Bạn đang xem bài viết Bé Không Thích Thể Thao, Ba Mẹ Nên Làm Gì? được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Zlmn.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Biết rằng con bạn ngại không muốn chơi thể thao, nhưng không biết cách tiếp cận sao cho khéo léo để bé có thể hào hứng chơi và tìm được bộ môn phù hợp với con.
Đầu tiên, chúng ta hãy tìm hiểu căn nguyên của vấn đề. Khi được hỏi nguyên nhân trẻ thích thể thao, câu trả lời thường gặp chính là các bé cảm thấy vui vẻ khi được chơi đùa, cải thiện các kĩ năng qua những bài rèn luyện thể lực và cảm giác thật phấn khích khi thi đấu thể thao.
Rõ ràng, mọi đứa trẻ đều thích chơi thể thao, nhưng làm thế nào để hâm nóng lòng đam mê thể thao của con khi một ngày nọ bé về nhà và nói với bạn rằng bé không muốn chơi thể thao nữa?
Đặt câu hỏi và quan sát conĐầu tiên bạn cần phải hỏi bé lý do vì sao. Nếu bé cảm thấy quá kiệt sức và căng thẳng vì còn tham gia nhiều hoạt động khác nữa, thì đây là lý do chính đáng để từ bỏ. Nhưng nếu bé nói những câu sau: “Con ghét môn đó!”, “Con chơi không giỏi!”, “Môn này chẳng vui nữa!”, “Huấn luyện viên khó tính lắm!”, “Các bạn khác không thích con!” thì bạn nên xác minh những lời mà con nói.
Bạn có thể đi đến trận đấu hoặc những buổi luyện tập và quan sát thử xem áp lực chiến thắng của mỗi cuộc thi như thế nào lên đứa trẻ? Huấn luyện viên khắc nghiệt như thế nào? Liệu các bé trông có vui vẻ không? Để hiểu được tâm lý của con cũng như dễ dàng đánh giá.
Nếu thực sự trong đội thi đấu không mấy thú vị, giải pháp cho con ở đây không phải từ bỏ môn thể thao đó mà là rời bỏ đội đó. Sau đó, bạn hãy tìm cho bé đội chơi và người hướng dẫn có các yếu tố sau:
Thúc đẩy bé một cách tích cực thay vì chỉ trích và la hét;
Mọi người đều có cơ hội được chơi;
Để các bé chơi với nhau chứ không phải chỉ những vận động viên kiểu “siêu sao” được thể hiện;
Dành ra bất cứ thời gian cần thiết nào để giải thích và hướng dẫn các bé những kỹ năng mới;
Không ép bé phải luyện tập đến nỗi có nguy cơ bị chấn thương.
Những cách giúp con thêm hào hứng với thể thao
Cách giúp con hào hứng với thể thaoNhiều bé sẽ bắt đầu thích một môn thể thao nào đó. Nhưng để con thích và tham gia môn thể thao đó thì bạn cần hỗ trợ con rất nhiều chứ không phải chỉ hướng dẫn bé trong suốt cuộc chơi. Để giúp bé có động lực hơn trong việc theo đuổi môn thể thao mà mình yêu thích, bạn nên:
Cho bé chơi thẻ bài giao đấu hoặc những trò vui đáng nhớ cùng bạn bè.
Giúp bé chơi thể thao ở ngay trong nhà hoặc sân nhà, chứ không cần đợi tới lớp hoặc sân tập;
Cùng bé tìm hiểu thêm về các vận động viên chuyên nghiệp trong thể thao. Họ sẽ là tấm gương “thần tượng” để bé mê mẩn và kiên trì theo đuổi;
Trò chuyện với bé về lịch sử thể thao.
Điều cơ bản nhất là luôn để cho con được chơi với bạn bè. Vì ở các môn thể thao, các huấn luyện viên chỉ tập trung vào việc xây dựng đội tuyển thi đấu từ độ tuổi 8 đến 10 và để những bé ít tài năng hơn ngồi ngoài.
Hãy con trẻ được cùng tham gia và vui chơi với các bạn bè của mình chứ không phải là ngồi trên ghế dự bị.
Vậy nếu con bạn vẫn muốn từ bỏ thì sao? Hãy chiều ý bé và thay vì ép buộc nên chuyển hướng cho bé tập môn khác hoặc tập với người khác vài tuần sau đó.
Nếu bạn ép một đứa trẻ chơi thể thao khi con không muốn sẽ chẳng có gì tốt đẹp cả. Mục đích bạn muốn bé chơi thể thao ở tuổi này là giúp nuôi dưỡng niềm đam mê ở bé chứ không phải là dập tắt nó, vậy nên hãy giúp bé tìm một môn thể thao cùng đội chơi và huấn luyện viên phù hợp để bé có thể thỏa sức vui chơi sau những giờ học căng thẳng.
Theo Hellobacsi
Làm Sao Để Trở Nên Thích Tập Thể Hình?
Quá trình lão hóa vẫn còn là một bí ẩn đối với hầu hết các ngành khoa học và y tế. Nhưng có một điều mà chúng ta đã biết đó là việc luyện tập thể dục, thể hình có thể giúp chúng ta có được cuộc sống khỏe mạnh lâu dài, bền vững. Việc tập luyện không chỉ giúp tăng tuổi thọ mà còn giúp chúng ta cảm thấy dễ chịu, khoẻ khoắn hơn từ sâu bên trong.
Lối sống hiện đại hiện nay với nhiều căng thẳng, bận rộn và chế độ dinh dưỡng không phù hợp khiến rất nhiều mắc phải tình trạng thừa cân. Bên cạnh đó, có vẻ như hầu hết chúng ta khó thực hiện được việc tập thể dục, hoặc ít nhất chúng không phải là một phần trong thói quen hàng ngày của chúng ta.
Rất nhiều nghiên cứu dựa trên mức độ thực tế của việc tham gia các hoạt động thể dục, áp dụng chế độ dinh dưỡng tốt và mức độ bệnh béo phì trong xã hội để đánh giá cho cả xã hội. Và đúng là việc tập luyện thường xuyên giúp chống lại một số vấn đề sức khỏe hàng ngày, hãy thực hiện việc khoẻ mạnh bền vững bằng cách tập thể dục thường xuyên. Mặc dù tập thể dục có vẻ không phải là thời điểm tốt đối với bạn, nhưng vẫn có những người ở ngoài đó, và rất nhiều người trong số họ, những người thực sự yêu thích tập thể dục. Họ thích chạy, nâng tạ và bơi lội.
1. Lên lịchHãy tập cách lên lịch và dành thời gian cố định cho việc luyện tập
Một trong những điều khó nhất về tập thể dục có thể là lên lịch cho nó. Trong một nền văn hóa mà chúng ta sống một lối sống chủ yếu là ít vận động, mọi thứ khác dường như được ưu tiên hơn việc tập thể dục. Nhưng bạn cần tự nhắc bản thân rằng những hoạt động khác thì không đem đến sức khoẻ bằng tập thể hình, thể thao. Nếu bạn xem việc tập luyện thể dục được xem như một hoạt động chỉ thực hiện lúc rảnh rỗi, thì chắc chắn bạn sẽ cảm thấy không hề có thời gian rảnh. Trước khi kết thúc việc mua một đôi giày phù hợp và tìm thói quen tập thể dục phù hợp, hãy tập cách lên lịch và dành thời gian cố định cho việc luyện tập.
Thường xuyên dành 30 phút, ít nhất ba lần một tuần, để luyện tập. Nếu 30 phút có vẻ quá sức hoặc không thực tế, bạn hãy bắt đầu với 10 phút. Đừng cho phép mình sử dụng thời gian đó cho bất cứ việc gì khác. Hãy coi đó là một cuộc hẹn mà bạn sẽ không hủy bỏ, chẳng hạn như cuộc hẹn với bác sĩ. Do đó, hãy xem tập thể dục như một liều thuốc phòng ngừa có thể giúp bạn gắn bó dễ dàng hơn.
2. Lên kế hoạch tập luyệnĐây là bài kiểm tra đầu tiên của bạn: Trong thời gian bạn đã dành ra, hãy nghĩ về việc tập thể dục và khônng làm gì ngoài suy nghĩ về tập thể dục. Hãy nghĩ xem bạn có thể thực hiện hoạt động thể dục đơn giản nào trong giai đoạn này. Bạn có thể đi bộ không? Hành quân đi bộ tại chỗ trước TV? Đi tập thể dục? Tập yoga tại nhà? Điều gì cảm thấy đúng hoặc hấp dẫn nhất?
Thực hiện bài tập tinh thần này trong một tuần hoặc cho đến khi bạn cảm thấy sẵn sàng cho bước tiếp theo. Bạn có thể sẵn sàng ngay sau ngày đầu tiên.
3. Thay thế bằng bài tập thực sựBây giờ bạn đã quen với việc dành thời gian và suy nghĩ về việc tập thể dục, hãy bắt đầu thay thế suy nghĩ bằng hoạt động thể chất thực tế. Nghe có vẻ ngớ ngẩn, nhưng bằng cách lên lịch dù chỉ 10 phút, bạn đã vượt qua trở ngại lớn nhất đối với việc tập thể dục thường xuyên đó là dành thời gian. Bây giờ bạn có thể trải nghiệm cách tập thể dục của mình. Đừng lo lắng về cường độ hoặc kết quả mà bạn hãy chọn những gì bạn cảm thấy đúng. Chỉ cần tiếp tục thiết lập thói quen tập thể dục ba lần một tuần. Có vô số khả năng tập thể dục, nhưng có lẽ bạn sẽ cảm thấy thoải mái hơn khi bắt đầu với một trong những cách như: Đi dạo bên ngoài; đi tập thể dục; tham gia lớp học trực tuyến, khoá học thể thao.
4. Đặt cam kết tối thiểuBây giờ bạn đã lên lịch thời gian và thử một vài cách khác nhau, hãy đặt số lần tập thể dục tối thiểu mỗi tuần. Cam kết với bản thân rằng bạn sẽ không bao giờ giảm xuống dưới mức tối thiểu đó. Nếu bạn giữ đúng cam kết của mình mỗi tuần trong suốt phần đời còn lại, bạn sẽ liên tục gặt hái được những lợi ích về sức khỏe. Cam kết là hành động quan trọng nhất mà bạn có thể thực hiện.
Đôi khi bạn sẽ vượt quá mức tối thiểu, đôi khi bạn sẽ có những ngày tồi tệ khi chỉ đơn thuần đi bộ trên máy chạy bộ, nhưng bạn sẽ xây dựng được một thói quen lành mạnh sẽ duy trì bạn trong suốt cuộc đời. Ngay cả khi bạn đang đi du lịch hoặc vô cùng bận rộn, bạn vẫn có thể thực hiện cam kết của mình thông qua các động tác giãn cơ nhẹ nhàng hoặc đi bộ nhanh trong suốt cả tuần.
5. Thay đổi mục tiêu của bạnNhững thân hình “hoàn hảo” trên tạp chí là mục tiêu rất khó (thậm chí là không thể) có được và thậm chí còn khó hơn để duy trì. Vì vậy, thay vì có một lý tưởng không thể đạt được trong đầu, hãy tập thể dục để có sức khỏe, năng lượng và sức sống. Bạn làm điều đó và bạn sẽ cảm nhận được những lợi ích đó ngay lập tức. Bạn hãy đặt mục tiêu là làm cho bản thân cảm thấy đầy năng lượng và khoẻ mạnh, chứ không phải giảm cân hoặc tăng cơ. Những lợi ích đó sẽ đến, nhưng hãy để chúng như một phần thưởng cho sự gia tăng năng lượng và sức khỏe mà bạn đạt được. Hãy nói với bản thân mỗi khi bạn tập thể dục rằng mục tiêu của bạn là sức khỏe và năng lượng. Chỉ cần tuân thủ cam kết của mình, bạn sẽ hoàn thành được mục tiêu đó, ngay cả trong những ngày tập nhẹ.
6. Cảm nhận lợi ích của tập luyệnBây giờ bạn đã tập thể dục, hãy để ý xem tập thể dục khiến bạn cảm thấy như thế nào. Bạn càng hiểu và cảm nhận được những lợi ích trước mắt, bạn càng muốn tập thể dục hơn. Hãy xem xét các câu hỏi cơ bản về sức khỏe tinh thần sau khi luyện tập đều đặn như sau:
Bạn có còn cảm thấy căng thẳng?
Khả năng sáng tạo của bạn như thế nào?
Khả năng giải quyết vấn đề của bạn?
Bạn có tận hưởng việc ăn uống hơn không?
Bạn có cảm thấy mệt mỏi vào những ngày không tập thể dục?
Bạn có thèm ăn các loại thức ăn khác nhau không?
Hãy chờ đợi những câu trả lời tích cực như một lời nhắc nhở cho những ngày bạn muốn ngồi trên ghế dài và lướt internet.
7. Tận hưởng những thay đổiLuyện tập một thời gian, bạn sẽ thực sự cảm nhận được những thay đổi tích cực
Khi bạn tập thể dục thường xuyên hơn, bạn sẽ bắt đầu nhận thấy những thay đổi trong cơ thể mình. Hãy tận hưởng những lợi ích này khi chúng đến. Hãy chuẩn bị để thừa nhận chúng. Đây là những ví dụ về những thay đổi tích cực giúp bạn tiếp tục như:
Giảm cân
Tăng cơ
Tư thế tốt hơn
Tăng sức bền – tim mạch và cơ bắp
Tăng tính linh hoạt (Bạn có bớt căng cơ hay chuột rút vào buổi sáng không?)
SỨc khoẻ tăng cao
Di chuyển tốt hơn (Bạn có thể lên và xuống cầu thang dễ dàng hơn không?)
Nhiều năng lượng hơn
Cải thiện giấc ngủ
8. Thích tập thể hìnhBằng cách dành thời gian để tận hưởng cảm giác của cơ thể trong và sau khi tập thể dục theo từng bước, bạn đang đảm bảo rằng bạn lưu tâm và đánh giá cao cơ thể bạn đang có và đang phát triển. Vì vậy, hãy tiếp tục, kiểm tra cơ thể mới của bạn. Thực sự cảm thấy cơ bắp và tay chân của bạn. Kinh ngạc trước sự thay đổi khi bạn chạy, đi bộ hoặc nâng vật nặng. Bạn sẽ cảm thấy máu huyết luân chuyển nhanh hơn và thích tập thể hình hơn. Hãy thực sự đánh giá cao những gì xảy ra với cơ thể của bạn trong quá trình tập luyện.
9. Tăng cường độ của bạnNếu bạn đã tiến xa đến mức này, đã đến lúc thử nghiệm cường độ tập luyện của bạn. Có thể bạn đang tăng trọng lượng bạn sử dụng với trọng lượng tự do của mình. Có thể bạn đang biến 30 phút đi bộ đó thành một giờ. Hoặc có thể bạn đã quyết định khởi động nó để chạy bộ.
Đăng bởi: Võ Thị Quỳnh Như
Từ khoá: Làm sao để trở nên thích tập thể hình?
Cho Bé Chơi Cát Với Những Lợi Ích Mẹ Không Nên Bỏ Qua
1.3. Cho bé chơi cát giúp xây dựng óc sáng tạo và trí tưởng tượng
Có vô số khả năng sáng tạo khi cho bé chơi cát. Ví dụ như xây nhà, núi đồi, thêm nước để thay đổi kết cấu của cát. Trẻ có thể tạo thế giới nhỏ của riêng mình trong hộp cát. Bạn hãy cung cấp cho con các công cụ hoặc đồ chơi như xe đồ chơi , xẻng, xô hoặc kể cả động vật để trẻ được thỏa sức tưởng tượng và sáng tạo.
1.4. Cho bé chơi cát giúp con phát triển khả năng ngôn ngữ và giao tiếp xã hộiCho bé chơi cát là một hình thức chơi độc lập thú vị. Tuy nhiên, đó cũng là một cách tuyệt vời để bé tương tác với những trẻ khác khi chơi trên sân chơi hay bãi biển. Khi trẻ chia sẻ đồ chơi cát hoặc cùng nhau đào hố, con không chỉ thực hành kỹ năng xã hội như thực hiện theo lượt và cộng tác. Trẻ còn sử dụng kỹ năng giải quyết vấn đề và ngôn ngữ. Ngoài ra, việc đạt được mục tiêu cùng nhau mang lại cảm giác tuyệt vời về thành tích mà trẻ có thể chia sẻ với bạn bè.
Cho bé chơi cát còn giúp con phát triển kỹ năng giao tiếp xã hội. Ảnh: Pixabay
1.5. Cho bé chơi cát giúp con tăng cường hệ miễn dịchNếu bạn thuộc kiểu phụ huynh lo lắng về việc con mình bị lấm bẩn thì bạn không đơn độc. Giữ cho trẻ được sạch sẽ và khỏe mạnh là một phần của “công việc” làm cha mẹ hết sức khó khăn. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cho thấy rằng những đứa trẻ chơi trên cỏ, cát hoặc bụi bẩn có hệ miễn dịch khỏe mạnh hơn những trẻ thường xuyên ở trong môi trường vô trùng hay trong nhà. Cho bé chơi trên cát thực sự có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch cho con.
2. Khi nào bạn có thể cho bé chơi cátViệc cho bé chơi cát phụ thuộc vào chính bé và sự phát triển của con. Hầu hết trẻ được tiếp xúc với môi trường cát khi được 12 – 18 tháng tuổi. Tuy nhiên, nhiều bé lại yêu thích chơi cát thậm chí trước khi con được 1 tuổi. Đặc biệt là những bé luôn “bận rộn” tìm cách đổ mọi thứ ra khỏi các loại hộp. Mặc dù vậy vẫn có những bé cảm thấy sự khó chịu khi những hạt cát dính vào người mình.
Việc cho bé chơi cát phụ thuộc vào chính bé và sự phát triển của con. Ảnh Pixabay
Như vậy, bạn có thể cho bé chơi cát từ sớm nếu con thể hiện sự thích thú với môi trường này. Khi cho con tiếp xúc với cát, bạn cần ở gần quan sát để đảm bảo an toàn cho con. Vì trẻ có xu hướng sẽ ăn một ít cát khi lần đầu được chơi. Đây là đặc điểm của trẻ nhỏ, vì chúng muốn dùng miệng nếm thử để khám phá mùi vị của mọi thứ xung quanh.
Để hạn chế tình trạng này, bạn có thể nói với trẻ “Chúng ta cho đồ ăn vào miệng chứ không phải cát”. Thực tế thì hầu hết trẻ sẽ nhanh chóng phát hiện ra rằng mùi vị của cát không có gì là ngon cả và nhanh chóng kết thúc hành động nếm chúng. Nếu bạn lo lắng việc trẻ ăn cát khi cho trẻ chơi thì hãy đợi trẻ qua giai đoạn bỏ tất cả mọi thứ con thấy vào miệng.
Để thay thế cho một hộp cát thực sự, bạn có thể sử dụng một ít bột ngô để con thực tập xúc và đổ trước. Trong đó, bạn hãy “chôn” một vài món đồ chơi để con tập “đào” chúng lên.
Một điều cần lưu ý khi bạn cho bé chơi cát là con có thể bị cát rơi vào mắt. Nếu thấy trẻ liên tục đưa tay dụi mắt, bạn hãy ngăn bé lại vì cát có thể làm trầy giác mạc của con. Bạn hãy giữ đầu bé nghiêng và rửa mắt cho bé với nước ấm sạch hoặc nước muối sinh lý . Nếu bé vẫn không ngừng dụi mắt, bạn hãy đưa con đến bác sĩ ngay để được thăm khám.
Bạn có thể dùng bột ngô cho trẻ chơi trước khi tiếp xúc với cát thật. Nguồn ảnh: Pinterest
Cho bé chơi cát là cách rất hữu ích để giúp bé rèn luyện sự khéo léo của đôi tay cũng như phát triển các kỹ năng vận động khác. Ngoài ra việc cảm nhận kết cấu khác nhau của cát cũng như cảm giác đầy và vơi là cách để con rèn luyện các giác quan của mình. Kỹ năng giao tiếp xã hội của con cũng sẽ được phát triển, thông qua việc chơi ở các sân chơi. Để đảm bảo an toàn cho con khi chơi trong môi trường này, bạn hãy luôn ở gần và quan sát để có thể xử lý ngay khi có bất kì vấn đề nào xảy ra.
Theo Baby Center & BabySparks
Lily Nguyễn lược dịch
Mẹ Ăn Gì Để Bé Ngủ Ngon? Gợi Ý Cho Mẹ 13 Thực Phẩm
Giấc ngủ có mối quan hệ mật thiết với sự phát triển của trẻ sơ sinh. Bé ngủ ngon, đúng cử sẽ giúp mẹ có thêm thời gian dành cho bản thân, đồng thời tránh xa căng thẳng và trầm cảm sau sinh. Ngoài việc thiết lập thói quen sinh hoạt khoa học, “mẹ ăn gì để bé ngủ ngon?”, cũng là điều bạn cần lưu ý!
Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh ngủ ítTrước khi tìm hiểu mẹ ăn gì để bé ngủ ngon, bạn cần biết nguyên nhân do đâu khiến trẻ sơ sinh khó ngủ, hay quấy khóc.
Bé quá đói hoặc quá no: Khi còn trong bụng mẹ, em bé nhận chất dinh dưỡng qua dây rốn chứ không phải dạ dày. Đó là lý do vì sao, dạ dày của trẻ sơ sinh rất bé, không chứa được nhiều sữa. Nếu bú nhiều, trẻ sẽ bị đầy bụng, khó chịu. Ngược lại, nếu bú ít, trẻ sẽ bị đói và phải thức giấc nhiều lần để bú. Điều đó phần nào gây gián đoạn giấc ngủ của trẻ
Thiếu chất dinh dưỡng: Bé thiếu các vi chất cần thiết như sắt, kẽm, canxi,.. lâu dần dẫn đến tình trạng còi xương, ra mồ hôi trộm, rối loạn giấc ngủ, ngủ không sâu giấc
Bé mắc một số bệnh lý: Các bệnh lý có thể ảnh hưởng tới giấc ngủ của trẻ như bệnh tiêu hóa, trào ngược dạ dày, đau họng, viêm tai giữa,…
Tác động bởi các yếu tố bên ngoài: Trẻ sơ sinh rất nhạy cảm bởi âm thanh, dù là nhỏ nhất. Bởi vậy, nếu trong giấc ngủ xuất hiện những tiếng ồn bất ngờ, trẻ sẽ dễ bị giật mình tỉnh giấc và khóc thét. Ngoài ra, yếu tố ánh sáng mạnh, không gian ngủ của trẻ nóng nực, bí bách, thiếu sự thông thoáng,… đều gây ảnh hưởng tới giấc ngủ của trẻ
Tã bị ẩm ướt: Nếu không được thay tã thường xuyên, bé sẽ dễ bị bẩn và ẩm ướt. Điều này khiến bé khó chịu, ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ
Trẻ sơ sinh ngủ ít ảnh hưởng thế nào?Trẻ sơ sinh có chu kỳ ngủ liên tục, bất kể ngày hay đêm. Trung bình mỗi ngày trẻ ngủ từ 16 – 17 tiếng. Đối với trẻ sơ sinh trên 3 tháng tuổi, giấc ngủ của trẻ ít hơn vào ban ngày và tập trung ngủ nhiều hơn vào ban đêm, trung bình khoảng 15 tiếng/ngày. Thực tế, giấc ngủ của trẻ sơ sinh chiếm phần lớn quỹ thời gian trong ngày.
Vì vậy, đây là hoạt động vô cùng quan trọng của trẻ trong những năm đầu đời. Khi trẻ ngủ ít không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và trí tuệ mà còn gây ra nhiều phiền toái đối với những người xung quanh.
Chậm tăng trưởng: Hormone tăng trưởng được sản xuất nhiều trong khi ngủ giúp bé phát triển và kích thích tăng trưởng. Nhiều nghiên cứu cho thấy, những em bé ngủ đủ và có một giấc ngủ đủ sâu thường phát triển chiều cao và cân nặng tối ưu hơn trẻ hay quấy khóc, giấc ngủ ngắn, không sâu giấc
Ảnh hưởng tới trí tuệ: Giấc ngủ bị gián đoán khiến trẻ mệt mỏi, uể oài. Lâu dần, khả năng nhận thức và tiếp nhận thông tin của trẻ cũng sẽ bị ảnh hưởng
Mẹ ăn gì để bé ngủ ngon? Hoa cúcHoa cúc là loại thảo dược đa tác dụng, có thuộc tính chống oxy hóa và kháng khuẩn cao. Vì vậy, nguyên liệu này được sử dụng trong nhiều bài thuốc chữa mất ngủ. Không chỉ vậy, trà hoa cúc còn giúp mẹ nhanh lành vết thương, giảm mệt mỏi, thư giãn tinh thần. Mẹ uống trà hoa cúc, khi bé ti cũng hưởng “ké” phần nào tác dụng, từ đó giúp bé cải thiện chất lượng giấc ngủ.
Hoa tam thất Nước ép hoa quả Hạt senKhi nhắc đến thực phẩm giúp bé ngủ ngon, sâu giấc, hạt sen là một lựa chọn không thể bỏ qua. Hạt sen được biết đến với tác dụng an thần, dưỡng tâm, chữa suy nhược thần kinh và mất ngủ. Y học hiện đại cũng chỉ ra, trong hạt sen có chứa glucoxit thơm và chất kiềm. Khi dung nạp vào cơ thể sẽ kích thích tuyến tụy tiết ra insulin, giúp trẻ sơ sinh dễ ngủ hơn.
Củ senTương tự như hạt sen, củ sen có tác dụng an thần, dưỡng tâm, chữa mất ngủ, đặc biệt là rất an toàn với mẹ cho con bú. Nếu mẹ và bé thường xuyên mất ngủ thì có thể tăng cường một số món ăn từ củ sen vào thực đơn. Chẳng hạn như móng giò hầm củ sen, nộm củ sen,…
Ý dĩY dĩ là một loại thảo dược có tuổi thọ lâu đời. Chúng được biết đến với công dụng an thần, lợi sữa, giảm nồng độ lipoprotein, cholesterol có hại, giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường, tim mạch và các vấn đề tiêu hóa. Hạt ý dĩ rất dễ sử dụng, mẹ có thể làm chè, đun trà hoặc nấu các món ăn đều được.
Đỗ xanh, đậu bắpMẹ ăn gì để bé ngủ ngon, tăng cân đều? đỗ xanh và đậu bắp là những gợi ý tuyệt vời dành cho mẹ. Đỗ xanh và đậu bắp là hai thực phẩm khác nhau, nhưng chúng có nhiều đặc điểm chung. Tryptophan trong đậu xanh và đậu bắp là một chất an thần tự nhiên, giúp kiểm soát dây thần kinh hứng khởi – nguyên gây mất ngủ, khó ngủ ở trẻ sơ sinh. Đặc biệt, đậu bắp và đỗ xanh còn giúp cải thiện chất lượng sữa của mẹ, cho bé nguồn dinh dưỡng mát lành và tăng cân tốt.
Lá tía tô đấtTrong lá tía tô đất có chứa axit rosmarinic có tác dụng làm giảm lo lắng, an dịu thần kinh và giúp bé dễ ngủ hơn, hết vặn mình, quấy khóc.
ChuốiTrong chuối có melatonin và serotonin, giúp điều chỉnh chu kỳ giấc ngủ của bé. Ngoài ra, magie trong chuối là chất giúp cơ thể thư giãn, dễ đi sâu vào giấc ngủ. Vì vậy, chuối là một lựa chọn hoàn hảo cho câu trả lời “mẹ ăn gì để bé ngủ ngon?”.
TrứngTrứng luộc chứa nhiều carbohydrates và protein – 2 loại chất giúp bé ngủ ngon và sâu giấc. Ngoài ra, axit amin trong trứng có thể kích thích các nơron thần kinh sản xuất ra orexins giúp bé ngủ sâu giấc hơn.
Khoai tây Quả óc chó Các biện pháp khác giúp trẻ sơ sinh ngủ ngonNgoài chế độ ăn uống sau sinh, để giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon, mẹ có thể tham khảo một số biện pháp sau:
Tạo môi trường ngủ lý tưởngÁnh sáng dịu nhẹ, âm thanh du dương là môi trường lý tưởng giúp bé ngủ ngon. Cho bé ngủ trong không gian yên tĩnh sẽ giúp bé giảm kích thích, căng thẳng và dễ ngủ hơn. Ngoài ra, mẹ cũng nên chú ý đến nhiệt độ phòng, tránh dùng tã quá lâu, gây khó chịu cho bé.
Mặc đồ thoải mái Giúp bé phân biệt ngày và đêmMột số trẻ sơ sinh có thói quen thức đêm ngay từ khi còn trong bụng mẹ. Điều này được minh chứng qua tần suất “hoạt động” trong bụng của thai nhi nhiều hơn vào ban đêm. Sau khi chào đời, bé vẫn giữ thói quen này, khiến giấc ngủ của cả gia đình bị xáo trộn. Vì vậy, việc mẹ cần làm để đưa bé vào giấc ngủ là giúp phân biệt và tạo thói quen thức nhiều vào ban ngày và ngủ giấc dài vào ban đêm.
Vào ban ngày, mẹ nên mở cửa sổ thông thoáng để ánh sáng chiếu rọi vào phòng, giúp bé ngủ ít hơn. Song song với đỏ, bạn nên dành nhiều thời gian nói chuyện, chơi đùa để trẻ làm quen dần với giờ giấc sinh hoạt. Ngược lại, vào ban đêm, bạn nên giữ cho không gian trẻ ngủ được yên tĩnh, giúp con nhanh chìm vào giấc ngủ hơn.
Cho bé bú no trước khi ngủĐặc Sản Bình Ba – Món Ngon Không Thể Bỏ Qua
Mùa hè đang trở nên rộn rã hơn bao giờ hết khi các bạn trẻ đang bắt tay vào việc tìm kiếm một điểm đến lý tưởng. Biển Bình Ba Nha Trang là một gợi ý vô cùng thích hợp cho những ai yêu sắc xanh của biển và đam mê ẩm thực. Bình Ba không chỉ mang đến thiên nhiên gần gũi, trong lành mà còn là nơi hội tụ của nhiều đặc sản không thể không thử.
Tôm Hùm– Với tên gọi “đảo Tôm hùm”, đây chắc hẳn phải là cái tên xuất hiện đầu tiên trong danh sách. Nếu không biết ăn gì ở Bình Ba thì cứ Tôm hùm “thẳng chén” thôi nào. Tôm hùm Bình Ba giá thuộc tầm rẻ nhất nhì, vừa tươi ngon lại vừa rất kinh tế. Du khách có thể tự tay mình “săn mồi” hoặc đặt mua ngay tại các bè nuôi tôm hùm và thưởng thức ngay tại bè. Tôm hùm có thể được chế biến theo nhiều cách như nướng, hấp, nấu lẩu.. và dù được chế biến theo cách nào đi nữa, thì với hương vị béo ngọt và thơm phức của những con tôm hùm đỏ rực, thực khách đều say lòng đến “quên cả lối về”.
Tôm hùm – đặc sản không thể không thưởng thức khi các bạn ghé đến Bình Ba
Cầu Gai– Bên cạnh tôm hùm thì Cầu Gai cũng là một đặc sản đảo Bình Ba, cũng phải thuộc hàng “á quân” ở đây. Cầu Gai rất dễ chế biến, dùng để ăn sống với cải bẹ xanh, mù tạt, muối tiêu chanh thì quả tuyệt cú mèo. Vị hăng nồng của mù tạt và ớt cay sẽ át đi vị tanh đặc trưng của Cầu Gai. Hoặc bạn cũng có thể đem nướng với bơ hoặc mỡ hành, vừa béo ngậy lại rất dậy mùi. Đặc biệt, món cháo Cầu Gai là sự kết hợp hoàn hảo giữa các sắc màu, mùi vị của các thực phẩm tạo nên một món ăn bổ dưỡng và là bài thuốc bồi bổ sức khỏe hữu hiệu. Đây còn được ví là nhân sâm của biển.
Cầu gai món ăn bổ dưỡng đặc sản không thể bỏ qua tại Bình Ba
Cua Huỳnh Đế– Nghe tên đã thấy “chanh sả” rồi phải không nè. Không kém cạnh gì tôm hùm, cua Huỳnh Đế cũng là một đặc sản Bình Ba nổi tiếng. Cua Huỳnh Đế chắc thịt, gạch thơm ngọt và béo ngậy, hơn hẳn các loài cua ghẹ khác. Chính vì thế việc chế biến cũng không nên quá phức tạp, chỉ cần đem hấp, rang muối hay lấy thịt xào sơ với gia vị, thêm một ít hành lá, nước mắm ngon, thêm một ít tiêu là đủ khơi dậy vị ngon đến nao lòng từ thực khách.
Cua Huỳnh Đế
Cá Kình– Cá Kình thường được đem nướng với lửa than, cuốn bánh tráng kèm 1 ít rau tươi và xoài sống, chấm với nước mắm chanh. Mặc dù chế biến khá đơn giản và nhanh gọn nhưng đây thực sự là một kết hợp tuyệt vời. Vị cá tươi béo, quyện với vị thanh của rau và xoài, hòa chung với chút chua cay mặn ngọt từ nước chấm đem lại cho người ăn một dư vị rất khó quên, đọng lại đến từng giọt cuối cùng.
Cá Kình – món ăn đặc sản tại Bình Ba
Còng biển– Đây không chỉ là một trong những đặc sản ở Bình Ba mà còn là món ăn vô cùng độc đáo. Du khách lần đầu tiên có thể được thưởng thức những chú còng biển chiên giòn với bột hoặc rang, rất thơm và ngon, cũng như không mất quá nhiều thời gian để chờ đợi thành phẩm.
Còng biển chiên giòn – món ăn ưa thích của giới trẻ khi đến với Bình Ba
Đăng bởi: Hoàng Lâm
Từ khoá: Đặc Sản Bình Ba – Món Ngon Không Thể Bỏ Qua
Cách Nấu Cháo Lươn Đậu Xanh Cho Bé Ăn Dặm Mẹ Đảm Nên Thử
Bạn cũng biết cháo lươn đậu xanh là một trong những món ngon ăn dặm quen thuộc giúp bổ sung dinh dưỡng cho bé từ 1 tuổi, vừa có khả năng tăng cường sức đề kháng chống lại bệnh tật, vừa giúp tăng cường vi chất cho cơ thể.
Nguyên liệu cho món cháo lươn đậu xanh
Lươn: 200g
Gạo: 100g
Đậu xanh: 50g
Bí đỏ: 100g
Hành ngò
Các loại gia vị: Nước mắm, đường, dầu, muối…
Cách nấu cháo lươn đậu xanh cho béBước 1: Với lươn khi mua ở chợ về bạn cho vào túi nilong, cho vào đó một chút muối để lươn quẫy ra hết nhớt. Khi lươn đã sạch nhớt thì bạn đổ lươn ra rửa sạch.
Bước 2: Tiếp đến, bạn đun sôi nước cho chút muối cùng giấm vào, để lươn sạch hoàn toàn rồi cho vào luộc chín. Chờ đến khi lươn chín bạn vớt lươn ra gỡ lấy thịt, bỏ phần ruột đi. Phần xương bạn xay rồi lọc lấy nước cốt, bỏ bã.
Bước 3: Đậu xanh bạn đem ngâm nước ấm trong 30 phút, gạo bạn vo thật sạch. Bí đỏ bạn gọt vỏ, rửa sạch rồi cắt thành từng miếng nhỏ hạt lựu. Hành ngò rửa sạch, thái nhỏ.
Bước 4: Bạn lấy nước vừa lọc ở xương ninh cùng đậu xanh và gạo. Khi cháo sôi khoảng 3 phút bạn cho bí đỏ vào ninh đến khi cháo nở, bí chín mềm nhừ là được.
Bước 5: Phạn phi thơm hành khô với chút dầu ăn, cho lươn đảo đều săn thì cho bí ngòi vào đảo chín. Cho những nguyên liệu trên vào nồi cháo, thêm chút hành vào nêm vị cho vừa miệng bé.
Lưu ý khi nấu cháo lươn với đậu xanhLươn là loại thực phẩm giàu chất đạm, bổ sung chất béo và canxi, photpho… giúp bé hoàn thiện chức năng tiêu hóa của mình. Trong khi đó kết hợp nấu cháo lươn cùng đậu xanh và bí đỏ sẽ có nhiều lợi ích trong việc cung cấp dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ, tăng khả năng miễn dịch và cải thiện triệu chứng cảm cúm, viêm họng… khi thời tiết thay đổi.
Những lợi ích sức khỏe từ thịt lươnThịt lươn còn chứa nhiều loại vitamin và chất khoáng như vitamin A, B1, B6 hay chứa chất sắt, natri, kali, calci.
Theo Đông y, lươn có tác dụng bồi dưỡng khí huyết, tiêu trừ phong thấp, có thể chữa được bệnh suy dinh dưỡng, kiết lị, đau nhức xương sống, trĩ nội, phong thấp, bệnh huyết trắng của phụ nữ.
Tuy nhiên, thai phụ không nên ăn thịt lươn. Với đặc tính bổ dưỡng và sinh khí huyết, máu lươn có tác dụng tăng cường dương khí, giúp lưu thông máu huyết, trị được chứng khô miệng, đau nhức trong tai và tăng cường khả năng tình dục.
Chữa bệnh tiêu chảy: Nếu phân có đờm, nhớt và máu: nướng một con lươn nước ngọt sau khi bỏ phần gan và tạng phủ. Sau đó, rang với 10g đường vàng để tán thành bột. Uống bột với nước ấm ngày từ 3 đến 4 lần, mỗi lần từ 1 đến 2 muỗng cà phê.
Chữa bệnh phong thấp: Nên ăn lươn hầm (um) chung với rau ngổ và sả.
Chữa bệnh trĩ: Ăn thịt lươn nước ngọt hoặc lươn biển để giúp cầm máu và trị búi trĩ. Khi nấu lươn nên dùng nồi bằng đất để giảm bớt mùi tanh của lươn. Mổ lươn theo cách cổ truyền là không dùng dao mà dùng cật tre vót mỏng để tránh sự tương khắc giữa máu lươn và kim loại có thể gây tanh.
Chữa chứng bất lực: Hầm lươn chung với hạt sen, hà thủ ô, nấm mèo hoặc nấm linh chi. Có thể cho thêm lá lốt.
Chữa chứng suy nhược: Trường hợp bị suy nhược do lạm dụng tình dục, hãy nấu lươn biển chung với rượu chát cho đến khi cạn. Sau đó, nướng lươn đã nấu chín cả da lẫn xương, cuối cùng tán thành bột. Uống mỗi ngày từ 7 đến 10g chung với rượu tùy theo tình trạng suy nhược.
Đăng bởi: Diễm Phúc Nguyễn Thị
Từ khoá: Cách nấu cháo lươn đậu xanh cho bé ăn dặm mẹ đảm nên thử
Cập nhật thông tin chi tiết về Bé Không Thích Thể Thao, Ba Mẹ Nên Làm Gì? trên website Zlmn.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!