Xu Hướng 9/2023 # Cách Nấu Lẩu Dê Cực Thơm Ngon Chuẩn Vị Tại Nhà # Top 12 Xem Nhiều | Zlmn.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Cách Nấu Lẩu Dê Cực Thơm Ngon Chuẩn Vị Tại Nhà # Top 12 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Cách Nấu Lẩu Dê Cực Thơm Ngon Chuẩn Vị Tại Nhà được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Zlmn.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Ăn thịt dê có sao không? Lợi ích sức khỏe của thịt dê?

Thịt dê thơm ngon, bổ dưỡng, có tác dụng trừ lạnh nên rất thích hợp ăn vào mùa lạnh. Theo Đông y, thịt dê là một loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, có tác dụng hỗ trợ điều trị một số bệnh.

Thịt dê không độc, có công năng tráng dương, bổ huyết, trị ho lao, bổ sung dinh dưỡng cho người gầy yếu. Mỗi ngày ăn liên tục 30-40 gam món ăn từ thịt dê có thể tiêu trừ các chứng như gầy gò, đau lưng, khí huyết không đủ, ra mồ hôi trộm, nhất là đối với phụ nữ gầy gò. Sữa sau sinh ít đi.

Thịt dê còn có tác dụng thúc đẩy tuần hoàn máu, nâng cao thân nhiệt, tăng men giúp tiêu hóa thức ăn. Thịt dê chứa nhiều loại chất dinh dưỡng phong phú nên có công dụng chữa lao phổi, viêm phế quản, hen suyễn và các bệnh làm suy giảm sinh lực của cơ thể.

Thịt dê có tác dụng bồi bổ thể lực, vì dê đực có thể giao phối nhiều lần trong ngày nên dân gian quan niệm dê là một loại thực phẩm giúp tăng cường thể lực, đặc biệt là hoạt động tình dục.

Cách chọn mua nguyên liệu nấu lẩu dê Cách chọn mua thịt dê tươi ngon

Đối với món lẩu dê bạn nên chọn phần đùi dê vừa có thịt vừa có xương sẽ giúp món ăn thơm ngon hơn nha!

Thịt dê ngon là thịt dê tơ, còn tươi, có lớp da mỏng, thịt toàn nạc và không dày.

Màu sắc sáng bóng có màu đỏ, thớ thịt đều và chắc tay, khi sờ vào cảm nhận được thịt đàn hồi, đặc biệt là hoàn toàn không dính tay.

Thịt dê mới mổ thường có mùi đặc trưng, ngửi thấy hơi khó chịu tuy nhiên không bị có mùi quá tanh như thịt hư.

Không nên mua loại thịt nhạt màu, không chắc tay hoặc có mùi hôi thì đó là thịt biến chất, ôi thiu.

Cách chọn mua khoai môn bùi ngon, không sượng

Chọn những củ khoai tròn đều, lớp vỏ bên ngoài sần sùi, có nhiều râu và đất vẫn còn bám trên vỏ.

Nên chọn mua củ khoai mà khi cầm lên tay cảm thấy nhẹ vì đây là những củ ít nước, hàm lượng tinh bột cao, khi nấu chín sẽ bùi và thơm ngon hơn.

Tránh chọn mua khoai có ít lỗ trũng vì đó là những củ nhạt vị, ăn không ngon.

Hoa hồi khô, táo tàu mua ở đâu?

Giá hoa hồi khô cập nhật  dao động ở mức 300.000VNĐ – 320.000VNĐ/ 1kg.

Giá táo tàu cập nhật dao động ở mức 100.000VNĐ – 200.000VNĐ/ 1kg.

Cách Nấu Lẩu Dê Ngon Chuẩn Vị Tại Nhà Chuẩn Bị Nguyên Liệu

Chuẩn bị cho nấu nước lẩu

2kg xương dê (chọn loại nhiều tủy, tủy còn rớm máu)

1kg thịt dê tươi

250gr củ sen

3 – 5 tai mộc nhĩ

2 trái dừa xiêm

Gia vị: ngũ vị hương, muối, đường, rượu trắng, gừng, hành tím, tỏi, hành tây, sả, hạt nêm

1 gói thuốc bắc (bao gồm đinh hồi, quế, táo đỏ, vỏ quýt, nhân sâm, kỳ tử…) mua tại các cửa hàng đồ khô, hiệu thuốc

Chuẩn bị rau ăn kèm

4 miếng đậu hũ non cắt thành từng miếng vuông nhỏ

Rau ăn lẩu: tía tô, rau cải, tần ô, rau má, lá hẹ

1 củ khoai môn

500gr bún tươi, bún khô hoặc mì tùy ý

Nguyên liệu làm nước chấm

5 viên chao

½ chén sa tế Thái

Sơ chế thịt và xương dê

Đầu tiên, bạn dùng dụng cụ khò hoặc đem thui trên bếp phần da của dê. Tiếp theo cho thịt, mỡ và xương dê rửa qua nhiều lần với nước muối và rượu trắng pha loãng để khử bớt mùi hôi.

Sau đó rửa sạch lại bằng nước lạnh và vớt ra rổ để ráo.

Cách sơ chế thịt dê sạch, không hôi

Cách 1: Dùng hai củ gừng, cạo vỏ và giã nhuyễn. Sau đó bóp kỹ cùng với 70ml rượu trắng để tạo thành hỗn hợp rượu gừng rồi chà xát lên thịt dê rồi rửa sạch lại với nước.

Cách 2: Cho 15ml giấm gạo hòa tan với 1 lít nước sạch, đun sôi trên bếp. Nước sôi thì cho thịt dê vào luộc đến khi nước sôi lần nữa thì vớt ra và rửa sạch lại.

Sơ chế các nguyên liệu khác

Đầu tiên, dùng dao gọt vỏ khoai môn rồi rửa sạch lại và cắt miếng vừa ăn.

Mách nhỏ:

Khoai môn có thể gây ngứa, khi mua về cứ giữ nguyên bùn đất trên củ, để tay thật khô rồi gọt vỏ. Ngâm trong nước muối pha loãng trong 10 phút rồi vớt ra, lúc này có thể chế biến được rồi.

Hành tím và hành tây lột vỏ. Sả rửa sạch, cắt khúc. Gừng cạo vỏ, cắt lát.

Nhặt bỏ các lá vàng, lá úng của rau má sau đó rửa sạch và vớt ra rổ để ráo. Lột bỏ vỏ và râu bắp rồi cắt thành 2 – 3 khoanh nhỏ.

Đậu hũ cũng cắt miếng vuông vừa ăn.

Nấu lẩu dê

Cho toàn bộ thịt dê, mỡ và xương dê vào nồi cùng với hành tím, sả cắt khúc, gừng cắt lát, 1/4 củ hành tây và 1 muỗng canh muối.

Tiếp theo, chế nước xâm xấp mặt các nguyên liệu rồi bắc lên bếp nấu sôi ở lửa lớn. Khi nồi hầm sôi nhẹ thì cho hoa hồi, táo đỏ và ớt khô vào hầm.

Đậy nắp và tiếp tục hầm trong 20 – 25 phút đến khi thịt bắt đầu mềm rồi nêm 2 muỗng canh nước mắm, 2 muỗng cà phê hạt nêm, 1 muỗng cà phê bột ngọt và 1 muỗng cà phê đường phèn.

Cuối cùng, cho bắp và khoai môn vào tiếp tục hầm thêm khoảng 25 phút nữa, đến khi chín mềm hẳn thì thêm đậu hũ vào. Nêm nếm gia vị lại cho vừa miệng là hoàn thành.

Thành phẩm

Cho ra nồi lẩu, chuẩn bị thêm rau má, bún tươi và sốt chấm chao để ăn kèm. Thịt dê mềm, không hề bị hôi kết hợp cùng với khoai môn béo bùi, đậu hũ mềm thơm, bắp giòn ngọt và đặc biệt là nước dùng đậm đà ngon hết chỗ chê.

Món lẩu vừa ngon lại vừa dễ làm này chính là sự lựa chọn phù hợp cho cả gia đình sum họp bên nhau vào bữa cơm cuối tuần đấy!

Lẩu dê ăn với rau gì ngon?

Các loại rau đặc trưng của món lẩu dê phải kể đến là cải xanh, rau cần và tía tô. Vì chúng sẽ làm tăng thêm hương vị của lẩu và giúp miếng thịt dê thơm ngon hơn. Ngoài ra, còn có các loại rau như: Rau muống, tần ô, rau cần, bắp cải, cải xanh, hẹ. Bên cạnh đó, bạn có thể thêm các loại nấm tùy vào sở thích như: Nấm rơm, nấm kim chi, nấm bào ngư

Thịt dê không nên ăn chung với gì?

Thịt dê rất ngon nhưng khi ăn, bạn cần chú ý tránh dùng thịt dê chung với các loại thực phẩm sau:

Giấm: Vị chua của giấm hoàn toàn không phù hợp với thịt dê, không những khiến món ăn này giảm giá trị dinh dưỡng mà còn giảm cả hương vị và công dụng giữ ấm.

Dưa hấu: Thịt dê có tính dương, ấm, dưa hấu có tính hàn, không những làm giảm giá trị dinh dưỡng của thịt dê mà còn gây rối loạn tiêu hóa.

Nước trà: Khắc tinh của thịt dê là nước trà, vì vậy tuyệt đối không uống trà sau khi ăn thịt dê. Hàm lượng đạm trong thịt dê rất cao, trong khi trà có chứa nhiều acid tannic, khi kết hợp hai loại thực phẩm này sẽ tạo ra chất tannabil, khiến lượng nước trong đường ruột giảm đi, gây ra táo bón.

Bí đỏ: Cả hai nguyên liệu này đều là thực phẩm có tính nóng, ăn với nhau rất dễ phát hỏa, nóng trong người, gây nhiệt.

Đăng bởi: Cường Lộc

Từ khoá: Cách Nấu Lẩu Dê Cực Thơm Ngon Chuẩn Vị Tại Nhà

Cách Làm Dê Xào Lăn Thơm Ngon, Hấp Dẫn, Chuẩn Vị Tại Nhà

Thịt dê là đặc sản của vùng đất Ninh Bình, được dùng để chế biến nhiều món ăn hấp dẫn. Thịt dê giàu protein, khoáng chất, axit béo và vitamin thiết yếu, giúp mang lại nhiều lợi ích sức khỏe cho cơ thể.

Thịt dê xào lăn là một trong những món ăn được yêu thích nhất, không chỉ trong bữa cơm gia đình mà còn trên bàn tiệc/bàn nhậu mỗi lần bạn bè có dịp họp mặt.

Nguyên liệu làm dê xào lăn

800g thịt dê

100g đậu phộng rang

400ml sữa tươi không đường

200ml nước cốt dừa

4 cây sả

50g tỏi

1 củ hành tây

Các gia vị khác: Bột cà ri, ngũ vị hương, dầu điều, sa tế, tương hột, bột bắp, …

Nên chọn mua thịt ba chỉ hoặc phần thịt đùi dê để làm món dê xào lăn.

Cách làm món dê xào lăn Bước 1 Sơ chế thịt dê

Đầu tiên, bạn rửa sạch 800g thịt dê nguyên tảng rồi để cho ráo nước. Bạn có thể dùng nhiều cách để khử mùi thịt dê như dùng rượu, gừng, giấm, nước trà hoặc dùng các loại gia vị khác như: Quế, hồi, đinh hương,…

Tiếp đến, bạn cắt thịt dê thành từng miếng mỏng nhỏ vừa ăn. Bạn tiến hành ướp thịt với 2 muỗng (cà phê) hạt nêm, 2 muỗng bột cà ri, 1.5 muỗng đường, 1.5 muỗng ngũ vị hương và 1 muỗng sa tế. Bạn trộn đều hỗn hợp và ướp trong khoảng 15 phút để thịt dê ngấm hoàn toàn gia vị.

Hoặc bạn có thể đun sôi nước và giấm rồi để nguội, sau đó cũng tiếp hành thoa lên bề mặt thịt dê tương tự như trên.

Bước 2 Sơ chế các nguyên liệu khác

Tiếp theo, bạn đập dập 3-4 cây sả và cắt thành từng khúc vừa ăn. Sau đó, bạn tiến hành băm nhuyễn tỏi và cắt múi cau 1 củ hành tây.

Bước 3 Xào thịt dê

Đầu tiên, bạn bắc chảo lên bếp và cho vào 1 muỗng canh dầu điều và ½ muỗng canh dầu ăn. Sau khi hỗn hợp dầu đã nóng, bạn cho sả và tỏi đã sơ chế vào phi thơm.

Khi sả và tỏi đã vàng đều, bạn cho tiếp phần thịt dê đã ướp cùng với 1 muỗng cà phê bột cà ri vào, rồi xào đều với lửa lớn.

Kế tiếp, bạn cho thêm 1.5 muỗng canh tương hột để tăng thêm hương vị cho món ăn rồi xào đến khi thịt dê săn lại. Khi đó, bạn cho thêm 300 ml sữa tươi không đường vào, đồng thời nêm nếm cho phù hợp khẩu vị.

Để tăng thêm độ béo cho món ăn, bạn đổ thêm 200ml nước cốt dừa. Trong lúc đó, bạn pha sẵn 100ml sữa tươi với 2 muỗng cà phê bột bắp, đợi khi nước cốt dừa vừa sôi lên, bạn đổ hỗn hợp vào để tạo độ sánh cho món ăn.

Bạn tiếp tục xào đến khi hỗn hợp sôi lên lần nữa thì cho hành tây vào. Khi hành tây vừa chín tới thì tắt bếp là hoàn thành món ăn rồi.

Bước 4 Thành phầm

Cuối cùng, bạn cho phần thịt dê xào lăn ra dĩa, trang trí thêm 1 ít đậu phộng rang bên trên hoặc thêm vài lát ớt nếu thích ăn cay. Ngoài ra, món ăn sẽ tuyệt vời hơn nếu thưởng thức cùng với bánh mì và rau húng quế đấy!

Thưởng thức

Khi ăn bạn sẽ cảm nhận được từng thớ thịt dê dai mềm hòa quyện với nước cốt dừa và sữa tươi béo ngậy. Đặc biệt, kết hợp thêm mùi thơm đặc trưng của thịt dê và màu sắc bắt mắt của bột cà ri và ngũ vị hương chắc chắn sẽ bắt trọn mọi giác quan của người thưởng thức từ vị giác, khứu giác đến cả thị giác.

Các lưu ý khi làm món dê xào lăn

Bạn nên chọn các nguyên liệu tươi ngon để món ăn được chất lượng.

Khi chế biến nên xào dê với lửa lớn để dê không bị dai và chảy nước.

Advertisement

Không nấu thịt dê trong nồi hoặc chảo bằng đồng, khiến món ăn không ngon và có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa

Sau khi ăn thịt dê, bạn không nên uống trà. Trong trà có chứa axit tannic, khi kết hợp với protein trong thịt dê sẽ dễ gây táo bón, có hại cho sức khỏe.

Cách Nấu Mì Quảng Chuẩn Vị Ngay Tại Nhà

Cách nấu mì Quảng – món mì đặc trưng quen thuộc của các tỉnh miền Trung ngay tại nhà sẽ trở nên cực kỳ dễ dàng khi bạn chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu cần thiết cùng công thức nấu chuẩn vị mà a mẹo vặt giới thiệu ngay sau đây.

Cách nấu mì Quảng chuẩn vị ngay tại nhà – cach nau mi quang

Nguyên liệu cần có để nấu mì Quảng gồm:

Mì Quảng: Tuỳ theo khẩu phần cũng như số lượng người ăn mà bạn chuẩn bị lượng mì Quảng cho phù hợp. Thông thường, bạn sẽ chuẩn bị khoảng 1 cân mì Quảng cho suất 4 người ăn.

Mì Quảng tươi – cách nấu mì quảng đà nẵng

Xương lợn: Xương lợn được dùng để ninh lấy nước dùng. Bạn nên chọn loại xương ống hoặc xương cục vì như vậy khi ninh nước sẽ ngọt và trong hơn. Bạn chuẩn bị khoảng 200 gram xương ống cho suất 4 người ăn là vừa đủ.

Thịt gà: Thịt gà nên chọn phần ức gà ta vì phần này có sụn, ăn sẽ có độ giòn và thơm hơn. Bạn chuẩn bị khoảng 300 gram ức gà cho món mì Quảng này.

Các nguyên liệu cần có cho món mì Quảng – cách nấu mì Quảng

Thịt ba chỉ: Thịt ba chỉ nên chọn phần có cả tầng nạc và mỡ xen kẽ nhau. Bạn chuẩn bị khoảng 150 gram thịt ba chỉ.

Tôm tươi: Nên chọn loại tôm sú cỡ vừa (khoảng 1 ngón tay). Không nên chọn loại quá to vì như vậy rất dễ bị ngán và có thể không ăn hết do trong mì đã có rất nhiều các nguyên liệu khác.

Trứng cút: Với mỗi bát mì Quảng, bạn có thể chuẩn bị từ 1 – 2 qủa trứng cút. Tuy nhiên thông thường bạn chỉ nên cho 1 quả để tránh bị ngán.

Bánh tráng nướng: Bánh tráng nướng dùng để ăn kèm cùng lúc với mì. Bạn chuẩn bị khoảng 1 – 2 cái bánh tráng nướng cỡ vừa.

Các loại nguyên liệu khác: Hành tây, bột nghệ, tỏi, hành tím, ớt bột

Các loại gia vị cần có: muối, bột nêm, tiêu, nước mắm, dầu hào

Cách nấu mì Quảng ngon như sau:

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Mì quảng: Rửa sạch, trần qua nước đang sôi và để cho ráo nước.

ThГЎi thб»‹t thГ nh cГЎc miбєїng vб»«a Дѓn – cГЎch nấu mГ¬ QuбєЈng gГ

Tôm tươi: Rửa sạch, bóc bỏ phần đất đen ở đầu, rút chỉ sống lưng. Để cho món ăn ngon mắt hơn, bạn có thể bỏ toàn bộ phần đầu, chỉ giữ lại phần mình và lột sạch vỏ tôm.

Thịt ba chỉ: Rửa sạch, thái thành miếng vừa ăn

Hành tây: Bóc vỏ, rửa sạch sau đó bổ múi cau

Hành, tỏi ta: Bóc vỏ, rửa sạch sau đó đập dập và băm nhỏ.

Bước 2: Làm nước dùng

Cho khoảng 1 lít nước lọc vào nồi cùng với phần xương gà vừa lọc, xương lợn và hành tây sơ chế trước đó và đun sôi. Nêm nếm một chút bột nêm, bột ngọt cho thêm vị và tiếp tục ninh nhỏ lửa trong khoảng 20 phút.

NЖ°б»›c dГ№ng nấu tб»« xЖ°ЖЎng lб»Јn vГ  xЖ°ЖЎng gГ  – cГЎch nấu mГ¬ QuбєЈng gГ

Bước 3: Làm chín các nguyên liệu khác

Ướp chung phần thịt gà và thịt lợn đã thái với hành, tỏi, bột nghệ và các loại gia vị khác sau đó trộn đều và để cho thịt ngấm trong khoảng 10 phút.

Trứng chim cút đem luộc chín rồi bóc vỏ, để riêng.

Phi thơm hành tỏi sau đó cho phần thịt đã chuẩn bị vào xào chín – cách làm mì quảng

Bước 4: Trình bày món mì Quảng

Lấy một lượng mì Quảng vừa ăn cho vào tô. Tiếp đó bạn múc phần thịt gà, thịt lợn, tôm và trứng xếp lên bề mặt mì. Sau đó bạn trút phần nước dùng đã nấu trước đó xâm xấp mặt mì, không nên đổ tràn như món mì nấu ở miền Bắc.

Món mì Quảng sau khi hoàn thiện – cách nấu mì Quảng ngon

Mì Quảng sau khi dọn xong sẽ ăn kèm với bánh tráng nướng, đậu phộng và các loại rau thơm, rau gia vị như rau mùi, rau xà lách. Nếu bạn có thể ăn cay, bạn dùng ớt bột để rắc lên bát mì và trộn đều.

Đăng bởi: Lý Nguyễn

Từ khoá: Cách nấu mì Quảng chuẩn vị ngay tại nhà

Cách Làm Xôi Đậu Phộng Cực Ngon Chuẩn Vị Đơn Giản Tại Nhà

Bật mí bí quyết để có ngay một đĩa xôi đậu phộng thơm ngon béo bùi, ai ăn cũng tấm tắc khen. Món ăn này rất thích hợp để thưởng thức vào bữa sáng, giúp cung cấp đủ năng lượng cho bạn hoạt động trong một ngày dài.

Cách chọn nguyên liệu ngon:

– Gạo nếp: Muốn có món xôi đậu phộng ngon, trước hết bạn phải lựa được phần gạo nếp để nấu xôi phải là gạo nếp ngon, thuộc loại nếp cái hoa vàng hoặc nếp nương là tốt nhất, hạt nếp phải đều, không gãy, có màu trắng đặc trưng của gạo, không bị mối mọt ăn.

– Đậu phộng: Chọn những hạt căng mẩy, không bị héo hay có mùi mốc chứng tỏ là để quá lâu, nấu sẽ không ngon và có mùi hôi. Không nên chọn đậu phộng non sẽ làm thành phẩm xôi nấu ra không được thơm ngon béo bùi như những hạt đậu phộng đã được mang đi phơi khô.

Chuẩn bị nguyên liệu:

– Gạo nếp: khoảng 200 gram

– Đậu phộng: 500 gram

– Nước cốt dừa: 1 hộp

– Mè trắng đã rang sơ: 1 ít

– Dừa khô đã nạo thành sợi: 1 ít

– Muối: 1 ít

Dụng cụ nấu xôi nếp dẻo thơm:

Xửng hấp

Sơ chế nguyên liệu: Gạo nếp:

Gạo nếp vo sạch vừa phải để không làm mất chất dinh dưỡng. Sau đó cho nước ngập sâm sấp mặt phần gạo, ngâm trước khoảng 6 tiếng hoặc ngâm qua đêm cho gạo nở mềm rồi vớt ra xả lại, để ráo nước.

Đậu phộng:

Ngâm qua với nước nóng để hạt nở đều và nhanh chín, sau đó dùng tay chà xát để đậu phộng tách vỏ ra, vớt bỏ phần vỏ rồi xả lại đậu phộng với nước, để ráo.

Cách nấu xôi đậu phộng dẻo thơm:

Bước 1:

– Chế nước vào xửng hấp và đun sôi để tiến hành hấp xôi.

– Trộn phần gạo nếp đã ráo với một ít muối rồi cho vào xửng hấp khoảng 10-15 phút. Cứ mỗi 10 phút thì mở nắp nồi ra, lau bớt nước đọng trên nắp xới đều để xôi được chín đều, tơi ra và không bị nhão.

Bước 2:

Cho tiếp phần đậu phộng đã ráo nước vừa xửng xôi rồi hấp thêm 10-15 phút cho chín.

Bước 3:

Khi thấy phần xôi đậu phộng đã chín thì cho phần nước cốt dừa đã chuẩn bị ở trên vào nồi vừa đủ rồi xới đều.

Bước 4:

– Nấu thêm khoảng 2-3 phút nữa rồi tắt bếp, mở vung cho hơi nước bay ra hết tránh làm nhão xôi.

– Xới xôi thêm một lần nữa rồi múc ra đĩa, rắc mè và dừa nạo lên trên và thưởng thức.

Cách dùng món xôi đậu phộng:

– Xôi đậu phộng này có thể ăn không hoặc ăn cùng muối đậu phộng, muối mè hay chấm cùng nước tương để tăng thêm vị đậm đà.

– Nếu thích, bạn cũng có thể biến tấu thành món xôi mặn khi cho thêm trứng chiên, chả lụa, lạp xưởng, chà bông, thịt rim, ….cũng rất ngon đấy.

Yêu cầu thành phẩm:

– Món xôi đậu phộng có có hình thức đẹp mắt, có mùi thơm ngào ngạt của xôi nếp, vị bùi bùi của đậu phộng cùng nước cốt dừa béo ngậy.

– Vị xôi đậm đà, hạt nếp nở đều, dẻo ngon, không bị sượng sống hay nhão, cháy hoặc khê. Đậu phộng chín vừa, không bị mềm bở quá.

Đăng bởi: Lê Đức Trọng

Từ khoá: Cách Làm Xôi Đậu Phộng Cực Ngon Chuẩn Vị Đơn Giản Tại Nhà

Cách Nấu Chè Hạt Sen Đường Phèn Thơm Ngon Tại Nhà

Cách nấu chè hạt sen đường phèn ngon khá đơn giản, chỉ cần chuẩn bị một vài nguyên liệu quen thuộc như hạt sen, đường phèn và bỏ ra chút thời gian là bạn đã có một nồi chè thơm ngon, bổ dưỡng để thưởng thức trong những ngày hè nắng nóng.

Cách nấu chè hạt sen đường phèn

Công dụng của chè hạt sen đường phèn đối với sức khỏe

Trong hạt sen có chứa hàm lượng calo cao cung cấp nguồn năng lượng tức thời cho hoạt động của cơ thể. Bên cạnh đó, các vitamin, khoáng chất, protein có trong hạt sen mang đến những tác dụng tích cực cho sức khỏe.

Cụ thể, các vitamin nhóm B, C, protit, gluxit có trong loại hạt này giúp điều trị chứng đau đầu, nhất là căn bệnh đau nửa đầu.

Đối với các thai phụ, ăn chè hạt sen giúp an thai, ngăn ngừa sảy thai; đồng thời giúp kích thích sự phát triển não bộ của thai nhi.

Chè hạt sen cũng cung cấp lượng canxi và protein cho trẻ nhỏ, giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa để trẻ ăn ngon và ngủ tốt hơn.

Bên cạnh đó, hạt sen có tác dụng thanh nhiệt rất tốt nên nếu dùng thường xuyên sẽ ngăn ngừa mụn nhọt hiệu quả.

Ngoài ra, hạt sen còn hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, bảo vệ dạ dày, chăm sóc răng miệng và đặc biệt là chống lão hóa.

Ngay bây giờ, Minstore sẽ giới thiệu đến bạn cách nấu chè hạt sen đường phèn thơm ngon, đơn giản.

Nguyên liệu nấu chè hạt sen đường phèn thơm ngon

Hạt sen tươi: 500g

Đường phèn: 200g

Lá dứa: 2 nhánh

Cách nấu chè hạt sen đường phèn thơm ngon tại nhà

Cách nấu chè hạt sen đường phèn thơm ngon tại nhàn vô cùng đơn giản qua các bước sau:

Bước 1: Sơ chế các nguyên liệu

Hạt sen tươi bóc lớp vỏ xanh bên ngoài, tách lấy tim sen để khi ăn không bị đắng, sau đó rửa sạch, để ráo.

Lá dứa rửa sạch, buộc gọn.

Tách bỏ tim sen trước khi nấu

Bước 2: Luộc hạt sen

Hạt sen sau khi sơ chế cho vào nồi luộc sơ trong 5 phút rồi đổ ra, rửa sạch lại để hạt sen bớt nhựa, khi nấu chè sẽ không bị chát, đắng.

Cho hạt sen vào nồi, bắc lên bếp luộc lần 2 với lửa nhỏ để hạt sen chín tới, rồi đổ ra, để ráo nước. Lưu ý, không nấu hạt sen quá nhừ ăn sẽ bị bở, mất chất và không ngon. Bạn cũng có thể hấp cách thủy để hạt sen bùi và thơm hơn.

Bước 3: Nấu chè hạt sen với đường phèn

Cho đường phèn vào nồi cùng với một lượng nước đủ dùng và lá dứa để nước chè được thơm, nấu với lửa nhỏ cho đường tan hết thì tắt bếp. Tiếp đến vớt lá dứa ra, chờ nước đường trong, lắng cặn thì gạn nước đường qua một nồi khác, lọc bỏ lớp cặn bên dưới.

Cho hạt sen đã luộc chín tới vào nồi nước đường phèn, nấu với lửa nhỏ đến khi hạt sen ngấm đường thì tắt bếp.

Nấu chè với lửa nhỏ để hạt sen ngấm đường và không nát

Bước 4: Trình bày và thưởng thức

Múc chè ra chén, để nguội bớt rồi thưởng thức. Mùa hè bạn có thể cho chè vào tủ lạnh hoặc thêm nước đá vào ăn rất mát lạnh và ngon miệng.

Chè hạt sen đường phèn ăn nóng hay lạnh đều rất ngon

Lưu ý khi nấu chè hạt sen đường phèn thơm ngon

Để món chè hạt sen có độ dinh dưỡng cao bạn nên chọn hạt sen tươi, khi nấu sẽ bùi, thơm hơn hạt sen khô.

Nếu có thời gian bạn hãy mua hạt sen đen về tách vỏ, bỏ tim sen. Tuy việc này hơi mất công nhưng bù lại sẽ mua được hạt sen với giá rẻ, lại có thể tận dụng tim sen phơi khô để pha trà.

Bạn nên chọn những hạt sen đã già, căng tròn, phía ngoài có màu trắng ngà hoặc vàng đậm khi nấu chè sẽ có mùi thơm đặc trưng và không bị sượng.

Trừ khi không mua được hạt sen tươi bạn mới nên dùng hạt sen khô. Tuy không thơm bằng hạt tươi nhưng hạt sen khô vẫn có độ bùi bở, ngọt tự nhiên.

Cách nấu chè hạt sen đường phèn với nha đam

Chè có vị bùi của hạt sen, nha đam sần sật nhai vui miệng quyện với vị ngọt thanh của đường phèn là món giải khát rất tuyệt vào mùa hè.

Nha đam cắt hạt lựu ngâm với nước có pha 1/2 muỗng cà phê muối trong 15 phút cho nha đam hết đắng rồi rửa lại cho sạch.

Đun sôi 1 lít nước, cho 300g hạt sen vào nấu cho hạt sen chín mềm rồi cho đường phèn vào. Thêm 1/4 muỗng cà phê muối để chè có vị ngọt dịu rồi cho nha đam vào nấu thêm 5 phút là được.

Chè hạt sen nha đam thanh mát, bổ dưỡng

Ngoài 2 cách nấu trên, chè hạt sen còn được biến tấu đa dạng với việc thêm một số những nguyên liệu khác vào, để cho thành phẩm là những món chè ngon như chè hạt sen đậu xanh, chè hạt sen củ năng hay chè hạt sen táo đỏ đường phèn.

Cách nấu chè hạt sen đường phèn đơn giản nhưng đảm bảo mang lại thành phẩm chất lượng ngon, bổ ngay tại nhà không thua kém mua ngoài tiệm. Đây quả là phương pháp chế biến chè hiệu quả, phù hợp với những người bận rộn công việc. Ngoài ra, bạn cũng có thể chế biến các loại chè từ hạt sen khác như hạt sen táo đỏ, hạt sen nha đam, hạt sen bột sắn… để chiêu đãi cả nhà.

7 Cách Nấu Lẩu Thái Chua Cay Siêu Ngon Đơn Giản Tại Nhà

 Nguyên liệu làm nước lẩu Thái

3 bộ xương gà

1 củ riềng

20 nhánh sả

20 củ hành khô

Me chín

Nấm hương

500g lá mùi tàu

1 trái bắp

Nước cốt dừa

Vài lá chanh

Gia vị: Đường, hạt nêm, muối, bột ngọt

Cách làm nước lẩu Thái Bước 1 Sơ chế nguyên liệu

Bạn chỉ cần lấy xương gà trần sơ qua với nước sôi, sau đó vớt xương gà ra rửa sạch lại một lần nữa.

Sau đó, bạn băm nhuyễn sả và cắt khúc vừa ăn khoảng 5cm.

Cắt riềng thành từng lát mỏng, hành khô bóc vỏ để nguyên củ.

Nấm hương rửa sạch rồi cắt đôi. Lá ngò gai rửa sạch, cắt làm 3 lát.

Ngâm me trong nước ấm rồi lọc lấy nước cốt.

Bước 2 Hầm nước dùng

Bạn cho xương gà, sả và riềng thái sợi vào nồi nước. Bật bếp lớn, đun sôi nước dùng xương gà rồi hạ lửa nhỏ, sau đó cho hành khô và nấm đông cô vào.

Sau đó, bạn cho nước cốt me vào đồng thời thêm vào 1 muỗng canh đường, 1 muỗng cà phê hạt nêm, 1 muỗng cà phê muối, 1 muỗng cà phê bột ngọt.

Bạn tiếp tục ninh xương trong khoảng 30 phút, cuối cùng cho lá ngò gai vào và đun thêm 5 phút nữa thì tắt bếp.

Vớt bỏ phần cái ra chỉ để lại phần nước rồi bạn thêm vào nước cốt dừa và lá chanh, để lá chanh trong nồi và đảo đều trong 1 phút.

Bước 3 Thành phẩm

Bạn cắt bắp thành từng khúc dài 3 – 4cm rồi cho vào nồi lẩu để nước lẩu Thái được ngọt hơn.

Thưởng thức

Nồi nước lẩu Thái không chỉ có màu đỏ của gấc vô cùng đẹp mắt lại có mùi thơm của các loại gia vị và vị ngọt từ nước hầm xương gà.

 Tổng hợp công thức nấu lẩu Thái đơn giản tại nhà Lẩu Thái tôm chua cay

Nguyên liệu nấu lẩu tôm chua cay

Tôm càng: 8 con

Thơm: ¼ trái

Cà chua: 2 trái

Ớt hiểm: 2-3 trái

Nước cốt dừa: 2 muỗng

Bột cà ri

Một ít húng quế

Các loại rau ăn kèm tùy thích

Gói gia vị nêm sẵn lẩu thái

Tham khảo cách làm chi tiết tại: Cuối tuần vừa thổi vừa ăn với món lẩu tôm chua cay

Lẩu Thái tôm bò

Nguyên liệu nấu lẩu Thái tôm bò

1 trái bắp đã lột vỏ, râu

500g cải thảo

250g đậu hũ

500g thịt bò

500g tôm

250g nấm rơm

400g cá viên

1.5 lít nước dùng gà hoặc heo

Lá chanh, 4 lát riềng

2 củ sả cắt khúc nhỏ

1/2 củ hành tây

1 quả cà chua cỡ vừa

6 trái ớt đỏ

1 thìa cà phê gia vị sốt tom yum hoặc gia vị nấu lẩu thái

Nước cốt của nửa trái chanh

Đường, nước mắm, nước tương, hạt mè rang, ớt, dầu mè

Tham khảo cách làm chi tiết tại: Cùng làm lẩu Thái chua chua cay cay chuẩn vị truyền thống ngay tại nhà

Lẩu Thái cá

Để làm lẩu thái cá rất đơn giản, bạn chỉ cần ướp cá với một ít tỏi, hành tím, đường, hạt nêm, vài lát tiêu, trộn đều rồi ướp trong vòng 10 phút để cá thấm đều gia vị. Phần nước lẩu Thái, bạn cho tỏi, hành tím và sả vào phi thơm rồi cho cà chua, dứa vào, đảo đều rồi cho nước vào. Đặt nồi cá diêu ​​hồng lên bàn, thêm các cạnh vừa ăn và nấu cho đến khi rau vừa chín tới là có thể ăn được.

Lẩu Thái hải sản

Nước lẩu Thái hải sản là phần rất quan trọng quyết định đến toàn bộ món lẩu, công thức nấu lẩu là bạn cần đổ nước hầm xương vào nồi nước sốt sau đó nêm nếm lại mắm, muối cho vừa ăn. Sau đó cho vài lát riềng, hành tím băm nhỏ, sả và lá chanh để nước dùng thêm hấp dẫn. Vậy là bạn đã có món sốt Thái hải sản thơm ngon cho cả nhà rồi.

Mỗi dịp cuối tuần, cả gia đình sẽ quây quần bên nồi nước xốt thơm ngon đậm đà hương vị cay cay. Với mùi thơm của sả, ớt và lá chanh sẽ che đi mùi tanh của hải sản và làm cho bữa cơm gia đình thêm phần hấp dẫn và ngon miệng.

Lẩu Thái chay

Nếu bạn đã ngán ngẩm với thịt, cá, thì lẩu Thái chay chính là sự gợi ý tuyệt vời dành cho bạn. Mang hương vị đậm đà, tươi mát, mang đến trải nghiệm mới mẻ, thú vị và giàu dinh dưỡng. Có thể ăn kèm bún, phở và các loại rau sống như rau muống, cải thìa, cần tây, rau muống …

Lẩu Thái dùng gói gia vị nêm sẵn Aji Quick

Nguyên liệu nấu lẩu Thái dùng gói gia vị nêm sẵn Aji Quick

3 muỗng canh dầu ăn

Hành tím, tỏi, cà chua, khóm, củ riềng, sả, lá chanh

Đậu hủ chiên (không bắt buộc)

1/2 trái bắp mỹ, ớt

Gia vị lẩu thái Aji Quick

1.5 lít nước dùng gà (nếu không có thì có thể dùng nước lọc)

Đường, nước tương, hạt mè rang, ớt, dầu mè

Tham khảo cách làm chi tiết tại: Cách nấu lẩu thái bằng gói gia vị Aji Quick nhanh gọn mà vẫn chuẩn vị truyền thống

Với những bạn nào không có khả năng nấu nướng giỏi hoặc đơn giản chỉ muốn tiết kiệm thời gian thì ngại gì mà không áp dụng ngay công thức nấu lẩu Thái với gói gia vị Aji Quick, vị thì ngon đúng chuẩn luôn mà lại cực tiện, chẳng cần phải lo nước lẩu Thái bị quá mặn hay quá ngọt nữa!

Lẩu Thái cho 4 người ăn

Nguyên liệu nấu lẩu Thái cho 4 người ăn

Sả, thơm, cà chua, riềng, me, ớt, tỏi

Đậu hủ: 3 miếng

Bún: 1 kg

Nấm rơm, nấm bào ngư và nấm kim châm

Rau nêm: ngò om, ngò gai

Cá điêu hồng: 1 con

Tôm: 300 gram

Thịt bò: 100 gram

Gia vị: hạt nêm, đường, muối, nước mắm, bột ngọt

Tham khảo cách làm tại: Cách nấu lẩu thái 4 người ăn no căng bụng chưa tới 200k

Advertisement

Lẩu Thái ăn với rau gì thì ngon?

Ăn lẩu chúng ta có thể kết hợp nhiều loại rau củ khác nhau, miễn là hợp khẩu vị và đầy đủ chất bổ dưỡng có trong nước lẩu. Món lẩu sẽ không thể thiếu sự góp mặt của nguyên liệu nấu lẩu là các loại rau ăn cùng như: rau chuối, rau cần nước, các loại nấm, rau muống,…

Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Nấu Lẩu Dê Cực Thơm Ngon Chuẩn Vị Tại Nhà trên website Zlmn.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!