Xu Hướng 9/2023 # Cách Chăm Sóc Cây Vạn Lộc Trồng Thủy Sinh, Trồng Trong Đất Chi Tiết Nhất # Top 16 Xem Nhiều | Zlmn.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Cách Chăm Sóc Cây Vạn Lộc Trồng Thủy Sinh, Trồng Trong Đất Chi Tiết Nhất # Top 16 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Cách Chăm Sóc Cây Vạn Lộc Trồng Thủy Sinh, Trồng Trong Đất Chi Tiết Nhất được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Zlmn.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Cây vạn lộc không chỉ là cây cảnh mà còn là cây phong thủy rất được ưa chuộng hiện nay. Cây vạn lộc là loại cây dễ trồng dễ chăm sóc. Chỉ cần các bạn biết cách chăm sóc cây phù hợp thì cây sẽ luôn xanh tốt quanh năm. Trong bài viết này, Nông nghiệp Online (NNO) sẽ hướng dẫn các bạn cách chăm sóc cây vạn lộc trồng thủy sinh và cả cây vạn lộc trồng trong đất để các bạn hiểu rõ hơn về cách chăm sóc loại cây cảnh này.

Cách chăm sóc cây vạn lộc thủy sinh

Cây vạn lộc thủy sinh là loại cây vạn lộc dễ chăm sóc nhất. Khi chăm sóc cây vạn lộc thủy sinh các bạn cần chú ý tới một số điểm sau đây thì cây sẽ luôn xanh tốt quanh năm:

Thay nước thủy sinh mỗi tuần một lần. Khi thay nước hãy vệ sinh sạch sẽ phần lá cây và rễ cây, cắt bỏ những phần rễ cây bị nhũn, thối để không làm ảnh hưởng tới các bộ phận khác. Khi thay nước, nhỏ 2 – 3 giọt dung dịch thủy sinh vào trong nước để bổ sung dinh dưỡng cho cây phát triển.

Đặt cây vạn lộc thủy sinh ở vị trí có nắng chiếu vào buổi sáng. Nếu đặt gần cửa sổ là tốt nhất vì cây vạn lộc là cây ưa bóng nhưng vẫn cần ánh sáng để phát triển. Nếu không đặt cây ở vị trí có nắng thì bạn nên mang cây ra ngoài phơi nắng 2 – 3 lần mỗi tuần, mỗi lần phơi nắng 3 – 4 tiếng vào buổi sáng.

Cây vạn lộc phù hợp sống ở môi trường mát mẻ, thoáng khí với nhiệt độ khoảng 20 – 27 độ C. Không nên để cây vạn lộc ở trong phòng mà nhiệt độ quá nóng, không khí không lưu thông. Nếu để cây ở phòng như vậy sẽ khiến cây chậm phát triển, dần dần sẽ lụi dần.

Cách chăm sóc cây vạn lộc thủy sinh rất đơn giản. Chỉ cần bạn chú ý 3 điểm trên thì cây vạn lộc thủy sinh sẽ luôn tươi tốt quanh năm. Nếu bạn không làm được một trong 3 chú ý trên thì cây rất có khả năng sẽ dần héo rũ và chết đi. Nếu cây có các triệu chứng bị héo, không đâm mầm mới, lá mới mà bạn không khắc phục được thì có thể cân nhắc trồng cây xuống đất. Khi cây phục hồi thì có thể chọn trồng lại theo cách thủy sinh.

Cách chăm sóc cây vạn lộc trồng trong đất

Cây vạn lộc trồng trong đất cũng rất dễ chăm sóc. Khi trồng trong đất bạn cũng vẫn cần đảm bảo các yếu tố về đất, nước, ánh sáng, nhiệt độ và phân bón để cây phát triển tốt.

Đất: đất trồng cây cần tơi xốp, thoát nước tốt để cây không bị úng. Nếu thấy đất có dấu hiệu bạc màu, tưới nước mà đất không thấm thì nên thay đất mới.

Phân bón: cây vạn lộc trồng trong đất tuy không kén đất nhưng để cây phát triển tốt thì phân bón là không thể thiếu. Các bạn có thể bón phân hữu cơ hoặc phân vi sinh vừa tốt cho cây vừa tốt cho đất. Thời gian bón phân cho cây khoảng 2 tuần đến 1 tháng một lần là đủ.

Nước: cây vạn lộc là cây thuộc họ ráy nên rất háo nước tuy nhiên nếu tưới nhiều nước cho cây sẽ khiến cây dễ bị úng. Khi tưới nước cho cây, bạn chú ý tưới đẫm nước một lần, đợi đến khi đất ở phần gốc khô thì mới tưới tiếp. Làm như vậy sẽ không sợ cây bị úng nước. Lưu ý là tùy vào khả năng thoát nước của đất và cả độ ẩm của môi trường mà thời gian giữa các lần tưới cây có thể không giống nhau.

Ánh sáng: cây vạn lộc là cây ưa bóng nhưng cây vẫn cần có ánh sáng để quang hợp. Khi trồng cây vạn lộc trong nhà bạn nên đặt cây ở gần cửa sổ để cây có ánh sáng giúp lá quang hợp tốt. Lưu ý là không nên để nắng gắt chiếu vào cây sẽ có thể khiến cây bị cháy lá. Nếu bạn không có vị trí đặt cây phù hợp gần cửa sổ thì nên mang cây ra phơi nắng định kỳ khoảng 2 – 3 lần mỗi tuần, mỗi lần phơi nắng 3 – 4 giờ vào buổi sáng.

Nhiệt độ và không khí: cây vạn lộc thích hợp phát triển ở môi trường nóng ẩm với nhiệt độ khoảng 25 – 30 độ C. Khi trồng vạn lộc bạn không nên để cây trong phòng kín và nhiệt độ cao. Làm như vậy cây sẽ dần bị chết mà không rõ nguyên nhân. Do đó, hãy đặt cây ở vị trí thoáng khí, mát mẻ là tốt nhất.

Cách chăm sóc cây vạn lộc ra hoa

Bên cạnh việc chăm sóc cây vạn lộc sao cho cây phát triển tốt thì nhiều bạn cũng thắc mắc về cách chăm sóc cây vạn lộc ra hoa. Vấn đề này thực ra không khó, cây vạn lộc nếu trồng với điều kiện thích hợp thì cây có thể ra hoa đều đặn khoảng 3 – 4 tháng một lần. Nếu bạn trồng cây vạn lộc trong nhà sẽ tương đối khó chăm sóc để cây vạn lộc có thể ra hoa vì điều kiện về ánh sáng, nhiệt độ thường không thích hợp cho cây phát triển tốt nhất. Để trồng cây vạn lộc ra hoa các bạn nên trồng cây trong đất và trồng ở khu vực ngoài trời có nắng nhẹ cây sẽ phát triển tốt và dễ ra hoa hơn.

Cây Cẩm Nhung: Ý Nghĩa, Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Chi Tiết Nhất

Cây cẩm nhung có tên gọi khác là cây may mắn, nó thuộc giống cây thân thảo, rễ chùm và có nguồn gốc từ Nam Mỹ. Cây cẩm nhung rất ưa những nơi mát mẻ, ưa bóng và sinh trưởng khá tốt.

Cẩm nhung có màu sắc tươi sáng và không đòi hỏi chăm sóc quá nhiều nên rất được ưa chuộng để trang trí trên bàn làm việc, cửa sổ,…

Lá cây cẩm nhung có nhiều phấn trắng, thuộc loại lá kép và lá khá nhỏ, mọc san sát nhau, phiến lá nhẵn. Vì vậy, lá cẩm nhung có một sức hút lạ kỳ, ai cũng thích ngắm và ngửi lá cẩm nhung.

Tùy theo màu sắc của lá cây mà thân cây có màu đỏ hoặc xanh lá.

Cây cẩm nhung có 2 loại là cẩm nhung xanh và cẩm nhung đỏ.

Ngoài ra, dựa theo nghiên cứu của đại học Harvard, màu xanh của lá cẩm nhung giúp tăng trí nhớ tới 20%.

Cây cẩm nhung tượng trưng cho một tình bạn bền vững và luôn quan tâm, chia sẻ những điều trong cuộc sống.Trong tình yêu, cẩm nhung biểu tượng cho tình yêu thuần khiết, trong sáng.

Đồng thời, cây cẩm nhung còn mang lại những điều may mắn để bạn trở nên tràn đầy niềm tin, lạc quan trước những khó khăn.

Chính vì những ý nghĩa vô cùng sâu sắc đó của cây nên cẩm nhung thường được làm quà để tặng bạn bè, người yêu.

Ngoài ra, cây cẩm nhung có nhiều gân lá nhìn giống như tiền đô la màu xanh và gân lá chạy xuyên suốt từ cuống xuống ngọn lá mang ý nghĩa cho sự thông thái về trí tuệ. Khi sở hữu một cây cẩm nhung, nó sẽ giúp gia chủ gặp nhiều may mắn, thăng tiến trong sự nghiệp, phát tài phát lộc.

Cây cẩm nhung đỏ hợp với mệnh Hỏa vì trong phong thủy, màu đỏ là màu cho mệnh Hỏa. Cẩm nhung sẽ giúp người mệnh Hỏa kìm chế được cảm xúc và những hành động cảm tính để cải thiện các mối quan hệ trong cuộc sống.

Cây cẩm nhung xanh hợp với những người mệnh Mộc vì màu xanh là màu của mệnh Mộc. Cẩm nhung xanh sẽ giúp người mệnh Mộc gặt hái được nhiều thành công và thăng tiến trong sự nghiệp.

Trên thực tế, cẩm nhung giúp chữa được bệnh trầm cảm vì cẩm nhung mang lại những nguồn năng lượng tích cực, giúp chúng ta giảm bớt áp lực và luôn cảm tinh thần thoải mái.

Ngoài ra, nó hút được các tia điện từ máy tính và các thiết bị điện tử rất tốt, giúp bạn hạn chế được những tia điện tử gây ra các bệnh cho mắt và da.

Ngoài ra, cẩm nhung có hình dáng xinh xắn nên thường được trang trí ở bàn làm việc, cửa sổ, văn phòng,…Nó sẽ làm không gian sống của bạn trở nên tươi đẹp hơn rất nhiều.

Cách trồng

Đầu tiên, bạn cần chuẩn bị loại đất thịt có trộn với phân vi sinh, mùn than, mùn lá để đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, độ ẩm cho cây. Sau đó, bạn sẽ tiến hành trồng bằng phương pháp gieo hạt.

Đầu tiên, bạn nên ngâm hạt trong nước ấm, sau đó mới rắc hạt xuống đất và phủ một lớp đất mỏng để giữ độ ẩm, giúp cây nảy mầm nhanh hơn. Sau khoảng 2- 3 tuần, cây sẽ nảy mầm.

Cách chăm sóc

Đất: Làm hỗn hợp đất thịt, phân vi sinh, than mùn để cẩm nhung phát triển tốt hơn.

Ánh sáng: Tránh cho cây tiếp xúc với ánh nắng mặt trời quá gay gắt vì cây là loại ưa sáng và bạn nên đặt cây ở cửa sổ hoặc những nơi mát mẻ. Bạn nên cho cây phơi nắng 2 lần một tuần lúc sáng sớm từ 7- 10h .

Nhiệt độ: Nhiệt độ lý tưởng cho cây phát triển tốt là khoảng 18- 30 độ C.

Nước: Bạn có thể dùng bình xịt để tưới nước cho cây mỗi ngày vì cây thuộc loại ưa ẩm. Tuy nhiên, bạn không nên tưới quá nhiều vì sẽ làm cây bị úng nước và bạn nên làm lỗ thoát nước cho cây.

Phân bón: Bạn nên bón phân kích tăng trưởng hoặc phân bón NPK định kỳ cho cẩm nhung. Tốt nhất là một tháng một lần để cây.

Tỉa lá: Bạn nên tỉa lá cho cẩm nhung định kỳ để tránh tán lá quá rậm rạp, tạo điều kiện cho côn trùng làm tổ và thường xuyên quan sát cây để phát hiện sâu bệnh và cắt bỏ những lá bị sâu bệnh.

Advertisement

Cẩm nhung là một loại cây đang rất được ưa chuộng. Nó được dùng để trang trí nhà, không gian làm việc,… Bạn có thể tìm mua loại cây này một cách dễ dàng ở các đại lý cây cảnh ở địa phương hoặc mua các website như:

Tiểu cảnh Mini

Điện thoại: 0888 22 99 86

Giá: Từ 65.000 đồng/chậu

Website: Tiểu cảnh mini

Quang cảnh xanh

Giá: Từ 40.000 đồng/chậu

Địa chỉ shop: 56 Đặng Dung, Tân Định, quận 1, TP.HCM

Liên hệ mua hàng: 0929206164

Website: Quang cảnh xanh

Cách Chăm Sóc Cây Lưỡi Hổ Trồng Trong Nhà

Cây lưỡi hổ, tên khoa học là Sansevieria trifasciata, hay còn được gọi là cây lưỡi cọp, là một loài thực vật có hoa, có nguồn gốc từ Châu Phi, Madagascar và Nam Á. Các cây trưởng thành thường cao, dựng đứng, cứng cáp, lá hình lance. Các phiến lá đơn giản, dài, thường cao từ 30- 160 cm và rộng từ 2,5 đến 8 cm. Lá màu xanh, viền vàng, nhiều sọc ngang, bề mặt trơn nhẵn và không có gân lá.

Lưỡi hổ là loài cây ngoài ý nghĩa phong thủy thì còn rất hữu ích trong việc lọc sạch không khí và trang trí cho không gian sống, bởi vậy luôn được ưa chuộng để trồng trong nhà, với mong muốn mang lại những điều tốt lành cho gia chủ, đồng thời loại bỏ các chất độc hại, đem lại bầu không khí trong lành thanh mát.

Cách chăm sóc cây lưỡi hổ trong nhà

Vì lưỡi hổ có kiểu dáng độc đáo, đẹp mắt, màu sắc hoa đa dạng và nổi bật nên loài cây này thường được dùng làm cây cảnh, trang trí cho ngôi nhà hoặc một căn phòng nào đó trong nhà. Vậy người trồng phải chú ý những điều gì trong quá trình chăm sóc loài cây phong thủy, trang trí và làm sạch không khí tuyệt vời này. Mặt khác nếu chăm sóc đúng cách, cây lưỡi hổ ra hoa sẽ mang đến những điều hay ho mà bạn không ngờ đến.

1, Đất trồng

Loại đất trồng thích hợp nhất cho cây lưỡi hổ là đất có tính kiềm, khô cằn, tốt nhất là đất nên được trộn với xơ dừa, mùn cưa, và phân hữu cơ. Sử dụng đất trộn như thế này sẽ vừa đảm bảo giữ được độ ẩm cần thiết cho cây, lại có khả năng thoát nước tốt tránh cho cây bị ngập úng.

Bạn cũng có thể sử dụng loại đất mùn màu mỡ và tới xốp, trộn thêm với xỉ than theo tỉ lệ 1:1 để trồng cây lưỡi hổ. Làm sạch đất, khử sạch mầm bệnh trước khi đem trồng cây để lưỡi hổ được phát triển trong một môi trường đất an toàn.

2, Ánh sáng và nhiệt độ

Mặc dù đây là loài cây chịu hạn nhưng cũng không nên để cây dưới thời tiết nắng nóng liên tục nhiều ngày. Khi trồng cây trong nhà, bạn nên đặt chậu lưỡi hổ ở những vị trí thoáng mát, có ánh nắng mặt trời nhưng không phải là ánh nắng chiếu trực tiếp. Nếu hôm nào trời nắng gay gắt thì càng phải di chuyển cây vào vị trí râm mát.

Nhiệt độ phù hợp với sự phát triển của cây là từ 22-30 độ. Vì thế, vào mùa đông, khi dưới 10 độ, cây có thể sẽ chết dần. Lúc này bạn có thể giữ cây trong phòng ấm để tránh gió lạnh, có thể có điều hòa nhiệt độ, tuy nhiên sẽ phải bổ sung độ ẩm cho cây bằng cách tưới phun sương thường xuyên.

3, Tưới nước

Mỗi lần chỉ tưới cho cây một lượng nước vừa đủ tùy theo kích thước của cây. Đặt cây ở nơi thoáng mát sau khi tưới. Nếu tưới nước quá nhiều sẽ là cách nhanh nhất để giết chết cây lưỡi hổ.

4, Bón phân

Loài cây lưỡi hổ này cũng khá giống xương rồng ở điểm không cần dành nhiều thời gian và công sức để chăm sóc, nên bạn cũng hoàn toàn không cần bón phân nhiều đâu. Vào mỗi mùa xuân và hè, chỉ nên bón phân 2 tháng một lần bằng những loại phân bón hữu cơ, phân chuồng hoặc phân bón giàu Potasse.

Cải tạo và bổ sung chất dinh dưỡng vào đất thường xuyên trong suốt mùa xuân bằng cách thay đất mới cho cây, đất được cải tạo phải đảm bảo giàu dinh dưỡng, thoát nước tốt và không chứa mầm bệnh.  

5, Các vấn đề về sâu bệnh

Bệnh đốm nâu xuất hiện trên bề mặt lá, kèm theo dấu hiệu thối ở gốc cây: Do tưới nhiều nước.

Lá cây lưỡi hổ bị mềm nhũn và thâm đen: Nhiệt độ ở mức quá thấp

Ngọn lá bị khô héo kèm theo những mảng màu nâu: Ánh nắng mặt trời trực tiếp quá nhiều.

Lá bị nhạt màu, không có màu xanh tự nhiên: Thiếu ánh sáng.

Lá con mềm nhũn: Dư thừa phân bón, cần ngưng bón phân trong một khoảng thời gian nhất định. Đốm nâu trên lá, thối ở gốc: dư nước.

Nhìn chung cây lưỡi hổ chỉ gặp một số triệu chứng này do cách chăm sóc chưa hợp lý chứ gần như không bị loài sâu bệnh nào tấn công. Bởi vậy mà cách chăm sóc cây lưỡi hổ là vô cùng quan trọng để cây phát triển khỏe mạnh.

Những lưu ý khi chăm sóc cây lưỡi hổ

Nên sử dụng chậu trồng cây lưỡi hổ bằng đất nung, loại chậu này sẽ không giữ nước bên trong và loại bỏ kịp thời nước đọng trong chậu.

Bạn cũng có thể nhân giống cây lưỡi hổ thông qua việc cắt lá. Chỉ cần cắt các mảnh từ 2 đến 3 inch của một chiếc lá và đặt chúng sâu khoảng 1 inch trong đất trồng. Hãy chắc chắn để trồng các cành giâm hướng lên trên, cùng hướng mà chúng đang phát triển.

Loại cây này gây độc cho mèo và chó. Nếu không may nhai hoặc ăn phải có thể dẫn đến nôn mửa và tiêu chảy, vì vậy mà bạn cần đặt chúng xa tầm tay của trẻ nhỏ và thú nuôi trong nhà.

Khi thay đất cho cây, không nhất thiết phải chuyển chúng sang chậu lớn hơn, trừ khi kích thước của cây tăng thêm nhiều và chậu trồng hiện tại không còn thích hợp nữa.

Cây Hồng Môn: Ý Nghĩa Phong Thủy, Cách Trồng Và Chăm Sóc

Đặc điểm cây hồng môn

Cây hồng môn là loại cây lâu năm, thường mọc thành bụi và có sức sống rất khỏe. Cuống lá có hình trụ, chiều cao từ 30 – 60 cm. Lá cây lớn và có hình trái tim xanh đậm, lá non sẽ có màu nhạt hơn tỏa khắp bụi cây. Cây hồng môn ra hoa quanh năm, hoa của cây mọc thành cụm dài và đính trên mo hoa. Mo hoa thường có màu hồng, đỏ và có hình trái tim.

Cây có vẻ ngoài rất đẹp nhưng không nên trồng trong nhà có trẻ nhỏ hoặc thú cưng. Vì cây hồng môn thuộc họ ráy nên hầu hết bộ phận trên cây có độc, bạn không cần phải quá lo lắng vì lượng độc không đủ để gây mất mạng. Nếu tiếp xúc tay chân thì chỉ có cảm giác ngứa nhưng nếu nuốt phải sẽ dẫn đến đau, rát môi, cuống lưỡi hay cổ họng.

Phân loại cây hồng môn

Cây hồng môn là loại cây cảnh được dùng để trang trí trong nhà, văn phòng, bàn làm việc giúp tạo không gian xanh mát, thanh lọc không khí và các khí độc hại như formaldehyde, xylene, toluene, và ammoniac.

Không chỉ vậy, nhờ có lá cây hình trái tim và những bông hoa đỏ sặc sỡ mà loài cây này cũng được các cặp đôi mua làm quà tặng cho nhau như một lời hứa về tình yêu đậm sâu.

Tuy nhiên bạn cũng nên lưu ý rằng thân cây hồng môn có chứa độc tố Calcium oxalate và Asparagine có thể gây bỏng rát cổ họng, ruột, dạ dày nếu trẻ nhỏ ăn phải.

Trong tiếng Trung, “màu hồng” là màu của sự “may mắn” và “môn” tượng trưng cho “gia môn phú quý”, do đó nhiều gia đình trồng hồng môn trong nhà với hy vọng mang lại may mắn, tài lộc cho bản thân và gia đình của mình.

Trong tình yêu, bởi hình trái tim màu xanh của lá cây và màu đỏ của mo hoa đều mang ý nghĩa tình yêu chân thành và nồng cháy, nên bạn hoàn toàn có thể tặng một chậu hồng môn cho nửa kia của mình, sẽ rất cảm động đấy.

Đối với những người đang kinh doanh, nên đặt một chậu hồng môn nơi bàn làm việc của mình hoặc quầy lễ tân của công ty. Không những để trang trí cho khu vực làm việc rực rỡ hơn, mà còn có tác dụng như “mèo thần tài” vẫy gọi sự thuận lợi và tài lộc đến rất hiệu quả.

Khi trồng một chậu cây hồng môn trong gia đình sẽ có tác dụng lọc khí rất hiệu quả, lá của cây hấp thụ được nhiều bụi bẩn cũng như là những nguồn năng lượng tiêu cực của không gian sống và trả lại bầu không khí trong lành cho gia đình bạn.

Tuy nhiên, mệnh Hỏa cũng là những người khá nóng nảy và thiếu kiên nhẫn, vì vậy việc sở hữu một chậu cây hồng môn có ý nghĩa mang lại nhiều may mắn và sắc xanh của cây sẽ giúp “kiềm chế” được những tính cách gây trở ngại trên con đường sự nghiệp cũng như cuộc sống của người mang bản mệnh này.

Đối với những bản mệnh khác trong Ngũ hành vẫn có thể sở hữu cho mình một chậu cây hồng môn, tài lộc và may mắn của bạn cũng sẽ tiến tới không kém những người mệnh Hỏa.

Cách trồng cây hồng môn

Để trồng loại cây này phát triển tốt nên sử dụng đất giàu dinh dưỡng như phù sa, các loại đất thoát nước tốt và tơi xốp, có thể trộn nhiều loại như phân chuồng, xơ dừa,… tạo nên loại đất dinh dưỡng cho cây, nên rải thêm một lớp đá ở mặt trên của đất trồng, vừa mang lại thẩm mỹ mà còn hạn chế được hơi ẩm thoát ra.

Sau khi chọn giống cây con hồng môn ưng ý, đặt cây vào chậu và tưới nước đầy đủ cho cây, nên đặt cây con tại nơi có bóng mát, cây con sẽ bắt đầu ra rễ nhiều hơn và phát triển như bình thường.

Khi hồng môn đủ lớn thì bạn có thể trồng cây trong nước, nên sử dụng bình thủy tinh để bạn có thể dễ dàng quan sát và phát hiện nếu cây gặp vấn đề gì. Cố định cho phần rễ luôn ngập trong nước và thay nước mỗi tuần một lần để đảm bảo sự phát triển tốt nhất của cây.

Hồng môn thường được nhân giống từ phương pháp chiết cành. Nên chọn những cây mẹ khỏe mạnh và được trồng trên 4 tháng, bạn dùng dao để tách sát gốc cây con và sử dụng lá bèo tây để bó lại rồi ươm đến khi cây con ra thêm rễ mới rồi hãy trồng cây con vào chậu mới.

Cách chăm sóc cây hồng môn

Tưới nước: Hầu hết các loại cây sẽ chết nếu thiếu nước, vì vậy nên tưới cây thường xuyên. Đối với cây hồng môn chỉ cần cung cấp từ 100 – 200 ml nước, hay tầm ¾ chậu cây. Nên tưới 1 tuần 1 lần vào mùa lạnh và 2 lần 1 tuần vào mùa khô. Không nên tưới quá nhiều nước vì sẽ làm cây bị úng rễ.

Nhiệt độ: Nhiệt độ phù hợp để cây sống tốt khoảng từ 15 đến 30 độ C. Không nên để cây trực tiếp dưới ánh mặt trời vào buổi trưa nắng gắt vì cây sẽ rất dễ bị bỏng. Những không gian mát mẻ có điều hòa sẽ là môi trường thích hợp cho cây.

Ánh sáng: Nên để cây ở vị trí có thể hấp thụ được ánh nắng mặt trời, tốt nhất nên vào buổi sáng sớm hoặc chiều muộn. Cây vẫn có thể sống tốt ở các ánh đèn nhân tạo như đèn điện hoặc đèn huỳnh quang.

Bạn có thể dễ dàng tìm mua cây hồng môn tại các cửa hàng cây cảnh uy tín trên toàn quốc với giá khoảng 180.000đ – 300.000đ/1 cây. Bên cạnh đó giá bán còn có thể tùy thuộc vào loại và thời điểm bán, có chậu trồng hoặc không có chậu trồng cây. Do đó khi mua bạn nên tìm hiểu và liên hệ với chủ shop để được biết thông tin chi tiết về giá cụ thể hơn.

Cách Trồng Và Chăm Sóc Hoa Sen Trong Chậu

Giới Thiệu Về Hoa Sen

Cây hoa sen có mặt ở nhiều nơi trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Đây là loài hoa có sức sống mạnh mẽ, chịu được điều kiện khắc nghiệt nên nó vẫn thường sống chủ yếu tại ao hồ và đầm lầy. Cây sen thuộc loại thân mềm, nhưng lại mang đặc tính cứng cỏi, có sức sống dẻo dai, chịu đựng tốt trước những điều kiện tác động từ môi trường sống xung quanh. Mọc trong bùn sâu, nhưng cây sen vươn lên xanh tốt, đón nắng sớm, sương đêm để ra hoa.

Chắc hẳn các bạn cũng biết sen có rất nhiều công dụng cũng như mang đến cho chúng ta rất nhiều lợi ích về mặt kinh tế như việc bán làm cây cảnh hoặc chế biến thành các món ăn đặc trưng như chè hạt sen đúng không? Tuy nhiên, các bạn đã biết rõ về nguồn gốc cũng như ý nghĩa mà hoa sen mang lại chưa?

Nguồn Gốc Của Hoa Sen

Thật ra thì mình cũng không rõ lắm nhưng mình đã có tìm hiểu qua và biết được hoa sen đã xuất hiện từ rất rất lâu rồi đó ạ! Cụ thể, vào lúc chúng ta còn đang ở thời cổ đại thì sen đã rất phổ biến rồi, nó được biết là loại cây mọc phổ biến dọc theo bờ sông Nin ở Ai Cập, được người dân phát hiện và dần dần được họ sử dụng rất nhiều trong cuộc sống của họ.

Có thể nói phần hoa sen còn được người dân họa lại như một kiểu kiến trúc cổ linh thiêng. còn các phần khác của cây được sử dụng để chế biến món ăn. Từ Ai Cập, loài hoa này được đem đến Assyria và trồng rộng khắp các vùng Ba Tư, Ấn Độ, Trung Quốc, Việt Nam. Vì thế mà loài hoa này đã xuất hiện tại Việt Nam và ngày càng trở nên phổ biến. Dần dần hoa sen đã trở thành một biểu tượng không thể thiếu đối với bộ áo dài của con gái Việt đó ạ!

Ý Nghĩa Của Hoa Sen

Hoa sen ngoài việc mang đến cho con người vẻ đẹp ra thì nó cũng mang một ý nghĩa rất to lớn. Theo đó, hoa được xem là biểu tượng của Phật giáo. Đó là lý do trong rất nhiều công trình kiến trúc chùa chiền ở Việt Nam đều sử dụng hình ảnh của loài hoa này. Có thể nói nhắc đến hoa sen là người ta sẽ nghĩ ngay đến sự trong trắng, tinh khiết, là biểu tượng cho sự trung thành vì nó mọc lên từ bùn lầy, nhưng vẫn giữ được bản chất trong sạch, vươn lên đón ánh mặt trời.

Không chỉ là hình ảnh gắn liền với tín ngưỡng Phật giáo, hoa sen còn là biểu tượng cho phẩm hạnh của con người Việt Nam với cốt cách thanh cao, gần bùn nhưng lại chẳng hôi tanh mùi bùn mà dân gian, cha mẹ chúng ta vẫn thường truyền đạt cho chúng ta đó ạ!

Cây Monstera: Ý Nghĩa, Hình Ảnh, Cách Trồng, Chăm Sóc Tại Nhà

Cây monstera là cây gì? Nguồn gốc, ý nghĩa cây monstera

Cây monstera hay trầu bà Nam Mỹ đột biến có nguồn gốc từ Châu Mỹ, có nhiều ở vùng rừng rậm nhất là vùng nhiệt đới phía nam Mexico.

Lá của loại cây này có rãnh hình cánh và tròn, nó có ý nghĩa mang lại may mắn cho gia chủ cho nên thường được dùng để trang trí trong việc cắm hoa, cây trầu bà Nam Mỹ đột biến rất dễ thích nghi và có thể chịu lạnh kể cả những nơi thiếu ánh sáng vô cùng tốt.

Tuy nhiên, giữa giống trầu bà thường và giống đột biến có sự chênh lệch giá cả khá lớn, những giống cây đột biến có giá lên đến gần nửa tỷ đồng, ví dụ như cây trầu bà hồng hạc bình thường chỉ có giá khoảng 1 triệu đồng nhưng giống đột biến của nó lại lên đến hàng trăm triệu đồng.

Hiện nay những giống cây đột biến này ở thị trường Việt Nam là khá khan hiếm không đủ nguồn cung cấp cho nên phải nhập thêm từ thị trường Thái Lan.

Đặc điểm, phân loại cây monstera

Giống Monstera Thai Constellation

Monstera Thai Constellation là một trong những loài đột biến nổi tiếng thế giới của Monstera, được tạo ra từ phòng thí nghiệm của Thái Lan. Loại cây này có những chiếc lá với nhiều đốm trắng trải khắp bề mặt lá liên tưởng như những vì sao trên bầu trời.

Cũng chính vì điểm nổi bật này đã giúp loại cây này nổi bật hơn hẳn. Cùng với đó là những chiếc lá to có răng cưa càng làm thu hút người đam mê cây cảnh.

Giống Monstera Borsigiana Variegata Albo

Monstera Borsigiana Albo Variegata là loại cây đột biến nổi tiếng và tao nhã bởi vì tỷ lệ đốm trắng lớn và thường xuất hiện thành từng mảng phủ rộng hơn nửa lá, loại cây này có đặc tính của cây nho nên tốc độ sinh trưởng rất nhanh.

Điểm nổi bật của loại cây này là chiếc bán nguyệt Monstera Albo tuyệt đẹp. Những chiếc lá nửa xanh nửa trắng đã làm mê mẩn không biết bao nhiêu người đam mê cây cảnh.

Giống Monstera Adansonii Variegated

Giống cây này có điểm đặc biệt là ở chỗ lá có lỗ bên trong, chiếc lọ đựng hình trầu nhỏ xinh xắn với hình dáng và màu sắc độc đáo ấn tượng sẽ vô cùng thu hút bạn ngay lần nhìn đầu tiên.

Đây cũng là lý do giá thành của loại Monstera Adansonii Variegated đắt hơn so với những loại còn lại (khoảng vài trăm triệu đồng) là nhờ đấy.

Giống Monstera Deliciosa Aurea Variegata

Monstera Deliciosa Aurea Variegata còn có tên gọi khá thú vị là dị nhân lá vàng Monstera.

Đây phải nói là loại cây đột biến hiếm và vô cùng quý giá, rất khó tìm thấy trên thị trường hiện nay, điểm đặc biệt ở giống cây này là những vệt màu đột biến kéo dài trên hơn nửa số lá giống như giống Monstera Borsigiana Variegata Albo.

Nhưng thay vì Monstera Albo có đốm màu trắng thì Monstera Aurea lại có đốm màu vàng.

 Tác dụng của cây monstera

Cây monstera nhờ sở hữu bề ngoài ấn tượng, độc đáo nên được trồng chủ yếu để trang trí trong nhà, trong phòng khách, ban công,… Đây chắc chắn sẽ là một điểm xanh nhấn nhá đầy thú vị trong căn nhà của bạn.

Ngoài ra, cây trầu bà Nam Mỹ có tán lá rộng và to nên có khả năng lọc khí vô cùng tuyệt vời, cải thiện không gian sống ô nhiễm nhất là nếu bạn ở thành phố lớn.

 Cách trồng và chăm sóc cây monstera

Nên đặt cây ở những nơi có nhiều ánh sáng càng tốt.

Cây Monstera là giống cây ưa sáng cho nên cây sẽ phát triển tốt nhất khi nhận đủ ánh sáng, tuy nhiên không nên để cây tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời bởi vì sẽ dễ khiến cây bị cháy lá hoặc vàng lá.

Giữ sạch lá

Để cây monstera có thể phát triển nhanh hơn bạn cần giữ cho lá sạch sẽ. Ngoài ra bạn cũng có thể dùng thêm dầu Neem – một loại dầu có tác dụng làm sạch cho rau trồng, bằng cách xịt trực tiếp vào lá để làm sạch bụi bẩn, điều này sẽ giúp cây trầu Nam Mỹ đột biến phát triển nhanh hơn.

Nên cung cấp nhiều độ ẩm cho cây

Một giải pháp giúp cây phát triển nữa là nên cung cấp nhiều độ ẩm cho cây.

Phương pháp thực hiện đó là bạn nên đặt các viên sỏi vào khay đổ đầy nước và đặt chậu monstera lên, những viên đá này sẽ giữ cho bình Monstera của bạn trên mặt nước, nước từ khay lát đá sẽ bay hơi từ đó làm tăng độ ẩm xung quanh cây trầu bà Nam Mỹ đột biến của bạn.

Một phương pháp tăng độ ẩm khác nữa là dùng máy tạo độ ẩm, máy có công nghệ UV nên có thể tiêu diệt 99.9% vi khuẩn trong nước, tránh gây hại cho cây.

Nên bổ sung thêm chất dinh dưỡng cho cây

Advertisement

Tưới nước

Bạn có thể dùng ngón trỏ để kiểm tra độ ẩm trong chậu cây, khi đất khô thấy dấu hiệu nứt nẻ thì nên tưới nước cho cây. Nên tưới nước cho đến khi nước chảy ra những lỗ thoát nước thì dừng lại, bên cạnh đó cần giữ cho đất không quá khô và cũng không quá ướt.

5 hình ảnh đẹp về cây monstera

Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Chăm Sóc Cây Vạn Lộc Trồng Thủy Sinh, Trồng Trong Đất Chi Tiết Nhất trên website Zlmn.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!