Bạn đang xem bài viết Cây Su Su Bị Vàng Lá, Xoăn Ngọn, Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Zlmn.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Cây su su là cây trồng cho năng suất cao, ít bị sâu bệnh tấn công. Tuy nhiên, không phải vì thế mà cây hoàn toàn không có sâu bệnh. Nhiều bạn trồng su su có gặp phải tình trạng cây su su bị vàng lá, xoăn ngọn. Tình trạng này khiến cây không phát triển được thậm chí héo dần rồi chết. Trong bài viết này, NNO sẽ giải thích nguyên nhân cây su su bị vàng lá và cây su su bị xoăn ngọn để các bạn biết hướng khắc phục nếu gặp phải.
Cây su su bị vàng lá1. Nguyên nhân su su bị vàng lá
Cây su su bị vàng lá có thể có nhiều lý do. Các bạn nên xem kỹ triệu chứng cụ thể của cây để biết nguyên nhân cây su su tại sao bị vàng lá. Một số nguyên nhân khiến cây bị vàng lá thường gặp như sau:
Cây bị thối rễ: khi cây bị thối rễ lá sẽ vàng từ gốc lên, các lá trên cây héo dần. Thường do cây bị úng nước làm các loại nấm bệnh trong đất phát triển gây thối rễ.
Cây bị côn trùng chích hút tấn công: có nhiều loại côn trùng chích hút như rệp tấn công cũng khiến lá cây bị vàng. Bạn có thể xem ở dưới mặt lá để xem có các loại côn trùng chích hút hay không.
Cây bị bệnh khảm vàng lá: bệnh khảm vàng lá là bệnh do virus gây ra. Bệnh này thường lây lan do một số loại côn trùng như bọ phấn trắng mang virus lây cho cây. Nếu bạn thấy lá non bị vàng mà không phát hiện thấy các loại côn trùng chích hút thì có thể cây vàng lá do virus gây ra.
Cây bị vàng lá do thiếu chất: cây bị thiếu chất cũng là nguyên nhân gây vàng lá. Tùy theo việc cây thiếu chất gì mà lá có thể bị vàng theo dạng khác nhau. Thường cây thiếu chất lá bị vàng nhưng bị nhẹ và không ảnh hưởng quá nhiều đến sự phát triển của cây. Nếu cây bị vàng lá do sâu bệnh bạn sẽ thấy ngay cây ngày càng xấu đi thậm chí bị chết.
Lá già nên bị vàng: su su cũng như các loại cây leo khác khi phát triển thì các lá ở gần gốc sẽ vàng và trở nên khô héo. Nếu chỉ có các lá ở gần gốc bị vàng, các lá non mới ra và lá gần ngọn không bị vàng thì tức là lá bị vàng gần gốc do lá bị già nên chuyển vàng.
2. Cách khắc phục
Để khắc phục trường hợp cây su su bị vàng lá các bạn hãy căn cứ các nguyên nhân trên để có hướng khắc phục:
Cây bị thối rễ: trường hợp này rất khó chữa kể cả phát hiện sớm. Nếu bạn mới trồng thì nên nhổ bỏ cây và trồng lại cây mới. Trước khi trồng cây mới bạn cần thay đất cũ để tránh nấm bệnh trong đất tấn công các cây con mới trồng.
Cây bị côn trùng chích hút tấn công: nếu bạn trồng nhiều thì dùng các loại thuốc bảo vệ thực vật để phun sẽ diệt được các loại côn trùng chích hút này. Nếu bạn trồng ít hoặc trồng trong thùng xốp thì có thể dùng thuốc bảo vệ thực vật hoặc tự pha nước tỏi ớt đi phun cho cây nhiều lần cũng diệt được các loại côn trùng gây hại.
Cây bị bệnh khảm vàng lá: bệnh khảm do virus gây ra nên không có thuốc đặc trị. Thường gặp trường hợp này các bạn xử lý giống như khi cây bị thối rễ. Cũng có một cách xử lý khác đó là bạn cắt tỉa toàn bộ lá bị bệnh kể cả ngọn kết hợp phun thuốc diệt các loại côn trùng mang mầm bệnh. Khi cây ra nhánh mới sẽ không bị vàng lá nữa.
Cây bị vàng lá do thiếu chất: trường hợp này thường cây thiếu các khoáng chất, bạn bón bổ sung vi khoáng cho cây và bón thêm phân NPK. Lưu ý cân đối giữa hàm lượng N-P-K để đây phát triển tốt. Có thể câ nhắc phun thêm Canxi-Bo để bổ sung canxi cho cây.
Lá già nên bị vàng: trường hợp này bạn chỉ cần ngắt hết các lá vàng sau đó mang bỏ đi là được. Không nên bỏ lá vàng đã ngắt vứt ở gốc cây, lá vàng bị thối dễ nảy sinh nấm bệnh tấn công cây.
Cây su su bị xoăn ngọn1. Nguyên nhân cây su su bị xoăn ngọn
Cây su su bị xoăn ngọn có thể do 2 lý do đó là do côn trùng chích hút hoặc do virus gây ra. Khi lá cây bị côn trùng hay virus tấn công lá sẽ không phát triển được và sun xoăn lại. Các lá non ở ngọn khi mới ra đều sun lại gây ra hiện tượng cây su su bị xoăn ngọn.
2. Cách khắc phục
Cách khắc phục cây su su bị xoăn ngọn cũng giống như trường hợp cây su su bị vàng lá do côn trùng chích hút và do virus gây ra. Nếu do côn trùng chích hút thì bạn xử lý bằng thuốc bảo vệ thực vật hoặc dùng thuốc sâu tự chế để diệt. Khi cây không còn côn trùng chích hút thì những lá non mới ra sẽ không bị xoăn nữa.
Trường hợp cây su su bị xoăn ngọn do virus các bạn nên nhổ bỏ hoặc cắt hết toàn bộ phần bị xoăn để cây ra nhánh mới. Tất nhiên, khi cây ra nhánh mới có thể vẫn bị xoăn ngọn nên các bạn cần diệt cả các loại côn trùng như bọ nhảy, bọ phấn trắng để cây không bị tái nhiễm bệnh.
Lan Bị Vàng Lá Và Cách Khắc Phục Hiệu Quả
Chơi lan trở thành một trong những thú vui thu hút được rất nhiều người quan tâm hiện nay. Để có được một chậu lan nở hoa đẹp mắt và ấn tượng, người chơi cần bỏ ra rất nhiều công sức và thời gian để chăm sóc. Bởi lan là loài cây nhạy cảm, rất dễ bị sâu bệnh phá hoại. Một trong những bệnh thường gặp nhất chính là lan bị vàng lá. Vậy nguyên nhân nào gây ra vàng lá ở lan? Cần làm gì để khắc phục hiệu quả?
Hoa lan mang trong mình một vẻ đẹp nổi bật, cuốn hút mọi người một cách kỳ lạ. Mỗi bông hoa giống như một tác phẩm kiệt tác được tạo nên bởi mẹ thiên nhiên. Hoa lan mang trong mình nét đẹp thanh tao, sang trọng, hương thơm vô cùng quyến rũ. Chính những yếu tố này đã hấp dẫn, thu hút mọi người chơi lan.
Có vẻ đẹp là thế nhưng để có được những chậu lan đẹp, xanh tươi và nở hoa là điều vô cùng khó khăn. Không chỉ yêu cầu về khí hậu, giá trồng, môi trường sống mà còn là quá trình chăm sóc tỉ mỉ, khéo léo của người chơi. Bởi chỉ cần một sai sót nhỏ trong quá trình tưới nước, sưởi nắng, bón phân,… cũng có thể khiến lan mắc bệnh, héo úa và chết đi.
Một trong những bệnh lý dễ gặp nhất ở lan chính là lá bị vàng. Lan bị vàng lá bên cạnh là dấu hiệu của mùa ra hoa, thay lá mới thì cũng có thể là dấu hiệu của bệnh. Đặc biệt là hiện tượng vàng lá lốm đốm hay vàng dần lá khắp các cành lan. Hiện tượng vàng lá này ở lan không chỉ khiến cây mất đi giá trị thẩm mỹ mà còn có ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển. Nếu không được chữa trị kịp thời, cây lan sẽ rất dễ bị chết.
Hoa lan thường thích sống trong môi trường mát mẻ với đầy đủ ánh sáng và độ ẩm. Mỗi loại lan sẽ phù hợp với từng chế độ chăm sóc cũng như nhiệt độ sống khác nhau. Tuy nhiên, hầu hết mọi loại lan đều không thích tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.
Vào mùa khô, khi tiếp xúc với ánh nắng quá lâu cùng nhiệt độ môi trường cao, cây lan sẽ rất dễ bị vàng lá hay thậm chí là cháy nắng. Tình trạng này nếu không được khắc phục sẽ khiến quá trình sinh trưởng của cây bị chậm lại, còi cọc, mất đi giá trị thẩm mỹ của lan.
Không chỉ nhiệt độ môi trường quá cao, mà lan được đặt trong môi trường có nhiệt độ quá thấp cũng rất dễ mắc bệnh vàng lá. Lan có thể sống và phát triển rất tốt trong môi trường có nhiệt độ khoảng 18 đến 35 độ C.
Tuy nhiên, khi nhiệt độ xuống thấp vào mùa đông hay ngày mưa dưới 17 độ C sẽ khiến cho lan không thể phát triển. Tình trạng này làm cho lan không thể quang hợp và trong một thời gian ngắn sẽ khiến lan bị vàng hết lá.
Rễ là bộ phận quan trọng để duy trì sự sống cho cây. Đây là bộ phận cung cấp chất dinh dưỡng, nước và giúp lan bám trụ vào giá thể. Nếu bộ rễ gặp vấn đề, cây không được cung cấp đủ nước và chất dinh dưỡng, lan sẽ bị vàng lá.
Rễ của lan thường dễ bị tấn công bởi nấm và sâu bệnh. Nguyên nhân là do lượng nước được tưới vào quá nhiều, môi trường giá thể bị ẩm ướt hoặc trong giá thể có chứa sẵn mầm sâu bệnh gây hại. Chính vì vậy, việc tưới đủ lượng nước, tránh tình trạng dư thừa hoặc thiếu nước sẽ rất dễ khiến cho lan bị vàng lá.
Một trong những nguyên nhân chính khiến cho lan gặp phải tình trạng vàng lá chính là thiếu chất dinh dưỡng. Lan cần được bổ sung chất dinh dưỡng một cách đầy đủ. Tùy thuộc vào từng loại lan mà lượng chất dinh dưỡng cần thiết cũng khác nhau. Nếu thiếu hụt một trong số những dưỡng chất như kẽm, nitơ, sắt, mangan,… thì cây sẽ chậm phát triển và rất dễ mắc bệnh.
Bên cạnh phân hóa học thì các loại phân vi sinh đang trở thành dòng sản phẩm rất được ưa chuộng. Bạn có thể lựa chọn các loại phân vi sinh phù hợp với lan để chăm sóc, giúp cây có đủ chất dinh dưỡng để phát triển khỏe mạnh.
Bệnh thối nhũn lá hay bệnh thán thư là một trong số những loại bệnh phổ biến dễ gặp gây ra tình trạng vàng lá ở hoa lan. Bệnh thối nhũn lá được gây ra bởi vi khuẩn. Khi mắc bệnh, trên lá cây lan sẽ xuất hiện các đốm vàng, đen hoặc nâu. Lâu dần vết đốm sẽ lan rộng ra xung quanh làm cho lá nhũn đi và bốc mùi thối.
Còn bệnh thán thư xuất hiện do một loại nấm gây nên. Bệnh nấm này thường dễ gặp ở loài lan hoàng thảo. Chúng khiến cho lan bị vàng lá và héo úa dần. Lâu ngày sẽ khiến cho cây bị chết nếu không có được phương pháp điều trị thích hợp.
Bên cạnh những nguyên nhân được đề cập ở trên thì lan vàng lá còn có thể do một số nguyên nhân khác như: lan vàng lá do thay đổi môi trường sống, lan thay lá để ra hoa, người chơi bón phân quá nhiều cho lan hay giá thể trồng lan tích tụ quá nhiều muối.
Lan chỉ cần một lượng vừa đủ chất dinh dưỡng. Nếu bạn sử dụng quá nhiều phân bón và thuốc kích thích, lan sẽ rất dễ gặp phải tình trạng sốc phân hay sốc thuốc. Dấu hiệu của tình trạng này chính là cả cây lan chuyển sang màu vàng, héo rũ. Thân cây không còn căng bóng như trước.
Tình trạng tích muối ở giá thể xảy ra khi một thời gian dài bạn tròng lan và bón phân cho cây. Lượng muối dư thừa bên trong sẽ tích tụ nhiều lên từng ngày khiến cho rễ lan bị kém đi. Từ đó khiến cho lá lan cũng bị queo quắt và vàng theo.
Lan bị vàng lá là vấn đề gây đau đầu cho những người chơi lan. Chính vì vậy, trong quá trình chăm sóc, người chơi cần chú ý quan sát và tìm hiểu các phương pháp trồng đúng, thích hợp với từng loài lan. Khi lan xuất hiện tình trạng lá vàng, người trồng cần tìm hiểu rõ nguyên nhân và đưa ra phương pháp khắc phục nhanh chóng, an toàn và hiệu quả.
Tùy thuộc vào từng nguyên nhân gây ra bệnh lan bị vàng lá mà chúng ta sẽ có phương pháp xử lý phù hợp. Như đã đề cập một số nguyên nhân gây bệnh vàng lá ở lan phía trên, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách xử lý hiệu quả nhất:
Trong trường hợp, lan bị vàng lá do ánh nắng mặt trời, bạn nên nhanh chóng đưa lan vào khu vực râm mát. Lượng ánh sáng ít và có độ ẩm vừa phải. Tốt nhất khi trồng lan, bạn nên đặt lan dưới các tán cây lớn hoặc trong nhà kính, khu vực có mái che.
Đối với tình trạng lan vàng lá do nhiệt độ thấp, bạn nên đưa lan đặt tại nơi thông thoáng, có đầy đủ ánh nắng mặt trời nhất. Khi lan được trồng trong nhà kính thì có thể thắp đèn để sưởi ấm và cung cấp ánh sáng cho lan phát triển.
Với trường hợp, lan bị vàng lá do thừa nước, sốc phân, sốc thuốc,… bạn cần điều chỉnh lại chế độ tưới nước, bón phân cho cây với mức hợp lý nhất.
Khi giá thể thừa muối, bạn có thể xả đẫm nước theo từng chu kỳ để dội bớt lớp muối tích tụ. Hoặc sử dụng các giá thể ít tích muối như vỏ cây, than,…
Khi cây lan bị vàng lá do mắc bệnh, bạn cần tìm hiểu rõ loại bệnh lan đang mắc phải và tìm kiếm thuốc vi sinh điều trị phù hợp nhất.
Đối với lan bị vàng lá, chúng ta cần tiến hành cắt bỏ hết lá vàng còn ở trên cây. Đặc biệt là đối với những lá cây đã mắc bệnh. Điều này sẽ giúp hạn chế tối đa tình trạng lây lan sang các lá khỏe mạnh khác.
Khi cắt bạn nên sử dụng kéo thật sắc, được rửa sạch. Lát cắt nhanh, gọn và không làm tổn thương đến bộ phận khác của cây lan. Sau khi đã cắt bỏ lá, bạn nên bôi keo liền sẹo và đợi khô. Tiếp đến phun nhẹ một lớp chế bệnh trị bệnh vi sinh để tránh cho vết thương bị nhiễm khuẩn. Cây sau khi xử lý hết lá vàng, bạn cần đặt cây tại vị trí khô ráo, thông thoáng và chú ý quan sát các diễn biến của cây cho đến khi cây lan phát triển khỏe mạnh bình thường trở lại.
Hoa lan sau khi khỏi bệnh cần được tiến hành chăm sóc kỹ lưỡng để lấy lại sức phát triển cho cây. Trước hết, bạn nên sử dụng vi sinh dinh dưỡng để phun sương theo chu kỳ. Điều này sẽ kích thích cây ra lá mới nhanh hơn.
Đối với các loại lan, bạn không nên sử dụng phân bón hóa học, thay vào đó bạn nên sử dụng chế phẩm vi sinh. Những chế phẩm này vừa an toàn đối với cây, cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết. Đồng thời, chúng rất an toàn đối với môi trường cũng như sức khỏe của con người.
Chế phẩm vi sinh được sử dụng thường xuyên sẽ hạn chế tối đa tình trạng các bệnh lý thường gặp ở cây trồng nói chung và cây hoa lan nói riêng.
Iphone Bị Nóng Khi Sử Dụng: Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục
iPhone thường xuyên bị nóng khi sử dụng, điều này có thể gây hư hỏng điện thoại, thậm trí có thể gây nguy hiểm cho người dùng. Các cách khắc phục tình trạng iPhone bị nóng có thể kể tới như tạm dừng sử dụng máy, rút xạc, tắt các ứng dụng,… và các cách khác để iPhone hết nóng ngay sau đây.
iPhone bị nóng khi đang dùng thì phải làm gì?iPhone khi bị quá nhiệt thường chạy chậm hơn, màn hình nền chuyển sang màu đen, không thể cắm sạc hoặc camera gặp lỗi không thể chụp ảnh. Trong trường hợp nhiệt độ tăng cao, iPhone sẽ hiện cảnh báo trực tiếp trên màn hình và đề nghị người dùng tắt khẩn cấp để hạ nhiệt.
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng quá nhiệt như sử dụng ở ngoài trời nóng thời gian dài, dưới ánh nắng trực tiếp hoặc bỏ quên trong xe. Khi máy chạy các tác vụ chuyên sâu như chơi game, phát video trực tiếp độ phân giải cao hay dẫn đường phải dùng GPS liên tục, iPhone cũng dễ bị nóng lên. Tình trạng này nếu diễn ra lâu có thể làm hỏng bộ phận bên trong, nhất là pin và vi xử lý.
1. Đóng tất cả các ứng dụngiPhone không tốn nhiều tài nguyên cho các ứng dụng chạy ngầm nhưng đôi khi, việc mở nhiều phần mềm cũng khiến máy gặp vấn đề. Máy có thể vừa tốn pin vừa bị nóng lên nhanh chóng và cần tắt các ứng dụng kịp thời.
Tùy mẫu iPhone, người dùng có thể mở thao tác đa nhiệm và vuốt tắt từng ứng dụng trực tiếp. Từ iPhone X trở về sau có thể vuốt từ dưới lên và giữ để mở các ứng dụng đang chạy.
2. Khởi động lại iPhoneNếu việc tắt ứng dụng mất nhiều thời gian, cách đơn giản nhất là khởi động lại máy. Đây cũng luôn là điều nên làm khi smartphone bị đơ, chạy chậm.
Thao tác khởi động giúp đóng các ứng dụng đang chạy nền có thể gặp lỗi làm nóng máy. Với iPhone X trở về sau, người dùng có thể giữ lỳ nút nguồn và một trong hai nút tăng, giảm âm lượng để mở biểu tượng tắt.
Nếu máy đang quá nóng, nên tắt và để nguội một lúc trước khi bật trở lại.
3. Tháo ốp lưng, giải nhiệt cấp tốcCác loại ốp lưng giúp bảo vệ iPhone vô tình cũng cản trở việc tản nhiệt của máy. Trong trường hợp bị quá nhiệt, người dùng cần tháo ngay ốp lưng và để máy ở vị trí thoáng mát, tốt nhất nên có quạt hỗ trợ.
4. Dừng sạc ngay lập tứcNhiều trường hợp iPhone bị nóng lên trong quá trình sạc, khi đó, người dùng cần tháo ngay bộ sạc để kiểm tra.
Thông thường, việc nạp pin chỉ khiến máy ấm lên một chút nên nếu quá nóng, lỗi có thể do bộ sạc, cáp hoặc iPhone gặp vấn đề về phần mềm và không tiếp nhận dòng điện đúng tiêu chuẩn.
Người dùng khi đó cần khởi động lại iPhone hoặc thử sạc khi đã tắt máy và theo dõi quá trình.
5. Loại bỏ khỏi nguồn nhiệtNhiều người có thói quen dùng iPhone dẫn đường trên xe hơi nhưng đặt trên vị trí táp-lô. Ngoài sử dụng ở cường độ cao, điện thoại còn bị ánh nắng chiếu trực tiếp, dễ dẫn tới hiện tượng quá nhiệt.
Cần hạn chế sử dụng theo cách này hoặc tùy tình trạng thời tiết cũng như luôn kiểm tra máy trong quá trình sử dụng.
6. Đặt iPhone ở nơi thoáng mátLời khuyên này thường bị bỏ qua vì cho rằng chúng quá đơn giản. Thực tế, rất nhiều người mắc phải sai lầm như để iPhone dưới gối, thậm chí cả khi đang cắm sạc.
Bỏ điện thoại trên bàn, táp-lô xe nhưng bị ánh nắng chiếu trực tiếp cũng khiến điện thoại gặp nguy hiểm.
7. Cập nhật lên phần mềm mới nhấtiOS không phải hệ điều hành hoàn hảo nhưng khi có lỗi, hãng thường cập nhật trong thời gian ngắn.
Người dùng nên đảm bảo luôn nâng cấp lên phiên bản mới nhất để tránh gặp các lỗi nhỏ hoặc xung đột hệ thống. Nhiều trường hợp quá nhiệt do lỗi ứng dụng chạy nền gây ra.
8. Hạn chế tác vụ đòi hỏi nhiều với vi xử lýNhiều người dùng có thói quen vừa dùng iPhone dẫn đường, vừa phát nhạc trực tuyến. Những thao tác này khiến máy nhanh nóng hơn nếu hoạt động liên tục hoặc trong môi trường kém mát mẻ.
9. Bật độ sáng tự độngĐộ sáng tự động không chỉ giúp điện thoại đỡ tốn pin, tối ưu nhu cầu sử dụng mà còn ngăn hiện tượng quá nhiệt. Nếu máy thường để mức sáng tối đa, máy cũng dễ bị hao pin nhanh và nóng lên.
10. Thử chế độ tiết kiệm pinSử dụng chế độ tiết kiệm pin giúp máy giảm sức mạnh hệ thống, tránh tình trạng vi xử lý bị “ép” hoạt động quá mức, gây tình trạng nóng pin.
11. Cài đặt lại iPhoneNếu nâng cấp phần mềm, khởi động lại không thể giúp khắc phục vấn đề, cách thức cuối cùng trước khi đem iPhone đi sửa là người dùng thử cài đặt lại. Khi đó, dữ liệu nên được sao lưu trước và thử kiểm tra tình trạng quá nhiệt có bị hết trước khi “restore” lại dữ liệu cũ.
Đăng bởi: Hà Dương
Từ khoá: iPhone bị nóng khi sử dụng: nguyên nhân và cách khắc phục
Cách Trồng Su Su Cho Nhiều Ngọn, Sai Quả Trong Vườn Nhà
Có thể bạn không biết, su su có tác dụng giảm cân, đẹp da, đặc biệt ngừa mụn. Bên cạnh đó ăn su su còn làm tăng cường độ chắc khỏe của hệ xương, tim, não và hệ tiêu hóa, và rất tốt cho phụ nữ mang thai. Việc trồng su su tại vườn nhà không khó, quan trọng là bạn biết nắm chắc kiến thức cơ bản về việc trồng và cách chăm sóc phù hợp với loại cây này.
Bạn muốn bắt đầu trồng su su thì nên trồng vào tháng 9 âm lịch, nếu trồng sớm hoặc quá muộn thì thời tiết bất lợi cho việc su su đậu trái, sẽ không cho ra nhiều quả.
Làm đất và gieo trồng su suĐể trồng được su su bạn nên chọn quả giống đã có mầm, quả giống này phải to, gai cứng và mầm khỏe mới nhú thì mới là giống tốt.
Sau khi đã có được quả giống nảy mầm thì bạn phải đào hố rộng 90cm, sâu 50cm, trong hố có thêm mùn rác và phân bón, để khoảng 1 tuần rồi mới cho quả giống xuống. Nếu bạn muốn trồng nhiều trong vườn nhà, giàn to quanh vườn thì nên trồng mỗi hố khoảng 3-4 quả, cách nhau 30-40cm, sau đó lấp đất phủ kín quả, chỉ để hở mầm nhú ra.
Nếu trồng trong thùng đặt trên sân thượng thì bạn cũng làm cách tương tự, tìm một cái thùng đủ rộng để đào hố sâu 40-50cm, rộng 60cm. Sau đó cũng cho nhiều phân chuồng và mùn rác, kali và phân lân rồi dùng đất bột lấp kín quả, hở mầm.
Chăm sóc su suBạn trồng vào tháng 9 âm lịch thì thời tiết lúc đó mát mẻ, su su dễ phát triển, nếu bạn trồng vào mùa hè thì phải đảm bảo cây luôn được che nắng cho quả giống lúc mới trồng. Khi nào su su ra dây mọc đều 1-1,5m thì bạn phải làm giàn để cây leo lên giàn. Bạn lưu ý, su su không phải bầu bí nên không được đánh cành bấm ngọn lúc cây đang phát triển, điều này làm cho ngọn su su sẽ ít và quả cũng ra ít.
Thúc su su cho nhiều ngọn, sai quảBạn nên bón phân cho su su vào hai giai đoạn sau, giai đoạn đầu khi cây vừa lên giàn, dùng phân tưới nước quanh gốc để rễ ăn rộng ra. Giai đoạn thứ hai, khi được thu hoạch bạn bón phân thúc bằng phân nước hoặc phân đạm có lẫn kali làm cho quả chắc, chống rụng quả. Bên cạnh đó việc bón phân sau khi cây ra hoa đậu quả còn giúp giữ những quả non, bổ sung thêm dưỡng chất để cây nuôi quả.
Khi các ngon chính của cây dài khoảng 2 mét thì lúc này bấm ngọn đó, tỉa bớt những nhánh ngọn yếu hơn. Khi cây ra quả muốn quả có chất lượng tốt thì bón phân bổ sung, cắt tỉa những lá già.
Phòng ngừa và hạn chế sâu bệnh cho su suKhi su su bắt đầu phát triển thì bạn sẽ thấy rệp muội làm quăn ngọn, tấn công ngọn khiến su su không thể phát triển tốt cho ra quả được. Vì vậy bạn phải phun trừ sớm khi vừa mới phát hiện. Không chỉ bệnh rệp muội mà ong chích làm hư hỏng quả su su non rụng đi hoặc còi cọc, làm cho quả chết và rụng đi, phải dùng đến nhiều biện pháp khác nhau để bảo vệ được quả như làm giàn thấp đi, hoặc dùng các chế phẩm xua đuổi côn trùng để phun.
Thu hoạch su suTrồng su su chỉ sau khoảng 2-3 tháng là có thể tiến hành thu hoạch. Lưu ý rằng quả su su rất nhanh già nên nếu để quá lâu, su su sẽ cứng vỏ và không ngọt.
Với cách trồng quả su su như thế này, bảo đảm bạn sẽ có một mùa su su sai trĩu quả, thỏa thích làm các món ngon với su su đấy!
Đăng bởi: Ánh Nguyễn
Từ khoá: Cách Trồng Su Su Cho Nhiều Ngọn, Sai Quả Trong Vườn Nhà
Màn Hình Laptop Bị Tối. Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục Đơn Giản Nhất
Tác hại khi dùng màn hình laptop bị tối. Không đủ ánh sáng Các căn bệnh về mắt.
Khi làm việc với máy tính có màn hình không đủ độ sáng, con người thường tập trung cao độ hơn để nhìn rõ dẫn đến ít chớp mắt hơn, khiến cho mắt sẽ bị khô, chảy nước mắt hay có cảm giác rát mắt.
Sau nhiều giờ ngồi nhìn máy tính, các cơ của mắt sẽ bị mỏi dẫn đến mỏi mệt mắt, mất khả năng tập trung.
Gây mất ngủÁnh sáng bức xạ từ màn hình laptop có khả năng gây ra căn bệnh mất ngủ kéo dài. Nguyên nhân bởi vì nó phát ra những ánh sáng được gọi là ánh sáng màu xanh gây ức chế sự sản xuất hormone melatonin gây ngủ và phá vỡ nhịp sinh học của bạn.
Làm giảm trí nhớKhi cơ thể ở trong tia bức xạ lâu khả năng phòng vệ của não sẽ mất đi tác dụng dẫn đến các bệnh thần kinh và các bệnh về não như giảm trí nhớ trầm trọng, bệnh parkinson và làm tăng cao nguy cơ về các bệnh xơ cứng.
Nguyên nhân và cách khắc phục màn hình laptop bị tối Laptop của bạn đang ở chế độ Power Saving ModeNguyên nhân:
Do bạn cài đặt trước đó, hoặc do chế độ này mặc định trên máy khi bạn bắt đầu sử dụng, cũng có thể là do chế độ mặc định tiết kiệm pin khi laptop sử dụng pin mà không dùng dây nguồn nữa.
Cách khắc phục:
Bạn nhập power settings vào khung Search trên Start Menu để mở cửa sổ Power Options, hoặc là kích chuột phải vào biểu tượng pin trên thanh Taskbar góc phải bên dưới màn hình, chọn Power Options.
Tại đây, bạn lựa chọn chế độ Balanced là chế độ được đề xuất.
Phần cứng gặp vấn đềNguyên nhân:
Có thể phần cứng laptop bị lỗi. Nếu vẫn không thể điều chỉnh được mà màn hình laptop càng ngày càng mờ thì đã đến lúc bạn cần thay màn hình laptop mới.
Cách khắc phục:
Bạn có thể kiểm tra bằng cách thử kết nối màn hình bên ngoài với laptop của bạn và kiểm tra xem màn hình có bị mờ hay không.
Nếu có, rất có thể các cài đặt phần mềm là thủ phạm làm mờ màn hình, hoặc cũng có thể là do vấn đề phần cứng.
Trường hợp này bạn cần mang laptop của mình đến các trung tâm bảo hành, sửa chữa máy tính, laptop để được hỗ trợ.
Cài đặt độ sáng màn hình không phù hợpNguyên nhân:
Do mọi người hay cài đặt để tiết kiệm Pin máy khi sử dụng tuy nhiên sau đó lại không cài đặt trở lại hoặc có thể ai đó đã cài đặt mặc định như thế.
Cách khắc phục:
Trong trường hợp này, đơn giản bạn chỉ cần tùy chỉnh lại cài đặt độ sáng phù hợp với bạn là được.
Đầu tiên, bạn vào trình Control Panel, tiếp theo bạn chọn mục Appearance and personalization.
Sau đó chọn Display, và cuối cùng chọn Adjust Brightness.
Tại đây, bạn có thể tùy chỉnh độ sáng màn hình theo ý muốn.
Hoặc bạn cũng có thể điều chỉnh độ sáng bằng phím tắt trên bàn phím. Trên những phím này thường có ký hiệu là mặt trời, có 2 phím là tăng và giảm nằm cạnh nhau.
Màn hình LCD laptop bị lỗiNguyên nhân:
Lý do là màn hình của bạn có thể đã quá hạn sử dụng, hoặc cũng có thể nó bị rơi, bị yếu sau một thời gian hoạt động dài sẽ dẫn tới tình trạng màn hình laptop bị tối, bị mờ…
Cách khắc phục:
Trong trường hợp này, bạn cần mang laptop của mình đến trung tâm bảo hành chính hãng để thay màn hình mới.
Tần số quét của màn hình không chính xácNguyên nhân:
Tần số quét màn hình phải được đặt chính xác mới có thể đem lại hiệu quả sử dụng cao, độ nét tốt. Thường thì tần số quét của màn hình phải ở trong khoảng từ 50, 60, 70, 75Hz tùy từng loại màn hình sẽ đạt được hiệu quả cao nhất.
Cách khắc phục:
Đèn cao áp của màn hình bị lỗi
Nguyên nhân:
Hiện nay hầu hết các laptop đều sẽ sáng tốt ở độ sáng 1000 cd/m2. Nếu như đèn cao áp của màn hình bị lỗi, chập chờn hay hỏng hóc đâu đó dẫn đến giảm độ sáng xuống dưới 1000 cd/m2 làm màn hình nhìn rất tối dù bạn đã điều chỉnh ánh sáng hết cỡ.
Cách khắc phục:
Nếu xảy ra trường hợp này, bạn nên đem máy của mình đến trung tâm bảo hành chính hãng, cửa hàng sửa chữa uy tín để thực hiện sửa chửa, thay thế.
Móng Bị Bệnh Và Cách Khắc Phục
Ngày nay, rất nhiều chị em đi làm đẹp móng chân, tay với nhiều loại hình dịch vụ mới như vẽ móng, đắp nhũ, nối móng, đắp móng, đính đá… Việc làm này chỉ đem lại lợi ích thẩm mỹ, tăng thêm vẻ đẹp, sự quyến rũ cho chị em nhưng tác hại của nó thì họ chưa lường hết được.
Móng có nhiệm vụ gì?
Ngoài việc che đỡ va đập, móng còn giúp các đầu dây thần kinh bớt “kiêm nhiệm” ở phía mu tay, chân để tập trung sự tinh nhạy ở phía gan bàn tay, bàn chân, ngón tay, ngón chân. Thế nhưng, bình thường, chúng ta ít để ý tới tình trạng của móng tay vì cho rằng, móng hiện diện chỉ để cho đôi tay đỡ trống. Nhưng đến khi móng “gặp sự cố” như nấm, sần sùi, lồi lõm bất thường… mất rất nhiều thời gian và công sức để đưa móng trở về trạng thái ban đầu, chúng ta mới thấy hết tầm quan trọng của móng tay cũng như cách chăm sóc móng tay.
Bảo vệ móng
Móng – một cấu trúc đặc biệt
Giống như tóc, móng có thành phần chính là sợi keratin, có nghĩa là các tế bào chế. Vì vậy người ta không cần nuôi dưỡng nó trực tiếp. Móng tay, móng chân ở trạng thái khỏe mạnh sẽ bóng, phía góc dưới hơi đục và càng ra phía ngoài càng trong. Trên móng có thể có những rãnh dọc rất mịn, nhìn xuyên qua móng thấy có màu đỏ hồng (do những mạch máu phía dưới nuôi dưỡng). Còn khi móng gặp “sự cố”, trên móng sẽ có biểu hiện như ở phiến móng có những mảng trắng, điểm trắng hoặc một đường ngang trắng, móng biến đổi màu sắc (đục), tăng sừng (có những vẩy ở vùng móng).
Các sự cố ở móng chủ yếu là do thiếu hụt dinh dưỡng, ngâm nước kéo dài, sử dụng các sản phẩm tẩy rửa và chăm sóc móng không đúng. Trong đó, tổn thương móng xuất phát từ việc làm đẹp không đúng cách chiếm vị trí hàng đầu. Cắt móng với dụng cụ không sắc, giũa móng không đúng cách… sẽ làm đầu móng bị xơ, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, vi nấm xâm nhập, gây nấm móng, hư móng. Sơn móng tay thường xuyên, hay đắp móng giả cũng khiến da xung quanh móng bị kích ứng, còn móng thì yếu, khô giòn và dễ bị thương tổn (như teo móng, biến dạng móng…) do các hóa chất của sơn móng tay, của dung dịch trung hòa chất kết dính và chất tẩy rửa móng. Các loại hóa chất này kích ứng những phần da quanh móng, gây viêm ngứa, dị ứng và làm móng ngày càng vàng, mỏng dần và mất đi độ bóng, làm mất đi lớp bảo vệ móng và rối loạn dinh dưỡng. Khi làm móng, việc ngâm tay trong nước lâu để làm mềm móng cũng dễ gây bệnh nấm móng hoặc bị lây lan bệnh do dụng cụ không sạch.
Ngoài việc kiên nhẫn tuân thủ các biện pháp điều trị (việc điều trị thường kéo dài từ 3-6 tháng), bạn cần giữ tay khô, không tiếp xúc với hóa chất, xà phòng.
Muốn cho đôi tay mềm mại, mịn màng với những chiếc móng hồng khỏe mạnh, việc chăm sóc móng tay cũng rất quan trọng. Bước đầu tiên để có bàn tay mềm mại là tẩy bỏ da chết: Dùng bọt xà phòng để tẩy nhẹ, rồi dùng gel dạng hạt để tẩy đi các tế bào chết, da khô. Bước tiếp theo là cung cấp dinh dưỡng và massage tay để có đôi tay khỏe đẹp: Lấy một lượng kem dưỡng da thoa đều vào lòng bàn tay, mu bàn tay, thoa vào kẽ giữa các ngón và thoa đều hết các đầu ngón tay. Sau đó, dùng ngón tay cái massage bằng cách ấn vào phần giữa các kẽ ngón tay. Cuối cùng là chăm sóc và tạo dáng móng: đổ vài giọt dầu dưỡng vào trong nước ấm rồi ngâm tay vào để các viền da quanh móng mềm ra, giúp tẩy bỏ dễ hơn. Sau đó, dùng kìm và giũa để cắt tỉa móng tay và tạo hình dáng cho móng.
Những thói quen không tốt cần phải thay đổi như không đeo găng tay khi làm việc nhà, sơn móng tay chân thường xuyên, cắt móng tay quá sâu, ăn uống không đủ chất… vì đó chính là những tác nhân khiến móng bị khô, gãy, yếu và hư hỏng. Thay vì đưa tay lên miệng cắn thì bạn hãy dùng kìm cắt móng hay giũa móng. Bạn nên uống nhiều nước, ăn các thức ăn có chứa nhiều canxi như sữa, phomat, các loại cá…
Khi móng tay có dấu hiệu bất thường như nấm móng, rối loạn dưỡng móng, viêm da dị ứng do tiếp xúc với hóa chất… nếu không được phát hiện và điều trị đúng, kịp thời sẽ dẫn tới nhiều biến chứng phiền toái, khiến bệnh ngày càng nặng và lan sang các móng khác. Vì thế, nếu thấy trên móng tay xuất hiện các dấu hiệu bất thường kéo dài trên 1 tuần, bạn nên đi khám chuyên khoa da liễu.
Cập nhật thông tin chi tiết về Cây Su Su Bị Vàng Lá, Xoăn Ngọn, Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục trên website Zlmn.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!