thể qua đường miệng và theo máu đến tuyến giáp. Thông qua đó, thuốc xạ sẽ loại bỏ bớt mô giáp cũng như hormone giáp.

Thuốc

Thuốc là điều trị chính yếu cho bệnh nhân suy giáp. Một số bệnh nhân cường giáp cũng được chỉ định thuốc kháng giáp nếu không nặng. Hơn nữa, thuốc là điều trị hỗ trợ cho cả xạ trị và phẫu thuật.

Phẫu thuật

Mổ bướu giáp là phương pháp điều trị triệt để cho người bệnh. Cách chăm sóc bệnh nhân sau mổ bướu giáp được quyết định một phần bởi sự thành công của cuộc phẫu thuật. Tuy nhiên, mổ là phương pháp điều trị xâm lấn và có thể gây đSau đớn cho bệnh nhân, vì vậy cần có những chỉ định cụ thể.

Mổ bướu tuyến giáp được chỉ định trong các trường hợp sau:

Cường giáp nặng không thể điều trị với xạ và thuốc.

Bướu giáp to làm mất thẩm mỹ hay gây khó thở, khó nuốt hay bướu thòng trung thất.

Bướu lành tuyến giáp có nguy cơ diễn tiến thành ung thư.

Ung thư tuyến giáp.

Ung thư hạch quanh tuyến giáp.

Các ung thư khác di căn tới tuyến giáp.

Những biến chứng có thể xảy ra sau mổ

Mổ bướu giáp thường ít xảy ra tai biến. Chăm sóc bệnh nhân sau mổ bướu giáp tùy thuộc vào biến chứng xảy ra sau mổ. Nếu có, các biến chứng có thể gặp là:

Hạ canxi máu, suy tuyến cận giáp.

Liệt dây thanh gây khàn giọng.

Nhiễm trùng vết mổ.

Hội chứng Horner.

Chán ăn.

Dò bạch huyết.

Suy giáp sau mổ.

Khối máu tụ sau mổ.

Mục đích việc chăm sóc

Chăm sóc bệnh nhân sau mổ bướu giáp nhằm sớm phát hiện các biến chứng và giúp kiểm tra sự thành công của cuộc mổ.

Đối với bệnh nhân đã xảy ra biến chứng, chăm sóc bệnh nhân sau mổ bướu giáp giúp giảm mức độ ảnh hưởng của nó lên bệnh nhân. Hơn nữa, còn giúp tiên lượng khả năng tái phát của bệnh.

Cách chăm sóc người bệnh tốt nhất

Mỗi người bệnh sau khi mổ sẽ được theo dõi ít nhất một ngày tại bệnh viện. Việc nằm viện giúp kiểm soát các triệu chứng, và phát hiện nhanh các tai biến sớm sau mổ. Sau xuất viện, người nhà cần chủ động nhắc nhở, theo dõi sát sao bệnh nhân để kịp phát hiện những bất thường.

Tự theo dõi tại nhà

Một số bệnh nhân sẽ bị khàn tiếng. Khàn tiếng làm bệnh nhân khó nói to và cảm thấy rất mệt khi nói chuyện, khó cử động lưỡi. Người nhà cần khuyên bệnh nhân tránh nói chuyện nhiều và triệu chứng này có thể sẽ từ từ hết trong vài ngày hay vài tuần. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài thì bệnh nhân nên đến gặp bác sĩ để có hướng xử trí phù hợp.

Đối với bệnh nhân có các triệu chứng suy giáp sau mổ. Thông thường sau mổ bệnh nhân sẽ được cho thuốc hormone bổ sung để phòng ngừa suy giáp. Sau một thời gian sẽ có chỉ định ngưng thuốc này. Nhưng nếu bệnh nhân có dấu hiệu suy giáp nặng thì cần đến gặp bác sĩ để được tư vấn kỹ hơn.

Săn sóc vết mổ

Chăm sóc bệnh nhân sau mổ bướu giáp quan trọng nhất là săn sóc vết mổ. Tùy thuộc vào kích thước vết mổ, nếu không nhiễm trùng, bệnh nhân cần chú ý:

  Không tắm hay bơi lội cho tới khi vết mổ lành.

  Nếu có sưng, đỏ, đau cần phải nhập viện ngay để được cho thuốc hợp lý.

  Nghỉ ngơi ít nhất 2 tuần trước khi quay lại công việc.

  Nằm đầu cao để máu được lưu thông tốt, tránh bị phù vùng mổ.

Tái khám định kỳ tại viện

Sau xuất viện, người nhà cần đưa bệnh nhân tái khám định kỳ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ để đánh giá:

Vết mổ đã lành chưa và săn sóc vết mổ.

Đánh giá khả năng hồi phục sức khỏe, các triệu chứng hạ can-xi máu hay thay đổi giọng nói.

Điều chỉnh thuốc.

Kiểm tra kết quả phẫu thuật bằng các xét nghiệm.

Tham vấn về kế hoạch điều trị tiếp theo.

Tham vấn với các bác sĩ chuyên khoa khác điều trị các bệnh đồng mắc, nhất là đối với bệnh nhân ung thư giáp.

Những lưu ý dành cho bệnh nhân sau mổ

Ngoài cách chăm sóc bệnh nhân sau mổ bướu giáp tại viện, người thân cũng cần nhắc nhở bệnh nhân điều chỉnh thói quen của mình:

Kiêng vận động mạnh, la hét nhiều.

Kiêng đụng chạm vào vết mổ khi chưa lành.

Kiêng ăn đồ cứng, cay, nóng.

Ngưng hút thuốc lá.

Hạn chế rượu bia.

Nghỉ ngơi nhiều nhất có thể.

Tránh stress quá nhiều.

Dị Hóa Là Gì? Có Vai Trò Như Thế Nào?

Dị hóa là một khái niệm thể hiện sự tập hợp nhiều chuỗi phản ứng chuyển hóa. Có tác dụng phân hủy những phân tử lớn thành các đơn vị nhỏ hơn. Hoặc trải qua quá trình oxy hóa để giải phóng năng lượng cho cơ thể hoạt động. Ngoài ra, sản phẩm của quá trình dị hóa còn được sử dụng cho các phản ứng đồng hóa khác.

Trong quá trình dị hóa, các phân tử lớn như polisaccarit, lipid, acid nucleic và protein sẽ bị phá vỡ thành các đơn vị cấu trúc nhỏ hơn. Chẳng hạn như monosaccarid, các axit béo, các nucleotide và các axit amin.

Năng lượng được tích lũy trong quá trình đồng hóa sẽ được phóng thích trong quá trình dị hóa. Với mục đích là để cung cấp lại cho quá trình tổng hợp của đồng hóa.

Hai quá trình đồng hóa và dị hóa tuy trái ngược nhau nhưng có sự hỗ trợ lẫn nhau. Nếu không có đồng hóa thì sẽ không có nguyên liệu cho quá trình dị hóa. Và ngược lại, không có dị hóa thì sẽ không tạo ra năng lượng cho quá trình đồng hóa.

Nói một cách đơn giản hơn, dị hóa kết hợp với đồng hóa tạo nên một tổng thể quá trình trao đổi chất cho cơ thể sống. Trong đó, con người là một cơ thể sống nên cơ thể người luôn diễn ra song song hai quá trình đồng hóa và dị hóa. Nhờ có dị hóa mới có năng lượng cho cơ thể hoạt động, cũng như có nguyên liệu cho những quá trình đồng hóa tiếp theo.

Các hormon chính của quá trình dị hóa bao gồm:

3.1. Hormon Epinephrine và Norepinephrine

Còn có tên gọi khác tương ứng là Adrenalin và Noradrenalin. Đây là hai loại hormon chính tác động lên hệ thần kinh giao cảm. Hai hormon này có tác dụng giúp tăng nhịp tim, tăng cung lượng tim. Trên phổi, hai hormon này kích thích sự giãn của phế quản để tăng cường trao đổi khí.

Hormon Adrenalin và Noradrenalin được gọi chung là Catecholamin. Chúng được sinh tổng hợp từ Tyrosin dưới tác dụng của một vài enzym trong các tế bào ưa crôm nằm ở tuỷ thượng thận. Những hormon này còn có công dụng tăng đường huyết để tạo năng lượng. Đồng thời tăng đáp ứng của cơ thể với các tác nhân gây stress.

3.2. Hormon Cortisol

Hormone Cortisol cũng được tuyến thượng thận sản xuất. Đây được gọi là hormone căng thẳng. Cortisol được giải phóng khi chúng ta hoảng sợ, hồi hộp, lo âu hoặc có cảm giác khó chịu. Hormone này sẽ làm tăng huyết áp, tăng đường huyết và ức chế quá trình viêm trong cơ thể.

3.3. Hormon Cytokin

Cytokin có bản chất là một loại protein nhỏ. Với vai trò điều chỉnh sự giao tiếp và liên hệ giữa các tế bào trong cơ thể. Cytokine sẽ được sản xuất và phân hủy trong cơ thể một cách liên tục. Các axit amin của chúng sẽ được tái sử dụng cho những quá trình cần thiết khác.

Interleukin và lymphokine chính là hai hóa chất điển hình của Cytokin. Chúng thường được giải phóng với tác dụng đáp ứng miễn dịch. Nhằm bảo vệ cơ thể trước sự xâm lấn của vi khuẩn, virus, khối u hoặc các chấn thương.

3.4. Hormon Glucagon

Glucagon là một hormon được sản xuất từ tế bào Alpha của tuyến tụy nội tiết. Hormon này có tác dụng kích thích sự phân hủy glycogen thành glucose. Glycogen được dự trữ trong các tế bào gan. Khi cơ thể thiếu Glucose, cần nhiều năng lượng hơn, glucagon sẽ kích thích gan dị hóa glycogen. Sản phẩm sau cùng và cần thiết chính là Glucose.

Khi cơ thể ở trạng thái đồng hóa, chúng ta sẽ được xây dựng và duy trì khối lượng cơ bắp của bản thân. Khi cơ thể đang ở trạng thái dị hóa, bạn sẽ phá vỡ hoặc giảm khối lượng tổng thể, kể cả mỡ và cơ bắp.

Bạn có thể điều chỉnh khối lượng cơ thể thông qua việc hiểu các quá trình đồng hóa và dị hóa. Cũng như quá trình trao đổi chất tổng thể của cơ thể. Cả quá trình đồng hóa và dị hóa đều gây ra tình trạng giảm hoặc mất chất béo theo thời gian.

Những bài tập dị hóa hầu hết là aerobic, có nghĩa là các bài tập tiêu thụ oxy. Các bài tập này có tác dụng đốt cháy năng lượng và chất béo. Việc sử dụng oxy là yếu tố chủ đạo trong quá trình dị hóa. Bởi vì oxy là chất khử trong hầu hết các phản ứng hóa học.

Các bài tập dị hóa phổ biến nhất là chạy bộ, bơi lội, khiêu vũ, đạp xe. Hoặc có thể là bất cứ hoạt động thể chất nào được thực hiện tối thiểu 20 phút ở cường độ vừa. Yếu tố chủ đạo để đạt được kết quả mong muốn chính là thời gian. Bởi vì sau ít nhất 20 phút, cơ thể sẽ sử dụng chất béo để duy trì nhu cầu năng lượng cần thiết cho cơ thể.

Concealer Là Gì? Concealer Có Tác Dụng Như Thế Nào

Concealer là gì? Concealer có tác dụng như thế nào. Cùng tìm hiểu rõ về Concealer đang thu hút nhiều bạn trẻ quan tâm hiện nay

Vậy concealer là gì? Cách chọn và sử dụng concealer sao cho đúng cách? Và cách sử dụng sao cho hợp lý. Chúng tôi sẽ chia sẻ, giải đáp mọi thắc mắc của bạn ngay đây.

Concealer là gì?

Concealer có nghĩa là kem che khuyết điểm, là một loại mỹ phẩm dùng để che giấu quầng thâm, các đốm tuổi, lỗ chân lông lớn và các vết nhăn nhỏ khác có thể nhìn được trên da.

Kem che khuyết điểm cũng tương tự như kem nền nhưng với tinh chất kem đậm đặc hơn. Nó có độ che phủ tốt hơn các loại kem nền khác gấp nhiều lần.

Ngoài ra, che khuyết điểm được dùng để che đi các sắc tố khác nhau một cách hoàn hảo vào trong tông màu da xung quanh. Vì thế, Concealer là vị cứu tinh của các nàng trong lúc này.

Công dụng của Concealer

Trong tay những thợ trang điểm lành nghề hoặc người có nhiều kinh nghiệm makeup, Concealer có rất nhiều công dụng hữu ích để bạn gái tận dụng.

Che khuyết điểm làn da

Đương nhiên rồi, công dụng chính của kem che khuyết điểm là làm đều màu da ở vùng có khuyết điểm từ nhẹ đến nặng. Các vết thâm, mụn đỏ, nếp nhăn, vết nám, tàn nhang… đều có thể “bay màu” với Concealer chuyên dụng.

Tạo điểm nhấn với đôi vai trần

Hãy kẻ kem che khuyết điểm với tone màu sáng vào vùng xương quai xanh nhô lên, rồi kẻ tone màu đậm vào vùng hõm xuống. Sau đó dùng mút tán đều để màu được tự nhiên.

Như vậy, bạn có thể làm nổi bậc xương quai xanh – vùng có một sức quyến rũ với phái mạnh, rất thích hợp để diện váy trễ vai trong những buổi tiệc, buổi đi chơi, hẹn hò…

Giảm vùng mắt bị lem

Dùng Concealer thoa lên vùng phấn mắt hoặc mascara bị lem sẽ giúp che đi những phần màu bị nhòe, thấm nước nếu chẳng may bạn gặp phải trời mưa.

Mi cong, dày hơn

Trước khi sử dụng mascara, bạn gái có thể dùng chổi chuốt đều một lớp kem che khuyết điểm theo chiều vuốt xuống trên mi mắt. Sự kết hợp của cả concealer và mascara sẽ khiến hàng mi dày dặn, đôi mắt long lanh hơn rất nhiều.

Giúp má hồng tự nhiên hơn

Bạn sẽ dễ dàng sở hữu một đôi má ửng hồng vô cùng tự nhiên và tươi tắn nếu trước khi đánh phấn má bạn đã dặm đều một chút Concealer lên vùng gò má.

Tạo lớp son bền màu

Một lớp concealer được thoa lên môi sẽ có tác dụng không khác gì son dưỡng, giúp màu son chính mềm mịn và bền lâu hơn.

Tạo ra vùng highlight tốt hơn

Một điều bất ngờ mà nhiều người không biết đó là khi trộn kem che khuyết điểm có màu sáng vào cùng highlight và dưỡng mắt, sau đó thoa một lớp mỏng lên vùng da sẫm màu trên mắt, vùng quầng thâm… Bạn sẽ có được vùng highlight hiệu quả hơn nhiều.

Cho đôi môi dày hơn

Chỉ cần dùng tay xoa đều một chút kem với tone màu sáng vào giữa môi trên và môi dưới, đợi kem khô lại thì tiếp tục tô son chính, đôi môi của bạn sẽ trông được đầy đặn hơn. Ngoài ra, bạn gái cũng có thể phủ thêm một lớp son bóng nữa để tăng vẻ quyến rũ.

Concealer có những dạng nào?

Như mình đã nói ở phần trên, kem che khuyết điểm nhưng không phải lúc nào cũng ở dạng kem. Concealer được chia thành 4 loại cơ bản như sau:

Theo trải nghiệm và tìm hiểu, mình có thể phân thành 4 loại chính sau đây:

Liquid Concealer – Dạng lỏng

Liquid Concealer – Dạng lỏng: Loại concealer này phù hợp để che phủ những vết mụn do có kết cấu mỏng nhẹ, hạn chế được tác động lên vùng da đang bị tổn thương. Liquid Concealer dùng được cho cả da dầu, da nhạy cảm.

Cream Concealer – Dạng kem

Cream Concealer – Dạng kem: Đây là loại kem che khuyết điểm mà theo mình là dễ sử dụng và phù hợp với nhiều loại da nhất. Không quá lỏng như Liquid Concealer hay sợ khô khó dùng như Stick Concealer. Kem che khuyết điểm dạng kem giúp chúng mình dễ dàng thao tác hơn rất nhiều.

Stick Concealer – Dạng thỏi

Powder Concealer – Dạng phấn

Powder Concealer – Dạng phấn: Phù hợp với những người có làn da khỏe, thiên hướng khô nhiều. Đây là dạng kem che khuyết điểm có khả năng giữ màu cao nhất nhưng cũng dễ gây “tai nạn” nhất vì các hạt phấn có khả năng đọng lại thành nếp nhăn hay những đường rảnh trên da.

Cách sử dụng Concealer ra sao?

Để sử dụng ẻm như thế nào hiệu quả tốt nhất thì có thể làm theo 4 bước sau:

B1: Giải quyết vùng da mẫn đỏ bạn nên dùng kem che khuyết điểm màu xanh lá. Vì kem màu xanh lá có khả năng trung hòa da ửng đỏ cho lớp nền phẳng phiu không tì vết.

B2: Che quầng thâm mắt là nỗi lo đau đầu khó tả của chị em phái đẹp, nó làm chúng ta trông thật xấu xí và may mắn thay, quy tắc của vòng tròn màu cho phép làn da sáng màu sử dụng một sản phẩm hiệu chỉnh màu vàng để loại bỏ những quầng thâm sậm màu.

B3: Làm sáng da thì bạn nên dùng màu tím nhạt vẽ những đường dài dọc theo đường viền trán và hình bán nguyệt dọc theo hai bên má nơi ánh sáng tự nhiên sẽ chiếu vào nhiều hơn một chút.

B4: Tán đều sau khi hoàn thành việc thoa các màu, sau đó thoa một lớp kem nền lên toàn bộ khuôn mặt như bạn vẫn làm thường ngày.

Một số loại Concealer thường thấy

Pencil Concealer/ Che khuyết điểm dạng bút

Trang điểm dễ dàng hơn và nhanh chóng

Độ che phủ cao

Thích hợp với những vùng khuyết điểm nhỏ

Bất tiện với những vùng da có khuyết điểm lớn

Stick Concealer/ Che khuyết điểm dạng thỏi

Có độ che phủ cao, dễ dàng che các nốt mụn đỏ

Thường tốt cho da mụn vì chứa thành phần Salicylic Acid, một chất trị mụn hiệu quả

Cream Concealer/ Che khuyết điểm dạng kem

Chất lỏng sệt không quá loãng nên dễ thao tác

Ổn cho vùng che khuyết điểm dù lớn hay nhỏ

Khả năng che mụn không quá tốt

Liquid Concealer/ Che khuyết điểm dạng lỏng

Khả năng hòa với màu da rất cao

Thích hợp để che khuyết điểm trên vùng da mỏng như bầu mắt

Không đủ dày để che đi các vết mụn lớn

Phân biệt concealer, foundation và primer

Primer – Kem lót

Primer nên luôn là bước đầu trong bước trang điểm. Sau khi bạn thoa kem dưỡng ẩm, lấy kem lót đánh đều lên. Nó sẽ làm bóng lên trên phần nếp nhăn và lỗ chân lông lớn. Primer tạo ra một lớp nền tảng mịn màng. Và làm cho lớp mỹ phẩm trên mặt giữ được lâu hơn.

Có rất nhiều loại kem lót khác nhau, vì vậy hãy tìm loại phù hợp với làn da của bạn.

Đánh nhẹ kem lót lên mí mắt để tạo ra một lớp nền mịn màng.

Foundation – Kem nền

Kem nền giúp tạo ra tông màu da đồng đều. Để có một làn da hoàn hảo, hãy đặt kem lót, kem che khuyết điểm và sau đó là kem nền.

Một số người thấy tốt nhất khi sử dụng kem che khuyết điểm và sau đó là kem nền. Trong khi những người khác lại thấy điều ngược lại đạt được kết quả tối ưu. Đây là một quyết định cá nhân vì không có cách nào đúng tuyệt đối mà còn phải dựa trên sự phù hợp.

Concealer – Kem che khuyết điểm

Concealer sẽ là bước thứ hai. Kem khuyết điểm không nên được sử dụng trên phấn, kem nền vì chúng có thể bị vón cục và trông lốm đốm. Nếu bạn sử dụng phấn nền, trước tiên hãy sử dụng kem che khuyết điểm. Nhưng không phải lúc nào cũng phải sử dụng kem che khuyết điểm! Đôi khi chúng ta có quầng thâm, mụn nhỏ,… Và đó là nơi mà kem che khuyết điểm phát huy tác dụng.

Google Wifi Là Gì? Có Tính Năng Gì? Hoạt Động Như Thế Nào?

Google Wifi là hệ thống mạng lưới wifi phát ra tín hiệu mạnh mẽ, hoạt động mở rộng trong phạm vi khu vực nhà ở. Do đó, dù bạn sử dụng Internet ở bất kì đâu trong nhà: phòng khách, khu vực bếp, hay khu vực dưới tầng hầm, thì đều nhận được tín hiệu sóng wifi mạnh mẽ.

Mạng lưới Google Wifi chính là vùng phủ sóng của các bộ định tuyến (còn gọi là các điểm phát sóng) được đặt xung quanh nhà nhằm cải thiện và tăng cường tín hiệu đường truyền Internet.

Bộ định tuyến chính được kết nối trực tiếp với thiết bị modem do ISP cung cấp nhưng nó sẽ bị vô hiệu hóa ở chức năng phủ sóng. Thay vào đó, người dùng sẽ cấp nguồn và thiết lập bằng ứng dụng Google Home để kết nối nó với các bộ định tuyến khác – được bố trí ở những vị trí khác nhau trong nhà.

Sau khi được thiết lập, người dùng có thể nhận được tín hiệu wifi mạnh mẽ dù ở bất kì vị trí nào trong nhà.  

Nếu bạn đang sở hữu ngôi nhà có diện tích chừng 1.500 feet vuông (tương đương khoảng 140 mét vuông), thì nên sử dụng một bộ định tuyến Google Wifi duy nhất. Tương tự, với diện tích từ 1.500 feet vuông đến 3.000 feet vuông (140 – 280 mét vuông), thì cần hai bộ định tuyến. 

Nếu nhà bạn có nhiều tầng, thì nên đầu tư ít nhất hai bộ định tuyến, hoặc lắp đặt mỗi tầng một bộ định tuyến để đảm bảo tín hiệu sóng wifi được ổn định.

Google Wifi cung cấp đường truyền Internet ổn định và mạnh mẽ cho người dùng, vì nó có thể:

Hỗ trợ kết nối mạng

Google Wifi có thể chủ động quản lý và tối ưu hóa đường truyền tín hiệu Internet mà bạn không cần phải điều chỉnh lại cài đặt theo cách thủ công. Nói một cách khác, Google Wifi sẽ tự động xử lý tín hiệu kết nối mạng, chọn điểm phát sóng,… sao cho tín hiệuđược duy trì ổn định và mạnh mẽ dù bạn sử dụng wifi ở tại bất kì vị trí nào trong nhà.

Tạm dừng kết nối mạng theo lịch trình

Google Wifi còn cho phép bạn chủ động hơn trong việc tạm dừng phát sóng wifi trong nhà theo lịch trình nhất định. Nghĩa là bạn có thể tự động ngắt tín hiệu wifi vào một thời điểm cụ thể trong ngày để phục vụ cho mục đích riêng của bạn, như trước giờ đi ngủ hay giờ làm bài tập của trẻ nhỏ nhà bạn để cho chúng tập trung hơn về việc học hành.

Khi thiết lập hệ thống Google Wifi, không ít người thắc mắc về việc có cần phải cài đặt ứng dụng để sử dụng mạng lưới này, hay không?

Việc thao tác trên ứng dụng, sẽ giúp bạn quản lý tốt nhiều chức năng, kể cả các điểm truy cập wifi của con bạn trong nhà. Chẳng hạn, bạn không cần phải tắt bộ định tuyến theo cách thủ công, mà chỉ cần truy cập vào ứng dụng và nhấn vào nút tạm dừng bất kì điểm phát sóng mà bạn muốn.

Advertisement

Vậy mua gói Google Wifi ở đâu? Nếu bạn ở Mỹ, thì có vẻ tiện lợi hơn rất nhiều, vì có thể mua gói mạng này thông qua Google Store, Amazon, Best Buy và Walmart. Hoặc nếu ở Anh, thì có thể mua tại Google Store, cũng như một số nhà bán lẻ khác.

Gói Google Wifi thường có giá bao nhiêu? Tùy vào chiến lược kinh doanh và khu vực bạn đang sinh sống mà nó có giá thành khác nhau.

Chẳng hạn, gói Google Wifi có giá khoảng 129đô la tại Mỹ khi lắp đặt một bộ định tuyến, và khoảng 299đô la đối với gói bộ ba định tuyến. Trong khi ở Anh thì giá lắp đặt một bộ định tuyến khoảng 129 bảng, và 229 bảng đối với gói hai bộ định tuyến.  

Như vậy, chúng tôi đã giúp bạn hiểu rõ hơn về mạng lưới Google Wifi là gì? Nó có tính năng và hoạt động như thế nào trong phạm vi khu vực nhà ở.  

Máy Làm Sữa Chua Là Gì? Hoạt Động Như Thế Nào? Có Nên Mua Không?

Trước đây, để làm được sữa chua, người ta thường ủ bằng thùng xốp và tiện lợi hơn đó là tận dụng nồi cơm điện để ủ sữa. Thế nhưng, nếu nhiệt độ không ổn định thì chất lượng sữa chua sẽ bị ảnh hưởng, đó là lí do vì sao mà máy sữa chua lại xuất hiện trên thị trường.

Máy làm sữa chua là gì?

Máy làm sữa chua là một dụng cụ ủ nhiệt mà bên trong máy chứa một điện trở – có tác dụng tạo ra sức nóng với nhiệt độ dao động ổn định từ 42 – 45 độ C. Đây là nhiệt độ lý tưởng để diễn ra quá trình lên men sữa chua.  

Các bộ phận của máy

 làm sữa chua​

Thân máy: là bộ phận ủ nhiệt và có chứa một điện trở để tạo ra nhiệt độ.

Cốc đựng: có thể làm bằng nhựa hoặc thủy tinh tùy theo nhà sản xuất và mỗi model máy.

Ngoài ra, máy còn kèm thêm một số tính năng tiện ích khác như hẹn giờ, làm sữa chua đậu nành, gia nhiệt theo mùa,…).

Máy làm sữa chua hoạt động ra sao?

Với cấu tạo đơn giản nên nguyên lý hoạt động của thiết bị này không có gì quá phức tạp và dễ sử dụng vô cùng:

Đầu tiên, bạn chỉ cần pha tỉ lệ sữa theo công thức riêng của bạn, rồi cho vào các cốc – là sản phẩm đi kèm với máy làm sữa chua.

Tiếp theo, bạn đặt những chiếc cốc đó vào bên trong máy, rồi bấm nút công tắc điện và thực hiện thao tác cài đặt thời gian ủ.

Khi có dòng diện chạy vào, điện trở bên trong máy sẽ hoạt động để tạo ra sức nóng đạt nhiệt độ khoảng 42 – 45 độ C. Với nhiệt độ ổn định như vậy được xem là nhiệt độ lý tưởng để sữa có thể lên men trong suốt từ 6 – 8 tiếng.

Sau khi ủ xong, bạn lấy ra để nguội rồi mới cho vào ngăn mát của tủ lạnh trước khi dùng.

Lợi ích của máy làm sữa chua

Chọn máy làm sữa chua, sẽ mang lại những lợi ích sau:

Đảm bảo nhiệt độ ổn định lên men sữa

Máy làm sữa chua tạo ra nhiệt độ ổn định cũng như kiểm soát nhiệt độ ủ sao cho hợp lý, giúp cho vi khuẩn lên men trong một môi trường hoàn hảo.  

Bằng chứng là khi chọn làm sữa chua bằng máy, bạn sẽ thấy chất lượng sữa chua khác so với cách ủ truyền thống, cụ thể là có độ kết dính chặt, độ đặc cao và nhất là độ chua hợp lý, không quá chua hay chưa đủ độ chua.

Advertisement

Tiết kiệm thời gian làm sữa chua

Với tính năng hẹn giờ, hay tính năng gia nhiệt theo mùa, cũng được xem là một trong những tiện ích giúp bạn tiết kiệm thời gian để làm sữa chua.

Bạn không cần phải tốn thời gian để canh chừng khi nào sữa chua được ủ xong, mà bạn chỉ cần thực hiện thao tác hẹn giờ trên máy, thế là xong!

Cập nhật thông tin chi tiết về Chiropractic Là Gì? Có Hiệu Quả Như Thế Nào? trên website Zlmn.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!