Xu Hướng 10/2023 # Bệnh Suyễn Ở Trẻ: Những Điều Ba Mẹ Cần Biết? (P1) # Top 13 Xem Nhiều | Zlmn.edu.vn

Xu Hướng 10/2023 # Bệnh Suyễn Ở Trẻ: Những Điều Ba Mẹ Cần Biết? (P1) # Top 13 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Bệnh Suyễn Ở Trẻ: Những Điều Ba Mẹ Cần Biết? (P1) được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Zlmn.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Đường dẫn khí ở trẻ bị suyễn thường dễ nhạy cảm với một số chất kích thích trong môi trường mà trẻ sống. Đó là những yếu tố nguy cơ dễ khiến trẻ lên cơn suyễn.

Các tác nhân gây suyễn:

Các tác nhân gây suyễn có thể là những gì mà trẻ từng bị dị ứng như: phấn hoa, lông thú cưng, bụi bẩn, xác côn trùng, vụn thức ăn, nấm mốc,… Ngoài ra, khi  trẻ tiếp xúc chất gây kích thích như: khói thuốc lá, tinh dầu bạc hà từ máy phun sương, nước hoa,… Hoặc khi thời tiết thay đổi, không khí lạnh,…trẻ có xu hướng dễ bị khó thở.

Khi đường dẫn khí phản ứng với các tác nhân trên, các cơ trong đường dẫn khí sẽ co thắt lại. Lớp niêm mạc của đường dẫn khí dày lên, bài tiết ra nhiều chất nhầy.

Điều này làm đường dẫn khí bị hẹp lại và khiến trẻ cảm thấy khó thở nhiều hơn. Cơn khó thở này được gọi là cơn suyễn. Một cơn suyễn có 3 mức độ: nhẹ, trung bình hoặc nặng.

Khi trẻ khó thở, đa số trẻ sẽ cần dùng thuốc để giảm các triệu chứng. Nếu trẻ bị suyễn thường xuyên, trẻ cần phải sử dụng thuốc dự phòng mỗi ngày để kiểm soát suyễn tốt hơn.

Trẻ không được xem là hết bệnh kể cả khi không có triệu chứng

Đường dẫn khí của trẻ vẫn bị viêm, đó là tình trạng viêm mạn tính. Trẻ cần có một kế hoạch điều trị và theo dõi chặt chẽ diễn tiến của suyễn bởi Bác sĩ nhi khoa.

Các triệu chứng suyễn có thể xuất hiện nhiều lần theo từng cơn. Suyễn có thể bao gồm sự kết hợp của các triệu chứng sau:

Ho lặp lại nhiều lần, đặc biệt là vào ban đêm hoặc sáng sớm, khi tập thể dục hoặc bị nhiễm virus như cảm lạnh.

Khò khè (giống một tiếng huýt sáo có âm sắc cao nghe thấy trong khi thở).

Khó thở.

Dấu hiệu của cơn suyễn nặng:

Môi trẻ tái nhợt hoặc tím.

Cánh mũi phập phồng, hõm ức hay lồng ngực trẻ hõm xuống khi trẻ cố gắng hít vào.

Chỉ nói những câu hoặc cụm từ ngắn.

Trẻ trông nhợt nhạt hoặc đổ mồ hôi bất thường.

Gặp khó khăn khi thực hiện các hoạt động hằng ngày như đi bộ hoặc chơi.

Trẻ cần cúi người xuống hoặc gắng sức để thở.

Ho liên tục, không thể dừng lại.

Một số trẻ có thể chỉ có các triệu chứng suyễn trong một vài năm và sau đó không tái phát thêm lần nào. Các triệu chứng suyễn thường cải thiện khi trẻ đến độ tuổi thiếu niên.

Tuy nhiên, đối với hầu hết trẻ, suyễn vẫn là người bạn đồng hành suốt đời. Các cơn suyễn có thể kéo dài từ vài phút đến vài ngày tùy thuộc vào yếu tố gây kích thích đường dẫn khí của trẻ.

Suyễn là bệnh lí mạn tính nhưng có thể điều trị. Khi trẻ được dùng thuốc theo hướng dẫn của Bác sĩ, các triệu chứng có thể được kiểm soát hoặc loại bỏ hoàn toàn.

Thuốc cắt cơn suyễn

Các loại thuốc cắt cơn suyễn tác dụng nhanh sẽ giúp giảm sự co thắt đường dẫn khí của trẻ. Những loại thuốc này được gọi là thuốc dãn phế quản.

Nếu trẻ đang có các triệu chứng suyễn (khò khè, ho, khó thở), nên cho trẻ dùng thuốc cắt cơn. Nếu bạn không rõ liệu trẻ có thực sự khò khè hay không, hãy cho trẻ thử thuốc cắt cơn.

Trẻ chờ đợi để dùng thuốc càng lâu bao nhiêu, sẽ càng mất nhiều thời gian để khiến trẻ ngừng khò khè. Thông thường là 2 liều, cách mỗi một phút hoặc theo liều lượng được chỉ định bởi Bác sĩ (có thể xịt qua buồng đệm nếu trẻ còn nhỏ).

Một lưu ý nhỏ là nếu ống xịt không được sử dụng trong hơn 7 ngày hoặc mới mua về, bạn hãy thử xịt hai lần vào không khí trước khi sử dụng cho trẻ.

Thuốc kiểm soát cơn suyễn

Thuốc kiểm soát cơn suyễn là thuốc giúp ngăn ngừa xuất hiện các triệu chứng của suyễn. Những loại thuốc này giúp cho đường dẫn khí của trẻ không bị viêm hay bị kích thích thêm.

Steroid dạng hít được xem là thuốc chính của liệu pháp dài hạn và hiệu quả nhất cho bệnh nhân suyễn. Tuy nhiên, một số trẻ bị suyễn có thể không cần dùng thuốc kiểm soát dài hạn.

Trường hợp khác

Nếu trẻ có các triệu chứng sau đây, trẻ cần dùng thêm thuốc kiểm soát dài hạn mỗi ngày ngoài thuốc cắt cơn.

Triệu chứng suyễn xuất hiện hơn 2 lần một tuần.

Trẻ cần sử dụng thuốc cắt cơn hơn 2 lần một tuần.

Có hơn 2 cơn suyễn vào ban đêm trong một tháng.

Cần điều trị bằng steroid uống hơn 2 lần trong một năm.

Trẻ xuất hiện cơn suyễn khi tiếp xúc với phấn hoa (có thể trẻ cần sử dụng thuốc kiểm soát hằng ngày trong mùa phấn hoa).

Suyễn là một bệnh lí hô hấp rất thường gặp ở trẻ nhỏ. Suyễn không thể điều trị hết hoàn toàn nhưng có thể kiểm soát các triệu chứng bằng thuốc giãn phế quản và steroid.

Bệnh Á Sừng Ở Trẻ Em Và Những Lưu Ý Dành Cho Cha Mẹ

Bệnh á sừng ở trẻ em là thuật ngữ dùng để chỉ tình trạng trẻ bị khô da tay chân, bề mặt biểu bì da nứt nẻ gây đau đớn và khó chịu cho trẻ. Bệnh thường kéo dài dai dẳng, khó hết. Bề mặt da trẻ bị tổn thương sẽ gây ra những ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống thường ngày của trẻ, vì thế nếu trẻ mắc bệnh, trẻ cần được chữa trị triệt để và dứt điểm.

1. Những dấu hiệu của bệnh á sừng ở trẻ em 1.1 Trẻ bị tổn thương da tay và da chân

Ngày nay, bệnh á sừng được dùng chỉ tình trạng da khô, dày sừng hoặc chàm hóa của viêm da cơ địa, hoặc cũng có thể được chỉ cho viêm da tiếp xúc hoặc dị ứng với các chất tẩy rửa gây ra nứt nẻ chân tay…

Thông thường, bệnh á sừng ở trẻ em sẽ là biểu hiện của viêm da cơ địa xuất hiện từ 2 tuổi đến khi trẻ bắt đầu dậy thì. Khoảng 50% trẻ sẽ hết hẳn tình trạng viêm da cơ địa khi bắt đầu lên 10 tuổi và số còn lại vẫn còn á sừng đeo bám đến suốt đời.

Bệnh á sừng ở trẻ em thường kết thúc ở tuổi dậy thì – Ảnh Internet

Trẻ thường bị tổn thương ở các đầu ngón tay, ngón chân, và có thể lan rộng ra toàn bàn tay, bàn chân và gót chân, đây là những vùng da khô. Mùa nóng, phần da bị tổn thương có thể sẽ bị đỏ và ngứa, mụn nước nổi lên nhiều, làm phần da bệnh xù xì lên. Mùa lạnh, da nứt nẻ, rướm máu và gây cho trẻ đau đớn, bệnh càng trầm trọng nếu trẻ tiếp xúc với các chất tẩy rửa… Những tổn thương trên da dễ gây ra nhiễm trùng hoặc nhiễm nấm gây khó khăn cho chữa trị. 

Trẻ bị á sừng thường có triệu chứng viêm da ở tay và chân – Ảnh Internet

1.2 Nguyên nhân gây ra bệnh á sừng ở trẻ em

Nguyên nhân của bệnh á sừng ở trẻ em không rõ ràng, và chỉ xác định được qua các tác nhân gây ra bệnh viêm da cơ địa như yếu tố di tuyền, cơ địa trẻ bị dị ứng… Bệnh sẽ nặng hơn nếu tiếp xúc với các chất tẩy rửa, những vật thể bẩn,… Đặc biệt, những người thường bị á sừng ít ăn rau quả gây ra thiếu vitamin trầm trọng làm ảnh hưởng đến chất lượng của lớp biểu bì trên da.

2. Cách điều trị và chăm sóc khi trẻ em bị bệnh á sừng 2.1 Tránh tổn thương phần da bị bệnh 

Khi trẻ bị á sừng, tránh việc trẻ gãi hay chà vào phần da bệnh sẽ khiến da tổn thương nặng nề hơn. Dùng các loại thuốc bôi chống viêm, chống nhiễm trùng để thoa lên phần da bệnh song song với việc chăm sóc trẻ tại chỗ.

Dùng sữa tắm cho trẻ sơ sinh, những sản phẩm chứa ít chất kiềm để tắm cho trẻ, đặc biệt tắm nhanh trong vòng 5 phút và sau đó nhanh chóng dùng thuốc làm ẩm da sau khi đã lau khô trẻ. Dùng khăn mềm thấm nhẹ trẻ, tránh chà xát mạnh. Các mẹ có thể bôi thuốc làm ẩm da nhiều lần trong ngày tùy theo mức độ á sừng của trẻ. Và trước khi bôi cho trẻ, nên thử ở một vùng da nhỏ xem có bị dị ứng không, nếu không sẽ làm tình trạng bệnh của bé trầm trọng hơn. 

Tắm nhanh cho trẻ để tránh kích ứng da ở trẻ bị bệnh á sừng – Ảnh Internet

Điều trị bệnh á sừng ở trẻ em khá phức tạp, có thể dùng các loại thuốc bôi có hoạt tính yếu dành cho trẻ em. Tốt nhất nên đưa trẻ đi khám ở chuyên khoa để có liều lượng thích hợp. Bởi vì tùy theo mức độ bệnh và lứa tuổi mà bác sĩ sẽ có đơn thuốc thích hợp cho trẻ. Không tự ý dùng bất kì loại thuốc nào để tránh gây ra biến chứng ở trẻ. 

2.2 Cần sự kiên nhẫn cao khi chăm sóc trẻ bị á sừng

Chăm sóc vùng da bị á sừng ở trẻ em cần phải thực hiện đúng cách và chú trọng khâu dưỡng ẩm, nếu sử dụng các chất dưỡng ẩm có tính kháng viêm thì bệnh của trẻ sẽ mau khỏi. Những thuốc dưỡng ẩm chuyên biệt sẽ vừa hỗ trợ điều trị bệnh vừa giúp da được chăm sóc tốt.

Tuyệt đối không cho trẻ tự ý bóc da, chà xát vào vùng da tổn thương… khiến lớp sừng bong ra mạnh hơn. Luôn dùng kem dưỡng ẩm thoa lên phần da bệnh cho trẻ, và có thể là cả toàn thân để tránh bệnh lây sang vì mùa đông khiến da thô ráp và nứt nẻ hơn. Luôn giữ móng tay móng chân của bé được sạch sẽ, cắt ngắn để tránh việc bé gãi trong khi ngủ. 

Cho bé ăn nhiều rau quả tươi để bổ sung vitamin và khoáng chất – Ảnh Internet

Ngoài việc tránh các thức ăn dễ gây dị ứng cần phải cho bé ăn nhiều rau củ quả tươi chứa nhiều vitamin như B, C, E như rau ngót, giá, cà chua, cam bưởi… Tuyệt đối cha mẹ không cho trẻ tiếp xúc với lông vật nuôi, khói thuốc và các loại nước hoa để tránh việc bệnh trở nặng. 

Bệnh á sừng ở trẻ em cần được điều trị dứt điểm để tránh trường hợp bội nhiễm. Vì thế, khi điều trị, cha mẹ cần tuyệt đối tuân thủ các chỉ định của bác sĩ về loại thuốc, về liều lượng để bé nhanh khỏi bệnh. 

Nguyên Lê tổng hợp

Cách Điều Trị Bệnh Trĩ Ở Trẻ Em

Bệnh trĩ ở trẻ em khiến nhiều người đôi khi lầm tưởng là một triệu chứng bệnh khác chứ không phải trĩ. Sự thật hoàn toàn ngược lại. Trẻ em cũng là một trong những đối tượng củabệnh trĩ. Các bậc phụ huynh nên tìm hiểu về cách điều trị bệnh trĩ ở trẻ em để giúp con em mình điều trị bệnh dễ dàng và hiệu quả hơn.

Có rất nhiều các nguyên nhân gây ra bệnh trĩ, các mẹ cần lưu ý vì mức độ nguy hiểm khi bệnh biến chứng  ở trẻ em cũng  không kém người  trưởng thành. Phần lớn nguyên nhân gây ra bệnh này là do chế độ ăn  uống, vệ sinh kém…

Trong giai đoạn phát triển, cơ hậu môn của trẻ tương đối yếu, mối liên hệ giữa trực tràng và hậu môn vẫn còn lỏng lẻo, thêm vào đó, xương cùng và trực tràng lại nằm trên cùng một đường thẳng, vì thể trực tràng dễ dàng bị di động lên phía trên. Vì thế, nếu cha mẹ không chú ý đến điểm này mà để trẻ ngồi bô quá lâu, khi trẻ dùng lực và phải nín thở, áp lực trong bụng tăng cao, trực tràng phải chịu một lực ép xuống và dễ dàng bị lòi ra ngoài khoang ruột.

Đồng thời, ở tuổi này, sau khi trẻ đi vệ sinh xong, hậu môn không tự động co lại nhiều, vì thế trực tràng một khi đã bị “rơi xuống” thì khó có thể lập tức co lại vị trí ban đầu, hiện tượng này gọi là bệnh trĩ. Trẻ bị bệnh trĩ nếu nhẹ, sau khi đi đại tiện, trực tràng sẽ tự động co trở lại, lặp lại nhiều lần sẽ nặng hơn, và nghiêm trọng hơn, có thể dẫn đến chảy máu, phù thũng…

 Cách điều trị bệnh trĩ ở trẻ em

Việc điều trị bệnh trĩ ở trẻ cần căn cứ vào đặc điểm phát triển của trẻ để áp dụng phương pháp giữ gìn bảo vệ. Cha mẹ lưu ý, ở trẻ nhỏ thường hay gặp bệnh sa trực tràng có biểu hiện rất giống với bệnh trĩ, vì vậy khi trẻ có các biểu hiện như đại tiện ra máu, khối sa đỏ tươi, thì nên nghĩ đến bệnh sa trực tràng trước.

Việc điều trị bệnh trĩ ở trẻ cần căn cứ vào đặc điểm phát triển của trẻ để áp dụng phương pháp giữ gìn bảo dưỡng. Ở nhà, gia đình có thể áp dụng một trong cách sau để hạn chế tác hại của bệnh:

– Điều chỉnh chế độ ăn uống của trẻ, tránh chỉ cho ăn một loại thức ăn; nên thường xuyên cho trẻ ăn các rau củ, hoa quả tươi ngon và mật ong, để tránh cho trẻ bị táo bón.

– Hình thành thói quen đại tiện đúng giờ, tốt nhất một ngày đại tiện một lần.

– Giữ gìn vệ sinh của hậu môn, nên rửa nước nóng sau khi đại tiện và trước khi đi ngủ hoặc dùng thuốc xông hơi bên ngoài như: thuốc xông hơi tổng hợp từ cây kinh giới, …để cải thiện được tuần hoàn máu ở cửa hậu môn, hỗ trợ điều trị bệnh.

Ngoài ra một số bài thuốc đông y cũng có tác dụng rất hiệu quả trong việc điều trị trĩ cho trẻ như:

Có thể dùng loại canh có tác dụng lời khí: Hoàng kì, đảng sâm, ngũ bội tử, kha tử, bạch truật, kim anh tử, cốc nha, sơn tra mỗi loại 10g; thăng ma 3g, cam thảo 6g. Mỗi ngày một thang, đun sôi, ngày uống hai lần.ngoài ra cho thêm bột đầu ba ba 3g, mỗi ngày 2 lần. Ba ba để cả đầu, đặt trên một tấm sành, sấy khô, nghiền thành bột.

– Trị liệu ngoài: Có thể sử dụng 5 loại bột thuốc: Ngũ bội tử 12g, con hàu, long cốt, mỗi loại 12g, chỉ thực 3g. Bốn vị thuốc đầu nghiền chung thành bột mịn, sau đó cho bạch dược Vân Nam vào trộn lẫn, dùng bôi ngoài. Đầu tiên người bệnh ngồi ngâm trong nước muối ấm nồng độ 3%, sau đó dùng thuốc bội ngoài, sau đó lại dùng hỗn hợp bột rắc lên một lớp mỏng trên bề mặt lớp loét, sau đó nằm nghỉ khoảng một giờ, thông thường dùng 3- 5 ngày thì sẽ khỏi. Hoặc dùng dung dịch được chế biến từ thảo mộc: Vỏ quả lựu, ngũ bội tử, phèn chua nghiền thành bột mịn, sắc nước, dùng để rửa ngoài hậu môn, mỗi ngày 2 lần, hiệu quả rất nhanh.

Những Điều Cần Biết Khi ‘Săn’ Hoa Súng Ở Hai Miền

Giữa tháng 9 đến đầu tháng 11, hoa súng bắt đầu khoe sắc hồng tím trên những đồng lũ ở vùng đồng bằng sông Cửu Long hay suối Yến (Hà Nội).

Những điều cần biết khi ‘săn’ hoa súng ở hai miền

Các điểm chụp ảnh hoa súng

Nằm ở xã Hương Sơn (huyện Mỹ Đức, Hà Nội), suối Yến dẫn qua động Hương Tích, chùa Hương là gợi ý đầu tiên cho hành trình săn ảnh mùa hoa súng. Giá vào cửa tham quan suối là 50.000 đồng một người. Tại đây, du khách có thể đến những đầm hoa như Hằng Vĩnh, Thanh Hùng, Bảo Ngọc, Dung Vững… để thuê bè chụp ảnh. Những chiếc bè nhỏ được kết hoa xung quanh có giá khoảng 150.000 đồng.

Cuối tuần du khách hãy thử đến suối Yến, thả mình giữa non nước. Ảnh: Cao Anh Tuấn.

Cũng giống như miền Bắc, giữa tháng 9 là mùa hoa súng tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Tại đây, du khách có thể đến làng nổi Tân Lập, những cánh đồng ở các huyện đầu nguồn như Tân Hưng, Vĩnh Hưng, Mộc Hoá và thị xã Kiến Tường tại Long An để chụp ảnh và xem người dân hái hoa súng.

Thời điểm và trang phục chụp ảnh với hoa súng

Từ 5h30 đến 9h sáng là thời điểm đẹp nhất để chụp ảnh với hoa súng. Lúc này các bông hoa đang nở rộ và sẽ cụp dần sau đó. Ở chùa Hương, du khách có thể mặc áo dài, đội nón lá để có bộ ảnh đẹp. Ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, bạn có thể mặc áo bà ba, nón và khăn rằn. Tại các điểm chụp ảnh hiện chưa có dịch vụ cho thuê quần áo, bạn nên chuẩn bị trước.

Mùa hoa súng ở Long An. Ảnh: Vũ Tường Chiểu.

Các món ngon nên thử

Đến chùa Hương, du khách có thể thưởng thức những món ăn như gà đồi, cá quả nướng và canh rau sắng. Bạn có thể đặt đồ ăn của các chủ đầm hoa trước khi chụp ảnh. Điểm cộng của khu vực này là chỗ ngồi mát mẻ và đồ ăn ngon.

Ở các tỉnh miền Tây, sau khi thu hoạch hoa súng, người dân có thể tận dụng để chế biến các món ăn như lẩu bông súng mắm kho và canh cá rô đồng nấu chua.

Cung đường và phương tiện di chuyển

Chùa Hương nằm cách trung tâm Hà Nội khoảng 65 km theo quốc lộ 21B. Du khách có thể tới đây bằng xe máy, ô tô hoặc xe bus số 211, 27, 78 và 75.

Để đến Long An, bạn có thể lựa chọn các chuyến xe khách từ thành phố Hồ Chí Minh, với thời gian di chuyển khoảng 2 tiếng. Sau khi tới thành phố Tân An, du khách đi tiếp theo quốc lộ 62 khoảng 35 km nữa là đến làng nổi.

Theo Lan Hương/ Vnexpress

Đăng bởi: Thị Thủy Phan

Từ khoá: Những điều cần biết khi ‘săn’ hoa súng ở hai miền

8 Điều Cần Biết Nhất Về Căn Bệnh Ung Thư Vú

Cách phòng tránh ung thư vú

Ung thư vú là một căn bệnh vô cùng nguy hiểm đối với phụ nữ – đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao nhất. Đừng để khi các tế bào ung thư đã phát triển thì bạn mới bắt đầu điều trị, như thế đã quá muộn. Hãy lưu ngay những biện pháp phòng ngừa ung thư vú để bảo vệ sức khỏe trước căn bệnh hiểm nghèo này.

Thường xuyên kiểm tra ngực: Thường xuyên kiểm tra ngực là biện pháp được nhiều bác sĩ khuyên để kịp phát hiện dấu hiệu của ung thư vú ngay tại nhà. Đặc biệt, đối với những bạn có vòng 1 to thì các mô mỡ ở ngực thường khiến chúng ta khó phát hiện các khối u bất thường. Cách thủ công nhất là dùng tay sờ, nắn để xem có những dấu hiệu lạ như tiết dịch, sự co kéo, lõm da hay những thay đổi màu sắc trên vùng ngực. Ngoài ra, hãy dùng tay kiểm tra sâu xuống vùng hõm nách và xương đòn để phát hiện xem có những cục u nhô lên hay da bị dày, cứng hay không. Chắc chắn hơn, bạn hãy thường xuyên đến phòng khám siêu âm, chụp X – quang để kịp phát hiện những dấu hiệu lạ bên trong vú và kịp chữa trị.

Quan sát các dấu hiệu lạ ở ngực: Triệu chứng rõ nhất của ung thu vú là vùng da phần này có xuất hiện những đốm đỏ, có vảy và gây ngứa ngáy, nóng rát. Ngoài ra, chúng còn làm bạn cảm thấy đau và sưng vô cùng khó chịu. Nếu các tế bào ung thư phát triển nhanh sẽ ngăn chặn mạch máu, khi ấy lượng máu cung cấp cho phần ngực sẽ bị giảm làm da vùng này bị lõm vào như lúm đồng tiền.Nhũ hoa cũng là một trong những nơi khối u phát triển mạnh nhất. Khi khối u ở gần khu vực này thì có thể làm biến dạng và xuất hiện những chất dịch, rỉ máu… Bạn hãy thường xuyên quan sát xem nhũ hoa có bị đổi màu bất thường hay tự dưng phẳng, teo lại hay thụt vào trong hay không.Do những dấu hiệu này tương tự như những vấn đề trong kì kinh nguyệt nên nhiều bạn phớt lờ và bỏ qua. Nhưng đừng chủ quan khi có những hiện tượng lạ này, hãy đến bác sĩ để được tư vấn rõ hơn.

Tập thể dục: Tập thể dục là một cách giúp bảo vệ và phòng ngừa ung thư vú rất hiệu quả. Bởi vì những bài tập thể dục sẽ giúp bạn kiểm soát cân nặng. Một nghiên cứu của ACS cho thấy những phụ nữ thường xuyên tăng cân thì có nguy cơ phát triển ung thư vú đến 40% so với bình thường. Bởi vì khi tăng cân, sự gia tăng đột biến estrogen có thể kích thích sự phát triển của tế bào, và trong đó có ung thư vú. 

Kiểm tra lịch sử bệnh của gia đình: Khoảng 5 – 10% các trường hợp mắc bệnh ung thư, bao gồm cả ung thư vú, xuất phát do di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua các gen đột biến. Những gen bất thường như BRCA1 và BRCA2 làm tăng nguy cơ ung thư vú lên đến 80%, theo Viện Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ cho biết. Hãy xem lại lịch sử bệnh tình của gia đình đã có trường hợp nào từng mắc bệnh ung thư không.

Chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng: Nhiều nghiên cứu đã kết luận rằng, chế độ ăn uống có thể ảnh hưởng đến nguy cơ ung thư vú rất cao. Các nhà khoa học gần đây phát hiện ra rằng những phụ nữ có nồng độ carotenoid trong máu cao sẽ ít có nguy cơ ung thư vú hơn những người bị thiếu hụt chúng. Carotenoid là các sắc tố hoạt động như chất chống oxy hóa, được tìm thấy trong các loại trái cây và rau quả như rau lá xanh, cà rốt, khoai lang, cà chua và ớt đỏ…Các chất dinh dưỡng thực vật khác, bao gồm sulforaphane, được tìm thấy trong các loại rau họ cải như bông cải xanh, cũng có thể bảo vệ cơ thể và chống lại căn bệnh đầy nguy hiểm này.

Hạn chế stress: Lo âu, căng thẳng được xem là nguyên nhân khiến cơ thể suy giảm hệ miễn dịch, làm giảm khả năng chống lại các tế bào ung thư gây hại. Nếu bạn cứ để cơ thể mệt mỏi và stress sẽ vô tình giúp cho các tác nhân gây hại phát triển mạnh mẽ hơn. Hãy giữ tinh thần thoải mái, lạc quan, cân bằng giữa công việc và thư giãn để cơ thể luôn tràn đầy năng lượng và giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh.

Tránh xa những thói quen xấu: Thức khuya không chỉ làm làn da trở nên mau già, lão hóa mà còn phá vỡ đồng hồ sinh học, dẫn đến rối loại nội tiết tố bên trong cơ thể. Khi ấy, hệ miễn dịch sẽ suy giảm, mất khả năng chống lại các tế bào gây ung thư. Bên cạnh đó, thói quen bấm điện thoại còn khiến cho các tia bức xạ làm ảnh hưởng đến sức khỏe cơ thể. Những nghiên cứu gần đây đã kết luận rằng, ngủ ít hơn 6 tiếng mỗi ngày sẽ làm tăng 50% nguy cơ mắc bệnh ung thư vú ở phụ nữ. Hãy ngủ sớm và ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày để có một cơ thể khỏe mạnh.

Điều trị ung thư vú

PHẪU THUẬT: Đó là phương pháp chính trong điều trị ung thư vú. Phẫu thuật mới nhất hiện nay chính là phẫu thuật bỏ tồn vú, được gọi là cắt bỏ khối u. Bác sĩ phẫu thuật cắt bỏ khối u và một số mô xung quanh ít làm tổn hại đến hình dán của vú nhất có thể. Cắt bỏ vú cắt bỏ toàn bộ vú là ít phổ biến hơn. Biến thể của phẫu thuật này là cắt bỏ một phần vú, Khi cả hai vú được loại bỏ, nó được gọi là cắt bỏ vú hai bên hoặc đôi. Như với bất kỳ phẫu thuật, cắt bỏ khối u và cắt bỏ vú có nguy cơ tiềm tàng cho chảy máu và nhiễm trùng. Nhiều phụ nữ bị ung thư vú cũng trải qua những gì được gọi là sinh thiết hạch bạch huyết . (Hạch bạch huyết là một hạch bạch huyết đầu tiên. Một tuyến của hệ thống miễn dịch có khả năng cho thấy bất kỳ dấu hiệu nào của ung thư.) Sinh thiết hạch bạch huyết có thể được thực hiện trong khi phẫu thuật ung thư vú hoặc trong một thủ tục riêng biệt, để xem liệu ung thư đã lan rộng từ khối u vào hệ thống bạch huyết.

HÓA TRỊ: Hóa trị là một loại thuốc điều trị được áp dụng cho các đặc tính tiêu diệt ung thư nhưng đáng sợ vì tác dụng phụ tạm thời của nó, như buồn nôn , nôn, mệt mỏi và rụng tóc. Nhiều loại thuốc hóa trị và kết hợp thuốc khác nhau có thể được sử dụng cho ung thư vú. Một số bệnh nhân được tiêm tĩnh mạch, một số  khác thì sử dụng dạng thuốc viên. Mặc dù hóa trị vẫn là một công cụ mạnh mẽ trong kho vũ khí điều trị ung thư vú, nhưng không phải lúc nào cũng cần thiết.

LIỆU PHÁP HORMON: Hai trong ba bệnh ung thư vú được cung cấp năng lượng bởi các hormone trong máu. Phụ nữ mắc các loại ung thư này được cho dùng các loại thuốc gọi là liệu pháp hormone để làm chậm hoặc ngừng phát triển khối u. hay còn gọi là liệu pháp hống hormone. Các khối u nhạy cảm với hoocmon có các thụ thể gắn với estrogen, progesterone hoặc cả hai. Để xác định xem bạn có dương tính với thụ thể estrogen (ER dương tính) và / hoặc progesterone dương tính (PR dương tính) hay không, một mẫu mô sẽ được loại bỏ và kiểm tra. Dùng liệu pháp hormone có thể làm giảm nguy cơ tái phát ung thư. Phụ nữ bị ung thư đã tái phát hoặc di căn sang các bộ phận khác của cơ thể cũng có thể được hưởng lợi từ việc dùng các loại thuốc này.

LIỆU PHÁP MIỄN DỊCH: Điều gì xảy ra nếu có một cách để kích hoạt hệ thống miễn dịch của bạn khởi động giúp chống lại các tế bào ung thư trong cơ thể bạn. Đó là  liệu pháp miễn dịch (còn được gọi là liệu pháp sinh học).

Điều trị ung thư vú

Biện pháp sàng lọc ung thư vú cho kết quả chính xác cao

Phương tiện tầm soát thứ nhất – siêu âm vú: Siêu âm vú tức là sử dụng sóng siêu âm nhằm phát hiện những bất thường của vú, tuyến vú thông qua việc tái hiện hình ảnh phản hồi từ sóng, thông qua đó ta có thể thấy được những thương tổn nằm sâu trong mô vú mà không phát hiện được qua thăm khám lâm sàng thông thường, cũng như phần nào xác định được bản chất của khối tổn thương. Ưu điểm của siêu âm, không chỉ trong tầm soát ung thư vú, là nhanh chóng, tiện lợi, cho kết quả ngay, có thể lập lại nhiều lần, hơn nữa lại không độc hại do không phải dùng các loại tia cho nên siêu âm vú vẫn là ưu tiên hàng đầu, và được ứng dụng rộng rãi trong việc phát hiện, chẩn đoán và cả theo dõi các bất thường ở vú. Tuy nhiên, nhược điểm của siêu âm là nó sẽ phụ thuộc và người thực hiện siêu âm có nhiều kinh nghiệm và có khả năng đọc tổn thương đến đâu. Do vậy việc tầm soát ung thư vú thông qua siêu âm cần được tiến hành ở các cơ sở y tế tin cậy

Chụp Xquang tuyến vú: Chụp nhũ ảnh, hay chụp X quang tuyến vú là kỹ thuật sử dụng phương tiện phát tia X chuyên biệt cho việc chụp mô vú. Việc chụp X-quang diễn ra tương đối nhanh chóng, tuy nhiên do cần đè ép mô vú sát lại để có được hình ảnh toàn diện của mô vú nên có thể sẽ đem lại một số khó chịu cho chị em. Chụp nhũ ảnh không nên được tiến hành trong kỳ kinh hay các ngày gần ngày kinh nguyệt, vì lúc này nồng độ hormone tăng cao tuyến vú sẽ căng tức hơn bình thường, chụp vào thời điểm này không chỉ gây ra nhầm lẫn các tổn thương trên phim mà còn tăng sự khó chịu khi chụp cho người chụp. Do vậy, tốt nhất chị em nên chụp X quang tuyến vú vào một tuần sau khi sạch kinh.

Đối tượng có nguy cơ mắc ung thư vú

Biện pháp sàng lọc ung thư vú cho kết quả chính xác cao

Ung thư vú là những khối u ác tính phát triển ở các tế bào vú. Khối u ác tính này tập hợp các tế bào ung thư có thể sản sinh rất nhanh tại các mô xung quanh, hoặc có thể lan ra (di căn) tới các bộ phận khác trong cơ thể. Căn bệnh này thường phổ biến ở nữ giới, ngoài những dấu hiệu nhận biết thông thường thì bạn cũng có thể phát hiện được mình có mắc bệnh ung thư vú hay không nếu thuộc một trong những đối tượng sau.

Đối tượng 1: Người dậy thì sớm hoặc mãn kinh muộn: Theo ý kiến từ các chuyên gia, việc tiếp xúc lâu dài với hormone estrogen và progesterone có thể làm tăng cao nguy cơ mắc bệnh ung thư vú. Bạn có thể nhận biết rõ dấu hiệu này qua những đối tượng nữ giới dậy thì sớm trước 12 tuổi và những người mãn kinh muộn sau 55 tuổi. Đây được xem là những người có tỷ lệ mắc bệnh ung thư vú cao hàng đầu.

Đối tượng 2: Người gặp vấn đề về sinh sản: Những đối tượng nữ giới không thể sinh con hoặc có con đầu lòng sau 30 tuổi thường có nguy cơ phát triển thành ung thư vú cao hơn khoảng 40% so với đối tượng nữ giới sinh con ở độ tuổi 25. Lý giải cho điều này là do các đột biến gen trở nên phổ biến hơn khi bạn càng có tuổi, chúng sẽ tăng dần lên và phát triển trong thời kỳ bạn mang thai. Vậy nên, các bác sĩ thường khuyến cáo nữ giới nên sinh con trước 30 tuổi và hạn chế việc sinh đẻ sau 40 tuổi để hạn chế gặp phải những ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.

Đối tượng 3: Người hay thức đêm thường xuyên: Những đối tượng nữ giới thường làm việc đêm nhiều có khả năng phát triển thành ung thư vú cao gấp 4 lần so với những người sinh hoạt lành mạnh, ăn ngủ đúng giờ. Bởi thông thường, melatonin sẽ tăng lên vào ban đêm, nhưng ánh sáng nhân tạo vào ban đêm có thể ngăn chặn mức độ sản sinh melatonin, từ đó kích thích đến các hormone khác gây ảnh hưởng đến sự phát triển của tế bào vú. Đó là lý do vì sao những người mắc bệnh ung thư vú thường có hàm lượng melatonin trong cơ thể thấp hơn so với đối tượng nữ giới không có bệnh.

Đối tượng 4: Người hay gặp căng thẳng, áp lực: Ít ai nghĩ rằng, những người làm việc quá cần mẫn, cống hiến hết mình cho công việc lại có tỷ lệ mắc bệnh ung thư vú cao hơn. Cũng bởi, thời gian làm việc trải dài không khoa học, áp lực từ công việc gây ra nên làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe. Một số thói quen xấu như ăn uống không khoa học, áp lực công việc thường xuyên, căng thẳng kéo dài… đều là những tiền đề hình thành nên bệnh ung thư vú.

Đối tượng 5: Người có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư vú: Nếu trong gia đình bạn có người thân mắc bệnh ung thư vú thì bạn cũng có nguy cơ mắc phải căn bệnh này cao hơn những người bình thường. Gen di truyền là một yếu tố góp phần làm tăng nguy cơ di căn ở bệnh ung thư vú. Do đó, bạn cần chủ động đi khám tầm soát bệnh ung thư vú từ sớm nếu có người thân trong nhà mắc căn bệnh này.

Yếu tố nguy cơ gây ung thư vú ở nữ giới

Giới tính, tuổi tác: Phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh ung thư vú cao gấp 100 lần ở nam giới và thường gặp ở độ tuổi từ 40 đến 60 tuổi.

Gen: Có khoảng 5-10% bệnh nhân ung thư vú có đột biến gen. Các đột biến gen thường gặp như: Gen BRCA1 nằm trên nhiễm sắc thể 17 và gen BRCA2 nằm trên nhiễm sắc thể thứ 13. Bình thường, 2 gen này có vai trò sửa chữa ADN hình thành tế bào, đột biến gen BRCA1 và 2 dẫn đến sự phát triển các dòng tế bào bất thường từ đó dẫn đến ung thư. Những người mang đột biến 2 gen này thường có nguy cơ mắc ung thư vú ở tuổi trẻ, ung thư vú cả hai bên cũng như có nguy cơ cao phát triển thêm các loại ung thư khác đặc biệt là ung thư buồng trứng. Các đột biến gen khác như đột biến gen ATM, TP53, PTEN, CDH1, STK11, PALB2 là các đột biến hiếm, có thể gặp trong ung thư vú. Hiện nay, xét nghiệm gen có thể phát hiện được các đột biến gen BRCA1 và BRCA2 , TP53 giúp tiên lượng, sàng lọc các bệnh ung thư vú.

Di truyền: Khoảng 15% phụ nữ mắc ung thư vú có tiền sử gia đình có người bị ung thư vú trước đó. Nếu trong gia đình có một người bị ung thư vú ( mẹ, dì, chị em gái ruột) thì nguy cơ mắc ung thư vú cao gấp đôi. Có hai người bị bệnh ung thư vú nguy cơ sẽ tăng gấp 3 lần. Phụ nữ có cha hoặc anh em trai bị mắc bệnh có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn người bình thường khác. Phần lớn các trường hợp ung thư vú do di truyền thường từ 2 gen BRCA 1 và 2.

Tuổi hành kinh sớm và mãn kinh muộn: Những người có tiền sử dậy thì sớm ( trước 12 tuổi) và mãn kinh muộn ( sau 55 tuổi) có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn những người bình thường khác. Nguyên nhân là do những người phụ nữ này chịu tác động lâu dài của hormone Estrogen và Progesterone.

Không sinh con hoặc không cho con bú: Những phụ nữ không sinh con hoặc sinh con đầu lòng muộn sau tuổi 30, không cho con bú có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn những người bình thường.

Bản thân mắc bệnh lý về tuyến vú hoặc từng bị ung thư: Xơ vú, áp xe vú…nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến những tổn thương khó hồi phục ở vùng vú và tiến triển thành ung thư. Hơn nữa việc chẩn đoán ung thư vú sẽ khó khăn hơn rất nhiều nếu bệnh nhân mắc thêm những bệnh lý về tuyến vú này. Những người từng bị ung thư như ung thư buồng trứng, phúc mạc, vòi trứng hoặc đã từng xạ trị vùng ngực cũng có nguy cơ bị ung thư vú cao hơn người bình thường.

Chế độ ăn, béo phì: Phụ nữ uống rượu, chế độ ăn nhiều mỡ, đường làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư vú. Thừa cân hoặc béo phì sau mãn kinh làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú. Phụ nữ ở trong độ tuổi sinh sản, hầu hết Estrogen được sản xuất từ buồng trứng, một lượng rất nhỏ Estrogen được sản xuất từ mô mỡ. Sau khi mãn kinh, buồng trứng ngừng hoạt động, phụ nữ thừa cân, béo phì có lượng Estrogen cao trong máu do đó tăng nguy cơ bị ung thư vú. Ngoài ra ở những người béo phì, lượng insulin trong máu cao làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh ung thư trong đó có bệnh ung thư vú. Béo phì không chỉ làm tăng nguy cơ ung thư vú mà còn làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, mỡ máu và các bệnh ung thư buồng trứng, ung thư đại trực tràng, ung thư gan…

Ít vận động: Có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng ít vận động thể chất làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư vú. Hoạt động cơ thể cường độ mạnh ít nhất 2 giờ/ tuần làm giảm nguy cơ mắc ung thư vú.

Thuốc tránh thai, liệu pháp hormone: Những phụ nữ tránh thai bằng uống thuốc hoặc bằng dụng cụ tránh thai có chứa hormone sẽ đối mặt với nguy cơ mắc bệnh ung thư vú cao hơn các biện pháp tránh thai không dùng hormone khác.

Yếu tố nguy cơ gây ung thư vú ở nữ giới

Dấu hiệu của ung thư vú

Yếu tố nguy cơ gây ung thư vú ở nữ giới

Ung thư vú là một căn bệnh cực kỳ nguy hiểm đối với chị em phụ nữ trên toàn thế giới. Theo tổ chức y tế thế giới WHO, tỷ lệ người mắc bệnh ung thư vú trên thế giới ngày càng tăng cao, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Ở Việt Nam ung thư vú đứng hàng đầu về tỷ lệ mắc và hàng thứ 3 về tỷ lệ tử vong ở nữ giới.

Các dấu hiệu cảnh báo sớm ung thư vú

Đau tức ngực hoặc tuyến vú: Triệu chứng đau tức ngực, cương tức tuyến vú trong thai kỳ hoặc trong những ngày hành kinh được cho là bình thường. Tuy nhiên, nếu những triệu chứng này xuất hiện trong cả những ngày bình thường và cơn đau kéo dài, tăng dần khi đến kỳ kinh nguyệt thì bạn nên đi khám, siêu âm và chiếu chụp cộng hưởng từ vú để kiểm tra tuyến vú của mình.

Vú to bất thường: Nếu bạn cảm thấy vú to lên bất thường, 2 bên vú không tương xứng hay thường xuyên cảm thấy cương cứng thì bạn nên cẩn thận. Rất có thể đây là một dấu hiệu của ung thư vú.

Nổi u cục ở tuyến vú: U vú có thể phát hiện tình cờ, tuy nhiên lời khuyên của các chuyên gia đó là tự khám vú hàng tháng sau khi hết kinh, bằng cách này bạn có thể sờ thấy một “khối lạ” ở tuyến vú của mình. Những u này có thể là lành tính và cũng có thể là ác tính. Đây là bước rất quan trọng vì rất nhiều trường hợp ung thư vú được phát hiện sớm qua việc tự khám vú hàng tháng và chụp vú, siêu âm vú kết hợp khi có nghi ngờ. Để tự khám vú, bạn có thể đứng trước gương để kiểm tra hình dạng vú ở tư thế bình thường. Sau đó, chuyển đổi tư thế hai tay giơ cao và cuối cùng hai tay chống vào hông, kiểm tra vú khi thay đổi các tư thế nằm.

Nổi hạch nách: Khi khám vú bạn cũng có thể kiểm tra vùng hố nách nếu có khối bất thường bạn cũng nên khám chuyên gia ngay. Hạch náchcó thể do nhiều nguyên nhân nhưng cũng có thể là dấu hiệu đầu tiên của ung thư vú. Có khá nhiều trường hợp ung thư vú được chẩn đoán khi người bệnh phát hiện tình cờ hạch hố nách

Thay đổi da vùng vú: Một số thay đổi da vùng vú như: đỏ, sưng dưới dạng sần da cam… bạn nên đi khám ngay vì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh ung thư vú đã vào giai đoạn muộn.

Tụt núm vú, thay đổi vùng da quanh đầu núm vú: Một số người phụ nữ bình thường có triệu chứng tụt núm vú bẩm sinh. Tuy nhiên, nếu núm vú của bạn đột nhiên bị tụt hẳn vào trong, kèm theo biểu hiện cứng và không kéo ra được như bình thường, Vùng da bị co rút, nhăn nheo và có thể xuất hiện các hạt nhỏ ở quầng vú xung quanh núm vú, chảy dịch bất thường ở núm vú… thì bạn nên đi gặp bác sỹ chuyên khoa để được khám, chẩn đoán và tư vấn điều trị sớm.

Tóm lại, khi phát hiện các u cục, sưng đau, biến đổi màu sắc da, chảy dịch… bất thường bạn nên đến gặp bác sĩ sớm để được khám và tư vấn cụ thể hơn. Phụ nữ trên 35 tuổi, người có những dấu hiệu bất thường ở tuyến vú, phụ nữ chưa từng sinh con,… cần phải đi khám vú và chụp và siêu âm vú định kỳ 6 tháng/lần.

Các giai đoạn phát triển của ung thư vú

Dấu hiệu của ung thư vú

Các giai đoạn phát triển của ung thư vú bao gồm:

Giai Đoạn 0: Tiền ung thư: Không có bằng chứng về tình trạng ung thư di căn từ vị trí ung thư bắt đầu phát triển trong vú. Ung thư ở giai đoạn 0 không xâm lấn mô lân cận. Nếu kịp thời phát hiện ở giai đoạn này, cơ hội chữa khỏi lên đến 90 – 100%.

Giai đoạn I: Giai đoạn xâm lấn

Giai đoạn IA Khối u vú có kích thước từ 2 cm trở xuống và không phát hiện ung thư trong những hạch bạch huyết.

Giai đoạn IB Khối u vú có kích thước từ 2 cm trở xuống (hoặc không phát hiện thấy khối u) và phát hiện các nhóm nhỏ tế bào ung thư (có kích thước khoảng 0,2 và 2,0 mm) trong 1 đến 3 hạch bạch huyết phía dưới cánh tay.

Giai đoạn II: Giai đoạn phát triển

Giai đoạn IIA: Khối u vú có kích thước từ 2 cm trở xuống (hoặc không phát hiện thấy khối u) và phát hiện ung thư (có kích thước lớn hơn 2,0 mm) trong 1 đến 3 hạch bạch huyết phía dưới cánh tay hay trong những hạch bạch huyết gần xương ức; hoặc khối u có kích thước từ 2 đến 5 cm và không phát hiện ung thư trong các hạch bạch huyết.

Giai đoạn IIB: Khối u vú có kích thước từ 2 đến 5 cm và phát hiện các nhóm nhỏ tế bào ung thư (có kích thước từ 0,2 đến 2,0 mm) trong các hạch bạch huyết; hoặc khối u có kích thước từ 2 đến 5 cm và phát hiện ung thư trong 1 đến 3 hạch bạch huyết phía dưới cánh tay hoặc trong các hạch bạch huyết gần xương ức; hoặc khối u có kích thước lớn hơn 5 cm và không phát hiện ung thư trong các hạch bạch huyết.

Giai đoạn III: Giai đoạn lan rộng: Giai đoạn IIIA: Khối u vú có thể có bất kỳ kích thước nào (hoặc không phát hiện ra khối u) và phát hiện ung thư trong 4 đến 9 hạch bạch huyết phía dưới cánh tay hoặc trong các hạch bạch huyết gần xương ức; hoặc 13 khối u có kích thước lớn hơn 5 cm và phát hiện các nhóm nhỏ tế bào ung thư (có kích thước từ 0,2 đến 2,0 mm) trong các hạch bạch huyết; hoặc khối u có kích thước lớn hơn 5 cm và phát hiện ung thư trong 1 đến 3 hạch bạch huyết phía dưới cánh tay hoặc trong các hạch bạch huyết gần xương ức.

Giai đoạn IIIB: Khối u vú có thể có bất kỳ kích thước nào và ung thư đã di căn đến thành ngực và/hoặc đến da ngực và gây sưng hoặc loét. Ngoài ra, có thể phát hiện ung thư trong tối đa 9 hạch bạch huyết phía dưới cánh tay hoặc trong các hạch bạch huyết gần xương ức. (Ung thư vú dạng viêm được phân loại ở ít nhất là giai đoạn IIIB. Loại ung thư vú này cũng có thể được phân loại ở giai đoạn IIIC hay IV.)

Giai đoạn IIIC: Khối u vú có thể có bất kỳ kích thước nào (hoặc không phát hiện ra khối u) và ung thư có thể đã di căn đến da ngực và gây sưng hoặc loét và/hoặc đã di căn đến thành ngực. Ngoài ra, ung thư được phát hiện trong 10 hạch bạch huyết trở lên phía dưới cánh tay, hoặc trong các hạch bạch huyết phía trên hoặc phía dưới xương đòn, hoặc trong các hạch bạch huyết phía dưới cánh tay và các hạch bạch huyết gần xương ức.

Giai đoạn IV: Giai đoạn di căn: Khối u vú có thể có bất kỳ kích thước nào và có thể phát hiện ung thư ở các vùng khác của cơ thể, thường là ở xương, phổi, gan, hoặc não.

Các giai đoạn phát triển của ung thư vú

Ung thư vú là gì?

Các giai đoạn phát triển của ung thư vú

Ung thư vú là bệnh ung thư phổ biến nhất ở nữ giới, cứ 10 người thì có 1 phụ nữ có nguy cơ bị ung thư vú. Và thực tế chỉ có 39,6% người bệnh được phát hiện ở giai đoạn sớm và được điều trị tích cực, còn có tới hơn 60% khi phát hiện bệnh đã quá muộn khiến thời gian điều trị và duy trì thời gian sống ngắn lại. Ung thư vú là dạng u vú ác tính. Một khối u có thể là lành tính (không ung thư) hoặc ác tính (ung thư). Đa số các trường hợp ung thư vú bắt đầu từ các ống dẫn sữa, một phần nhỏ phát triển ở túi sữa hoặc các tiểu thùy. Ung thư vú nếu phát hiện và điều trị muộn có thể đã di căn vào xương và các bộ phận khác, đau đớn sẽ càng nhân lên.

LCIS (Caxinom Tiểu Thùy Trú Định): LCIS không phải là ung thư. Trường hợp này bắt đầu tại các tuyến tạo sữa nhưng không tăng trưởng xuyên qua thành vách của tuyến. Đa số chuyên gia ung thư vú đều cho rằng LCIS không tiếp tục tiến triển thành ung thư vú. Nhưng quả thật phụ nữ bị LCIS sẽ có nguy cơ ung thư vú cao hơn. 

Caxinom Tiểu Quản Lan Tràn: Đây là dạng ung thư vú phổ biến nhất. Trường hợp này bắt đầu tại nhũ quản của vú và tăng trưởng xuyên qua thành tiểu quản. Kế đó bệnh có thể xâm nhập vào mô mỡ của vú. Ung thư cũng có thể lan rộng tới những bộ phận khác của cơ thể.

Caxinom Tiểu Thùy Lan Tràn: Trường hợp ung thư vú này bắt đầu ở tuyến sữa (tiểu thùy). Bệnh có thể lan rộng tới những bộ phận khác của cơ thể.

Đăng bởi: Như Thảo

Từ khoá: 8 điều cần biết nhất về căn bệnh ung thư vú

Thuốc Điều Trị Suy Giáp Và Những Điều Cần Biết

Bệnh suy giáp xảy ra khi tuyến giáp giảm bài tiết hormon chuyển hóa, gây ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ quan khác. Rối loạn này có thể gặp ở bất kì nhóm tuổi nào, với tỷ lệ mắc bệnh cao hơn ở nữ giới.

Bệnh nhân thường đến khám vì những triệu chứng:

Mệt mỏi, khó tập trung làm việc.

Cảm thấy ớn lạnh, da khô.

Tăng cân bất thường, không có lý do.

Nhịp tim chậm.

Thuốc điều trị suy giáp bẩm sinh

Suy giáp bẩm sinh là nhóm bệnh thường diễn ra ở trẻ trong thời kì bú mẹ hay trong giai đoạn thanh thiếu niên. Nhóm thuốc điều trị suy giáp được dùng hiện nay là Thyroxin.

– Cơ chế

Nhóm thuốc điều trị suy giáp này có tác dụng sinh lý dài. Tại tổ chức ngoại vi có hiện tượng chuyển đổi T4 sang T3, dễ dàng kiểm tra nồng độ thuốc đưa từ bên ngoài. Vì thế bác sĩ sẽ theo dõi điều trị trên bệnh nhân nhanh chóng.

– Cách dùng thuốc

Thyroxin có dạng viên dùng đường uống. Theo khuyến nghị, bệnh nhân nên uống trước bữa ăn sáng 1 giờ.

– Theo dõi điều trị

Việc theo dõi điều trị cần sự phối hợp nhịp nhàng của bác sĩ và ba mẹ. Ba mẹ nên lưu ý những dấu hiệu sau đây để sớm thông báo với các bác sĩ:

Trẻ trở nên kích thích.

Nhịp tim nhanh.

Ra nhiều mồ hôi.

Khó ngủ.

Tiêu chảy và nôn.

Ngoài ra, trẻ sẽ cần theo dõi trong suốt năm đầu điều trị, tái khám lại mỗi 3 tháng.

Giai đoạn điều trị suy giáp ở trẻ có thể có nhiều khó khăn. Tuy vậy, khi trẻ được điều trị suy giáp thích hợp, các dấu hiệu suy giáp sẽ giảm dần, trẻ nhanh nhẹn, đi học bình thường đồng thời phát triển đuổi kịp chiều cao so với trẻ cùng tuổi.

Thuốc điều trị suy giáp ở người lớn

Theo dược điển của Hoa Kỳ, có ba nhóm hormon giáp và chế phẩm có chứa hormon được sử dụng trong lâm sàng ngày nay:

Levothyroxin (L-T4).

Liothyronin (L-T3).

Liotrix (L-T4 và L-T3).

Levothyroxin (L-T4)

Là hormon tuyến giáp được ưa dùng nhất để điều trị suy giáp tiên phát. Một số biệt dược thường dùng như: levo-T, levothroid, levoxyl, synthroid.

– Cơ chế

Levothyroxin có thời gian bán thải dài (7 ngày) cho nên chỉ cần uống một lần trong ngày.

– Cách dùng thuốc

Dạng thuốc điều trị suy giáp này thường dùng là viên nén, cũng có thể dạng tiêm hoặc thuốc nước uống.  Mỗi bệnh nhân sẽ dùng thuốc với hàm lượng khác nhau, thường bắt đầu với liều thấp, sau đó tăng dần. Khi đạt được nình giáp (TSH và hormone tuyến giáp về bình thường), bệnh nhân sẽ được giảm liều.

Liothyronin (L-T3)

Thuốc còn có những tên gọi khác là: cynomel, cytomel. Liothyronin thường được dùng để điều trị hôn mê do suy giáp hoặc làm nghiệm pháp Werner. Trong một số trường hợp, thuốc được sử dụng cho những trường hợp suy giáp tiên phát, dùng từng đợt ngắn.

– Cơ chế

Nhóm này có thời gian bán thải ngắn (24 giờ) và được dùng theo chỉ định của bác sĩ.

Liotrix (L-T4 và L-T3)

Phối hợp liothyronin với levothyroxin.

Một số biệt dược có trên thị trường như: euthyral, thyrolar.

Một viên liotrix chứa 12,5µg T3 và 12,5µg T4 có tác dụng tương đương với100 µg T4.

Nồng độ L-T4 phối hợp với L-T3 của liotrix thường là 4/1; 5/1; 7/1.

Một số biệt dược được biết đến như là: armoun, thyroid, extract thyroidien choay.

Theo dõi và điều trị

Theo dõi khi dùng thuốc điều trị suy giáp: cân nặng, tần số tim, táo bón, cholesterol máu, T4, FT4 và TSH xét nghiệm lại cứ mỗi 6- 8 tuần / lần.

Một lưu ý nhỏ dành cho bệnh nhân cao tuổi. Người bệnh cao tuổi nên bắt đầu bằng liều thấp (1µg/ kg/ ngày). Trong quá trình điều trị cần theo dõi các biểu hiện tim mạch, điện tâm đồ. Nếu có cơn đau thắt ngực hoặc thiếu máu cơ tim cục bộ thì cần giảm liều thuốc điều trị suy giáp.

Bột giáp đông khô.

Bột giáp đông khô còn gọi là tinh chất tuyến giáp, được bào chế từ tuyến giáp của gia súc. Viên nén với nhiều hàm lượng khác nhau: 16, 32, 60, 325 mg/ viên. Dược điển Hoa Kỳ quy định 1 viên nén hàm lượng 1gam tương ứng với 60mg bột giáp đông khô.

YouMed xin bật mí với bạn rằng một lối sống lành mạnh là nhân tố then chốt trong điều trị suy giáp bên cạnh việc dùng thuốc điều trị suy giáp.

Nhiều nghiên cứu nêu rõ là chế độ ăn cân bằng các nhóm chất dinh dưỡng là đạm, đường, béo, vitamin và khoáng chất sẽ giúp bệnh nhân suy giáp phục hồi nhanh chóng.

Chất đạm nên dùng các loại thịt nạc lợn, bò, gà, vịt… tôm, cua, cá.

Chất đường khuyến khích chỉ ăn đường chuyển hóa chậm (hay gọi là đường chậm) như các loại ngũ cốc: gạo, ngô, khoai, sắn, đậu (ngoại trừ đậu nành). Hạn chế ăn các loại đường nhanh như: đường kính, bánh kẹo, hay đường nhân tạo khác.

Chất béo chỉ nên ăn các loại dầu thực vật như dầu gạo, dầu oliu, chất béo trong thủy hải sản… Không nên ăn thịt mỡ và mỡ động vật.

Tăng cường vitamin và khoáng chất có nhiều trong thịt cá tươi, rau củ quả, trái cây các loại.

Đảm bảo ngủ đủ giờ mỗi ngày từ 7-8 giờ.

Cập nhật thông tin chi tiết về Bệnh Suyễn Ở Trẻ: Những Điều Ba Mẹ Cần Biết? (P1) trên website Zlmn.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!